1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

147 887 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 147
Dung lượng 1,68 MB

Nội dung

Biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM VĂN LONG

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT

HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN, NĂM 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM VĂN LONG

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT

HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: TS PHAN HỮU THAM

THÁI NGUYÊN, NĂM 2013

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn: “Biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn của Hiệu trưởng các trường THPT huyện TiÒn H¶i, tỉnh Th¸i B×nh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết

quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tài liệu tham khảo và nội dung trích dẫn đảm bảo sự đúng đắn, chính xác, trung thực và tuân thủ các quy định về quyền sở hữu trí tuệ

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, tháng 08 năm 2013

Tác giả luận văn

Phạm Văn Long

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:

Hội đồng khoa học, Hội đồng đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục Đại học sư phạm Thái Nguyên

Các thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS Phan Hữu Tham, người

thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tiền Hải, của Tỉnh Thái Bình đã tạo điều kiện về mọi mặt giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn

Chi bộ, Ban Giám hiệu, tập thể cán bộ, giáo viên, các tổ bộ môn, các phòng, ban của ba trường: THPT Tây Tiền Hải, THPT Nam Tiền Hải, THPT Đông Tiền Hải đã tạo điều kiện về mọi mặt giúp tôi nghiên cứu, khảo sát và cung cấp thông tin, tư liệu cho luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, vợ con, bạn

bè đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này

Mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, song luận văn không tránh khỏi sai sót, kính mong được sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Thái Bình, ngày 19 tháng 8 năm 2013

Tác giả

Phạm Văn Long

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ vi

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vi

DANH MỤC CÁC BIỂU MẪU vi

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Giới hạn nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc luận văn 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN MÔN TRONG TRƯỜNG HỌC 6

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 6

1.1.1 Ngoài nước 6

1.1.2 Trong nước 7

1.2 Một số khái niệm cơ bản và nội dung liên quan đến đề tài 9

1.2.1 Quy chế chuyên môn 9

1.2.2 Kiểm tra 9

1.2.2.1 Khái niệm kiểm tra 9

1.2.2.2 Bản chất của kiểm tra 9

1.2.2.3 Vai trò của kiểm tra 9

1.2.2.4 Nguyên tắc kiểm tra 9

Trang 6

1.2.3 Đánh giá 10

1.2.3.1 Chức năng của đánh giá 10

1.2.3.2 Các nguyên tắc đánh giá 11

1.2.3.3 Các hình thức đánh giá 11

1.2.3.4 Chức năng của đánh giá trong giáo dục 13

1.2.4 Quản lý kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn: 13

1.2.4.1 Khái niệm quản lý 13

1.2.4.2 Quản lý giáo dục 15

1.2.4.3 Quản lý trường THPT 16

1.2.4.4 Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn 17

1.2.4.5 Kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn 17

1.2.5 Biện pháp kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn: 17

1.2.5.1 Biện pháp 17

1.2.5.2 Biện pháp quản lý thực hiện quy chế chuyên môn 17

1.2.5.3 Biện pháp kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn 18

1.2.6 Các chức năng quản lý và mối quan hệ của kiểm tra, đánh giá với các chức năng quản lý 18

1.2.7 Phân biệt các loại hình kiểm tra, đánh giá trong quản lý 19

1.3 Vai trò của kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục 19

1.4 Cơ sở pháp lý của kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn trong nhà trường 21

1.5 Các nội dung quản lý thực hiện quy chế chuyên môn 25

1.5.1 Biện pháp quản lý chương trình, nội dung DH 26

1.5.2 Biện pháp quản lý soạn bài 26

1.5.3 Biện pháp quản lý giảng bài 27

1.5.4 Biện pháp quản lý kiểm tra chấm và chữa bài 28

1.5.5 Biện pháp quản lý vào điểm 29

1.5.6 Biện pháp quản lý nền nếp ra vào lớp 29

Trang 7

1.6 Biện pháp quản lý thực hiện quy chế chuyên môn 30

1.6.1 Áp dụng các chức năng QL vào việc thực hiện QCCM 30

1.6.1.1 Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá thực hiện QCCM 30

1.6.1.2 Tổ chức kiểm tra, đánh giá thực hiện QCCM 30

1.6.1.3 Chỉ đạo kiểm tra, đánh giá thực hiện QCCM 32

1.6.1.4 Kiểm tra, đánh giá thực hiện QCCM 34

1.6.2 Áp dụng các kỹ thuật kiểm tra 35

1.6.3 Áp dụng các phương pháp quản lý 36

1.6.3.1 Áp dụng phương pháp quản lý kinh tế 36

1.6.3.2 Áp dụng phương pháp quản lý tâm lý- khen thưởng động viên tinh thần 36

1.6.3.3 Áp dụng phương pháp quản lý hành chính 37

Tiểu kết chương 1 38

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH 39

2.1 Khái quát về tình hình KT-XH và sự nghiệp GD-ĐT của huyện Tiền Hải 39

2.1.1 Về KT - XH 39

2.1.2 Về giáo dục 40

2.2 Khái quát chung về các Trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình 41

2.2.1 Quy mô trường, lớp 41

2.2.2 Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ QLGD, GV và HS ở các Trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình 42

2.2.2.1 Đội ngũ cán bộ quản lý 42

2.2.2.2 Đội ngũ giáo viên 43

2.2.2.3 Học sinh 44

2.2.3 Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học 46

2.2.4 Chỉ đạo dạy và học 47

2.2.5 Đổi mới quản lý giáo dục 48

2.2.6 Thanh tra, kiểm tra 48

Trang 8

2.3 Thực trạng quản lý của Hiệu trưởng đối với việc thực hiện quy chế

chuyên môn của giáo viên tại các trường THPT của huyện Tiền Hải,

tỉnh Thái Bình 51

2.3.1 Nội dung nghiên cứu 51

2.3.1.1 Điều tra 51

2.3.1.2 Phỏng vấn 51

2.3.2 Kết quả nghiên cứu nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động KTĐG trong việc thực hiện QCCM 52

2.3.2.1 Nhận thức của HT, PHT, TTCM, TPCM về tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra, đánh giá đối với việc thực hiện quy chế chuyên môn 52

2.3.2.2 Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng đối với việc thực hiện quy chế chuyên môn 53

2.3.3 Thực trạng công tác kiểm tra của Hiệu trưởng đối với thực hiện quy chế chuyên môn 59

2.3.3.1 Thực trạng về kế hoạch kiểm tra chuyên môn: 59

2.3.3.2 Thực trạng về nội dung kiểm tra, đánh giá: 60

2.3.3.3 Thực trạng việc CBQL kiểm tra GV thực hiện quy chế chương trình, nội dung DH 61

2.3.3.4 Thực trạng việc CBQL kiểm tra GV thực hiện quy chế soạn bài: 61

2.3.3.5 Thực trạng việc CBQL kiểm tra GV thực hiện quy chế giảng bài: 63

2.3.3.6 Thực trạng việc CBQL kiểm tra GV thực hiện quy chế chấm, chữa bài 64

2.3.3.7 Thực trạng việc CBQL kiểm tra GV thực hiện quy chế vào điểm: 67

2.3.3.8 Thực trạng việc CBQL kiểm tra GV thực hiện quy chế ra vào lớp: 68

2.4 Nguyên nhân của thực trạng 74

2.4.1 Do quá trình đào tạo 74

2.4.2 Do các Hiệu trưởng 75

Trang 9

2.4.3 Do tổ chuyên môn 75

2.4.4 Do giáo viên 76

2.4.5 Do Sở Giáo dục và Đào tạo 76

Tiểu kết chương 2 76

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH 79

3.1 Một số nguyên tắc của việc đề xuất biện pháp quản lý thực hiện kiểm tra, đánh giá quy chế chuyên môn 79

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp 79

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn của các biện pháp 79

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi của các biện pháp 80

3.2 Các biện pháp quản lý 80

3.2.1 Biện pháp 1: Xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn, thang đo trong kiểm tra, đánh giá GV thực hiện QCCM 80

3.2.1.1 Mục tiêu của biện pháp 80

3.2.1.2 Nội dung của biện pháp 80

3.2.1.3 Cách thực hiện biện pháp 81

3.2.1.4 Điều kiện thực hiện biện pháp 91

3.2.2 Biện pháp 2: Kế hoạch hóa công tác quản lý kiểm tra, đánh giá thực hiện QCCM của Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn 91

3.2.2.1 Mục đích của biện pháp 91

3.2.2.2 Nội dung của biện pháp 91

3.2.2.3 Cách thức thực hiện biện pháp 93

3.2.2.4 Điều kiện thực hiện biện pháp 93

3.2.3 Biện pháp 3: Hiệu trưởng ủy quyền cho PHT, TTCM, TPCM, nhóm trưởng thực hiện quản lý GV thực hiện QCCM 94

3.2.3.1 Mục đích của biện pháp 94

3.2.3.2 Nội dung của biện pháp 94

3.2.3.3 Cách thức thực hiện biện pháp 96

3.2.3.4 Điều kiện thực hiện biện pháp 97

3.2.4 Biện pháp 4: Đảm bảo các điều kiện để thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn 97

Trang 10

3.2.4.1 Mục đích của biện pháp 97

3.2.4.2 Nội dung của biện pháp 97

3.2.4.3 Cách thức thực hiện biện pháp 99

3.2.4.4 Điều kiện thực hiện biện pháp 99

3.2.5 Biện pháp 5: Bồi dưỡng nhận thức, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong các nhà trường 99

3.2.5.1 Mục đích của biện pháp 99

3.2.5.2 Nội dung của biện pháp 100

3.2.5.3 Cách thực hiện giải pháp 105

3.2.5.4 Điều kiện thực hiện biện pháp 106

3.2.6 Biện pháp 6: Xây dựng quy trình quản lý thực hiện QCCM 106

3.2.6.1 Mục đích của biện pháp 106

3.2.6.2 Nội dung của biện pháp 106

3.2.6.3 Cách thức thực hiện biện pháp 106

3.2.6.4 Điều kiện thực hiện biện pháp 108

3.2.7 Biện pháp 7: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm tra, đánh giá thực hiện QCCM 108

3.2.7.1 Mục đích của biện pháp 108

3.2.7.2 Nội dung của biện pháp 108

3.2.7.3 Cách thực hiện biện pháp 109

3.2.7.4 Các điều kiện thực hiện biện pháp 109

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 109

3.4 Khảo sát về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 110

110

110

ết quả 110

Tiểu kết chương 3 115

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 116

1 Kết luận 116

1.1 Công tác kiểm tra GV thực hiện QCCM 116

1.2 Điều kiện và quy trình kiểm tra GV thực hiện QCCM: 117

2 Khuyến nghị 118

Trang 11

2.1 Đối với các cơ sở đào tạo 118

2.2 Đối với Sở Giáo dục & Đào tạo 118

2.3 Đối với bản thân người Hiệu trưởng: 119

TÀI LIỆU THAM KHẢO 120

Trang 12

DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

THPT Trung học phổ thông PPCT Phân phối chương trình

TTGDTX Trung tâm giáo dục

thường xuyên CNTT Công nghệ thông tin

Trang 13

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Đối tượng sử dung thông tin và mục đích củaviệc sử dụng

thông tin đánh giá 6

Bảng 1.2 Các biện pháp quản lý thực hiện quy chế chuyên môn 25

Bảng 2.1 Thống kê số lượng cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh 42

Bảng 2.2 Đội ngũ cán bộ quản lý năm học 2012- 2013 42

Bảng 2.3 Đội ngũ GV của các trường THPT huyện Tiền Hải 43

Bảng 2.4 Kết quả hạnh kiểm, học lực HS của các trường THPT huyện Tiền Hải 45

Bảng 2.5 Kết quả học lực, hạnh kiểm HS năm học 2012-2013 45

Bảng 2.6 Cơ sở vật chất phục vụ cho HĐDH 46

Bảng 2.7 Quy mô đại lượng điều tra 51

Bảng 2.8 Kết quả điều tra nhận thức của HT, PHT, TTCM, TPCM về tầm quan trọng của hoạt động KTĐG đối với việc thực hiện QCCM 52

Bảng 2.9 Kết quả nhận thức của giáo viên về mức độ quan trọng của việc kiểm tra quy chế thực hiện chương trình, nội dung dạy học 53

Bảng 2.10 Kết quả nhận thức của giáo viên về mức độ quan trọng của việc kiểm tra quy chế soạn bài 53

Bảng 2.11 Kết quả điều tra nhận thức của giáo viên về mức độ quan trọng trong việc kiểm tra quy chế giảng bài 54

Bảng 2.12 Kết quả điều tra nhận thức của giáo viên về mức độ quan trọng của việc kiểm tra quy chế chấm, chữa bài 55

Bảng 2.13 Kết quả nhận thức của giáo viên về mức độ quan trọng của việc kiểm tra quy chế vào điểm 57

Trang 14

Bảng 2.14 Kết quả nhận thức của giáo viên về mức độ quan trọng của

việc kiểm tra quy chế ra vào lớp 58 Bảng 2.15 Kết quả ý kiến của GV về nội dung kiểm tra GV thực hiện

quy chế chương trình, nội dung DH 61 Bảng 2.16 Kết quả ý kiến của GV về nội dung kiểm tra GV thực hiện

quy chế soạn bài 61 Bảng 2.17 Kết quả ý kiến của GV về nội dung kiểm tra GV thực hiện

quy chế giảng bài 63 Bảng 2.18 Kết quả ý kiến của GV về nội dung kiểm tra GV thực hiện

quy chế chấm, chữa bài 64 Bảng 2.19 Kết quả ý kiến của GV về nội dung kiểm tra GV thực hiện

quy chế vào điểm 67 Bảng 2.20 Kết quả ý kiến của GV về nội dung kiểm tra GV thực hiện

quy chế ra vào lớp 68 Bảng 2.21 Kết quả thống kê về các hình thức và số lần các hình

thức kiểm tra GV thực hiện QCCM 69 Bảng 2.22 Kết quả thống kê về độ chính xác của các hình thức kiểm

tra GV thực hiện QCCM 70 Bảng 2.23 Kết quả thống kê về thái độ của GV về các hình thức kiểm

tra GV thực hiện QCCM 71 Bảng 3.1 Tiêu chí để kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn 82

Trang 15

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Vị trí của trường THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân 16

Sơ đồ 1.2 Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý 19

Sơ đồ 1.3 Quá trình kiểm tra 20

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Đội ngũ GV năm học 2012- 2013 44 Biểu đồ 3.1 Tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của

các biện pháp 114

DANH MỤC CÁC BIỂU MẪU

Biểu mẫu 3.1 Phiếu đánh giá, xếp loại một tiết dạy theo công văn Số

10227/THPT của Bộ GD&ĐT, ngày 11/9/2001 về hướng dẫn đánh giá và xếp loại giờ dạy: 88 Biểu mẫu 3.2 Bảng theo dõi kết quả thực hiện các tiêu chí về việc thực

hiện QCCM của GV 90

Trang 16

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong thế giới ngày nay, hầu hết cỏc quốc gia đều nhận thấy vai trũ to lớn của giỏo dục đối với sự phỏt triển kinh tế - xó hội của quốc gia mỡnh Một đất nước muốn phỏt triển thịnh vượng và bền vững, trước hết, phải hướng tới sự phỏt triển con người - nguồn nhõn lực của xó hội - động lực của mọi sự phỏt triển

Ở Việt Nam giỏo dục cũng được xỏc định là quốc sỏch hàng đầu và đó cú một sự đầu tư đỏng kể Mặc dự đó cú nhiều cố gắng nhưng chất lượng giỏo dục của Việt Nam vẫn cũn nhiều yếu kộm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đó đỏnh giỏ về tồn tại của giỏo dục là chất lượng giỏo dục và đào tạo cũn thấp, nhiều vấn đề hạn chế, yếu kộm chậm được khắc phục Trong đú cụng tỏc quản lý giỏo dục, đào tạo chậm đổi mới và cũn nhiều bất cập Thanh tra, kiểm tra, đỏnh giỏ giỏo dục cũn nhiều yếu kộm; những hiện tượng tiờu cực, như bệnh thành tớch, thiếu trung thực trong đỏnh giỏ kết quả giỏo dục, trong học tập, tuyển sinh, thi cử, cấp bằng và tỡnh trạng dạy thờm, học thờm tràn lan kộo dài, chậm được khắc phục Đại hội đó đề ra một số định hướng phỏt triển ngành giỏo dục và đào tạo trong đú nhấn mạnh việc tăng cường khung phỏp lý

và kiểm tra, thanh tra, giỏm sỏt việc thực thi phỏp luật, tạo mụi trường cạnh tranh lành mạnh trong giỏo dục và đào tạo, chống bệnh thành tớch

Trong hoạt động quản lý, kiểm tra, đỏnh giỏ vừa là biện phỏp vừa là một trong 4 chức năng quản lý, đú là: Hoạch định kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra, đỏnh giỏ Kiểm tra, đỏnh giỏ đúng vai trũ quan trọng đối với việc nõng cao chất lượng giỏo dục Muốn cú quyết định quản lý đỳng đắn thỡ phải kiểm tra đỏnh giỏ, khụng cú kiểm tra, đỏnh giỏ thỡ khụng cú quản lý Trong công tác kiểm tra thì đỏnh giỏ cú thể ảnh hưởng đến việc xỏc định về điểm số, sự tiến bộ, sự sắp xếp, nhu cầu giảng dạy, và chương trỡnh giảng dạy Kiểm tra, đỏnh giỏ là một thành tố khụng thể thiếu trong hoạt động dạy học, đặc biệt là kiểm tra, đỏnh giỏ cỏc hoạt động chuyờn mụn

Trang 17

“Thực hiện quy chế chuyờn mụn” là một trong những hoạt động chuyờn mụn chủ yếu của GV trong nhà trường Muốn quản lý hoạt động chuyờn mụn thỡ Hiệu trưởng phải kiểm tra việc GV thực hiện quy chế chuyờn mụn Khụng kiểm tra hoặc khụng kiểm tra đến nơi đến chốn thỡ sẽ khụng điều khiển được hoạt động dạy học đỳng với mục tiờu, yờu cầu đề ra Quy chế chuyờn mụn là cơ

sở để Hiệu trưởng nhà trường, Phú Hiệu trưởng, Tổ trưởng tổ chuyờn mụn được giao giỳp Hiệu trưởng tổ chức thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và đỏnh giỏ mức độ thực hiện nhiệm vụ chuyờn mụn của cỏn bộ, giỏo viờn trong mỗi đợt,

kỳ và năm học Là căn cứ (nguồn minh chứng) để đỏnh giỏ, xếp loại giỏo viờn theo Công văn số: 660/BGDĐT-NGCBQLGD, ngày 09 tháng 02 năm 2010 về việc H-ớng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Thông t- 30/2009/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ tr-ởng Bộ GD & ĐT

Về GDPT ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình cú 04 trường THPT, trong đú

cú 03 trường THPT Cụng lập và 01 trường THPT Tư thục Giữa cỏc trường này việc thực hiện quy chế chuyờn mụn của GV chưa đồng bộ, việc kiểm tra của Hiệu trưởng về quy chế chuyờn mụn của GV vẫn cũn chưa thường xuyờn, chưa thống nhất Trong thực tế hiện nay Hiệu trưởng một số trường THPT chưa chỳ

ý đỳng mức việc kiểm tra GV thực hiện quy chế chuyờn mụn Một số Hiệu trưởng giao hết cho Phú Hiệu trưởng phụ trỏch chuyờn mụn và Tổ trưởng chuyờn mụn vỡ vậy GV thực hiện khụng đầy đủ quy chế chuyờn mụn Kết quả

là người Hiệu trưởng khụng thể thực hiện một cỏch tối ưu hoạt động quản lý của mỡnh

Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, với t- cách là CBQL ở tr-ờng THPT, tôi nhận thấy việc kiểm tra, đánh giá GV thực hiện QCCM là rất cần thiết, nó không chỉ là căn cứ để xếp loại GV mà còn là động cơ thi đua thúc đẩy

sự phát triển nâng cao chất l-ợng đội ngũ Do đó tôi chọn đề tài “Biện phỏp quản lý kiểm tra, đỏnh giỏ thực hiện quy chế chuyờn mụn của Hiệu trưởng cỏc trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình” làm nội dung nghiên cứu

của mình

Trang 18

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất được một số biện pháp quản lý KTĐG của Hiệu trưởng đối với việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV ở các trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu: Hoạt động quản lý của Hiệu trưởng trong trường THPT 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng

đối với việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV các trường THPT huyện

TiÒn H¶i tỉnh Th¸i B×nh

4 Giả thuyết khoa học

Quy chế chuyên môn là một trong những công cụ quan trọng để giáo viên tiến hành các hoạt động chuyên môn và cơ sở để Hiệu trưởng chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn của giáo viên Ở các trường THPT huyÖn TiÒn H¶i, tỉnh Th¸i B×nh, công tác quản lý kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn còn có một số bất cập Nếu Hiệu trưởng có các biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn một cách phù hợp, khoa học thì hiệu quả của công tác này ở các trường THPT huyện TiÒn H¶i, tỉnh Th¸i B×nh sẽ được nâng cao

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài của luận văn: các khái niệm, các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện QCCM

5.2 Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý kiểm tra, đánh giá và các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với việc thực hiện QCCM của GV

5.3 Xây dựng các biện pháp quản lý công tác kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng đối với việc thực hiện quy chế chuyên môn của GV

Trang 19

6 Giới hạn nghiên cứu

Đề tài chỉ nghiên cứu một số biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng đối với việc GV thực hiện quy chế chuyên môn ở 03 trường THPT công lập huyện TiÒn H¶i, tỉnh Th¸i B×nh

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phân tích và tổng hợp lý thuyết(như phân tích và tổng hợp các bài báo khoa học, các đề tài nghiên cứu, các luận văn, luận án, các văn bản của Đảng

và Nhà nước để tổng quan và xây dựng cơ sở lý luận của đề tài)

- Hệ thống hóa các tài liệu lý thuyết

- Phân tích các hồ sơ quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng, phân tích các

số liệu, hồ sơ thi đua, tổng hợp của Sở Giáo dục & Đào tạo đối với các trường

để thu thập các thông tin về tình hình quản lý hoạt động CM của nhà trường

7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra

Xây dựng các phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng: BGH,

Tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên bộ môn

7.2.2 Phương pháp quan sát

Tiếp cận, xem xét các dữ liệu từ thực tế của công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên ở các trường THPT trên địa bàn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

7.2.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Thông qua các cuộc trao đổi, toạ đàm, tổ chức chuyên đề, hội thảo, thảo luận với các cán bộ QLGD từ Sở GDĐT đến các cán bộ QL là BGH, Tổ trưởng

tổ chuyên môn và giáo viên ở các nhà trường, để tìm ra các phương pháp quản

lý kiểm tra, đánh giá thực hiện QCCM phù hợp với đội ngũ giáo viên trong địa bàn huyện trong tình hình hiện nay

Trang 20

7.2.4 Phương pháp chuyên gia

Xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia có kinh nghiệm về lĩnh vực này gồm: Các thầy cô giáo ĐHSPTN, lãnh đạo, chuyên viên sở GD&ĐT, các tổ thanh tra chuyên môn từ sở GD&ĐT đến cộng tác viên thanh tra

7.3 Phương pháp xử lý số liệu

Dùng phương pháp thống kê toán học để phân tích, tổng hợp, xử lý các

số liệu mà đề tài đã nghiên cứu thu thập được

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục Nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn trong trường học

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Chương 3: Biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

Trang 21

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ KIỂM TRA,

ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY CHẾ CHUYÊN MÔN

Bảng 1.1 Đối tượng sử dung thông tin và mục đích của

việc sử dụng thông tin đánh giá

Ai cần thông tin

đánh giá

Mục đích của việc sử dụng thông tin đánh giá

- Tập trung vào các nguồn lực bao gồm con người và tiền bạc

- Xác định hiệu quả của các bài kiểm tra

- Xác định những ưu tiên của chương trình

- Đánh giá các lựa chọn thay thế

- Đặt kế hoạch và cải thiện các chương trình Giáo viên

Và các nhà quản

lý Quyết định

dùng phân loại

đánh giá để:

- Theo dõi sự tiến bộ của học sinh

- Tiến hành đánh giá và cải tiến chương trình giảng dạy

- Cung cấp ý kiến phản hồi vững vàng/có sự khuyến khích/ có tính phân loại

- Khuyến khích học sinh

- Chấm điểm

Trang 22

Ngoài ra nhiều tác giả khác đã nghiên cứu về đánh giá trong dạy học (Chappsui S, stingin J R, Dhi Al Barki, etc) Các tác giả đã bàn luận sâu về các phương pháp, loại hình và công cụ đánh giá chất lượng giáo dục Theo các tác giả này, đánh giá có các loại hình đánh giá quá trình và đánh giá cuối cùng và cần kết hợp một cách hợp lý hai loại hình đánh giá này thì việc kiểm tra đánh giá mới có hiệu quả cao Tuy nhiên các hoạt động CM ở trong trường học chủ yếu tuân thủ các chuẩn CLGD trong giáo dục và các chỉ dẫn về dạy học nên các nghiên cứu về đánh giá tập trung chủ yếu vào đánh giá CLGD Đánh giá việc thực hiện các chỉ dẫn dạy học chủ yếu thực hiện thông qua đánh giá GV mà trong đó tập trung vào đánh giá năng lực dạy học và kết quả dạy học Nhiều bài viết và nhiều công trình nghiên cứu cũng đã đề cập tới vấn đề khen thưởng GV dựa trên kết quả đánh giá năng lực thực hiện CM và việc tuân thủ các chỉ dẫn dạy học Vì vậy, khi nghiên cứu để vận dụng các công trình của các tác giả nước ngoài vào đánh giá quản lý thực hiện QCCM ở Việt Nam thì sẽ dựa trên khung lý luận chung về đánh giá chất lượng giáo dục và đánh giá giáo viên

1.1.2 Trong nước

Ở Việt Nam bàn về kiểm tra đánh giá đã có mặt trong nhiều ấn phẩm như:

“Quản lý trường phổ thông” của Viện khoa học giáo dục (1985) đã nêu lên tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra trong nhà trường (trang 84-106);

“Đánh giá trong giáo dục” của tác giả Trần Bá Hoành, (1997);

“Một số tiếp cận mới về khoa học quản lý và việc vận dụng vào quản lý giáo dục” của tác giả Đặng Quốc Bảo (1995);

“Quản lý và lãnh đạo nhà trường” của hai tác giả Trần Kiểm- Bùi Minh Hiền (2006);

“Khoa học quản lý nhà trường” của tác giả Nguyễn Văn Lê (1997) Các tác giả này đã nghiên cứu vấn đề kiểm tra, đánh giá, một cách tương đối cụ thể Các tác giả đã làm rõ mục tiêu, nguyên tắc, quy trình, hình thức của công tác kiểm tra, đánh giá

Trang 23

Tài liệu mới gần đây nhất là cuốn sách “Đánh giá chất lượng giáo dục: Nội dung- Phương pháp- Kỹ thuật” (2007) trong đó tác giả Trần Thị Bích Liễu

đã tổng hợp tương đối đầy đủ các vấn đề của đánh giá CLGD Tài liệu này đã tổng hợp các khái niệm khác nhau về đánh giá dựa trên tư liệu đánh giá của một nhóm dịch giả Theo cuốn sách này thì:

Đánh giá chất lượng giáo dục là một hoạt động thường xuyên và được chú trọng trong một tổ chức nhà trường nơi mà chất lượng giáo dục được đặt lên vị trí hàng đầu Có rất nhiều phương pháp và hình thức đánh giá Tuy nhiên không có một phương pháp hay hình thức đánh giá duy nhất nào có thể đánh giá đầy đủ và chính xác chất lượng giáo dục Khi không có một phương pháp hay hình thức đánh giá nào là toàn năng và mỗi phương pháp, hình thức đánh giá có những ưu nhược điểm của mình thì việc sử dụng kết hợp các phương pháp và các hình thức đánh giá là cần thiết để đem lại một kết quả đánh giá chính xác và toàn cảnh về chất lượng thật sự của giáo dục

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn của Hiệu trưởng

ở các nhà trường là một hoạt động không thể thiếu, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục văn hoá trong mỗi nhà trường, đồng thời nó cũng thúc đẩy công tác tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên, tạo

ra tính nghiêm túc của thầy và trò trong các hoạt động giáo dục

Hoạt động kiểm tra, đánh giá của người Hiệu trưởng có vai trò rất quan trọng, tuy nhiên không được kiểm tra một cách tuỳ tiện mà phải thực hiện theo các yêu cầu chung của công tác “Quản lý trường học”, các văn bản chỉ đạo về công tác “Kiểm tra, thanh tra trong nhà trường” của Bộ GD&ĐT và của Sở GD&ĐT cho mỗi năm học cụ thể

Tuy nhiên nghiên cứu một cách cụ thể về kiểm tra, đánh giá công tác thực hiện QCCM của HT ở các trường học thì chưa được thể hiện cụ thể trong các công trình nghiên cứu

Trang 24

1.2 Một số khái niệm cơ bản và nội dung liên quan đến đề tài

1.2.1 Quy chế chuyên môn: Quy chế chuyên môn được hiểu là một văn bản

pháp luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, quy định các hoạt động CM mà

GV phải thực hiện, là cơ sở để các nhà quản lý trường học thực hiện các hoạt động kiểm tra đánh giá CM đối với GV

1.2.2 Kiểm tra

1.2.2.1 Khái niệm kiểm tra

Kiểm tra là quá trình xem xét thực tiễn, đánh giá thực trạng, khuyến khích cái tốt phát hiện cái sai phạm và điều chỉnh nhằm đạt tới những mục tiêu

đã đặt ra và góp phần đưa toàn bộ hệ thống quản lý lên một trình độ cao hơn

Kiểm tra là một thành tố quan trọng của quá trình quản lý

1.2.2.2 Bản chất của kiểm tra

Là mối liên hệ ngược trong quản lý; kiểm tra tạo ra một hệ thống thông tin phản hồi trong quản lý; phản hồi về kết quả các hoạt động và phản hồi dự báo

1.2.2.3 Vai trò của kiểm tra

- Kiểm tra cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho viêc hoàn thành các quyết định quản lý

- Kiểm tra góp phần đôn đốc thực hiện kế họach với hiệu quả cao

- Kiểm tra giúp cho việc đánh giá, khen thưởng và trách phạt chính xác

- Kiểm tra đảm bảo thực thi quyền lực quản lý

- Kiểm tra giúp cho tổ chức theo sát và đối phó kịp thời với những thay đổi của môi trường

- Kiểm tra tạo tiền đề cho quá trình hoàn thiện và đổi mới

1.2.2.4 Nguyên tắc kiểm tra

- Phải có chuẩn mực

- Phải công khai

- Phải tôn trọng đối tượng kiểm tra

- Phải có độ đa dạng hợp lý

Trang 25

- Phải có trong tâm, trọng điểm

Có nhiều cách định nghĩa về đánh giá, song chỉ xin nêu ba cách chọn nội hàm có ý nghĩa nhất thường gặp:

- Đánh giá là quá trình thu thập, xử lý thông tin để lượng định tình hình và kết quả công việc giúp quá trình lập kế hoạch, quyết định và hành động có kết quả

- Đánh giá là quá trình mà qua đó ta quy cho đối tượng một giá trị nào đó

- Đánh giá là một hoạt động nhằm nhận định, xác nhận giá trị thực trạng về: Mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng, hiệu quả công việc, trình độ, sự phát triển, những kinh nghiệm được hình thành ở thời điểm hiện tại, đang xét so với mục tiêu hay những chuẩn mực đã được xác lập Trên cơ sở đó, nêu ra những biện pháp uốn nắn, điều chỉnh và giúp đỡ đối tượng hoàn thành nhiệm vụ

Từ những ý kiến trên ta có thể nêu định nghĩa đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập và lý giải kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu dạy học, mục tiêu đào tạo làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo

1.2.3.1 Chức năng của đánh giá

Đánh giá có 2 chức năng đó là:

- Xác định giá trị

- Thúc đẩy phát triển và tư vấn

Trang 26

Việc đánh giá - thuộc thẩm quyền của cơ quan cấp trên (cấp quản lý), của người sản xuất (lương tâm, trách nhiệm, đạo đức, khoa học) và thuộc về thị trường

Trong đó đánh giá thuộc về người sản xuất là yếu tố quan trọng để tự đánh giá, là cơ sở thúc đẩy sự phát triển nội tại, tạo nên hiệu qủa bên trong

Còn đánh giá thuộc về thị trường là đánh giá hiệu quả bên ngoài, có tác dụng điều chỉnh, đời sống được cải thiện, thu nhập cao lên

Trong giáo dục đánh giá có chức năng giúp nhà quản lý thu thập thông tin ngược để ra quyết định quản lý đúng đắn

1.2.3.2 Các nguyên tắc đánh giá

- Nguyên tắc tính toàn diện;

- Nguyên tắc đảm bảo tính xã hội - lịch sử;

- Nguyên tắc bảo đảm mối quan hệ giữa đánh giá và phát triển, giữa chuẩn đoán và dự báo;

- Nguyên tắc bảo đảm sự phù hợp với mục tiêu đào tạo;

- Nguyên tắc bảo đảm sự phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi;

- Nguyên tắc bảo đảm tính khách quan, độ tin cậy và độ ứng nghiệm của đánh giá;

- Nguyên tắc bảo đảm sự thống nhất giữa đánh giá và tự đánh giá

Trang 27

Như vậy đánh giá không đơn thuần là sự ghi nhận thực trạng mà còn là

đề xuất, những quyết định làm thay đổi thực trạng Vì thế, đánh giá được xem như là một khâu rất quan trọng, đan xen với các khâu lập kế hoạch và triển khai công việc

Các định nghĩa chung về đánh giá đã nói trên cũng được áp dụng vào trong QLGD, vào việc đánh giá ở nhiều cấp độ khác nhau, trên những đối tượng khác nhau, với những mục đích khác nhau:

+ Đánh giá hệ thống giáo dục của một quốc gia

+ Đánh giá một đơn vị giáo dục

+ Đánh giá nhà quản lý

+ Đánh giá giáo viên

+ Đánh giá học sinh

Quy trình đánh giá:

- Xác định mục đích, yêu cầu, nội dung và hình thức đánh giá

- Xây dựng chuẩn và thang đánh giá

- Xác định đối tượng và phạm vi đánh giá

- Nêu giả thuyết khoa học

- Sử dụng các phương pháp và phương tiện để thu thập và xử lý thông tin

- Tiến hành đánh giá (đo lường)

- Phân tích kết quả, nhận xét, kết luận về giá trị

Đổi mới đánh giá trong giáo dục

- Chuyển trọng tâm từ đánh giá kết quả cuối cùng sang đánh giá cả quá trình

- Từ việc giữ kín tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá sang công khai chúng

- Từ đánh giá các kỹ năng các sự kiện riêng lẻ sang các kỹ năng tổng hợp

và kỹ năng vận dụng kiến thức

- Từ đánh giá ngoài sang tự đánh giá

- Từ đánh giá dựa trên ít thông tin sang đánh giá dựa trên nhiều nguồn thông tin đa dạng

Trang 28

1.2.3.4 Chức năng của đánh giá trong giáo dục

Đánh giá trong giáo dục có nhiều chức năng đó là:

- Chức năng thông tin phản hồi

Yêu cầu đánh giá

- Mục đích đánh giá phải rõ ràng, công bằng, dân chủ, khách quan

- Có trách nhiệm đầy đủ của cấp quản lý cao nhất đến cấp thấp nhất

- Công khai diễn biến và kết quả đến mọi thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường

Xác định nhiệm vụ đánh giá, căn cứ vào kết quả kiểm tra: Đánh giá chất lượng các hoạt động sư phạm của giáo viên bằng cách đối chiếu với các văn bản pháp quy, có tính đến đối tượng giáo viên, đối tượng học sinh và bối cảnh cụ thể

Tóm lại: Kiểm tra, đánh giá là một chức năng quản lý, nhằm xem xét và đối chiếu một hoạt động nào đó so với chuẩn mực đã quy định, nhằm phát hiện những sai sót cần phải điều chỉnh, uốn nắn và sửa chữa kịp thời Kiểm tra, đánh giá là một biện pháp quan trọng để đảm bảo chất lượng

1.2.4 Quản lý kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn:

1.2.4.1 Khái niệm quản lý

Trong quá trình lao động, cải tạo thiên nhiên để sinh tồn và phát triển, con người phải kết hợp lại với nhau thành những nhóm (tổ chức) để cùng thực hiện mục tiêu của nhóm hay tổ chức Vì thế phải có người đứng đầu (thủ lĩnh)

Trang 29

đứng ra phối hợp hoạt động của các cá nhân, điều hành, phân công lao động cho từng thành viên Cổ nhân xưa có câu : “Tam nhân đồng hành tắc vi sư” Tức là cứ ba người cùng đi, tất sẽ có một người thày biết cách tổ chức, phối hợp sức mạnh của mọi người trong nhóm và mọi người trong nhóm phải phục tùng và tuân theo mệnh lệnh của người đứng đầu Từ đó quản lý ra đời cùng sự xuất hiện của nhà nước

Ở nước ta cũng đã đưa ra một số khái niệm quản lý như sau:

- Từ “quản lý” là sự tích hợp giữa quản và lý

+ Quản là làm cho hệ thống ta quản được chăm sóc, quan tâm, giữ gìn

Để đưa đến sự ổn định, nề nếp, kỷ cương

+ Lý là sự sắp xếp, bố trí phù hợp quy luật đưa đến sự dịch chuyển (phát triển) Nếu quá nghiêng về quản sẽ dẫn đến cứng nhắc, khó phát triển Nếu quá nghiêng về lý sẽ dẫn đến thoáng quá, sẽ không ổn định Cho nên phải cân bằng giữa quản và lý mới dẫn đến sự ổn định và phát triển

- Từ điển tiếng Việt

+ Quản lý là tổ chức, điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định

+ Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả hoạt động của những người cộng sự khác nhau cùng chung một tổ chức

+ Quản lý là những tác động có mục đích lên những tập thể người, thành

tố cơ bản của hệ thống xã hội

+ Quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội

Quản lý ngày nay được coi là một trong năm nhân tố phát triển KT-XH: Vốn, nguồn lực lao động, khoa học kỹ thuật, tài nguyên và quản lý Trong đó quản lý có vai trò mang tính quyết định sự thành công

Vậy quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý, để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí nhà quản lý, phù hợp quy luật khách quan

Trang 30

1.2.4.2 Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức

và hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu quản lý

Đặc điểm của quản lý giáo dục:

Từ khái niệm QLGD trên đây, có thể đưa ra các đặc điểm cơ bản của QLGD như sau:

Thứ nhất: Quản lý bao giờ cũng chia thành chủ thể quản lý và đối tượng

bị quản lý Đây là đặc điểm cơ bản của hoạt động quản lý nói chung và QLGD nói riêng QLGD là quản lý việc đào tạo con người, việc hình thành và hoàn thiện nhân cách, việc tái sản xuất nguồn lực con người Đối tượng quản lý ở đây là những ai thực hiện hoặc nhận sự GDĐT

Thứ hai: Quản lý bao giờ cũng liên quan đến việc trao đổi thông tin và đều có mối liên hệ ngược Thông tin chính là các tín hiệu, được thu nhận, được hiểu và được đánh giá là có ích cho các hoạt động quản lý (cho các chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý)

Thứ ba: Quản lý bao giờ cũng có khả năng thích nghi (luôn biến đổi) Thứ tư: Quản lý vừa là khoa học vừa là một nghệ thuật

Thứ năm: Quản lý gắn liền với quyền lực, lợi ích và danh tiếng Người lãnh đạo có ưu thế quan trọng trong việc tổ chức, họ có khả năng điều khiển người khác và chi phối các nguồn lực của tổ chức Người lãnh đạo còn là người

có điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện các mong muốn của mình thông qua việc sử dụng người khác trong qúa trình dẫn dắt, thu hút, lôi kéo họ nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức Người lãnh đạo đồng thời dễ để lại danh tiếng cho người khác và cộng đồng nếu sự lãnh đạo tổ chức của mình phát triển và đạt được mục tiêu của tổ chức

Bản chất của quản lý giáo dục là sự tác động có mục đích, có ý thức của chủ thể QL đến đối tượng quản lý nhằm làm cho ngành giáo dục đào tạo thực hiện tốt chức năng của mình

Trang 31

em học sinh hình thành nhân cách và phát triển trí lực một cách toàn diện

Trường THPT đóng trên địa bàn dân cư xã (thị trấn) hoặc liên xã, là trung tâm văn hoá của địa phương, chịu sự quản lý trực tiếp của sở GD&ĐT, sự lãnh đạo, quản lý của Đảng, UBND tỉnh và được giúp đỡ tạo điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy và học của UBND tỉnh và địa phương

Sơ đồ 1.1: Vị trí của trường THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân

Trong quản lý nhà trường, Hiệu trưởng thực hiện các chức năng quản lý sau: Lập kế hoạch: là nêu lên mục tiêu phát triển nhà trường, xây dựng kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết và quyết định các biện pháp, nhằm đạt mục tiêu đó

Tổ chức: là dựa vào quy định của ngành GDĐT, của lãnh đạo cấp trên, Hiệu trưởng xây dựng cơ cấu bộ máy, quy định mối quan hệ, sắp xếp giáo viên nhằm phát huy tối đa năng lực của họ và ưu thế của bộ máy Xây dựng các mối quan hệ bên ngoài trường để phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức chính trị trong nhà trường, xây dựng các quy định nội bộ, các quan điểm thực hiện, nhằm tạo được sự đồng bộ, đồng thuận

THCN Dạy nghề

Mầm non

Trang 32

Chỉ đạo: là điều khiển thực hiện theo kế hoạch, điều chỉnh tốc độ, biên độ hướng tới đích, xác định ưu tiên và tập trung nguồn lực cho thực hiện kế hoạch, lôi cuốn tập thể sư phạm và các lực lượng giáo dục, phối hợp các nỗ lực của cả hệ thống, quá trình sử dụng hợp lý các biện pháp hành chính, kinh tế và giáo dục

Kiểm tra: là xem xét việc thực hiện kế hoạch đến đâu? Tính phù hợp của các quyết định quản lý giúp cho việc điều chỉnh trong quản lý, ngăn chặn sai sót đồng thời khuyến khích, động viên mọi thành viên trong hội đồng sư phạm hăng hái tích cực học tập, trau dồi kiến thức và nghiệp vụ sư phạm, chủ động đổi mới phương pháp dạy học Dựa trên cơ sở đánh giá thực hiện và điều chỉnh các tiêu chuẩn đo lường kết quả thực hiện

Vậy quản lý nhà trường chính là QLGD, nhưng trong một phạm vi xác định của một đơn vị GD, nền tảng là nhà trường Do vậy quản lý nhà trường vận dụng tất cả các nguyên lý chung của QLGD, nhằm đẩy mạnh hoạt động của nhà trường theo mục tiêu đào tạo

1.2.4.4 Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn: là việc sử dụng các chức năng

quản lý để làm cho các hoạt động chuyên môn đi đúng theo quĩ đạo, đảm bảo các yêu cầu nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên trong nhà trường

1.2.4.5 Kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn: là một chức năng

quản lý nhằm xem xét việc thực hiện QCCM, đưa ra các điều chỉnh để duy trì nền nếp, kỷ cương dạy học; góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ chính trị, tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục

1.2.5 Biện pháp kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn:

1.2.5.1 Biện pháp

Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể

1.2.5.2 Biện pháp quản lý thực hiện quy chế chuyên môn

Biện pháp quản lý là cách làm, cách giải quyết các công việc cụ thể của chủ thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu của quản lý

Trang 33

Là cách thức tác động và cách thức giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện quy chế chuyên môn ở các trường học

1.2.5.3 Biện pháp kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn

- Kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn: là một chức năng quản lý sử dụng trong quá trình quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn nhằm thu thập thông tin về hoạt động thực hiện chuyên môn của giáo viên, phát hiện các lỗ hổng cần giải quyết để nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của giáo viên

- Biện pháp kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn: là các cách thức Hiệu trưởng sử dụng trong quá trình kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình này

1.2.6 Các chức năng quản lý và mối quan hệ của kiểm tra, đánh giá với các chức năng quản lý

* Các chức năng của quản lý: Có 4 chức năng chính: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra

- Chức năng kế hoạch: Phân tích bối cảnh, thực trạng của nhà trường tìm

ra các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và các thách thức, là quá trình xác định các mục tiêu phát triển giáo dục và quyết định những biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu đó

- Chức năng tổ chức: là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra

- Chức năng chỉ đạo: là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành vi, thái độ của những người khác nhằm đạt tới các mục tiêu với chất lượng cao

- Chức năng kiểm tra: là quá trình đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho các hoạt động đạt tới các mục tiêu của tổ chức

Nội dung chủ yếu của chức năng kiểm tra

+ Đánh giá (xác định chuẩn mực, thu thập thông tin, so sánh sự phù hợp của việc thực hiện với chuẩn mực)

Trang 34

+ Phát hiện mức độ thực hiện tốt, vừa, xấu của các đối tƣợng

và đƣợc thể hiện trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.2 Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý

1.2.7 Phân biệt các loại hình kiểm tra, đánh giá trong quản lý

Luận văn xem xét 2 loại hình kiểm tra, đánh giá chính:

Đánh giá quá trình: là đánh giá đƣợc sử dụng suốt quá trình GV thực hiện QCCM, nhằm giúp GV phát hiện các sai sót lệch lạc và hỗ trợ GV sửa chữa, điều chỉnh các sai sót này

Kiểm tra, đánh giá cuối cùng: Đánh giá kết quả thực hiện QCCM của

GV giai đoạn cuối cùng của chu kỳ quản lý

1.3 Vai trò của kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn đối với việc nâng cao chất lƣợng giáo dục

Kiểm tra, đánh giá đóng vai trò quan trọng đối với việc nâng cao chất lƣợng giáo dục

Kiểm tra, đánh giá nhằm:

Tổ chức

Kiểm tra Lập kế hoạch

Trang 35

a) Xác định thành tích đã đạt được so với chuẩn mực dự kiến

b) Phát hiện những lệch lạc và điều chỉnh:

- Phát hiện kịp thời những sai lệch, thiếu sót so với mục tiêu dự kiến

- Tìm nguyên nhân những sai lệch, thiếu sót và có biện pháp điều chỉnh kịp thời

- Xử lý những vi phạm

- Phát huy các ưu điểm

- So sánh diễn biến chất lượng thực hiện QCCM của các cá nhân và tập thể

- So sánh diễn biến thực hiện QCCM của cá nhân và tập thể qua các học

kỳ và năm học

- So sánh chuyên môn nghiệp vụ và chất lượng thực hiện QCCM giữa các cá nhân với nhau trong cùng một giai đoạn, thời điểm

Có thể tóm tắt vai trò của kiểm tra, đánh giá trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.3 Quá trình kiểm tra

Muốn đạt được các yêu cầu nêu trên Hiệu trưởng cần phải thực hiện:

- Trong kế hoạch năm học có ghi về công tác kiểm tra QCCM

- Trong kế hoạch thành phần có ghi về công tác kiểm tra QCCM

- Trong kế hoạch tuần có ghi về công tác kiểm tra QCCM

- Trong họp tổ, nhóm đều có ghi kế hoạch và kết quả nhận xét về công tác kiểm tra quy chế chuyên môn

Xử lý

So sánh(2)

có phù hợp với (1) không

Đo thành tích(2) (2)

UỐN NẮN, SỬA CHỮA

Chưa; Có thể

Không

Trang 36

1.4 Cơ sở pháp lý của kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn trong nhà trường

Để đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý, chỉ đạo, tổ chức các hoạt động chuyên môn trong nhà trường; căn cứ Điều lệ trường trung học cơ

sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (gọi chung là trường trung học) ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GD&ĐT (gọi tắt là Thông tư 12) Căn cứ vào luật Giáo dục (2005), các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ chuyên môn, công tác khảo thí và kiểm định chất lượng, công tác kiểm tra - thanh tra trong nhà trường theo Thông tư 43/2006/TT-BGD&ĐT, ngày 20/10/2006 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Thông tư hướng dẫn thanh tra toàn diện trường THPT và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo; Nghị định 85/2006/NĐ-

CP, ngày 18/8/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục; các Hiệu trưởng thường xây dựng, hướng dẫn và quy định một số nội dung

về quy chế chuyên môn như sau:

Quy định chung:

Điều 1 Phạm vi, đối tượng thực hiện

Điều 2 Mục đích yêu cầu

Điều 3 Căn cứ để xây dựng quy chế chuyên môn

Nội dung quy chế:

* Quản lý chương trình, nội dung DH môn học:

Chương trình, nội dung DH môn học quy định nội dung, phương pháp, hình thức, thời gian và thực hiện thông qua khối lượng kiến thức mà giáo viên cần làm cho học sinh lĩnh hội được (không đực cắt xén nội dung, chương trình quy định, phải chú ý thực hiện nội dung, chương trình giảm tải của Bộ)

Thực hiện chương trình, nội dung phải đúng theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo mang tính pháp lệnh do đó đòi hỏi mỗi nhà trường, mỗi GV phải nghiêm túc thực hiện

Trang 37

Nhà quản lý cần phải thông qua tổ, nhóm chuyên môn cho GV nắm vững chương trình dạy học từ đó để cho họ xây dựng chương trình riêng của bộ môn trên cơ sở chương trình chung phù hợp với lớp giảng

Thực hiện tiến độ chương trình là việc rất quan trọng, đôi khi khó thực hiện trong các tiết ngoại khoá, thực hành, ôn tập

* Quản lý công tác soạn bài (chuẩn bị giáo án):

Soạn bài cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đảm bảo đủ số lượng giáo án theo phân phối chương trình và một giáo

án là một giờ dạy Trình bày khoa học, rõ ràng, sạch đẹp, đúng quy cách theo

sự thống nhất chung của nhà trường;

- Phải thể hiện rõ các bước lên lớp;

- Đủ nội dung kiến thức kỹ năng cơ bản (bám chuẩn kiến thức, kỹ năng), chính xác khoa học bộ môn và quan điểm tư tưởng, lập trường chính trị;

- Liên hệ với thực tế (nếu có), có tính giáo dục;

- Bài soạn phải thể hiện được sự đổi mới phương pháp, áp dụng các kỹ thuật dạy học mới phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung của kiểu bài lên lớp, phát huy tính tích cực, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh;

- Sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện, thiết bị dạy học;

- Thể hiện rõ hoạt động của thầy và trò;

- Các phân môn phải có giáo án riêng (riêng phân môn Văn và Tiếng Việt có thể soạn trong cùng một cuốn nếu có sự thống nhất của tổ) Không soạn gộp Các tiết dạy phải được đánh số thứ tự từ tiết 1 đến tiết cuối cùng của năm học và ghi rõ ngày soạn, ngày dạy, lớp

- Các tiết thí nghiệm thực hành phải được chuẩn bị trước hai ngày

- Bài kiểm tra từ 45 phút trở lên phải báo trước và có kế hoạch cho học sinh ôn tập Đề ra phải sát, đúng trọng tâm chuẩn kiến thức, phù hợp với trình

độ thực tế của học sinh Đề ra và hướng dẫn chấm bài kiểm tra phải được soạn cẩn thận trong giáo án

Trang 38

- Cuối mỗi tiết lên lớp có phần rút kinh nghiệm để giúp cho lần soạn và lên lớp tiếp theo đạt kết quả tốt hơn

- Giáo án được thực hiện theo các cách: Soạn trực tiếp bằng trên sổ cỡ A4, soạn trên máy vi tính Có thể soạn giáo án điện tử trên phần mềm Powrpoint hoặc Violet, hoặc trên Word In (giáo án soạn trên Powrpoint hoặc Violet có thể in nhiều slide trên 1 trang, in 2 mặt), đóng thành tập để tổ chuyên môn kiểm tra hàng tháng

* Quản lý công tác giảng bài (dạy trên lớp):

- Thực hiện đủ thời gian quy định của Bộ GD&ĐT;

- Tổ chức và điều khiển học sinh học tập tích cực, chủ động, phù hợp với nội dung của kiểu bài, với đối tượng, học sinh hứng thú học;

- Chữ viết, hình vẽ, lời nói rõ ràng, chuẩn mực;

- Thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp, phân phối thời gian hợp lý ở các phần;

- Kết hợp tốt các phương pháp trong hoạt động dạy và học;

- Dạy hết nội dung đã chuẩn bị (giáo án);

- Trước mỗi tiết học giáo viên phải kiểm tra số lượng, trực nhật, vệ sinh

- Chịu trách nhiệm quản lý học sinh, điểm danh, ghi tên HS vắng từng tiết học vào sổ đầu bài Người nào thực hiện không nghiêm túc, nếu bị phát hiện từ 2 lần trở lên, sẽ không được xét thi đua Nhận xét cho điểm tiết học theo đúng quy định;

Trang 39

Trước khi tiến hành giờ dạy GV giành 1-2 phút ổn định tổ chức và nắm tình hình học sinh;

Trong giờ dạy không được cho học sinh ra ngoài (trừ trường hợp đặc biệt); Kết thúc giờ dạy GV giành 2-3 phút củng cố và hướng dẫn học sinh làm việc ở nhà, công khai các lỗi vi phạm, phê rõ các ưu điểm, khuyết điểm và điểm số vào sổ đầu bài Những lỗi vi phạm nặng phải lập biên bản báo GVCN

xử lý theo quy định và trực tiếp phản ánh với Giám hiệu trực

* Quản lý công tác kiểm tra, chấm và chữa bài:

- Số lần kiểm tra ít nhất cho từng môn học theo quy định của Quy chế đánh giá xếp loại học sinh ban hành kèm theo Thông tư 58/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Kiểm tra định kỳ theo PPCT, kiểm tra thường xuyên theo sự thống nhất của tổ

- Đề kiểm tra được ra theo hướng đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá học sinh, phù hợp với chuẩn kiến thức kỹ năng, phân loại được đối tượng học sinh;

- Chuẩn bị ma trận đề trước khi ra đề;

- Chấm bài công bằng, khách quan; các phần làm sai được chữa đầy đủ

để học sinh rút kinh nghiệm; chính xác theo biểu điểm từng câu, từng ý;

- Phần nhận xét thể hiện được lời khuyên, động viên khích lệ các em nỗ lực vươn lên trong học tập;

- Các bài kiểm tra trắc nghiệm phải đáp ứng yêu cầu: học sinh ngồi gần nhau cần khác nhau về thứ tự câu và đáp án Tuyệt đối không để học sinh quay cóp, gian lận trong khi làm bài kiểm tra;

- Kiểm tra vở ghi, vở bài tập để đánh giá được tinh thần thái độ học tập của học sinh (kiểm tra không lấy điểm, trừ chấm vở soạn văn, chấm bài tập làm ở nhà);

Riêng kiểm tra miệng (tính trong một học kỳ):

- Các môn từ 3 tiết/tuần trở lên bảo đảm mỗi em ít nhất 1 lần kiểm tra

Trang 40

- Các môn 2 tiết/tuần: Mỗi lớp kiểm tra được ít nhất được 3/4 số học sinh của lớp

- Các môn 1 tiết / tuần: Mỗi lớp kiểm tra được ít nhất ½ số học sinh của lớp

* Quản lý công tác vào điểm:

- Vào điểm đúng tiến độ theo quy định của phụ trách chuyên môn;

- Vào chính xác điểm của học sinh, khi vào sai sửa đúng quy định;

* Quản lý công tác ra vào lớp:

- Lên lớp dạy và kết thúc dạy đủ 45 phút theo quy định của Bộ GD&ĐT;

- Thực hiện đúng hiệu lệnh về thời điểm vào tiết, thời điểm kết thúc tiết dạy theo quy định của Hiệu trưởng

1.5 Các nội dung quản lý thực hiện quy chế chuyên môn

Biện pháp là yếu tố năng động, là sự vận dụng sáng tạo các nguyên lý, các phương pháp quản lý của Hiệu trưởng vào thực hiện các nội dung quản lý

Vì vậy không có các quy định nào về các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng ở trường THPT và không có biện pháp nào là vạn năng cả, tuy nhiên qua thực tế chỉ đạo công tác chuyên môn và quản lý thực hiện quy chế chuyên môn cũng như nghiên cứu công tác quản lý chuyên môn của một số Hiệu trưởng có thể nêu lên một số biện pháp quản lý quy chế chuyên môn sau:

Bảng 1.2 Các biện pháp quản lý thực hiện quy chế chuyên môn

1 Biện pháp quản lý chương trình, nội dung DH

2 Biện pháp quản lý soạn bài

3 Biện pháp quản lý giảng bài

4 Biện pháp quản lý kiểm tra chấm và chữa bài

5 Biện pháp quản lý vào điểm

6 Biện pháp quản lý nền nếp ra vào lớp

Ngày đăng: 27/05/2014, 09:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
18. Học viện quản lý giáo dục (2006) “Các giải pháp cơ bản đổi mới quản lý trường phổ thông”, Kỷ yếu hội thảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp cơ bản đổi mới quản lý trường phổ thông
19. Trần Kiểm (2000), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, NXB giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa học quản lý nhà trường phổ thông
Tác giả: Trần Kiểm
Nhà XB: NXB giáo dục
Năm: 2000
21. Đặng Bá Lãm, Các phương pháp kiểm tra, đánh giá trong giảng dạy ĐH, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp kiểm tra, đánh giá trong giảng dạy ĐH
24. Hồ Chí Minh (1992), Bàn về giáo dục, NXB giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về giáo dục
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB giáo dục
Năm: 1992
25. Lưu Xuân Mới (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Tác giả: Lưu Xuân Mới
Nhà XB: NXB ĐHSP Hà Nội
Năm: 2003
26. Lưu Xuân Mới (2004), Thanh tra giáo dục, NXB ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thanh tra giáo dục
Tác giả: Lưu Xuân Mới
Nhà XB: NXB ĐHSP Hà Nội
Năm: 2004
27. Nguyễn Phương Nga (2004), Đánh giá chất lượng trong giáo dục, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá chất lượng trong giáo dục
Tác giả: Nguyễn Phương Nga
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia
Năm: 2004
31. Quốc hội (2005) - Luật giáo dục, NXB Giáo dục quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật giáo dục
Nhà XB: NXB Giáo dục quốc gia
34. Thủ tướng Chính phủ, Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010” ban hành kèm theo Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010
35. Vũ Văn Tảo (1997), Chính sách và định hướng chiến lược phát triển Giáo dục và Đào tạo ở Việt Nam, Tập bài giảng trong chương trình cao học chuyên ngành Quản lý và tổ chức công tác văn hóa và giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách và định hướng chiến lược phát triển Giáo dục và Đào tạo ở Việt Nam
Tác giả: Vũ Văn Tảo
Năm: 1997
37. Nguyễn Chính Thắng (2003). Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy và học. Thành Phố Hồ Chí Minh. Đại học Mở Tp. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy và học
Tác giả: Nguyễn Chính Thắng
Năm: 2003
1. Đặng Quốc Bảo (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục, Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo Trung ương I, Hà Nội Khác
2. Đặng Quốc Bảo (1995): Một số tiếp cận mới về khoa học quản lý và vận dụng vào QLGD Khác
3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2011), Điều lệ trường Trung học ban hành kèm theo Thông tƣ số: 12/2011/QĐ-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT Khác
4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2008), Thông tƣ số 43/2008/TT-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT hướng dẫn công tác thanh tra các cơ sở giáo dục và đánh giá hoạt động sƣ phạm của giáo viên Khác
5. Bộ GD - ĐT, Kỷ yếu hội thảo khoa học (1995): Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hoá người học Khác
6. Nguyễn Phúc Châu (2008), Giáo trình quản lý nhà trường, Hà Nội Khác
7. Vũ Dũng (2006), Giáo trình tâm lý học quản lý, NXBĐHSP Hà Nội Khác
8. Nguyễn Minh Đường (1996), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, Chương trình khoa học cấp nhà nước, Đề tài KX-07- 14, Hà Nội Khác
9. Phạm Minh Hạc (1994), Kết quả nghiên cứu về giáo dục và đào tạo, Dự án quốc gia nghiên cứu tổng thể về giáo dục, Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Đối tƣợng sử dung thông tin và mục đích của - Biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Bảng 1.1. Đối tƣợng sử dung thông tin và mục đích của (Trang 21)
Sơ đồ 1.1: Vị trí của trường THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân - Biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Sơ đồ 1.1 Vị trí của trường THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân (Trang 31)
Sơ đồ 1.2.  Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý - Biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Sơ đồ 1.2. Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý (Trang 34)
Sơ đồ 1.3. Quá trình kiểm tra - Biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Sơ đồ 1.3. Quá trình kiểm tra (Trang 35)
Bảng 1.2. Các biện pháp quản lý thực hiện quy chế chuyên môn - Biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Bảng 1.2. Các biện pháp quản lý thực hiện quy chế chuyên môn (Trang 40)
Bảng 2.3. Đội ngũ GV của các trường THPT huyện Tiền Hải - Biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Bảng 2.3. Đội ngũ GV của các trường THPT huyện Tiền Hải (Trang 58)
Bảng 2.5. Kết quả học lực, hạnh kiểm HS năm học 2012-2013 - Biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Bảng 2.5. Kết quả học lực, hạnh kiểm HS năm học 2012-2013 (Trang 60)
Bảng 2.4. Kết quả hạnh kiểm, học lực HS  của các trường THPT - Biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Bảng 2.4. Kết quả hạnh kiểm, học lực HS của các trường THPT (Trang 60)
Bảng 2.6. Cơ sở vật chất  phục vụ cho HĐDH - Biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Bảng 2.6. Cơ sở vật chất phục vụ cho HĐDH (Trang 61)
Bảng 2.8. Kết quả điều tra nhận thức của HT, PHT, TTCM, TPCM về tầm  quan trọng của hoạt động KTĐG đối với việc thực hiện QCCM - Biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Bảng 2.8. Kết quả điều tra nhận thức của HT, PHT, TTCM, TPCM về tầm quan trọng của hoạt động KTĐG đối với việc thực hiện QCCM (Trang 67)
Bảng 2.9. Kết quả nhận thức của giáo viên về mức độ quan trọng của việc - Biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Bảng 2.9. Kết quả nhận thức của giáo viên về mức độ quan trọng của việc (Trang 68)
Bảng 2.13. Kết quả nhận thức của giáo viên về mức độ quan trọng của việc - Biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Bảng 2.13. Kết quả nhận thức của giáo viên về mức độ quan trọng của việc (Trang 72)
Bảng 2.17. Kết quả ý kiến của GV về nội dung kiểm tra GV - Biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Bảng 2.17. Kết quả ý kiến của GV về nội dung kiểm tra GV (Trang 78)
Bảng 2.19. Kết quả ý kiến của GV về nội dung kiểm tra GV - Biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Bảng 2.19. Kết quả ý kiến của GV về nội dung kiểm tra GV (Trang 82)
Bảng 2.21. Kết quả thống kê về các hình thức và số lần các hình thức kiểm - Biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Bảng 2.21. Kết quả thống kê về các hình thức và số lần các hình thức kiểm (Trang 84)
Bảng 2.22. Kết quả thống kê về độ chính xác của các hình thức kiểm tra - Biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Bảng 2.22. Kết quả thống kê về độ chính xác của các hình thức kiểm tra (Trang 85)
Bảng 2.23. Kết quả thống kê thái độ của GV về các hình thức - Biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
Bảng 2.23. Kết quả thống kê thái độ của GV về các hình thức (Trang 86)
Biểu mẫu 3.2. Bảng theo dõi kết quả thực hiện các tiêu chí - Biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
i ểu mẫu 3.2. Bảng theo dõi kết quả thực hiện các tiêu chí (Trang 105)
3.4. Bảng tổng hợp tương quan mức độ cần thiế - Biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá thực hiện quy chế chuyên môn của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông Huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
3.4. Bảng tổng hợp tương quan mức độ cần thiế (Trang 128)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w