Với những lý do đó chúng tôi đã chọn đề tài “Bước đầu khảo sát trường từ vựng - ngữ nghĩa về quê hương và thời cuộc trong Tuyển tập mười năm của nhà báo Phan Quang” để nghiên cứu về tác
Trang 1Trờng đại học vinh
nguyễn thị thu phơng
Bớc đầu khảo sát trờng từ vựng - ngữ nghĩa
về quê hơng và thời cuộc trong Tuyển tập mời năm
của nhà báo Phan Quang
Chuyên ngành: ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.01luận văn thạc sĩ ngữ văn
Ngời hớng dẫn khoa học:
PGS TS Lê Quang ThiêmVinh - 2011
Trang 2MỞ ĐẦU 5
1 Lý do chọn đề tài 5
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
3 Mục đích và nội dung nghiên cứu 10
4 Ngữ liệu và phương pháp nghiên cứu 10
5 Bố cục 11
NỘI DUNG 12
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO LUẬN VĂN 12
1.1 Từ, nghĩa của từ và trường từ vựng ngữ nghĩa 12
1.1.1 Từ 12
1.1.2 Nghĩa của từ 16
1.1.2.1 Quan điểm về nghĩa của từ 16
1.1.2.2 Các thành phần nghĩa 20
1.1.3 Trường từ vựng ngữ nghĩa 23
1.2 Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa 25
1.2.1 Tính hệ thống của trường từ vựng - ngữ nghĩa 25
1.2.2 Các loại trường từ vựng - ngữ nghĩa 26
1.2.2.1 Trường nghĩa biểu vật 27
1.2.2.2 Trường nghĩa biểu niệm 28
1.2.2.3 Trường nghĩa tuyến tính 29
1.2.2.4 Trường liên tưởng 30
1.3 Giá trị biểu đạt của trường từ vựng - ngữ nghĩa 30
1.3.1 Giá trị biểu đạt hiện thực khách quan 30
1.3.2 Giá trị biểu đạt tư tưởng, tình cảm của chủ thể sáng tạo 33
Tiểu kết chương 1 35
Chương 2 TRƯỜNG TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA VỀ QUÊ HƯƠNG 36
2.1 Ngữ liệu của trường từ vựng - ngữ nghĩa về quê hương 36
2.1.1 Tổng quan về tài liệu khảo sát 36
2.1.2 Phân loại các từ 36
2.1.3 Nhận xét 38
2.2 Sự phân bố về các tiểu trường theo chủ đề quê hương 39
2.2.1 Tiêu chí phân lập các tiểu trường 39
2.2.2 Các tiểu trường nói về chủ đề quê hương 39
2.3 Giá trị biểu đạt của các trường về quê hương 40
2.3.1 Trường từ về địa danh quê hương - đất nước 40
2.3.2 Trường từ về quan hệ thân tộc 42
2.3.3 Trường từ về sinh hoạt truyền thống, tâm linh 44
2.3.4.Trường từ về cảnh vật quê hương gắn với kỷ niệm tuổi thơ 46
2.3.5 Nhận xét chung 51
2.3.5.1 Nỗi lòng của người con xa quê hương 51
2.3.5.2 Từ ngữ thân thuộc, bình dị 56
Tiểu kết chương 2 59
Chương 3 CÁC TRƯỜNG TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA VỀ THỜI CUỘC 61
3.1 Ngữ liệu của các trường từ vựng - ngữ nghĩa về thời cuộc 61
Trang 33.1.1 Tổng quan về tài liệu khảo sát 61
3.1.2 Phân loại các từ 61
3.1.3 Nhận xét 64
3.2 Sự phân bố về các tiểu trường theo chủ đề thời cuộc 64
3.2.1 Tiêu chí phân lập các tiểu trường 65
3.2.2 Các tiểu trường về chủ đề thời cuộc 65
3.3 Giá trị biểu đạt của các trường về thời cuộc 66
3.3.1 Trường từ về thiên tai dịch bệnh 66
3.3.2 Trường từ về tệ nạn xã hội 68
3.3.3 Trường từ về mục tiêu phát triển đất nước 70
3.3.4 Trường từ về hướng phát triển của đất nước 72
3.3.5 Nhận xét chung 75
3.3.5.1 Cập nhập thời sự nóng hổi 75
3.3.5.2 “Quyền năng và trách nhiệm” của một nhà báo 76
3.3.5.3 Tầm nhìn của một chính khách 81
Tiểu kết chương 3 83
PHẦN KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC 92
Trang 4TTMN : Tuyển tập mười năm
QH&TC : Quê hương và thời cuộc
QH : Quê hương
TC : Thời cuộc
TTV-NN : Trường từ vựng - ngữ nghĩa
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Nhà báo Phan Quang là nhà báo lớn của nền báo chí Việt Nam.
Tên thật của ông là Phan Quang Diêu, sinh năm 1928 tại xã Hải Thượng,huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị Ông bắt đầu viết báo từ năm 1948 Ông từng
làm việc tại báo Cứu quốc liên khu IV, báo Nhân Dân, là tổng biên tập của tạp chí Người làm báo, chủ nhiệm Tuần báo Nhà báo và Công luận, ban
Tuyên huấn Trung ương Ông thường được gọi với cái tên đầy trân trọng là
“ông quan làm báo” vì đã nắm giữ rất nhiều các chức vụ quan trọng như:Thành viên Ban lãnh đạo Liên đoàn báo chí các nước ASEAN, Phó chủnhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội các khóa 8, 9 và 10, Thứ trưởng BộVăn hóa - Thông tin, Tổng giám đốc đài tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch hộiNhà báo Việt Nam
1.2 Bên cạnh sự nghiệp báo chí vô cùng lớn lao, độc giả còn biết đến
ông với vai trò là một nhà văn có nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại khácnhau Nhà báo lớn mang “nghề báo nghiệp văn” này đã dịch và giới thiệu các
tác phẩm Nghìn lẻ một ngày, Nghìn lẻ một đêm, Những ngôi sao ban ngày, 12
sử thi huyền thoại, Sử thi huyền thoại Đông Tây, ông còn cho ra mắt độc giả 6
tập ký (Quê hương, Thơ thẩn Paris, Bên mộ vua Tần, Đồng bằng sông Cửu
Long, Miền Trung ngày ấy chưa xa, Du ký), 2 tập tiểu luận (Về diện mạo báo chí Việt Nam, Nghề báo nghiệp văn), 2 tập truyện thiếu nhi (Một mình giữa đại dương, Chinh phục Hymalaya), 1 cuốn tuyển tập (Phan Quang tuyển tập)
và 3 tập chân dung trong nước và nước ngoài (Những người tôi quý mến,
Phác họa chân dung) Các tác phẩm này không phải là “cuộc dạo chơi” sang
làng văn chương của một nhà báo bởi chúng đã chứng minh được sức sống
bền bỉ của mình trong lòng độc giả, cụ thể cuốn Nghìn lẻ một ngày đã được in lần thứ sáu, Nghìn lẻ một đêm tái bản lần thứ hai mươi lăm…
Trang 61.3 Năm 2008 cuốn Phan Quang tuyển tập mười năm ra mắt độc giả.
Có thể nói đây là “cái nhìn toàn cảnh” về sự nghiệp cầm bút của ông tronggiai đoạn mười năm gần đây Tuyển tập này chọn lọc một số bài viết của ôngtrong giai đoạn từ 1998 - 2008, tất cả đều đã được đăng trên các báo, tạp chí
hoặc đã được in thành sách Tuyển tập mười năm được chia làm năm phần, trong đó có một phần quan trọng là Quê hương và thời cuộc Qua các bài viết
nhà báo đã giành những tình cảm sâu đậm để nói về quê hương Bình TrịThiên và đất nước Việt Nam, đồng thời cũng nêu lên những vấn đề lớn củathời cuộc bằng cái nhìn của một chính khách
1.4 Ở Việt nam việc vận dụng lý thuyết ngôn ngữ học vào nghiên cứu
tác phẩm báo chí đã có những tiền lệ, các công trình đó thường là nghiên cứu
về mặt hành chức của các tác phẩm báo Lý thuyết về trường từ vựng - ngữnghĩa rất ít khi được áp dụng vào nghiên cứu tác phẩm báo chí, có chăng nhưông Đỗ Hữu Châu đã chỉ ra việc nghiên cứu trường liên tưởng trong tác phẩmvăn học mà thôi Vậy nên, chúng tôi sẽ tiến hành thử nghiệm việc nghiên cứutác phẩm báo chí áp dụng lý thuyết về trường từ vựng - ngữ nghĩa Do dunglượng của cuốn ttmn quá dài, nên chúng tôi đã khoanh vùng phạm vi nghiêncứu trong phần 5 - Quê hương và thời cuộc
1.5 Với những lý do đó chúng tôi đã chọn đề tài “Bước đầu khảo sát
trường từ vựng - ngữ nghĩa về quê hương và thời cuộc trong Tuyển tập mười
năm của nhà báo Phan Quang” để nghiên cứu về tác phẩm của ông bằng cách
tiếp cận ngôn ngữ học
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Lý thuyết về trường từ vựng - ngữ nghĩa được đưa ra bởi hai nhà
ngôn ngữ người Đức J.Trier và L.Weisgerber Trước đó thì đã có những lýthuyết khẳng định về quan hệ giữa các từ trong một ngôn ngữ
Trang 7Ở Việt Nam giáo sư Đỗ Hữu Châu là người nghiên cứu sớm và cónhiều công trình về lý thuyết trường Định nghĩa trường của ông được rấtnhiều người chấp nhận và sử dụng phổ biến: Trường từ vựng là một tập hợpcác đơn vị từ vựng căn cứ vào một nét đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa.
- Năm 1973, ông có công trình “Trường từ vựng và hiện tượng đồngnghĩa, trái nghĩa”
- Năm 1975, Giáo sư Đỗ Hữu Châu tiếp tục trình bày cụ thể về trường
và việc nghiên cứu từ vựng
Các công trình nghiên cứu của Đỗ Hữu Châu đã cung cấp một hệ thống
lý thuyết về trường từ vựng - ngữ nghĩa Thực chất hiện giờ lý thuyết vềtrường từ vựng - ngữ nghĩa ở Việt Nam tồn tại nội dung sau:
Trường từ vựng ngữ nghĩa được chia làm bốn loại căn cứ vào các loại ýnghĩa của từ bao gồm: Trường nghĩa biểu vật, trường nghĩa biểu niệm, trườngnghĩa tuyến tính và trường nghĩa liên tưởng
Các nhà nghiên cứu đã áp dụng lý thuyết này để nghiên cứu tiếng Việt.Đặc biệt, trường nghĩa liên tưởng được áp dụng nhiều khi nghiên cứu tácphẩm văn học Ví dụ một số công trình tiêu biểu như:
- Năm 1988, Nguyễn Đức Tồn có luận án PTS “Trường từ vựng bộphận cơ thể người”
- Năm 1996, Nguyễn Thúy Khanh có luận án PTS “Đặc điểm trường từvựng ngữ nghĩa tên gọi động vật”
- Năm 1999, Đinh Thị Oanh bảo vệ luận văn Thạc sĩ “Cấu trúc ngữnghĩa của vị từ thuộc trường “thực vật”
- Năm 2002, Nguyễn Đức Tồn xuất bản công trình “Tìm hiểu đặc trưngvăn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt” Ở chương thứ 8 đãchỉ ra đặc điểm ngữ nghĩa của trường gọi thực vật
Trang 8- Năm 2007, GS TS Đỗ Thị Kim Liên có bài báo “Trường ngữ nghĩabiểu hiện quan niệm về nữ giới trong tục ngữ Việt” (Đăng trên Tạp chí Ngônngữ và đời sống, số 6 (140) - 2007).
- Năm 2007, Phan Thị Thúy Hằng bảo vệ luận văn Thạc sĩ “Trường từvựng tên gọi các loại cây trong ca dao của người Việt”
- Năm 2008, Lê Thị Thanh Nga bảo vệ luận văn Thạc sĩ “Đặc điểm lớp
từ ngữ thuộc trường nghĩa chỉ vật dụng - biểu tượng tình yêu trong ca dao tìnhyêu lứa đôi”
- Năm 2009, TS Hoàng Anh, Nguyễn Thị Yến có bài báo “Trườngnghĩa ẩm thực trong các bài báo viết về bóng đá” (Đăng trên tạp chí Ngônngữ và đời sống, số 7 (165) - 2009)
- Năm 2010, Trần Thị Mai có bài báo “Trường từ vựng chỉ không giantrong tập thơ Lửa thiêng của Huy Cận” (Đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và đờisống, số 1+2 (171+172) - 2010)
…
Ở các công trình trên lý thuyết trường được vận dụng vào nghiên cứuvới vai trò là cơ sở tập hợp từ để phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khácnhau Như các công trình của tác giả Nguyễn Đức Tồn, Nguyễn Thúy Khanh,Phan Thị Thúy Hằng, Đỗ Thị Kim Liên tập hợp các trường từ để nghiên cứu
về đặc trưng văn hóa Tác giả Đinh Thị Oanh nghiên cứu theo hướng ngônngữ về mặt ngữ nghĩa nhưng chỉ gói gọn trong phạm vi các vị từ Tác giả LêThị Thanh Nga thì nghiên cứu về mặt đặc điểm của từ ngữ Tiến sĩ HoàngAnh và Lê Thị Yến nghiên cứu trường nghĩa ẩm thực trong các bài viết vềbóng đá để chỉ ra sự sinh động trong cách sử dụng từ ngữ Bài viết của tác giảTrần Thị Mai áp dụng lý thuyết trường từ vựng ngữ nghĩa để nghiên cứu vềngôn ngữ thơ
Có thể nhận thấy rằng việc áp dụng lý thuyết trường từ vựng - ngữnghĩa vào việc nghiên cứu tác phẩm báo chí của một tác giả cụ thể chưa từng
Trang 9có tiền lệ, có chăng chỉ là nghiên cứu về cách sử dụng từ ngữ trong tập hợpcác bài báo Và hầu hết là áp dụng lý thuyết trường từ vựng - ngữ nghĩa đểnghiên cứu các tác phẩm văn học.
2.2 Tuyển tập mười năm của nhà báo Phan Quang là tập hợp các bài
viết của tác giả trong giai đoạn 1998 - 2008 Tác phẩm xuất bản vào năm
2008 này chia làm 5 phần: Đất nước phương trời, thương nhớ vẫn còn, trênđường tìm học và suy ngẫm, dịch và giới thiệu, quê hương và thời cuộc
Tác giả của cuốn sách là một tên tuổi lớn trong làng báo chí Việt Nam.Các tác phẩm của ông thể hiện một tư duy sâu sắc, một lối viết sắc sảo, kếthợp nhịp nhàng giữa báo chí và văn chương
Khi Tuyển tập mười năm xuất bản đã tạo một cơn dư chấn trong nền
báo chí Có rất nhiều bài báo giới thiệu và bình luận về cuốn sách đáng đọcnày thí dụ, bài của cố Giáo sư Viện sĩ Hoàng Trinh (báo Nhân dân), Giáo sư
Hà Minh Đức (báo Người lao động), Giáo sư Viện sĩ Hồ Sĩ Vịnh (báo Vănnghệ), Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng (tạp chí Kiến thức Ngày nay), nhàthơ Vân Long (báo Sài Gòn Giải phóng), nhà văn Nguyễn Khắc Phê (tạp chíNgười làm báo), các nhà báo Quế Trinh (Hà Nội mới), Nguyễn Lương Phán,(VietnamNet), Trương Cộng Hòa (VOVNEWS), vv (xem phần phụ lục)
Tuy nhiên, những tác phẩm báo chí thường có số phận ngắn ngủi hơnvăn chương, vì nó được viết ra với mục đích chính là thông tin, vì vậy thườngkhông được quan tâm nghiên cứu thỏa đáng Trong những năm gần đây, một
số tác phẩm dịch của tác giả Phan Quang như Nghìn lẻ một đêm đang được
tiến hành nghiên cứu
Đọc cuốn Tuyển tập mười năm, chúng tôi thấy những đặc sắc trong
việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả Phan Quang, đồng thời những tâm tư, tìnhcảm của ông khiến nhiều người phải suy ngẫm về một tài năng lớn, một nhâncách lớn Vậy nên, chúng tôi quyết định lấy cuốn sách này làm tư liệu nghiên
Trang 10cứu theo hướng ngôn ngữ học, bằng cách áp dụng lý thuyết về trường từ vựng
- ngữ nghĩa Và luận văn của chúng tôi cũng là công trình đầu tiên nghiên cứu
về Tuyển tập mười năm.
2.3 Với những trình bày trên, có thể khẳng định luận văn của chúng tôi
là công trình đầu tiên áp dụng lý thuyết về trường từ vựng - ngữ nghĩa vàoviệc nghiên cứu tác phẩm báo chí của một tác giả cụ thể, và là công trình đầutiên nghiên cứu theo hướng ngôn ngữ học cuốn “Tuyển tập mười năm” củanhà báo Phan Quang Vậy nên, đây là một công trình nghiên cứu hoàn toànmới, không trùng lặp và sao chép với bất kỳ công trình nghiên cứu ngôn ngữhọc nào khác
3 Mục đích và nội dung nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu của luận văn
Sử dụng lý thuyết trường từ vựng - ngữ nghĩa để khảo sát giá trị nộidung tư tưởng của tác giả và tác phẩm theo hai phạm vi chủ đề là quê hương
và thời cuộc
3.2 Nội dung nghiên cứu của luận văn
Để thực hiện mục đích nghiên cứu của luận văn thì nội dung nghiêncứu cần phải tiến hành là:
- Nghiên cứu giới thiệu lý thuyết trường từ vựng - ngữ nghĩa làm cơ sở
lý luận cho luận văn
- Áp dụng phương pháp phân tích ngữ nghĩa để làm rõ hai chủ đề làquê hương và thời cuộc
4 Ngữ liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Ngữ liệu của đề tài
Ngữ liệu của đề tài là phần 5 (Quê hương và thời cuộc) trong Tuyển tập
mười năm của nhà báo Phan Quang Gồm 52 bài, 161 trang.
Trang 114.2 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để thực hiện việc nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng các phươngpháp sau:
- Xử lý ranh giới từ trên văn bản
- Thống kê để nhặt ra các từ thuộc hai chủ đề quê hương và thời cuộc(gồm từ nào? Xuất hiện bao nhiêu lần?)
- Phân loại các từ đã được định lượng theo các chủ đề nhỏ hơn
- Phân tích định tính về độ đậm đặc của các trường cũng như nội dungbiểu đạt của các trường, thông qua đó để thấy tư tưởng, tình cảm và độ baoquát của tác giả
5 Bố cục
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn chia thành ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận cho luận văn
1.1 Từ, nghĩa của từ, trường từ vựng - ngữ nghĩa
1.2 Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa
1.3 Giá trị biểu đạt của trường từ vựng - ngữ nghĩa
Chương 2: Trường từ vựng - ngữ nghĩa về quê hương
2.1 Ngữ liệu các trường từ vựng - ngữ nghĩa về quê hương
2.2 Sự phân bố về các tiểu trường theo chủ đề quê hương
2.3 Giá trị biểu đạt của các trường từ vựng - ngữ nghĩa về quê hương
Chương 3: Trường từ vựng - ngữ nghĩa về thời cuộc
3.1 Ngữ liệu các trường từ vựng - ngữ nghĩa về thời cuộc
3.2 Sự phân bố về các tiểu trường theo chủ đề thời cuộc
3.3 Giá trị biểu đạt của các trường từ vựng - ngữ nghĩa về thời cuộc Cuối cùng là phần Tài liệu tham khảo
Trang 12NỘI DUNGChương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO LUẬN VĂN 1.1 Từ, nghĩa của từ và trường từ vựng ngữ nghĩa
1.1.1 Từ
F de Saussure đã viết: “vì từ, mặc dầu khó định nghĩa, vẫn là một đơn
vị mà trí tuệ buộc phải chấp nhận, một cái gì có địa vị trung tâm trong cơ thểcủa ngôn ngữ” (dẫn theo Nguyễn Thiện Giáp [10;195]) Chính bởi “địa vịtrung tâm” của từ nên dù khó cũng có rất nhiều các định nghĩa về nó Hiệnnay có trên 300 định nghĩa khác nhau về từ Phải thấy ngay rằng, không thểnào có sự trùng lặp giữa ít nhất hai khái niệm từ vì mỗi tác giả dựa trên mộttiêu chí khác nhau để miêu tả, định nghĩa
K.Buhler: “Các từ là những kí hiệu âm thanh của một ngôn ngữ đượccấu tạo từ các âm vị và có thể tạo thành trường.”
E.Sapir: “Từ là một đoạn nhỏ nhất có ý nghĩa hoàn toàn độc lập và bảnthân có thể làm thành một câu tối giản”
V.Brondal: “Từ bao giờ và ở đâu cũng phải là một yếu tố của thông báo”.F.F.Fortunatov: “Từ là bất cứ âm nào của lời nói, trong ngôn ngữ từ cómột ý nghĩa khác với ý nghĩa của những âm cũng là từ khác”
W.Schmidt: “Từ không phải là tổng số có tính số học của vật chất âmthanh và ý nghĩa mà là một chỉnh thể có tổ chức, một đơn vị kết cấu tính vậtchất âm thanh và ý nghĩa”
Ở các định nghĩa trên, mỗi định nghĩa đều mang nhược điểm riêng.Định nghĩa của K.Buhler thiên về ngữ âm, định nghĩa của E.Sapir thiên vềngữ nghĩa, của V.Brondal thiên về chức năng giao tiếp của từ, củaF.F.Fortunatov và W.Schmidt mang tính chất chung chung không cụ thể,
Trang 13không bao quát Từ những nhược điểm này đưa đến một đòi hỏi phải có mộtđịnh nghĩa mang tính khái quát, một số nhà ngôn ngữ đã định nghĩa theohướng này
S.E.Jakhontov cho rằng có ít nhất năm quan niệm khác nhau về cái gọi
là từ: từ chính tả, từ từ điển học, từ ngữ âm, từ biến tố, từ hoàn chỉnh
O.P.Xunik cho rằng nên có những định nghĩa bộ phận: từ ngữ âm, từ từvựng, từ ngữ pháp
Giáo sư Đỗ Hữu Châu, khi nghiên cứu từ đã trình bày quan niệm củaông ở tất cả các bình diện trừu tượng của từ, cho ta cái nhìn tổng thể nhất Đó
là thành phần chức năng (từ - chức năng), thành phần ngữ nghĩa (từ - ngữnghĩa), thành phần cấu tạo (từ - cấu tạo), thành phần ngữ pháp (từ - ngữ pháp)
và hiện thực hóa các bình diện trừu tượng thành bình diện cụ thể, biểu hiện
Tuy nhiên, mỗi ngôn ngữ có tính loại hình khác nhau nên: “Có lẽnhững lời phàn nàn về sự vắng mặt một định nghĩa từ phù hợp với tất cả cácngôn ngữ vị tất đã có cơ sở Sự khác nhau giữa các ngôn ngữ về mặt loại hìnhkhiến cho không thể có một định nghĩa từ cụ thể thỏa mãn tất cả các ngônngữ Đồng thời, tự nhiên là trong mỗi nhóm ngôn ngữ và có thể cả trongnhững ngôn ngữ riêng biệt, từ phải có một định nghĩa nào đó của mình”(I.P.Ivanova)
Trong khuôn khổ luận văn này xin trích dẫn định nghĩa về từ tiếng Việtcủa giáo sư Đỗ Hữu Châu: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cốđịnh, bất biến, có một ý nghĩa nhất định, nằm trong một phương thức cấu tạo(hoặc kiểu cấu tạo) nhất định, tuân theo những kiểu đặc điểm ngữ pháp nhấtđịnh, lớn nhất trong từ vựng và nhỏ nhất để tạo câu.” [5;336]
Xét về mặt cấu tạo, từ tiếng Việt được phân loại thành từ đơn, từ láy, từghép Sự phân loại này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hiện ra cơ chếngữ nghĩa thống nhất trong những từ cùng thuộc một kiểu loại
Trang 14- Từ đơn: là những từ do một hình vị tạo nên Đặc điểm về mặt ngữpháp của chúng là có thể dùng độc lập (độc lập về vị trí và độc lập về ngữpháp) Từ đơn có hai loại là từ đơn nguyên gốc và từ đơn suy phỏng Xét vềmặt ý nghĩa, các từ đơn đại bộ phận đều có ý nghĩa hết sức khái quát “Không
kể các trường hợp đồng âm, tính khái quát của các từ đơn thể hiện ở haiphương diện: thứ nhất, ở ý nghĩa loại lớn (génerique), ngoại diên (extension)của mỗi từ bao quát rất nhiều sự vật, hiện tượng thường thì đồng tính, nhưngcũng có khi không đồng tính; thứ hai, ở khả năng tương ứng với một số cấutrúc biểu niệm khác nhau, sự phức hóa sẽ có tác dụng cố định hóa từng cấutrúc biểu niệm đó” [5;359]
- Từ láy: Phương thức láy là phương thức tác động vào một hình vị rời
tự thân có nghĩa (hoặc một đơn vị phức hợp có nghĩa) làm xuất hiện một hình
vị láy có hình thức ngữ âm giống hoặc gần giống với nó Hình vị có nghĩa sẽđược gọi là hình vị cơ sở Phương thức láy có thể tạo ra hình thái của từ, biểuthị các ý nghĩa tình thái và quan hệ ngữ pháp hoặc tạo ra từ mới, tức là tạo ranhững từ có cấu trúc nghĩa mới, khác so với cấu trúc của đơn vị cơ sở
Phân loại từ láy dựa vào mật độ láy ta có từ láy hoàn toàn và láy bộ phận,dựa vào số lần tác động của phương thức láy ta có từ láy đôi, láy ba, láy tư
Ví dụ: Xanh xanh, xinh xinh… → Láy hoàn toàn
Lúng túng, lông bông, ríu rít … → Láy bộ phận Nằng nặng, thâm thẫm, khe khẽ… → Láy đôiSạch sành sanh, xốp xồm xộp, cỏn còn con … → Láy baThậm thà thậm thụt, cảu nhảu càu nhàu … → Láy tưGiảm nhẹ, tăng cường, tính cảm giác, tính hình tượng là những sắc thái
mà phương thức láy thêm vào cho ý nghĩa của hình vị
Phân loại từ láy kết hợp âm và nghĩa, căn cứ vào mức độ biểu trưnghóa có thể chia làm ba loại:
Trang 15Từ láy biểu trưng hóa ngữ âm giản đơn: Ví dụ như lách cách, lộp bộp
là từ tượng thanh mô phỏng trực tiếp âm thanh tự nhiên
Từ láy biểu trưng hóa ngữ âm cách điệu: Ví dụ như lác đác, bâng
khuâng, bồn chồn, rạo rực, náo nức… Thường yếu tố gốc mờ nghĩa nhưng
giá trị biểu cảm và sức gợi của từ rất cao vì biểu thị tính chất của sự vậtthường nhuốm màu tâm trạng của con người
Từ láy vừa biểu trưng hóa ngữ âm, vừa chuyên biệt hóa về nghĩa: Đó lànhững từ mà ta có thể giải thích được không chỉ dựa vào yếu tố gốc mà còn
dựa vào nghĩa của khuôn vần hay âm đầu Ví dụ như tròn trặn, đỏ đắn, vuông
vắn… khuôn vần “ăn” tạo cảm giác đạt đến sự viên mãn.
Nói tóm lại, “tác dụng đầu tiên về ngữ nghĩa của phương thức láy do sựlặp lại, tăng thêm một số lần có biến đổi ý nghĩa của hình vị cơ sở là tác dụngtrạng thái hóa, tình trạng hóa với những sắc thái đi kèm: cảm giác hóa, hìnhtượng hóa, và ‘cảm thụ hóa’ cái mà hình vị cơ sở biểu thị” [5;395]
- Từ ghép: Phương thức ghép tác động cùng một lúc vào hai vị trí rời tựthân có nghĩa (hoặc đơn vị), kết hợp chúng với nhau, sản sinh ra một từ mới
Sự tác động này được tiến hành theo một trong ba quy tắc sau
Sử dụng hình tố vị trí để tạo từ: Quy tắc một là các yếu tố đánh dấu
đứng trước, không đánh dấu đứng sau Ví dụ như núi non, xe cộ, ruộng
nương, chó má… Các yếu tố đứng trước có nghĩa chung, bao quát còn các
yếu tố đứng sau bị mờ nghĩa; Quy tắc hai là yếu tố chính đứng trước, yếu tố
phụ đứng sau (từ ghép thuần Việt, một phần Hán Việt) như cửa sổ, bàn ăn, xe
máy, bàn gỗ…
Quy tắc đồng nhất và dị biệt về nghĩa còn gọi là quy tắc tuyển chọn
AB: A và B cùng nghĩa hoặc gần nghĩa như đợi chờ, thương yêu, ruộng
vườn… ; CD: C và D dị biệt về nghĩa như xe đạp, xe lam, xe ủi…
Trang 16Quy tắc tổ hợp và chuyển di ngữ nghĩa: Đây là quy tắc cơ bản để tạo ranghĩa phái sinh trong từ ghép.
a + b = AB
Ví dụ:
áo + quần = áo quần
đồ mặc che phần trên đồ mặc che phần dưới trang phục - đồ mặc
Sự tổ chức này được tiến hành theo nguyên tắc: Bước một là tổ hợpngữ nghĩa, đó là hợp nhất nét đồng nhất lược bỏ nét dị biệt trong cơ cấu nghĩacủa các thành tố Bước hai, chuyển di ngữ nghĩa theo hướng biểu trưng hóa,khái quát hóa
Trên đây là những khái quát về từ và từ tiếng Việt Phải nói rằng lýthuyết về từ rất phong phú đây chỉ là những hiểu biết sơ bộ để phục vụ choluận văn này
1.1.2 Nghĩa của từ
1.1.2.1 Quan điểm về nghĩa của từ
Nghĩa của từ là một khái niệm quan trọng của ngôn ngữ học Giốngnhư từ, nghĩa của từ cũng được giải thích theo nhiều cách khác nhau
A.A.Reformatskiy cho rằng: Nghĩa, đó là quan hệ của từ với sự vật,hiện tượng mà nó biểu thị, đó là quan hệ của sự kiện ngôn ngữ với sự kiệnngoài ngôn ngữ
P.A.Budagov lại viết: …có thể gọi nghĩa của từ là mối liên hệ đượchình thành về mặt lịch sử giữa âm thanh của từ và sự phản ánh của sự vậthoặc hiện tượng, sự phản ánh đó nảy sinh trong nhận thức của chúng ta vàđược biểu hiện trong bản thân từ
B.N.Golovin cũng phát biểu tương tự P.A.Budagov: … Sự thốngnhất của sự phản ánh vỏ vật chất của từ và sự vật tương ứng chúng tôi sẽgọi là nghĩa
Trang 17Theo Ju.D.Aprecjan thì “nội dung ngữ nghĩa của từ không phải là cái
gì tự thân Nó hoàn toàn bị quy định bởi những mối quan hệ được hình thànhtrong hệ thống những sự đối lập của từ này với các từ khác cùng thuộctrường ấy”
Trên đây là một số định nghĩa về nghĩa của từ Nhìn vào những địnhnghĩa đó ta thấy hiện lên những vấn đề chính sau: định nghĩa củaA.A.Reformatskiy nhấn mạnh vai trò của sự vật, hiện tượng trong việc quyếtđịnh nghĩa của từ, bởi ngôn ngữ không phải là “một bảng tên gọi, nghĩa làmột cái bảng có bao nhiêu từ ngữ thì tương ứng với bấy nhiêu sự vật” (F.deSaussure) Định nghĩa của Ju.D.Aprecjan lại gạt đi sự vật ra khỏi lĩnh vực ýnghĩa của từ
Từ hiện thực của các định nghĩa về từ, Ogden và Richard đã đi tới mốiquan hệ giữa ba nhân tố: sự vật, khái niệm về sự vật và từ trong sự hình thànhnên ý nghĩa Tiếp nhận quan điểm đó, Stern đã vẽ ra tam giác nghĩa nổi tiếng,cho đến nay nó vẫn được nhắc lại khi thảo luận về ý nghĩa của từ, dưới đây làtam giác nghĩa đó đã được Ju.X.Xtepanov dẫn lại:
Từ tam giác nghĩa này, có nhiều tác giả cho rằng ý nghĩa của từ đượctạo thành từ ba nhân tố giống quan niệm của Ogden, Richard và Stern Tuy
Trang 18nhiên, sau đó nhiều thiếu sót của tam giác nghĩa này đã bị chỉ ra Cụ thể là banhân tố nghĩa tác giả đưa vào chưa thực sự cụ thể và đúng trong mọi trường
hợp Như ở nhân tố từ ngữ âm, chỉ đưa mỗi nemyx, trong khi ở một số ngôn
ngữ mỗi từ có thể có rất nhiều hình thức ngữ âm Thiếu sót thứ hai ở chỗ tácgiả chỉ đưa từ - ngữ âm mà không đưa các hình thức khác cũng liên hệ trựctiếp đến nghĩa như từ - ngữ pháp, từ - cấu tạo Cuối cùng, tam giác nghĩa nàykhông thể giải thích được tất cả các kiểu loại từ, nó chỉ có thể giải thích đượcthực từ mà không thể giải thích các tiểu từ, quan hệ từ Mạt khác, có thể nhậnthấy Stern đã trình bày từ như là những sự kiện riêng rẽ Zveginxhev đã chỉ rathiếu sót này và sửa đổi tam giác nghĩa như sau:
Nhưng sự thay đổi này cũng không đem lại nhiều kết quả, bởi dù thayđổi hay không thì tam giác nghĩa đó cũng tồn tại một nhược điểm nữa làkhông chỉ ra được quan hệ giữa những thực thể đặt ở mỗi đỉnh với nhau vàquan hệ giữa mỗi thực thể đó với những nhân tố bên ngoài
Khắc phục hầu hết những hạn chế đó, Giáo sư Đỗ Hữu Châu đã đưa rahình tháp nghĩa hình học không gian dưới đây Với những ưu điểm của nó cóthể nói đây là cách hiểu khá hoàn hảo cho thuật ngữ “nghĩa của từ”
Trang 19Ở đỉnh cao nhất của hình tháp là từ (trừu tượng) với hai thành phầnhình thức và ý nghĩa Ở mỗi đỉnh của đáy là những nhân tố góp phần làmthành ý nghĩa, lần lượt là sự vật, hiện tượng, những hiểu biết của tư duy (kháiniệm), nhân tố người sử dụng (nhân tố lịch sử - xã hội), các chức năng tínhiệu học, cấu trúc của ngôn ngữ.
Ưu điểm của hình tháp nhọn này là một mặt tách được những thực thểđang xem xét (từ, các nhân tố) ra khỏi nhau, đồng thời vạch ra được nhữngquan hệ giữa chúng Từ mối quan hệ giữa từ và sự vật hình thành ý nghĩa biểuvật, từ với khái niệm hình thành nghĩa biểu niệm, từ nhân tố người dùng hìnhthành ý nghĩa phong cách, liên hội, mối quan hệ với chức năng hình thành giátrị chức năng, mối quan hệ với cấu trúc (với từ khác) sẽ tạo thành ý nghĩa cấutrúc, và từ quan hệ giữa ý nghĩa với các thành phần hình thức mà hình thànhcác ý nghĩa cấu tạo từ, các ý nghĩa ngữ pháp
Như vậy, có thể hiểu về ý nghĩa của từ như sau: Nghĩa của từ là nộidung tinh thần mà từ biểu hiện, nó được hình thành do sự kết hợp và tác độngcủa nhiều nhân tố Trong số đó có những nhân tố nằm ngoài ngôn ngữ và
Trang 20những nhân tố nằm trong ngôn ngữ Nhân tố ngoài ngôn ngữ như: sự vật, hiệntượng trong thực tế khách quan, tư duy và người sử dụng Nhân tố trong ngônngữ như: chức năng tín hiệu học, hệ thống (cấu trúc) của ngôn ngữ.
1.1.2.2 Các thành phần nghĩa
* Ý nghĩa biểu vật:
Những sự vật, quá trình, tính chất hoặc trạng thái mà từ biểu thị đượcgọi là ý nghĩa biểu vật của từ Hay nói cách khác, ý nghĩa biểu vật của từ làcác ánh xạ của các sự vật, thuộc tính ngoài ngôn ngữ vào ngôn ngữ
Có một điều cần chú ý là ánh xạ của các sự vật, hiện tượng trong thực tếkhách quan được phản ánh vào ngôn ngữ không hoàn toàn đồng nhất với cácánh xạ được phản ánh trong tự nhiên ánh xạ trong ngôn ngữ có sự cải tạo lại,sáng tạo những cái có trong thực tế theo cách nhận thức của từng dân tộc Ta
có thể chứng minh điều này dựa vào phạm vi biểu vật của các thực từ trongmột ngôn ngữ cụ thể và dựa vào việc so sánh, đối chiếu phạm vi biểu vật giữacác ngôn ngữ
- Biểu hiện thứ nhất của sự không trùng nhau đó là: trong thực tế, sựvật luôn luôn tồn tại trong dạng cá thể và cụ thể, còn ý nghĩa biểu vật trongngôn ngữ lại mang tính đồng loạt, khái quát
- Biểu hiện thứ hai của sự không trùng nhau đó là sự chia cắt hiện thựckhách quan khác nhau về nghĩa biểu vật của các ngôn ngữ
* Ý nghĩa biểu niệm:
Sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan có các thuộc tính, cácthuộc tính đó phản ánh vào tư duy hình thành các khái niệm Hay nói cáchkhác, khái niệm là một phạm trù của tư duy, được hình thành từ những hiểubiết trong thực tế Ðấy là những dấu hiệu bản chất về sự vật, hiện tượng
Các thuộc tính đó phản ánh vào ngôn ngữ hình thành các nét nghĩa Tậphợp của các nét nghĩa đó trong ngôn ngữ, hình thành ý nghĩa biểu niệm Như
Trang 21vậy, ý nghĩa biểu niệm một mặt thông qua các ý nghĩa biểu vật mà liên hệ vớihiện thực khách quan, mặt khác, lại có quan hệ với khái niệm, qua khái niệm
mà liên hệ với hiện thực ngoài ngôn ngữ
Các nét nghĩa bắt nguồn từ các thuộc tính của các sự vật trong thực tế,tuy nhiên ngôn ngữ của mỗi dân tộc chỉ chọn một số thuộc tính cơ bản có tácdụng xác lập ý nghĩa của từ trong hệ thống
Phân loại các nét nghĩa:
- Nét nghĩa phạm trù (phạm trù vị): Là nét nghĩa lớn nhất, không thuộcmột loại nét nghĩa nào lớn hơn
- Nét nghĩa loại (loại vị): Sự phân hóa tiếp theo của phạm trù vị là loại
vị Ðây là nét nghĩa cũng có ở nhiều từ nhưng nhỏ hơn phạm trù vị Hay nóicách khác, loại vị là sự cụ thể hóa của phạm trù vị
- Biệt vị: Tương tự sự phân hóa ở loại vị, biệt vị là sự biệt loại hóa củaloại vị Có 2 loại biệt vị:
+ Biệt vị tận cùng: Kết quả của sự phân hóa một loại vị nào đó ở mứcthấp nhất
+ Biệt vị đặc hữu: Những nét nghĩa thấp nhất chỉ xuất hiện ở 1 từ,không phải là sự phân hóa của loại vị
Vậy, ý nghĩa biểu niệm của từ là tập hợp của một số nét nghĩa chung vàriêng, khái quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất định Giữa các nétnghĩa có những quan hệ nhất định Tập hợp này ứng với một số ý nghĩa biểuvật của từ Chính vì ý nghĩa biểu niệm của từ là một tập hợp có tổ chức, cóquan hệ, cho nên còn có thể gọi nó là cấu trúc biểu niệm
Phân biệt ý nghĩa biểu niệm và khái niệm: Có thể chỉ ra sự khác nhaugiữa ý nghĩa biểu niệm như sau:
- Khái niệm là sản phẩm của tư duy, do đó chung cho mọi dân tộc còn ýnghĩa của từ là riêng cho từng ngôn ngữ Chính vì vậy, có những ý nghĩa biểu
Trang 22niệm chỉ có trong ngôn ngữ này mà không có trong ngôn ngữ kia Ví dụ, ýnghĩa của các từ ghép đẳng lập phi cá thể (chợ búa, con cái, gà qué, ) hay ýnghĩa của các từ ghép chính phụ sắc thái hóa (xanh lè, đỏ au, ) có trong tiếngViệt mà không có trong tiếng Nga, tiếng Pháp
- Khái niệm có chức năng nhận thức nên tiêu chuẩn đánh giá nó là tínhchân lí, chính vì vậy cho nên những dấu hiệu trong khái niệm là những dấuhiệu phản ánh các thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng trong thực tếkhách quan, đồng thời mỗi khái niệm chỉ ứng với một và chỉ một loại sự vật,hiện tượng trong thực tế mà thôi Còn ngôn ngữ có chức năng giao tiếp và tưduy nên tiêu chuẩn đánh giá nó là sự phù hợp hay không phù với hệ thốngngôn ngữ của từng dân tộc Nghĩa biểu niệm chỉ tiếp nhận những nét nghĩanào cần thiết để lập nên cấu trúc nghĩa của từ trong mối quan hệ với toàn bộ
từ vựng, do đó nó chấp nhận cả hiện tượng nhiều nghĩa, đồng nghĩa Ví dụ,cắt trong hệ thống từ vựng tiếng Việt có quan hệ chặt chẽ với các từ chặt,chém, cưa, thái, hái, xẻ, ; đồng thời cắt không những chỉ có thể diễn đạtđược những hoạt động có tính chất vật lí mà còn có thể diễn đạt được nhữnghoạt động xã hội mang tính chất trừu tượng (trong cắt hộ khẩu, cắt quan hệ, )
Song những điều vừa nói chỉ đúng với ý nghĩa biểu niệm của những từthông thường Trường hợp thuật ngữ khoa học và kĩ thuật, ý nghĩa biểu niệmtrùng với khái niệm
Tóm lại, ý nghĩa biểu niệm và khái niệm vừa giống nhưng cũng vừakhác nhau Cả hai cùng sử dụng những vật liệu tinh thần mà tư duy con ngườiđạt được Song nếu khái niệm bị chi phối bởi các quy luật của nhận thức thì ýnghĩa biểu niệm lại bị chi phối bởi quy luật của giao tiếp và tư duy Có thể nóikhái niệm quan hệ với ý nghĩa biểu niệm ở chỗ nó cung cấp những (vật liệu(tinh thần để ngôn ngữ xây dựng nên ý nghĩa biểu niệm theo những quy tắccấu trúc của mình Do đó, dù mọi dân tộc đều biết tư duy, nhưng hệ thống từvựng ngữ nghĩa của các dân tộc khác nhau
Trang 23* Ý nghĩa biểu thái:
Thuộc phạm vi ý nghĩa biểu thái của từ bao gồm những nhân tố đánhgiá như to, nhỏ, mạnh, yếu, nhân tố cảm xúc như: dễ chịu, khó chịu, sợhãi, nhân tố thái độ như: trọng, khinh, yêu, ghét, mà từ gợi ra cho ngườinói và người nghe
1.1.3 Trường từ vựng ngữ nghĩa
Trước khi các lý thuyết về trường ra đời, thì tư tưởng về mối quan hệngữ nghĩa của các từ trong ngôn ngữ đã được phát biểu Có thể đây là nhữnggợi ý bước đầu để hoàn thiện lý thuyết về trường
Năm 1896, M.M.Pokrovxkij viết: “Từ và ý nghĩa của chúng không tồntại tách rời nhau mà liên kết với nhau trong tư tưởng của chúng ta và độc lậpvới ý thức chúng ta thành những nhóm nhất định Cơ sở để tập hợp nhữngnhóm như vậy là sự đồng nhất hay trái ngược trực tiếp giữa chúng về ý nghĩa.Chúng ta đã biết một cách tiên nghiệm rằng các từ như vậy hoặc giống nhauhoặc song hành với nhau trong sự biến đổi ý nghĩa và trong lịch sử của chúng,chúng ảnh hưởng lẫn nhau Chúng ta cũng biết rằng những từ này được dùngtrong những tổ hợp cú pháp giống nhau” (dẫn theo Đỗ Hữu Châu [5;873])
Năm 1900, H.Osthoff viết: “Có những hệ thống nhất định ý nghĩa phụthuộc lẫn nhau và vị trí ngữ nghĩa của từng yếu tố chỉ có thể được hiểu rõ nhờvào cấu trúc của từng hệ thống đó” (dẫn theo Đỗ Hữu Châu [5;873])
Nhưng nguyên lý của F.de.Saussure mới là bước quyết định hình thànhnên lý thuyết về các trường: “giá trị của bất cứ yếu tố nào cũng do những yếu
tố ở xung quanh quy định” và “chính phải xuất phát từ cái toàn thể làm thànhmột khối để phân tích ra những yếu tố mà nó chứa đựng” (dẫn theo Đỗ HữuChâu [5;873])
Lý thuyết trường chính thức được đưa ra là nhờ công lao của hai nhàngôn ngữ người Đức J.Trier và L.Weisgerber
Trang 24Trier cho rằng trong ngôn ngữ mỗi từ tồn tại trong một trường, giá trịcủa nó là do quan hệ với các từ trong trường quyết định, rằng trường là nhữnghiện thực ngôn ngữ nằm giữa từ (riêng lẻ) với toàn bộ từ vựng, trường quan
hệ với toàn bộ từ vựng cũng như từ quan hệ với trường của mình
L.Weisgerber thì cho rằng cần phải phân tích đến các góc nhìn khácnhau mà tác động giữa chúng sẽ cho kết quả là sự ngôn ngữ hóa một lĩnh vựcnào đó trong cuộc sống Ví dụ, khi nghiên cứu các trường từ chỉ các “tội lỗi”,
“khuyết tật”, L.Weigerber nêu ra hai góc nhìn, thứ nhất là mức độ trách nhiệmcủa người gây ra và thứ hai là các chuẩn mực bị xâm phạm
Nếu lý thuyết của Trier chỉ dừng ở mức gợi ý vì không phân biệt ýnghĩa với khái niệm, các lớp ý nghĩa, từ với khái niệm và quan niệm quá dứtkhoát về ranh giới giữa các trường khái niệm và các vùng khái niệm của từ…thì L.Weisgerber dường như đã căn cứ vào những sự đồng nhất ngữ nghĩa rút
ra từ bên ngoài ngôn ngữ để thành lập trường rồi mới đưa ra các từ trọn vẹn,không phân hóa vào từng trường một
Sau này có Roget, Hallig và Warburg nghiên cứu trường qua cách liệt
kê các danh mục từ Nhưng có thể thấy rằng lý thuyết trường ở buổi đầu này
có tham vọng quá lớn khi chia hết các từ vào các trường, vạch được ranh giớitriệt để giữa các trường, không chấp nhận tình trạng một từ “đi” vào một sốtrường, trong khi từ và nghĩa chưa được sơ bộ “xử lí” một cách thích đáng, đủ
để rút ra những căn cứ nhất quán cho việc phân lập các trường
Ở Việt Nam, giáo sư Đỗ Hữu Châu là người nghiên cứu sớm và cónhiều công trình về lý thuyết trường Định nghĩa trường của ông được rấtnhiều người chấp nhận và sử dụng phổ biến: Trường từ vựng là một tập hợpcác đơn vị từ vựng căn cứ vào một nét đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa
Trên đây là những giới thiệu sơ lược về các định nghĩa trường, dướiđây chúng tôi sẽ đề cập đến những đặc điểm của trường
Trang 251.2 Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa
1.2.1 Tính hệ thống của trường từ vựng - ngữ nghĩa
Hệ thống là một chỉnh thể gồm nhiều yếu tố có quan hệ mật thiết vớinhau và giá trị của mỗi yếu tố là do quan hệ giữa nó với các yếu tố khác trong
hệ thống quyết định Mỗi hệ thống có một chức năng nhất định và có nhữngđiều kiện vật chất nhất định, biểu hiện trong điều kiện vật chất của các yếu tố.Chức năng là tính mục đích của hệ thống và điều kiện vật chất là để đảm bảocho hệ thống có thể hành chức được Toàn bộ những quan hệ và “quan hệ”giữa các quan hệ trong hệ thống lập thành cấu trúc của hệ thống
Trường từ vựng là một tập hợp các đơn vị từ vựng căn cứ vào một nétđồng nhất nào đó về ngữ nghĩa và chúng mang tính hệ thống
Giáo sư Đỗ Hữu Châu viết: “Quan điểm hệ thống về các sự kiện ngônngữ buộc chúng ta phải thừa nhận rằng, một mặt các đơn vị từ vựng (từ, cụm
cố định) là những hệ thống nhỏ nhất - những tế bào của ngôn ngữ - có cấu trúcnội bộ riêng của mình Đó là cấu trúc hình thức, cấu trúc ngữ nghĩa và cấu trúctoàn vẹn hình thức - ngữ nghĩa của từng đơn vị một Mặt khác, từ vựng củamỗi ngôn ngữ cũng là một hệ thống - hệ thống lớn Có cấu trúc riêng Vì từvựng là một hệ thống rất lớn, rất phức tạp và không kín cho nên yếu tố của nó
sẽ không phải trực tiếp là từng đơn vị từ vựng nữa mà là từng hệ thống con, vàquan hệ trong hệ thống từ vựng biểu hiện qua quan hệ giữa các hệ thống con
đó Mỗi hệ thống con là một trường từ vựng Khái niệm trường cũng là mộtkhái niệm có tính thứ bậc (hierarchique), có nghĩa là một trường có thể chiarằng nhiều trường nhỏ hơn Trong một trường, các đơn vị sẽ bộc lộ ràng cácquan hệ với nhau và giá trị của chúng” (dẫn theo Đỗ Hữu Châu [5;34])
Khi phân loại từ ngữ thành các trường mặc nhiên chúng ta thừa nhậntính hệ thống của nó Bởi mỗi trường đều tồn tại một số từ (các yếu tố) và cóchung một nét nghĩa (quan hệ giữa các yếu tố)
Trang 26Ví dụ: Ta khẳng định trường nghĩa “màn, mùng, chăn, khăn, chiếu…”
là một hệ thống, bởi giữa các từ trên có quan hệ với nhau bằng một nét nghĩachung là “dụng cụ để che phủ” Giá trị của mỗi từ nằm ở chỗ nếu thay chúngbằng một từ khác với nét nghĩa không đồng nhất thì tập hợp trên sẽ khôngđược gọi là trường, ví như thay từ “màn” bằng từ “gà”
Tính hệ thống của trường có vai trò rất lớn trong việc nghiên cứu từvựng Như ta đã biết từ vựng của một ngôn ngữ là vô tận, luôn biến đổi theothời gian, nếu nghiên cứu từng từ trong hệ thống ngôn ngữ để chỉ ra đặc điểm
về vốn từ vựng thì e rằng không có công trình nào có thể thực hiện được.Nhưng khi phân loại từ vào các trường, nhờ tính hệ thống của nó mà việcnghiên cứu từ vựng trở nên gọn ghẽ hơn, việc khái quát cái chung từ nhữngcái chung nhỏ hơn sẽ dẽ dàng hơn khái quát từ những chi tiết vụn Mặt khác,
“nắm được quan hệ và giá trị của đơn vị trong nội bộ hệ thống sẽ định đượchướng xác lập trường; ngược lại, xây dựng được trường lại có thể phát hiện ranhững giá trị và quan hệ trong từng đơn vị mà sự nghiên cứu cô lập hóachúng không thấy được
1.2.2 Các loại trường từ vựng - ngữ nghĩa
Theo Giáo sư Đỗ Hữu Châu, có bốn loại trường nghĩa dựa vào quan
hệ ngữ nghĩa trong lòng mỗi trường và giữa các trường với nhau Dạng quan
hệ ngang (hay quan hệ hình tuyến, quan hệ tuyến tính, quan hệ ngữ đoạn) thì
có trường nghĩa ngang với hai loại là trường nghĩa tuyến tính và trườngnghĩa liên tưởng Dạng quan hệ dọc (hay quan hệ trực tuyến, quan hệ hệhình) thì có trường nghĩa dọc với hai loại là trường nghĩa biểu vật và trườngnghĩa biểu niệm
Sau đây là sự trình bày bốn loại trường từ vựng - ngữ nghĩa lầnlượt là trường biểu vật, trường biểu niệm, trường tuyến tính và trườngliên tưởng
Trang 271.2.2.1 Trường nghĩa biểu vật
Một trường biểu vật là một tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩabiểu vật Để có những căn cứ dựa vào đó mà đưa các nghĩa biểu vật của các
từ về trường biểu vật thích hợp, chúng ta chọn các danh từ làm gốc Các danh
từ này phải có tính khái quát cao, gần như là tên gọi của các phạm trù biểu vật
như người, động vật, thực vật, vật thể, chất liệu,… Các danh từ này cũng là
tên gọi các nét nghĩa có tác dụng hạn chế ý nghĩa của từ về mặt biểu vật, lànhững nét nghĩa cụ thể, thu hẹp ý nghĩa của từ Như vậy, chúng ta sẽ đưa một
từ về một trường biểu vật nào đó khi nét nghĩa biểu vật của nó trùng với têngọi của danh từ trên
Ví dụ với từ “tóc” ta có trường:
- Bộ phận của tóc: ngọn tóc, chân tóc, sợi tóc, mái tóc, đuôi tóc,…
- Đặc điểm của tóc:
+ Đặc điểm ngoại hình: bồng bềnh, ngắn, dài, xoăn, thẳng, dễ tre, tóc
tơ, vàng, đen, bạc, trắng, nâu, xanh, đỏ,…
+ Tình trạng của tóc: chẻ ngọn, khỏe, mượt, rối, gãy, đứt, khô, sâu,… + Tạo hình của tóc: xoăn, thẳng, cẩm vân, tóc bằng, tóc tém, đuôi
ngựa, tóc búi, tóc tết,…
Cần chú ý những điểm sau về các trường biểu vật:
So sánh các trường lớn với nhau cũng như so sánh các trường nhỏ trongcùng một trường lớn, chúng ta sẽ thấy chúng rất khác nhau về số lượng từ ngữ
và về tổ chức Nếu lại so sánh các trường cùng một tên gọi (tức cùng danh từ)trong các ngôn ngữ với nhau thì sự khác nhau trên còn rõ hơn nữa
Nếu tạm gọi một trường nhỏ (hay một nhóm nhỏ trong một trường nhỏ)
là một “miền” của trường, thì có thể thấy, các miền trong các trường thuộccác ngôn ngữ rất khác nhau Có những miền trống, tức không có từ ngữ, ởngôn ngữ này nhưng lại không trống ở ngôn ngữ kia, có miền có mật độ cao ở
Trang 28ngôn ngữ này nhưng lại thấp ở ngôn ngữ kia Điều này khẳng định tính ngônngữ và tính dân tộc của các trường biểu vật.
Cần chú ý rằng khi phân lập các trường, chúng ta chú ý đến nghĩa biểuvật chứ không chú ý đến từ Nói rõ hơn phân lập trường không phải là phânloại từ Không phải một từ đã có ở trường này thì không thể có ở trường kiađược nữa vì từ có tính nhiều nghĩa biểu vật, do đó từ có thể nằm trong nhiềutrường biểu vật khác nhau hay trong nhiều trường nhỏ khác nhau tùy tùy theo
số lượng các ý nghĩa biểu vật của nó
Do chỗ có các từ đi vào nhiều trường, cho nên các trường biểu vật cóthể “thấm thấu”, “giao thoa” với nhau Hai trường biểu vật giao thoa với nhaukhi một số từ của trường này cũng nằm trong trường kia
1.2.2.2 Trường nghĩa biểu niệm
Một trường biểu niệm là một tập hợp các từ có chung một cấu trúcbiểu niệm
Cũng như các trường biểu vật, các trường biểu niệm lớn có thể phânchia thành các trường nhỏ và cũng có những “miền” với mật độ khác nhau
Do có hiện tượng nhiều nghĩa biểu niệm, cho nên một từ có thể đi vàonhững trường biểu niệm (hay đi vào những trường nhỏ) khác nhau Vì vậy,cũng giống như các trường biểu vật, các trường biểu niệm có thể “giao thoa”,
“thẩm thấu” vào nhau
Dưới đây là ví dụ về trường biểu niệm dẫn theo ví dụ của Đỗ Hữu Châu.Trường biểu niệm (vật thể nhân tạo)… (thay thế hoặc tăng cường thaotác lao động) (cầm tay):
- Dụng cụ để chia, cắt: dao, cưa, búa, phảng, rìu, liềm, hái,
- Dụng cụ để xoi, đục: đục, dùi, chàng, khoan,…
- Dụng cụ để nện, gõ: búa, vồ, dùi đục, dùi cui,…
- Dụng cụ để đánh bắt: lưới, nơm, đó, đăng, câu, vó, bẫy,
Trang 29- Dụng cụ để mài giũa: giũa, bào, đá mài, giấy ráp,…
- Dụng cụ để kìm giữ: kìm, kẹp, néo, móc,…
- Dụng cụ để chém giết (vũ khí): dao, gươm, kiếm, kích, giáo, đòng,
phủ, việt, qua, nỏ, cung, tên, súng,…
- Dụng cụ để xới đất: cày, cuốc, thuổng, mai, xẻng, bừa, cào,…
- Dụng cụ để lấy, múc: thìa, đũa, muôi, giuộc, gáo,…
Sự phân lập từ vựng thành trường biểu vật và trường biểu niệm như đãnói dựa trên sự phân biệt hai thành phần ngữ nghĩa trong từ Nó phản ánhcách nhìn từ vựng ở hai góc độ khác nhau Tuy nhiên, hai loại trường dọc này
có liên hệ với nhau: nếu lấy những nét nghĩa biểu vật trong cấu trúc biểu niệmlàm tiêu chí lớn để tập hợp thì chúng ta có các trường biểu vật Nhưng khi cầnphân một trường biểu vật thành các trường nhỏ thì lại phải dựa vào các nétnghĩa khác trong cấu trúc biểu niệm
Trái lại, khi phân lập các trường biểu niệm, chúng ta dựa vào cấu trúcbiểu niệm, song khi phân nhỏ chúng ra, đến một lúc nào đó phải sử dụng đếnnét nghĩa biểu vật
Dựa vào ý nghĩa của từ mà chúng ta phân lập được các trường Nhưngcũng chính nhờ các trường, nhờ sự định vị của từng từ một trong trường thíchhợp mà chúng ta hiểu sâu sắc them ý nghĩa của từ
1.2.2.3 Trường nghĩa tuyến tính
Để lập nên các trường nghĩa tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm gốcrồi tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành những chuỗi tuyến tính(cụm từ, câu) chấp nhận được trong ngôn ngữ
Ví dụ trường nghĩa tuyến tính của từ ăn là cơm, cháo, bún,… ít, nhiều,
nhanh, chậm…, lười, tham,… Trường nghĩa tuyến tính của từ học là chăm, lười,… giỏi, dốt, kém, tốt, yếu,…toán, văn, sinh, hóa,…
Trang 30Cùng với các trường nghĩa dọc, các trường nghĩa tuyến tính góp phầnlàm sáng tỏ những quan hệ và cấu trúc ngữ nghĩa của từ vựng, phát hiệnnhững đặc điểm nội tại và những đặc điểm hoạt động của từ.
1.2.2.4 Trường liên tưởng
Nhà ngôn ngữ học Pháp Ch Bally là tác giả đầu tiên của khái niệmtrường liên tưởng Theo ông, mỗi từ có thể là trung tâm của một trường liêntưởng như từ bò của tiếng Pháp chẳng hạn, có thể gợi ra liên tưởng: 1 Bò cái,
bò mộng, bê, sừng, gặm cỏ,… 2 Sự cày bừa, cái cày, cái ách,… 3 Những ýniệm về tính thụ động mà chúng ta gặp trong các lối so sánh trong các thànhngữ Pháp v.v…
Dễ dàng nhận thấy rằng các từ trong một trường liên tưởng là sự hiệnthực hóa, sự cố định từ bằng các ý nghĩa liên hội có thể có của từ trung tâm
Các trường liên tưởng thường không ổn định nên ít có tác dụng pháthiện những quan hệ cấu trúc về ngữ nghĩa của các từ và từ vựng Nhưng nó cótác dụng trong sự giải thích sự dùng từ của các tác giả
Trên đây là các kiểu trường theo phân loại của Đỗ Hữu Châu Trongluận văn này chúng tôi chỉ xác lập và nghiên cứu các trường biểu vật, biểuniệm, trường liên tưởng để hiểu rõ vốn từ của tác giả chứ không xác lậptrường tuyến tính
1.3 Giá trị biểu đạt của trường từ vựng - ngữ nghĩa
1.3.1 Giá trị biểu đạt hiện thực khách quan
Theo quan điểm của Triết học, hiện thực khách quan là thế giới tựnhiên, thế giới vật chất tồn tại độc lập ở bên ngoài, không phụ thuộc vào ýthức của con người Theo đó ta có thể thấy hiện thực khách quan vô cùngrộng lớn và có tác động không nhỏ đến đời sống con người
Đối với các ngôn ngữ tự nhiên, thực tế khách quan của nó là tất cảnhững cái gì ở bên ngoài nó, không kể là các thực tế tồn tại một cách khách
Trang 31quan đối với con người hay là những cái trong thế giới tinh thần của conngười “Tư tưởng”, “tình yêu” cũng là những thực tế khách quan ngoàingôn ngữ.
Nhiều tác giả cho rằng thực tế khách quan ngoài ngôn ngữ là một dảiliên tục, khi đi vào ngôn ngữ được chia cắt thành những phân đoạn (mỗi phânđoạn là một ý nghĩa biểu vật)
Cùng với sự chia cắt thực tế khách quan một cách khác nhau theo từngngôn ngữ, cùng với sự quy loại có tính chất đặc ngữ của từng ngôn ngữ, cùngvới sự có mặt của một ý nghĩa biểu vật trong ngôn ngữ này mà không có mặttrong ngôn ngữ kia, sự đối lập biện chứng giữa những đặc tính bản thể của sựvật, thuộc tính, vận động ngoài ngôn ngữ với những đặc tính bản thể của các
ý nghĩa biểu vật, ta có thể khẳng định một lần nữa: “ý nghĩa biểu vật của các
từ là các ánh xạ của sự vật, thuộc tính, vận động ngoài ngôn ngữ vào ngônngữ, ánh xạ là không hoàn toàn đồng nhất, là có sự cải tạo lại, sự sáng tạo lại,nói tổng quát là có sự ngôn ngữ hóa, sự cấu trúc hóa bởi ngôn ngữ đối vớinhững cái có trong thực tế ngoài ngôn ngữ” [5;777]
J Trier là tác giả đầu tiên đưa khái niệm trường vào ngôn ngữ học
Nhưng Trier dùng khái niệm trường khái niệm và trường từ Mỗi trường khái
niệm là một tập hợp những khái niệm tương ứng với một lĩnh vực của thực tế
và là kết quả của sự chia cắt thực tế theo cách riêng của từng ngôn ngữ: “Mỗingôn ngữ phân chia thực tế theo cách của mình, do đó mà tạo ra cách nhìn củamình đối với thực tế và thiết lập nên những khái niệm riêng của mình” (dẫntheo Đỗ Hữu Châu, [5;779] Mỗi một trường khái niệm là một cấu trúc trong
đó mỗi khái niệm không độc lập mà theo tinh thần của F de Sausure, bị quyđịnh bởi những quan hệ với các khái niệm khác nằm trong cùng trường Mỗitrường khái niệm được các từ phủ lên trên, mỗi từ ứng với một khái niệm, các
từ phủ lên trên một trường khái niệm được gọi là trường từ Theo Trier, giồng
Trang 32như một tác phẩm khảm ghép, trường từ phủ kín lên trường khái niệm khôngmột chỗ trống.
Quay lại với trường từ vựng - ngữ nghĩa, nghĩa của nó là nét nghĩachung của các từ trong trường, mỗi từ trong trường đều có nét nghĩa chung đó
Một trường biểu vật là một tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩabiểu vật Thế nên, nhờ các nét nghĩa biểu vật chung đấy mà hiện thực kháchquan được thể hiện rõ nhất Ví dụ khi xác lập trường nghĩa biểu vật “bộ phận
cơ thể người” trong tư duy của ta sẽ phân tách các từ có khả năng vào trườngthành các nét nghĩa nhỏ
Tay: bộ phận cơ thể người/ở phần thân trên/có tác dụng cầm, nắm, ném…Chân: bộ phận cơ thể người/ở phần thân dưới/có tác dụng giúp cơ thểđứng thẳng, di chuyển
Miệng: bộ phận cơ thể người/ở phần mặt/có tác dụng ăn, nói…
Mắt: bộ phận cơ thể người/ở phần mặt/có tác dụng nhìn
…
Ta thấy các từ trên có chung một ý nghĩa biểu vật là bộ phận cơ thểngười, chính vì vậy chúng được tập hợp vào trường biểu vật là “bộ phận cơthể người”
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là các trường biểu niệm khôngphản ánh hiện thực khách quan Nó cũng phản ánh hiện thực khách quanmột cách sâu sắc Ví dụ: trường biểu niệm (vật thể nhân tạo)… (phục vụsinh hoạt)
- Dụng cụ để ngồi, nằm: ghế, giường, phản, đi văng…
- Dụng cụ để đặt: bàn, giá, gác, xích đông,…
- Dụng cụ để chứa, đựng: tủ, rương, hòm, vali, chạn…
- Dụng cụ để mặc, che thân: áo, quần, sơmi, khăn, khố…
- Dụng cụ để che, phủ: màn, mùng, khăn, chăn, chiếu…
Trang 33Từ các ví dụ trên một lần nữa khẳng định trường từ vựng - ngữ nghĩa
có chức năng biểu đạt hiện thực khách quan, thông qua sự biểu đạt của các từtrong trường
Các trường từ là những tập hợp mở, nó phong phú và đa dạng như sựphong phú, đa dạng của từ ngữ Chính vì thế hiện thực khách quan mà nóphản ánh không thua kém gì từ, từ bộ phận cơ thể người, các hiện tượng thiênnhiên cho đến tính chất, trạng thái của sự vật…
1.3.2 Giá trị biểu đạt tư tưởng, tình cảm của chủ thể sáng tạo
Chủ thể sáng tạo trong ngôn ngữ học là những người làm ra văn bảnngôn từ: bài thơ, bài văn, bài báo, bài tiểu luận, báo cáo khoa học… hay đơnthuần chỉ là một văn bản nói trong giao tiếp hàng ngày
Tuy nhiên khi nghiên cứu tác phẩm văn học theo hướng ngôn ngữ học,
ta cũng cần phải hiểu thêm rằng, chủ thể sáng tạo hay còn gọi là tác giả vănhọc, ngoài việc tạo ra văn bản ngôn từ còn là “người có ý kiến riêng về đờisống và thời cuộc Đó là người phát biểu một tư tưởng mới, quan niệm mới,một cách hiểu mới về các hiện tượng đời sống, bày tỏ một lập trường xã hội
và công dân nhất định Xét về đặc trưng, tác giả văn học là người xây dựngthành công các hình tượng nghệ thuật độc đáo, sống động, có khả năng tồn tạiđược trong sự cảm thụ thích thú của người đọc Về mặt nghề nghiệp, tác giảvăn học là người xây dựng được một ngôn ngữ nghệ thuật mới, có phongcách, giọng điệu riêng, có bộ mặt riêng trong thể loại, có hệ thống hình ảnhbiểu tượng đặc trưng riêng” [12;289]
Có thể hiểu rằng, không một chủ thể sáng tạo nào sáng tạo ra văn bảnngôn từ mà không hướng đến một mục đích nào đó, có thể là giao tiếp, báocáo, tư duy, trình bày quan điểm, đối với các nhà văn, nhà báo thì nhu cầu thểhiện tâm tư tình cảm của họ cao hơn hẳn người làm các ngành nghề khác nênviệc tạo ra văn bản ngôn từ phần lớn là để phục vụ nhu cầu này
Trang 34Từ vựng là một trong những phương tiện đắc lực giúp nhà văn thể hiện
rõ ý đồ của mình Hệ thống từ vựng trong tác phẩm, hay nhiều tác phẩm củamột tác giả giúp ta thấy được phong cách và tình cảm của nhà văn Chúng ta
sẽ thấy rõ điều này thông qua việc xác lập và giải nghĩa các trường từ vựng ngữ nghĩa trong tác phẩm
-Ví dụ trong tác phẩm Bác ơi của nhà thơ Tố Hữu, ta sẽ thấy trường từ nói về những sự vật quen thuộc gắn liền với Bác: vườn cau, gốc dừa, lối sỏi,
thang gác, chuông nhỏ, phòng lặng, rèm buông, trái bưởi, hoa nhài… từ
trường từ đó nói lên sự nhớ thương, đau xót của nhà thơ trước sự ra đi củaBác Cảnh vật vẫn còn đó mà Bác đã không còn, mặt khác từ những sự vậtđơn sơ, gần gũi đó nhà thơ ngầm thể hiện sự cảm phục, tiếc thương sâu sắcđến Bác - một nhân cách lớn, một lối sống giản dị quên mình vì mọi người
Hay trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, để thể hiện sự tha
hóa của Chí Phèo sau khi đi tù về, tác giả đã sử dụng những từ ngữ, mà chúng
ta có thể tập hợp thành một trường từ tả ngoại hình của Chí Phèo: (đầu) trọc
lốc, (răng) trắng hớn, (mặt) đen, câng câng, (mắt) gườm gườm…
Sở dĩ trường từ có chức năng biểu đạt tư tưởng, tình cảm của chủ thểsáng tạo là do trong quá trình sáng tác, tác giả đã rất cân nhắc trong việc sửdụng từ ngữ để phục vụ cho ý đồ của mình Các từ này, tập hợp với nhau bởicác nét nghĩa chung thành một trường nên cũng biểu hiện ý đồ đó Tuy nhiên,khi xếp từ thành các trường ta sẽ thấy rõ hơn, tập trung hơn điều tác giả muốngửi gắm bằng việc sử dụng các từ ngữ đó
Từ giá trị biểu đạt tư tưởng tình cảm của chủ thể sáng tạo của cáctrường từ vựng - ngữ nghĩa, ta càng thấy rõ hơn vai trò của việc nghiên cứu từvựng theo hệ thống, tức là xếp chúng thành các trường
Trang 35Tiểu kết chương 1
Từ những trình bày trên, ta có cái nhìn tổng quát về từ, nghĩa của từ vàtrường từ vựng ngữ nghĩa Từ vựng của mỗi ngôn ngữ đều có tính hệ thống,vậy nên khi nghiên cứu từ vựng chúng ta cũng phải nghiên cứu có hệ thống,bằng cách xác lập các trường và giải nghĩa chúng Việc xác lập trường ta dựavào việc xác định những nét nghĩa chung của các từ trong trường
Trong ngôn ngữ, từ và ngữ luôn tập trung với nhau theo một phạm vichủ đề nào đó Điều này phụ thuộc nhiều vào hiện thực khách quan, hay nóicách khác là hiện thực khách quan quy định chủ đề cho sự tập trung của các
từ, ngữ Ví dụ khi nói về màu sắc ta sẽ có các từ như vàng, xanh, trắng, đỏ…khi nói đến mặt người ta sẽ có các từ mặt, mũi, mắt, môi, xinh, xấu… Giữacác từ này có quan hệ với nhau và tạo thành trường Cần phải nhấn mạnhrằng, cái kết gắn các từ trong một trường không phải là nó mà chính là nghĩacủa nó
Tùy theo hiện thực phản ánh ta nhận thấy rằng trong trường từ cónhững từ có vị trí quan trọng Khi áp dụng vào nghiên cứu tác phẩm thì các từ
có vị trí quan trọng sẽ là các từ được lặp đi lặp lại nhiều lần với tần số xuấthiện cao Các từ này gọi là các từ trung tâm, từ khóa còn các từ còn lại ta gọi
là các từ biên Khi giải nghĩa trường từ vựng - ngữ nghĩa ta cần đặc biệt lưu ýđến những từ khóa này, bởi nó nắm bắt “linh hồn” của cả trường mà ta đanggiải nghĩa
Dựa vào nét nghĩa của các từ ta còn có thể phân ra các loại trường nhưtrường biểu vật, trường biểu niệm hay trường tuyến tính, trường liên tưởng.Việc giải nghĩa các trường ta sẽ dựa vào đặc tính thể hiện hiện thực kháchquan và thể hiện tâm tư tình cảm của trường để giải nghĩa
Trang 36Chương 2 TRƯỜNG TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA VỀ QUÊ HƯƠNG
2.1 Ngữ liệu của trường từ vựng - ngữ nghĩa về quê hương
2.1.1 Tổng quan về tài liệu khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát phần 5 Quê hương và thời cuộc trong
Tuyển tập mười năm của nhà báo Phan Quang Toàn phần gồm 52 bài và
161 trang
Sau khi xử lý ranh giới từ, xác định ý nghĩa của các từ chúng tôi thống
kê được 79 từ nói về chủ đề quê hương
2.1.2 Phân loại các từ
Dựa vào đặc điểm của 81 từ đã thống kê được, chúng tôi tiến hànhphân loại theo cấu tạo và tần số xuất hiện Sự phân loại được biểu hiện theobảng biểu sau:
Từ, cụm từ Số lần xuất hiện
Từ đơn
cháuchaônghòcậuchùalúa
8322111
= 18 từ
Từ ghép
mai vàngcháu concâu hòtiếng hò
7444
Trang 37Từ ghép
ông ngoại
bà concháu ngoạiphá Tam Giangông bà
Ba Lòng
bà côbác họ
bó lúachén trà hươngchiếc chumcon cáicon gáicon trâucon suốiđền làng
em họgáo dừagia phảgiếng lànggió Làogiọng hò
họ hàng
họ mạclàng Thượngnhịp hòngã ba Ngô xáông bác
4322211111111111111111111111
Trang 38ông nộirặng núirơm rạtruông nhà Hồsông Nhùngsông Thạch Hãn
111111
= 61 từ
2.1.3 Nhận xét
Sau khi thống kê và phân loại các từ ngữ nói về chủ đề quê hương
trong phần 5 quê hương và thời cuộc chúng tôi có một vài nhận xét như sau:
- Về số lượng: Số lượng từ khảo sát được tương đối nhiều với 79 từ bởitrong 52 bài của phần 5 Quê hương và thời cuộc chỉ có 2 bài viết về chủ đềquê hương
- Trong số các từ chúng tôi đã thống kê có một số từ lặp đi lặp lại nhiều
lần như từ cháu xuất hiện 8 lần; tiếng hò, câu hò, ông ngoại, cháu con xuất hiện 4 lần; cha, bà con xuất hiện 3 lần…
- Liên quan đến từ “hò” xuất hiện nhiều cách gọi khác nhau như nhịp
hò, câu hò, tiếng hò, giọng hò.
- Các từ đã khảo sát đều là những từ quen thuộc trong lời ăn tiếng nóihàng ngày, không có từ mang ý nghĩa trừu tượng, khó hiểu
- Lớp từ chúng tôi khảo sát được chủ yếu là từ toàn dân, không có từđịa phương hay biệt ngữ
- Các từ ngữ trên chủ yếu là danh từ chỉ địa danh, chỉ cảnh vật, chỉquan hệ thân tộc, chứ không có các tính từ trực tiếp gọi tên tình cảm của ôngđối với quê hương
Trang 392.2 Sự phân bố về các tiểu trường theo chủ đề quê hương
2.2.1 Tiêu chí phân lập các tiểu trường
Dựa vào lý thuyết của ttv-nn, các tiểu trường được tập hợp bởi những
từ có nét nghĩa đồng nhất
Các từ đã thống kê được đều có nét nghĩa chung chỉ quê hương Khiphân lập chúng thành những tiểu trường thì phải dựa vào những nét nghĩakhác, nếu chúng đồng nhất với nhau thì tập hợp thành các tiểu trường Tức làngoài nét nghĩa chung, lớn nhất chỉ quê hương chúng ta dựa vào sự đồng nhấtcủa những nét nghĩa nhỏ hơn để phân lập thành các tiểu trường
2.2.2 Các tiểu trường nói về chủ đề quê hương
Từ lớp từ khảo sát được chúng tôi dựa vào những nét nghĩa chung chiachúng thành bốn trường: trường từ về địa danh quê hương - đất nước, trường
từ về quan hệ thân tộc, trường từ về sinh hoạt truyền thống tâm linh, trường từ
về cảnh vật quê hương gắn với kỷ niệm tuổi thơ
2.2.2.1 Trường từ về địa danh quê hương - đất nước: Ba Lòng, làng
Thượng, ngã ba Ngô xá, phá Tam Giang (2), sông Nhùng, sông Thạch Hãn, truông Nhà Hồ
2.2.2.2 Trường từ về quan hệ thân tộc: bà con (3), bà cô, bác họ, cậu,
cha (3), cháu (8), cháu ngoại (2), cháu con (4), con cái, con gái, em họ, họ hàng, họ mạc, ông (2), ông bà (2), ông bác, ông ngoại (4), ông nội, tiên tổ (5).
2.2.2.3 Trường từ về sinh hoạt truyền thống, tâm linh: bàn thờ (4),
chùa, đền làng, giỗ (3), kỵ, nén hương, tết (5).
2.2.2.4 Trường từ về cảnh vật quê hương gắn với kỷ niệm tuổi thơ: bó
lúa, câu hò (4), con suối, con trâu, chiếc chum, chén trà hương, gáo dừa, giếng làng, gió Lào, giọng hò, hò, lúa, mai vàng (7), nhịp hò, rặng núi, rơm
rạ, tiếng hò (4).
Trang 402.3 Giá trị biểu đạt của các trường về quê hương
2.3.1 Trường từ về địa danh quê hương - đất nước
Quê hương với mỗi người không phải là khái niệm mơ hồ, trừu tượng
mà luôn gắn với một địa danh nào đó Nói cách khác nói đến quê hương là nóiđến một vùng đất, bao gồm các dấu hiệu về địa lý như sông, suối, núi, non…nơi con người sinh ra và lớn lên
Trong các bài viết về quê hương trong ttmn của nhà báo Phan Quang,chúng tôi đã thống kê được những từ chỉ địa danh quê hương ông và tập hợp
thành trường từ về địa danh quê hương, đất nước: Ba Lòng, làng Thượng,
ngã ba Ngô xá, phá Tam Giang (2), sông Nhùng, sông Thạch Hãn, truông Nhà Hồ
Theo trang Trí thức Việt (www.vietgle.vn) thì:
Ba Lòng là thung lũng ở trung lưu sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị,phía trên là sông Đa krông phía dưới là sông Thạch Hãn Đây là khu căn cứvững chắc trong thời kỳ chống Pháp
Phá Tam Giang là đầm phá nước lợ lớn nhất tiêu biểu nhất ở Việt Nam.Phá Tam Giang giới hạn phía Bắc cửa sông Ô Lâu, phía Nam là cửa sôngHương thông với biển qua cửa biển Thuận An, thuộc địa phận 12 xã củahuyện Quảng Điền, huyện Phong Điền và huyện Hương Trà Phá Tam Giangxưa rất sâu và thường có những con sóng lớn làm đắm ghe thuyền, chính vìvậy nó được biết đến là một vùng đất nguy hiểm qua câu ca dao:
Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang
Sông Nhùng là phụ lưu bên phải của sông Thạch Hãn, thuộc huyện HảiLăng, tỉnh Quảng Trị, sông cắt ngang quốc lộ 1 A ở phía Nam TX Quảng Trị