Việc lập kế hoạch NCKH cần đi trƣớc một bƣớc, đảm nhận vai trò định hƣớng cho công tác NCKH, làm cơ sở để triển khai thực hiện có hiệu quả các đề tài NCKH.
Có biện pháp phân bổ hợp lý các đề tài nghiên cứu, phân bổ đề tài cho những chủ nhiệm, đơn vị chủ trì có khả năng thực hiện đƣợc đề tài đó, tránh tình trạng có những chủ nhiệm đề tài nhận nghiên cứu đề tài một cách “ép buộc”.
Nâng cao hơn nữa tính chủ động, nhạy bén trong việc xây dựng các đề tài, dự án nghiên cứu, các hợp đồng triển khai công nghệ.
Tăng cƣờng hợp tác với các cơ sở trong và ngoài ĐHQGHN, các tổ chức quốc tế để vừa nâng cao số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng của đề tài, dự án nghiên cứu.
Duy trì và phát triển "Quỹ phát triển khoa học" để hỗ trợ cho hoạt động khoa học của cán bộ trẻ và sinh viên.
Cải tiến thể thức đấu thầu các đề tài NCKH; Khi xét duyệt đề tài cấp cơ sở, cấp ĐHQGHN của từng đơn vị nên có đại diện và ý kiến của đơn vị đó; Cần thay đổi thời gian xét duyệt đề cƣơng các đề tài. Hiện nay, từ khi đăng kí đề tài đến lúc đƣợc thông báo xét duyệt và viết đề cƣơng rất lâu, nhƣng thời gian chuẩn bị đề cƣơng chi tiết khi đƣợc duyệt đề bài cũng nhƣ thời gian phản biện thì lại rất gấp gáp; Các đề tài trong ĐHQGHN nên làm theo hình thức đăng ký online nhƣ của quỹ Nafosted hay các tổ chức quốc tế để giảm chi phí in ấn và thời gian của ngƣời nộp đơn, nâng cao tính khách quan khi xét chọn; Ngƣời đề xuất ý tƣởng NCKH cần đƣợc hƣởng điểm ƣu tiên.
69
Đổi mới phƣơng thức giao nhiệm vụ KH&CN và hệ thống đề tài khoa học, đề án, dự án. Trƣờng ĐHKHTN lấy chất lƣợng và hiệu quả của sản phẩm đầu ra làm tiêu chí để xét duyệt, tổ chức, triển khai thực hiện, nghiệm thu và đánh giá các nhiệm vụ KH&CN. Đây là cơ sở để nâng cao chất lƣợng các hoạt động KHCN, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động khoa học trong Trƣờng, xây dựng các phòng thí nghiệm thành các cơ sở phân tích có thƣơng hiệu quốc gia, tận dụng tiềm năng sẵn có của các trung tâm nghiên cứu để tăng cƣờng triển khai và ký kết các đề tài và hợp đồng dịch vụ khoa học với bên ngoài.
Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia và quốc tế có chất lƣợng. Tổ chức có hiệu quả các hoạt động học thuật, sinh hoạt khoa học, sinh hoạt học thuật và chuyên môn thƣờng kỳ ở Trƣờng và các đơn vị trực thuộc.
Tăng cƣờng lực lƣợng cán bộ nghiên cứu và phục vụ nghiên cứu; đặc biệt là cán bộ nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm.
Để tạo thuận lợi tối đa cho việc thực hiện các đề tài NCKH cũng nhƣ thanh quyết toán đề tài sau khi nghiệm thu, đề nghị các cơ sở quản lý chức năng nhƣ Bộ Tài chính, Bộ KH&CN cần sửa đổi ngay việc quy định chi tiết từng hạng mục chi tiêu nhƣ hiện nay vừa vô lý trong chi tiêu ở giai đoạn thực hiện đề tài, vừa gây khó khăn cho các nhà khoa học khi thanh quyết toán đề tài. Vì thế, các cơ quan quản lý chỉ cần phê duyệt tổng mức kinh phí đƣợc chi cho đề tài, sau đó cho phép chủ nhiệm đề tài tạm ứng 50% tổng kinh phí của đề tài ngay sau khi ký hợp đồng nghiên. Phần còn lại chủ nhiệm đề tài chỉ đƣợc nhận sau khi đề tài đã đƣợc nghiệm thu nhƣ thỏa thuận. Việc chi tiêu cho các hạng mục công việc cụ thể do chủ nhiệm đề tài quyết định. Nếu đề tài không đƣợc nghiệm thu thì chủ nhiệm đề tài phải trả lại toàn bộ phần kinh phí đã nhận [9, tr.7].
70
Tăng kinh phí cho các đề tài cấp cơ sở, tạo điều kiện cho cán bộ trẻ chƣa có đề tài hoặc đang thực hiện các đề tài trong luận văn, luận án tuy nhiên tránh bình quân. Tạo cơ chế và điều kiện để cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu đăng ký, tham gia thực hiện các đề tài, dự án KHCN các cấp. Khuyến khích và khen thƣởng các cán bộ có nhiều đề tài, dự án khoa học ký kết với bên ngoài. Khuyến khích các cán bộ đầu ngành, trình độ cao tham gia các đề tài, dự án tầm cỡ quốc gia và quốc tế, những đề tài khoa học thuộc lĩnh vực đƣợc nhiều ngƣời trên thế giới quan tâm.
Xây dựng phòng thí nghiệm cơ bản đạt trình độ quốc tế.