Đánh giá tình hình tổ chức thực hiện đề tài NCKH

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện quy trình quản lý đề tài nghiên cứu khoa học (Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội (Trang 49)

Đánh giá chung:

Để có thể đánh giá đƣợc chính xác về việc tổ chức thực hiện đề tài NCKH, tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu đối với cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý, hỗ trợ cho hoạt động Khoa học - Công nghệ tại Trƣờng ĐHKHTN. Hầu hết các cán bộ đƣợc hỏi đều thấy có khó khăn khi thực hiện chế độ thanh

50

quyết toán kinh phí nghiên cứu khoa học; thủ tục mua sắm vật tƣ, nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc (gọi chung là hàng hóa) phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học cũng thực hiện không dễ dàng.

Một số ý kiến nhƣ sau:

“Thực hiện các quy trình đấu thầu mua hóa chất, các thủ tục tài chính thanh quyết toán của đề tài rất khó thực hiện do: Quy trình đấu thầu phức tạp chưa phù hợp với tính chất của đề tài nghiên cứu; thủ tục thanh quyết toán các chuyên đề khoa học phức tạp, gây tốn nhiều thời gian cho chủ nhiệm đề tài”.

(PGS.TS, Khoa Môi trƣờng)

“Qui định và định mức chi, hóa đơn chứng từ của Bộ Tài chính không phù hợp; Qui định về bóc tách nội dung nghiên cứu theo các chuyên đề là không thực tế. Với các đề tài có kinh phí lớn, việc thanh quyết toán và nghiệm thu rất khó khăn khi phải chia nội dung nghiên cứu thành hàng chục chuyên

đề; Kinh phí cấp chậm”.

(TS, Khoa Vật lý)

“Hàng năm cần tổ chức Hội thảo, lớp tập huấn cho cán bộ về qui trình quản lý, đặc biệt là các thủ tục về tuyển chọn, thanh quyết toán, nghiệm thu”.

(PGS.TS, Khoa KTTV&HDH)

“Khoán thực hiện cho nhóm thực hiện đề tài đối với cơ chế tài chính và mức chi trong NCKH; Khoán thực hiện và quyền thay đổi đối với việc mua sắm hóa chất, vật tư, nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc”.

(PGS.TS, Khoa Hóa học)

“Quy trình kiểm tra, quyết toán không theo sản phẩm đầu ra mà theo chuyên đề, quá rườm rà, phức tạp. Thời gian thanh quyết toán nhiều hơn thời gian là chuyên môn”.

51

Thanh quyết toán kinh phí nghiên cứu quá phức tạp [9, tr.7].

Việc thực hiện công tác mua sắm hóa chất, vật tƣ, máy móc thiết bị không đồng bộ với tiến độ thực hiện đề tài.

Các khoản chi cho mua sắm hóa chất, vật tƣ, máy móc thiết bị trong đề tài NCCB do Quỹ phát triển KH&CN Quốc gia tài trợ là cố định không thay đổi, do đó khi thực hiện đôi nếu mua hóa chất A cao hơn, hóa chất B thấp hơn dự toán đƣợc duyệt mà tổng tiền không thay đổi thì cũng khó thanh quyết toán.

Nhận xét của chuyên viên Phòng KH-TC “Sau khi đề tài được phê duyệt, ký hợp đồng, kinh phí về đến cơ quan chủ trì đề tài, thường các đề tài sẽ nhận kinh phí thuê khoán chuyên môn ngay, còn kinh phí mua sắm hóa chất, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị sẽ thực hiện sau dẫn đến tình trạng phải làm thủ tục vay mượn hóa chất, vật tư để thực hiện nghiên cứu dẫn đến

lúc thanh quyết toán đề tài sẽ nhiều thủ tục hơn”.

(ThS, Phòng KH-TC) Theo quy định hiện hành, định kỳ các Chủ nhiệm đề tài NCKH phải báo cáo tiến độ triển khai thực hiện nghiên cứu đề tài, căn cứ vào báo cáo tiến độ do các chủ nhiệm đề tài NCKH gửi lên để theo dõi, đôn đốc, kiến nghị các biện pháp nhằm đảm bảo tiến độ trong kế hoạch. Hội đồng Khoa học và Đào tạo đã đƣa ra nhiều cải tiến trong theo dõi, đôn đốc tiến độ nhƣ thảo luận những thuận lợi, khó khản trong quá trình thực hiện đề tài.

Tuy nhiên, tiến độ thực hiện đề tài NCKH nhìn chung còn chậm, chƣa theo đúng kế hoạch, gây ảnh hƣởng đến việc lập và thực hiện kế hoạch NCKH của kỳ sau. Tình trạng phải cán bộ quản lý phải giục thực hiện quy định về báo cáo tiến độ còn phổ biến. Một số đề tài NCKH còn phải gia hạn thời gian thực hiện.

52

Đối với đề tài NCKH cấp Trường ĐHKHTN

Đa số các cán bộ thực hiện đề tài NCKH cấp Trƣờng đều không nắm vững đƣợc quy trình quản lý đề tài NCKH do mới thực hiện 1-2 lần.

Một số đề xuất nhƣ sau:

“Quy trình nghiệm thu cần đơn giản hóa, dựa trên kết quả đầu ra, lấy ý kiến phản biện, thống nhất giữa hội đồng khoa học của khoa và đại diện trường”.

(PGS.TS, Khoa Toán-Cơ-Tin học)

“Đề tài NCKH cấp Trường không cần thiết phải kiểm tra tiến độ, chỉ cần

nộp báo cáo là được. Việc tổ chức ký kết, giao hợp đồng đề tài không cần thiết”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(PGS.TS, Khoa KTTV&HDH)

Một phần của tài liệu Đánh giá thực hiện quy trình quản lý đề tài nghiên cứu khoa học (Nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội (Trang 49)