1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ

89 2,4K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

Nhân vật của nhà văn sắc nét và rất đa dạng với đủ các tầng lớp người Việt Nam từ nông dân, địa chủ, quan lại, công chức đến những kẻ vô giáo dục, lưu manh… Tiểu thuyết Số đỏ là một tron

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CHOI YOUNG LAN

TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT TRÀO PHÚNG

CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG

QUA TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ

Luâ ̣n văn Tha ̣c sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam

Mã số: 60.22.34

Người hướ ng dẫn khoa học: PGS.TS Hà Văn Đức

Hà Nội – 2009

Trang 2

2.1 Giai đoạn trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945 6

2.2 Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến năm 1986 8

2.3 Giai đoạn từ sau năm 1986 đến nay 9

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cư ́ u 11

4 Đo ́ ng góp mới của luâ ̣n văn 12

5 Phương pha ́ p nghiên cứu 12

6 Cấu tru ́ c của luâ ̣n v ăn 12

Chương 1: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA TIỂU THUYẾT

TRÀO PHÚNG NÓI CHUNG VÀ TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ CỦA

VŨ TRỌNG PHỤNG

14

1.1 Khái lược về trào phúng 14

1.2 Nghệ thuật trào phúng trong văn học hiện thực phê phán 15

1.3 Tiểu thuyết trào phúng Số đỏ của Vũ Trọng Phụng 22

Chương 2: NHÂN VẬT TRÀO PHÚNG TRONG TIỂ U THUYẾT SỐ ĐỎ 28

2.1 Khái niệm nhân vật trào phúng 28

2.2 Nhân vật trào phúng trong tiểu thuyết Số đỏ 29

2.2.1 Nhân vật trung tâm – Xuân Tóc Đỏ 30

2.2.2 Các chân dung nhân vật khác 36

2.2.3 Nhân vật đám đông 46

Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG TRÀO PHÚNG 50

3.1 Khái niệm tình huống trào phúng 50

3.2 Nghệ thuật xây dựng tình huống trào phúng trong

tiểu thuyết Số đỏ

52

Trang 3

3.2.1 Tình huống ngẫu nhiên 52

3.2.2 Tình huống mang tính chất vô nghĩa lý của nhân vật 56

3.2.3 Tình huống hiểu nhầm 61

Chương 4: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRÀO PHÚNG TRONG TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ 64

4.1 Ngôn ngữ 65

4.1.1 Từ ngữ quen thuộc của nhân vật 65

4.1.2 Ngôn ngữ mang tính hài hước 68

4.1.3 Ngôn ngữ đối thoại 70

4.1.4 Ngôn ngữ trần thuật 74

4.2 Giọng điệu trần thuật 75

4.2.1 Giọng điệu châm biếm - đả kích 76

4.2.2 Giọng điệu hài hước, hóm hỉnh 78

4.2.3 Giọng điệu giễu nhại 80

KẾT LUẬN 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là một trong những nhà văn xuất sắc của thế

kỷ XX, đặc biệt là trong giai đoạn 1930 – 1945 Những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng được sáng tác theo phương pháp hiện thực phê phán đã vẽ nên bức tranh tương đối toàn diện về hiện thực xã hội Việt Nam thời thực dân nửa phong kiến Nhân vật của nhà văn sắc nét và rất đa dạng với đủ các tầng lớp người Việt Nam từ nông dân, địa chủ, quan lại, công chức đến những kẻ vô giáo dục, lưu manh… Tiểu

thuyết Số đỏ là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn và đó cũng là tác

phẩm tiêu biểu nhất cho nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng

Vũ Trọng Phụng không phải là nhà văn đầu tiên sử dụng nghệ thuật trào phúng trong các sáng tác của mình Trong lịch sử văn học Việt Nam có rất nhiều tác phẩm trào phúng hoặc có yếu tố trào phúng như truyện tiếu lâm, truyện Trạng Quỳnh, truyện Trạng Lợn, thơ Hồ Xuân Hương, thơ Nguyễn Khuyến, thơ Tú Xương, thơ Tú Mỡ, thơ Đồ Phồn, truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan v.v Một trong những nguyên nhân khiến văn học trào phúng rất phát triển ở Việt Nam có thể là nhân dân Việt Nam hay cười, thích cười, biết cười, và giỏi nghệ thuật gây cười Họ là một dân tộc lạc quan, luôn có ý thức sử dụng tiếng cười để tống tiễn thói hư tật xấu, để vượt qua những nỗi khổ nhục “cười ra nước mắt” Nhưng đồng thời tiếng cười cũng mang tính nhân loại nữa Nước nào cũng có truyện cười, truyện cười có mặt cả trong văn học bình dân và văn chương bác học Cả thế giới

không nín được cười khi đọc Đônkihôtê, chàng hiệp sĩ xứ Mantra của Xécvantéc

hay khi xem các vở hài kịch của Sêchxpia, của Môlie… Như vậy, nghệ thuật trào phúng vốn nảy sinh từ trong dân gian, nó “xưa như trái đất” vậy Nhưng sắc thái tiếng cười lại muôn hình muôn vẻ Vũ Trọng Phụng là một nhà văn tạo được sắc

thái tiếng cười riêng, độc đáo cho mình Số đỏ của ông là một tiếng cười như thế

Vũ Trọng Phụng đã sáng tác Số đỏ với một bút pháp trào phúng, mỉa mai, châm

biếm có tần suất dày đặc làm nên sức mạnh của một khối bộc phá tung hê cái xã hội thực dân nửa phong kiến ô trọc, rởm đời thời bấy giờ

Trang 5

Ở Hàn Quốc cũng có nhiều tiểu thuyết trào phúng như Số đỏ xuất hiện vào

thời kỳ thuộc Nhật Từ những sự gặp gỡ mang tính thế giới đó, chúng tôi có thể khẳng định nghệ thuật trào phúng là một yếu tố tất yếu để bộc lộ mâu thuẫn và nghịch lý trong xã hội

Trong luận văn này, tuy người viết không so sánh tiểu thuyết Số đỏ và

những tiểu thuyết trào phúng của Hàn Quốc nhưng sẽ tiếp cận vấn đề nghệ thuật trào phúng bằng góc nhìn của một học viên nước ngoài, làm rõ nét đặc trưng nghệ

thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng, từ đó qua lăng kính tiểu thuyết Số đỏ sẽ soi

chiếu xã hội thực dân nửa phong kiến thời bấy giờ

Chúng tôi nhận thấy nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng rất độc đáo

và đặc sắc; chính vì muốn nhấn mạnh nghệ thuật trào phúng là một yếu tố đặc biệt

quan trọng làm nên Số đỏ, chúng tôi đã đặt cho luận văn này cái tên: Tìm hiểu

nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ trước Cách mạng tháng Tám đến nay, vấn đề Vũ Trọng Phụng là một trong những vấn đề gây nhiều bàn cãi trong giới nghiên cứu văn học Đến nay chưa hẳn đã ngã ngũ vì tác phẩm của nhà văn này quá phức tạp và chứa đầy mâu thuẫn Đến nay, việc nghiên cứu vấn đề về tác gia và tác phẩm Vũ Trọng Phụng cũng đạt được nhiều bước tiến đáng kể nhưng để tránh sự trình bày không cần thiết, chúng tôi chỉ tập trung vào vấn đề nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng, nhất là

nghệ thuật trào phúng trong tiểu thuyết Số đỏ Bởi đây là những gợi ý trực tiếp cho

đề tài nghiên cứu của chúng tôi

Có thể nói các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng có một số phận đặc biệt, phải chịu bao thăng trầm trong quá trình nghiên cứu; ở vào những giai đoạn có sự biến

đổi xã hội sâu sắc, tác phẩm của ông càng lắm phen trồi sụt

2.1 Giai đoạn trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945

Giai đoạn những năm trước Cách mạng tháng 8, “viết về Vũ Trọng Phụng chủ yếu là những người bạn văn, đồng nghiệp của ông” [40, 12] Năm 1936, sau

khi Vũ Trọng Phụng cho đăng tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ trên báo Hà Nội rồi tiểu

Trang 6

thuyết Vũ Trọng Phụng làm chấn động dư luận và đã trở thành một cơn “sốc” trong văn học Việt Nam là vì tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đã được thể hiện sự thật cuộc sống xã hội bấy giờ với cách nhìn mới mẻ “Cách viết táo bạo của Vũ Trọng Phụng, đặc biệt là viết về cái dâm ở nhiều nhân vật đã gây nên sự khó chịu

của một số người như Thái Phỉ và Nhất Chi Mai” [2, 16] Qua bài Văn chương

nhiều mà còn nói mô ̣t cách thái quá về cái dâm Theo ông Thái Phỉ, văn chương phải có tính nghệ thuật, phải thanh tú, tao nhã Mặc dù miêu tả về một cái gì xấu xa bẩn thỉu, nó phải đạt được đến chỗ hoàn toàn của nghệ thuật thì nó mới được gọi là văn chương Hơn nữa ông Thái Phỉ chê cả tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng lẫn văn học Pháp: “Nhưng giá các cụ biết thưởng thức cái văn chương dâm uế ấy ở trong văn học Pháp thì các cụ sẽ biết rằng ở người ta, tuy dâm uế mà vẫn là văn chương”

[1, 206] Trong bài Dâm hay không dâm?, Nhất Chi Mai cho rằng Vũ Trọng

Phụng chỉ dùng những chữ bẩn thỉu để thể hiện xã hội u ám mà thôi chứ không thấy một tia hy vọng nào cả để ra khỏi, khắc phục những hoàn cảnh này: “một nhà văn nhìn thế gian qua cặp kính đen, có một bộ óc cũng đen và một nguồn văn càng đen nữa” [40, 139] Sau khi Vũ Trọng Phụng qua đời tháng 10 năm 1939, tạp chí

Tao Đàn số đặc biệt về Vũ Trọng Phụng (tháng 12 năm ấy) đăng bài viết phê bình

về nhà văn Vũ Trọng Phụng của những nhà văn tên tuổi: Tam Lang, Nguyễn Tuân, Thanh Châu, Ngô Tất Tố, Trương Tửu, Lưu Trọng Lư Ngay từ thời đó, các tác

phẩm của ông đã nhận phải những đánh giá trái chiều Trong bài Địa vị Vũ Trọng

Phụng trong văn học Việt Nam cận đại (1939), Trương Tửu nhận xét ngòi bút của

Vũ Trọng Phụng rằng: “viết Giông tố, viết Làm đĩ, viết Số đỏ, viết Trúng số độc đắc, hai cái tiểu thuyết tả chân đến tàn ác, hai cái tiểu thuyết trào phúng đến chua

xót” [27, 69] Nhưng Vũ Ngọc Phan viết bài Một lối văn riêng, một người bút tả

chân sắc sảo, lỗi lạc (1942) lại phê phán nghệ thuật trào phúng rằng: “Số đỏ của

Vũ Trọng Phụng là một quyển tiểu thuyết hoạt kê, nhưng một lối hoạt kê không lấy

gì làm cao cho lắm” [27, 99], “Cái lối khôi hài của ông trong Số đỏ là một lối khôi

hài nông nổi, tuy nhạo đời, nhưng không căn cứ” [27, 99]

Trang 7

2.2 Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến năm 1986

Trong suốt một thời gian dài sau 1945 tác phẩm của Vũ Trọng Phụng bị rơi vào “nghi án văn học” Phải chờ tới khi công cuộc đổi mới được tiến hành, vấn đề

Vũ Trọng Phụng mới dần được sáng tỏ Trong bài Nhớ Vũ Trọng Phụng (1956),

Hoàng Cầm cho rằng, nhờ tác phẩm của Vũ Trọng Phụng nói chung, tiểu thuyết Số

đỏ nói riêng, chúng ta thêm hiểu bô ̣ mă ̣t đểu cáng của xã hô ̣i dưới chế độ phong

kiến nửa thực dân Pháp Đồng thời Hoàng Cầm khẳng định và đề cao văn nghiệp của Vũ Trọng Phụng: “chúng ta càng cần suy nghĩ về những điều Vũ Trọng Phụng tuy chưa nói ra, nhưng đã ký thác trên giấy, đó là nguyện vọng được sống, được

xây dựng một xã hội tốt đẹp của con người” [27, 123-124] Qua bài viết Vũ Trọng

Phụng và những tác phẩm của anh (1956), Nguyên Hồng chỉ ra cả những tích

cực và ha ̣n chế trong sáng tác của Vũ Tro ̣ng Phụng Ông nhận xét Vũ Trọng Phụng

trong tiểu thuyết Số đỏ nhìn xã hội đương thời với con mắt mỉa mai , con mắt ấy

mô ̣t mă ̣t phát hiê ̣n ra những vấn đề hết sức tiêu cực trong xã hô ̣i đương thời nhưng

mă ̣t khác nhãn quan ấy do chưa đón bắt được ánh sáng cách mạng nên mới chỉ có phá mà chưa có xây : “không nắm được thực tế cách mạng, có sự sống thực tế đấu tranh cách mạng, hiểu biết và nhìn thấy con đường đi của cách mạng” [27, 129]

Trong bài Vũ Trọng Phụng (1957), Trương Chính đã phân tích những tác phẩm

của Vũ Trọng Phụng như Giông tố, Vỡ đê trong đó, ông nhâ ̣n xét về Số đỏ như sau: “Số đỏ là một thiên trào phúng trong đó ông có đưa ra một số hiện tượng quá quắt về sự Âu hóa trên hình thức để mạt sát, cho nên ta thấy ông có vẻ đúng, nhưng

tư tưởng chủ đạo bao trùm cả tác phẩm thì có phần lệch” [40, 207] Năm 1957,

Văn Tâm đã xuất bản một quyển sách nhan đề Vũ Trọng Phụng nhà văn hiện

thực Chương VI của sách này là riêng về đặc trưng nghệ thuật của Vũ Trọng

Phụng Ông đánh giá về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng là “không phải chỉ nằm trên mức độ trào lộng thấp kém, pha trò một cách vô tư, phủ nhận những nhân tố thứ yếu, cục bộ; mà chính đã tiến tới trình độ phúng thích: phá hoại toàn

bộ hệ thống, phủ định những đặc tính cơ bản của đối tượng, gây được sự hờn ghét,

lòng khinh bỉ đến căm thù trong độc giả” [41, 228-229] Trong bài Vũ Trọng

Trang 8

Phụng nhà văn tả chân bất hủ (1960), Nguyễn Duy Diễn nhận xét tiếng cười của

tiểu thuyết Số đỏ là có khi thì mỉa mai, có khi thì chua chát, hóm hỉnh và ngòi bút

trào lộng phóng đại cũng rất thực, không phi thường, vừ a ta ̣o nên tiếng cười , vừa phục dựng đầy đủ về hiện thực xã hội lúc ấy Ta gă ̣p những trường hợp nhà nghiên cứu không nhất quán trong viê ̣c đưa ra những nhâ ̣n đi ̣nh về sáng tác của Vũ Trọng

Phụng Vũ Đức Phúc chẳng ha ̣n Trong bài nghiên cứu Nghệ thuật trào phúng của

tác phẩm Số đỏ (1964) đã đánh giá cao Vũ Trọng Phụng: “Với lối văn châm biếm

sắc sảo, tác giả đã cường điệu nhiều hiện tượng của cuộc sống, nhưng nói chung có phản ánh chân thực và phê phán đích đáng toàn bộ những mặt xấu xa của lối sống

tư sản ở thành thị” [40, 290] Nhưng đến bài Vũ Trọng Phụng – nhà văn tự nhiên

“sáng tác của Vũ Trọng Phụng có một số yếu tố hiện thực rất tốt, nhất là khi Vũ đả kích xã hội trưởng giả, nhưng những yếu tố ấy lại xen lẫn với nhiều yếu tố độc hại

làm cho khá nhiều sáng tác bị hỏng đi một cách đáng tiếc” [40, 294] Bài viết Vũ

Trọng Phụng (1965) của Phạm Thế Ngũ khái quát đề tài Số đỏ là câu chuyện của

thằng ma cà bông Xuân Tóc Đỏ và đây là câu chuyện mang tính yếu tố châm biếm

hài hước Trong Xuân Tóc Đỏ, một tính cách điển hình được hư cấu theo nghệ

thuật phóng đại (1974), Phan Cự Đệ đã phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật

của Số đỏ, đặc biệt là Xuân Tóc Đỏ với nghệ thuật phóng đại Đến những năm 80 thì chúng ta mới gặp được những nhận định công bằng đối với tiểu thuyết Số đo ̉

Nguyễn Hoành Khung trong bài Số đỏ (1984) đã khẳng đi ̣nh dứt khoát : “với trình

độ tiểu thuyết già dặn, bút pháp châm biếm đặc biệt sắc sảo, Số đỏ là một trong

những thành tựu nghệ thuật đặc sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại, nhất là trong thể loại tiểu thuyết trào phúng” [10, 1552]

2.3 Giai đoạn từ sau năm 1986 đến nay

Giai đoạn này nhiều nhà nghiên cứu đã thẳng thắn ca ngợi bút pháp trào

phúng của Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết Số đỏ là độc đáo, là trình độ bậc thầy

Quá trình đổi mới tư duy giúp làm các nhà nghiên cứu mạnh dạn đưa vào sử dụng những phương pháp luận nghiên cứu mới và vì thế đã lý giải được nhiều hiện

Trang 9

tượng văn học quá khứ một cách thuyết phục Nhiều nhà phê bình đề cập đến một

số vấn đề về nghệ thuật trào phúng trong tiểu thuyết Số đỏ thông qua hình thức

ngôn ngữ, cách thức xây dựng hình tượng nhân vật Năm 1987, Vũ Ngọc Phan

đánh giá lại tiểu thuyết Số đỏ, khẳng đi ̣nh tác giả có tài làm nổi bật lên diê ̣n ma ̣o và

tính cách nhân vật theo phong cách trào lộng dân gian Theo ông, tác phẩm của Vũ Trọng Phụng tuy có hạn chế nhưng đã miêu tả hết sức sắc sảo về một xã hội chứa đầy mâu thuẫn Năm 1997, Nguyễn Hoành Khung thêm mô ̣t lần nữa bày tỏ sự tâm

đắc của mình với Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ: Tiếng cười trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ đã “nhắm thẳng vào cái xã hội trưởng giả thành thị học

đòi văn minh rởm khi đó Ngòi bút trào phúng cay độc của Vũ Trọng Phụng đã tung hoành thoải mái, đả kích tới tấp vào toàn bộ cái xã hội nhố nhăng thối nát” [28, 427-428] Nguyễn Đăng Mạnh có nhiều bài viết về V ũ Trọng Phụng , trong đó

có bài Vũ Trọng Phụng – nhà văn lớn, một hiện tượng văn học phức tạp (1987)

và bài Tiểu thuyết Số đỏ và tài nghệ Vũ Trọng Phụng (1991) Cả hai bài đều chỉ

ra thành công của Vũ Tro ̣ng Phụng trong viê ̣c ta ̣o được những ch ân dung hý ho ̣a

đô ̣c đáo và đề cao mâu thuẫn trào phúng của tác phẩm : “Đọc Số đỏ, thấy dường

như mỗi chi tiết lại chứa đựng một mâu thuẫn trào phúng nào đó, và đằng sau mỗi chi tiết ấy, ẩn hiện thấp thoáng một nụ cười vừa thông minh sắc sảo, vừa đầy khinh

bỉ và căm phẫn của nhà văn đối với một tầng lớp xã hội nhố nhăng lố bịch” [27,

447] Những công trình của các nhà nghiên cứu: Những lớp sóng ngôn từ trong

“Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng (1990) của Đỗ Đức Hiểu, Số đỏ, cuốn “truyện bợm” kỳ tài (1990) của Hoàng Thiếu Sơn, Nhân vật Xuân Tóc Đỏ trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng (1998) của Hà Minh Đức, Chất hài trong câu văn tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng (1999) của Nguyễn Thành đều quan tâm nhiều

đến nghệ thuật trào phúng đả kích, châm biếm và còn nhìn nhận tiếng cười ấy như

là thành công của chủ nghĩa hiện thực Một số nhà nghiên cứu đã so sánh Số đỏ với những tác phẩm trào phúng khác như truyện Trạng Lợn, Thơ Hồ Xuân Hương,

truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan Trong bài Đôi điều so sánh giữa Số đỏ và

truyện Trạng Lợn (1998), Trần Văn Hiếu đã nêu ra điểm tương đồng và điểm

Trang 10

khác biệt giữa hai tác phẩm Số đỏ và truyện Trạng Lợn Năm 2002, vào nhân dịp

kỷ niệm 90 năm ngày sinh (1912 – 2002) của nhà văn Vũ Trọng Phụng, Viện Văn

học xuất bản một quyển sách nhan đề Bản sắc hiện đại trong các tác phẩm Vũ

Trọng Phụng Trong đó có bài viết Nhân vật nữ trong sáng tác Vũ Trọng Phụng

của Bích Thu đã bàn về nhân vật trong tiểu thuyết Số đỏ mà đặc biệt chú ý tới nhân

vật phụ nữ: “xây dựng nhân vật bà Phó Đoan, Vũ Trọng Phụng không nhằm mục đích hướng tới sự yêu ghét mà chỉ nhằm phơi bày “bản chất bất hoàn thiện, khuyết tổn và suy thoái của con người” là sản phẩm của xã hội vô nghĩa lí đương thời bằng bút pháp trào phúng tạo hài đặc sắc của ông” [52, 178] Quyển sách này cũng

đã bao gồm những bài riêng về Số đỏ: Bản chất mỹ học của cái cười trong Số đỏ của Mai Quốc Liên, Mỹ học nghịch dị trong Số đỏ của Vũ Trọng Phụng của Đào

Tuấn Ảnh Ngoài ra, Nguyễn Thành Thi, Hoàng Ngọc Hiến, Hoàng Thiếu Sơn cũng dành nhiều giấy mực để khen về tình chất trào phúng hài hước của Vũ Trọng

Phụng Hơn nữa, chúng tôi cần chú ý đặc biệt đến tiểu thuyết Số đỏ còn nhận được

sự quan tâm của nhà nghiên cứu nước ngoài và đánh giá cao nghệ thuật trào phúng

với bài Số đỏ của Vũ Trọng Phụng và chủ nghĩa hiện đại Việt Nam của Peter Zinoman (Hoa Kỳ) và Vũ Trọng Phụng và sự phê phán “Âu hóa” của N.I

Niculin (Nga)

Tóm lại, vấn đề nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng đã được nghiên cứu từ nhiều góc độ, xem xét trên nhiều bình diện và có những kết luận khác nhau nhưng hầu hết đã đi tới khẳng định tài năng của ông Tới nay Vũ Trọng Phụng đã được nhận vị trí xứng đáng trên văn đàn Việt Nam Hơn nữa chúng tôi hy vọng là

ông Vũ Trọng Phụng được xem là nhà văn trào phúng lớn và tiểu thuyết Số đỏ

không chỉ là kiệt tác của Việt Nam mà còn góp mặt vào hàng các tác phẩm trào phúng xuất sắc trên thế giới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Vũ Trọng Phụng sống một cuộc đời ngắn ngủi và chịu nhiều sự nghiệt ngã của cuộc đời nhưng ông để lại cho chúng ta một số lượng tác phẩm đồ sộ Ông viết

nhiều thể loại nhưng đặc biệt thành công ở tiểu thuyết và phóng sự Giông tố

Trang 11

(1936), Số đỏ (1936), Trúng số độc đắc (1938) là những tác phẩm đưa Vũ Trọng

Phụng vào hàng những nhà tiểu thuyết lớn Đồng thời ông cũng là “ông vua phóng

sự của đất Bắc” với những phóng sự như Cạm bẫy người (1933), Cơm thầy cơm cô (1936) Vũ Trọng Phụng không thành công lắm ở kịch (ông viết không một tiếng vang (1931)) nhưng khá thành công ở truyện ngắn

Trong nhiều tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đã sử dụng đắc địa nghệ thuật trào phúng để làm nổi bật vấn đề phản ánh Nhưng do khuôn khổ của luận văn và

do hạn chế của người viết nên chúng tôi chỉ dừng lại ở tìm hiểu nghệ thuật trào

phúng trong tiểu thuyết Số đỏ

4 Đóng góp mới của luận văn

Nhiều nhà nghiên cứu văn học đã nghiên cứu những tác phẩm của Vũ Trọng

Phụng và đưa ra ý kiến về vấn đề nghệ thuật trào phúng của Số đỏ Chính vì vậy đề

tài tìm hiểu về nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng không phải đề tài mới nhưng mục đích của luận văn này là nghiên cứu nghệ thuật trào phúng của Vũ

Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ một cách chi tiết bằng cách nhìn của một học

viên nước ngoài và cố gắng đi đến những nhận định khái quát về thủ pháp nghệ thuật này Hy vọng là những kết quả nghiên cứu của luận văn này sẽ góp thêm một phần nhỏ vào việc nghiên cứu những đặc sắc trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

- Phương pháp lịch sử

- Phương pháp phân tích

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

- Phương pháp hệ thống

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai trong bốn chương

Trang 12

Chương 1: Đặc điểm nghệ thuật của tiểu thuyết trào phúng nói chung và tiểu

thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng

Chương 2 : Nhân vật trào phúng trong tiểu thuyết Số đỏ

Chương 3 : Nghệ thuật xây dựng tình huống trào phúng

Chương 4 : Ngôn ngữ và giọng điệu trào phúng trong tiểu thuyết Số đỏ

Trang 13

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 Đặc điểm nghệ thuật của tiểu thuyết trào phúng nói chung và tiểu

thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng

1.1 Khái lược về trào phúng

Quan niệm về trào phúng có từ lâu nhưng định nghĩa thế nào là trào phúng lại không đơn giản Vì trào phúng gắn bó mật thiết với phạm trù cái hài, mà các cung bậc tiếng cười, hình thức thể hiện và nội dung của cái hài thì rất đa dạng và

phức tạp Theo định nghĩa trong Từ điển thuật ngữ văn học, trào phúng là “một

loại đặc biệt của sáng tác văn học và đồng thời cũng là một nguyên tắc phản ánh nghệ thuật trong đó các yếu tố của tiếng cười mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước được sử dụng để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng

những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội” [7, 363] Trong bài Văn học trào phúng của Vũ Thanh, trào phúng được chia 3 cấp độ tiếng cười: đó là tiếng cười hài hước, tiếng cười châm biếm và tiếng cười đả kích Tiếng cười hài hước mang tính phê phán ở mức độ nhẹ nhàng, dí dỏm, chủ yếu để gây cười, ở

khía cạnh phát hiện ra sự mất cân đối, hài hòa hoặc mâu thuẫn đáng cười giữa nội dung và hình thức, mục đích và phương tiện, cái cũ và cái mới trong cuộc sống Tiếng cười hài hước gắn liền với những quan niệm mỹ học và nghệ thuật tiếng

cười thường là để giải trí, cười để thư giãn Còn tiếng cười châm biếm sử dụng

tiếng cười là phương tiê ̣n nghê ̣ thuâ ̣t để nhằm mục đích phê phán đối tượng : “dùng lời lẽ sắc sảo, thâm thúy để vạch trần thực chất xấu xa của đối tượng cần phê phán” [10, 1962] hoặc để có mục đích cải thiện đối tượng trào phúng ấy “Châm biếm khác hài hước ở mức độ gay gắt trong phê phán và hình tượng nghệ thuật có ý nghĩa sâu sắc hơn” [10, 1962-1963] Nó là một phương tiện phê phán sâu cay và

mạnh mẽ Tiếng cười đả kích là “tiếng cười phủ định triệt để, quyết liệt, thể hiện

thái độ đối lập của nhà văn, gắn liền với một lý tưởng xã hội tiến bộ, chống lại những tư tưởng bảo thủ, phản động” [10, 1963] Mặc dù trào phúng và cái hài có

Trang 14

nhiều điểm chung nhưng chúng tôi cho rằng không nên đồng nhất trào phúng với cái hài Trào phúng và cái hài đều gây cười, và ngay trong việc nhà văn thể hiện thái độ trào phúng đối với hiện thực đã chứa đựng yếu tố hài Nhưng giữa cái hài

và yếu tố hài trong nghệ thuật trào phúng có sự khác nhau về thái độ , sắc thái và giọng điệ u phê phán đối với đối tượng

Trào phúng xuất phát từ điểm khác giữa lý tưởng về một xã hô ̣i tốt đe ̣p với hiê ̣n thực đáng phê phán đương thời Đề tài của văn học trào phúng là hiện thực cụ thể trong đời sống Chủ đề của văn học trào ph úng là ca ngợi chính nghĩa như cái hay, cái phải, cái thiện, cái tốt, cái đẹp hoặc phê phán, châm biếm, đả kích những mâu thuẫn, những nghịch lý và thói vô đạo đức như cái phi nghĩa, cái dở, cái trái, cái ác, cái xấu chẳng hạn Đối tượng của nghệ thuật trào phúng có thể là những người xung quanh, có thể là người nổi tiếng, cũng có thể là một tầng lớp giai cấp, một tập thể hoặc một dân tộc Dù với đối tượng nào thì mục đích của nghệ thuật trào phúng là đề cao cái thiện và thay đổi hiện thực xấu xa, độc ác thông qua những cung bậc tiếng cười Văn học trào phúng thường xây dựng hình tượng phủ định để tạo nên tiếng cười với mục đích châm biếm, mỉa mai và đả kích xã hội đương thời Nghệ thuật trào phúng là một phương pháp bộc lộ những sai lầm của đối tượng và chỉnh sửa nó một cách sinh động, hấp dẫn, cũng có ít nhiều gây được lòng khinh ghét chứ không phải chỉ gây cười dễ dãi Hơn nữa nếu nghệ thuật trào phúng chứa đựng những bài học ý nghĩa triết lý sâu sắc trong tiếng cười thì giá trị càng lớn hơn

1.2 Nghệ thuật trào phúng trong văn học hiện thực phê phán

Trên thế giới, văn học theo chủ nghĩa hiện thực phê phán đã được hình thành vào những năm 30 của thế kỷ XIX nhưng ở Việt Nam thì văn học hiện thực phê phán xuất hiện muộn, so với những nước khác ở châu Âu khoảng một trăm năm sau thì mới có Dòng văn học hiện thực phê phán thuộc phạm trù ý thức hệ tư sản

“Văn học hiện thực phê phán không chỉ đáp ứng những yêu cầu của cuộc đấu tranh

xã hội trong một thời kỳ lịch sử sôi động mà còn phản ánh quá trình vận động của các hệ tư tưởng, những sự tác động qua lại của các hình thái ý thức trong kiến trúc

Trang 15

thượng tầng” [28, 344] Luồng tư tưởng dân chủ tư sản của nhà văn Việt Nam đã được ảnh hưởng và phát triển thông qua những tác phẩm văn học hiện thực phê phán của Balzac, Xtăngđan, Dickens, L.Tônxtôi, Đôxtôiépxki Tuy nhiên văn học Việt Nam trước năm 1930 cũng có tác phẩm mang tính yếu tố của khuynh hướng hiện thực nhưng không phải là thực tế được phản ánh theo phương pháp của chủ nghĩa hiện thực , không thể hiện nhu cầu tư tưởng và nghệ thuật theo cách của văn học hiện thực Thời kỳ năm 1930 – 1945, do xã hội Việt Nam có những mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp, chủ nghĩa hiện thực phê phán được hình thành và phát triển mạnh mẽ Thực ra, trong giai đoạn này văn học Việt Nam có nhiều đặc

điểm mới và phức tạp: tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, phong trào Thơ mới, và văn

học hiện thực phê phán “Nếu như tiểu thuyết lãng mạn của Tự lực văn đoàn xuất hiện trong cái không khí u ám, buồn thảm của thời kỳ thoái trào cách mạng và khủng hoảng kinh tế thì tiểu thuyết hiện thực phê phán lại phát triển mạnh mẽ trong không khí sôi nổi, rầm rộ của thời kỳ Mặt trận Dân chủ” [3 (tập I), 56] Cách nhìn xã hội, cách đặt vấn đề, nghệ thuật điển hình hóa trong văn học hiện thực phê phán khác hẳn thời kỳ trước Những nhà văn Việt Nam sáng tác tác phẩm theo chủ nghĩa hiện thực phê phán không phải để nói về mình, cũng không phải để cho mình thưởng thức mà họ có chú ý đến xã hội đầy mâu thuẫn gay gắt và những vấn đề bức thiết đòi hỏi được giải quyết Nhà văn hiện thực phê phán muốn tìm hiểu hiện thực một cách chân xác nhất nên họ thường đi vào đối tượng phổ biến, rất gần gũi với đời sống của chúng ta như cuộc sống của những tầng lớp dân nghèo thành thị với những phu xe, người đi ở, kép hát, lưu manh, gái điếm, me Tây mạt hạng còn

“một số truyện phản ánh cuộc sống cơ cực của người nông dân, nạn nhân đau khổ của bọn hương lý cường hào, bọn quan lại tham nhũng, của chính sách thuế khóa

hà khắc của thực dân” [19, 155]

Tìm hiểu về lịch sử văn học Việt Nam, chúng tôi có thể chia làm 3 thời kỳ nhỏ (1930 – 1935, 1936 – 1939, 1940 – 1945) theo đặc điểm và sự phát triển của văn học hiện thực phê phán Chặng đường 1930 – 1935, văn học lãng mạn với Thơ mới và tiểu thuyết Tự lực văn đoàn chiếm ưu thế hơn cả Tuy nhiên một số nhà văn

Trang 16

hiện thực như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Tam Lang và Tú Mỡ dần dần thu hút được nhiều độc giả với đầy tài năng theo khuynh hướng “tả chân” Trong

đó, ông Nguyễn Công Hoan đã sáng tác những thể loại mà trong đó được đánh giá

cao là những truyện ngắn trào phúng như Ngựa người người ngựa (1934), Kép Tư Bền (1935) Tam Lang và Vũ Trọng Phụng là những người mở đầu cho thể loại phóng sự ở Việt Nam Tam Lang đã viết tập phóng sự Tôi kéo xe (1932), Vũ Trọng Phụng cũng viết phóng sự Cạm bẫy người (1933) và Kĩ nghệ lấy Tây (1934) đóng góp vào văn học hiện thực phê phán Cây bút đáng chú ý của văn ho ̣c thời kỳ này còn có Tú Mỡ với thơ trào phúng : “Bằng những vần thơ trào phúng, Tú Mỡ đã phê phán những cái xấu xa, bỉ ổi, rởm đời cùng với những hủ tục, tập quán lạc hậu trong xã hội thực dân phong kiến Tiếng cười trào phúng của ông đậm đà màu sắc dân tộc, hóm hỉnh, có duyên nhưng đôi khi chưa thật sâu sắc” [38, 202] Nói chung, tính chiến đấu của văn học hiện thực phê phán chặng đường này chưa cao, mục đích phê phán có khi còn chưa chính xác, nền tảng nhân đạo chủ nghĩa chưa vững vàng nhưng nhà văn hiện thực phê phán đã nỗ lực để phản ánh được tính bất công,

vô nhân đạo của xã hội, đồng thời bộc lộ sự cảm thông, thương xót đối với những nạn nhân của xã hội đó Chặng đường 1936 – 1939, thời kỳ Mặt trận Dân chủ, văn học hiện thực phê phán phát triển mạnh mẽ, phong phú trên nhiều thể loại mà trong

đó tiêu biểu nhất là tiểu thuyết và truyện ngắn Chặng đường này, ngoài Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Tú Mỡ, Vũ Trọng Phụng và Tam Lang, xuất hiện nhiều nhà văn cách mạng như Nguyên Hồng, Nguyễn Đình Lạp, Bùi Huy Phồn, Mạnh Phú Tư Phạm vi phản ánh, tầm bao quát hiện thực trong văn học hiện thực phê phán ở giai đoạn này sâu sắc hơn, không chỉ phản ánh những hiện tượng nổi lên trên bề mặt của xã hội mà còn khám phá được chiều sâu của hiện thực Nhà văn hiện thực phê phán đã đặt được những vấn đề lớn có tầm khái quát cao của thời đại

và được thể hiện những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu của xã hội “Nhiều cây bút dường như đã đưa hẳn những sự kiện chính trị, xã hội có tính chất thời sự nóng hổi

vào trong tác phẩm của mình (Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng, Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Lầm than của Lan

Trang 17

Khai, Kim tiền của Vi Huyền Đắc )” [20, 82] Chính vì vậy, có thể nhận thấy tình hình chính trị, xã hội chính là một trong những nhân tố thúc đẩy văn học hiện thực phê phán phát triển Chặng đường 1940 – 1945, trong văn học hiện thực phê phán

ít đề cập đến những vấn đề xã hội rộng lớn và cũng ít trực tiếp thể hiện phê phán những mâu thuẫn xã hội một cách mãnh liệt như ở chặng đường trước Bởi chế độ kiểm duyệt khắt khe và sự khủng bố của chính quyền thực dân không cho phép các nhà văn hiện thực viết về những vấn đề ấy “Dưới gọng kìm kiểm duyệt của bọn phát xít, những tác phẩm của Nguyên Hồng, Nam Cao, Tô Hoài tuy không trực tiếp bóc trần những mâu thuẫn giai cấp đối kháng trong xã hội và ca ngợi tinh thần đấu tranh của quần chúng nhưng cũng duy trì được một thái độ dám nhìn thẳng vào

sự thật, thấy được cái không khí oi bức, dông bão của một xã hội đang ngột thở, đang quằn quại lột xác để chuyển mình, để đổi thay” [28, 351] Trong trào lưu văn học hiện thực phê phán ở chặng đường cuối cùng này, Nam Cao được đánh giá cao

với những truyện ngắn Chí Phèo (1941), Lão Hạc (1943), Đời thừa, Một đám cưới (1944), và tiểu thuyết Sống mòn (1944) Qua hai đề tài người nông dân và người trí thức tiểu tư sản , Nam Cao đã dựng được bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam đương thời trên con đường bần cùng hóa, phá sản, không lối thoát, hết sức đau lòng và khắc ho ̣a sâu sắc những tấn bi kịch tinh thần của người trí thức tiểu tư

sản nghèo đầy khát vọng, giàu tài năng mà phải sống mo ̀ n

Như đã nói , trong giai đoạn 1930 – 1945, chúng tôi thấy các nhà văn hiện thực phê phán đã có ý thức gắn liền cảm hứng sáng tác với hiện thực xã hội và do

đó các tác phẩm của họ được mang tính thời sự Nhiều tác phẩm đã hòa nhập được với bầu không khí, những sự kiện văn hóa, chính trị xã hội đương thời Nhà văn miêu tả cuộc sống một cách chân thật và miêu tả về con người rất cụ thể, chính xác nhằm đáp ứng một phần những yêu cầu cơ bản của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc “Các nhà văn hiện thực phê phán đều tập trung hướng ngòi bút của mình vào việc phê phán, tố cáo mãnh liệt những thủ đoạn áp bức bóc lột, những chính sách mị dân bịp bợm, giả dối của giai cấp thống trị, đồng thời phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân với một thái độ cảm thông sâu sắc” [38, 204] Trong trào

Trang 18

lưu văn học hiện thực phê phán, đã hình thành một dòng chảy của văn học trào phúng với hàng loạt sáng tác dưới ngòi bút châm biếm sắc sảo của Ngô Tất Tố, với một bút pháp riêng đầy tính sáng tạo của Nam Cao, truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan, dưới ngòi bút đả kích trực diện vào bọn đề quốc Nhật – Pháp của Nguyên Hồng và đặc biệt là nhà văn Vũ Trọng Phụng với những tác phẩm

tiểu thuyết như Số đỏ, Giông tố, Cạm bẫy người, Cơm thầy cơm cô

Văn học hiện thực phê phán Việt Nam không phải là không có mạch nguồn

từ trong quá khứ Ở Việt Nam, truyện tiếu lâm, văn học trào phúng đặc biệt phong phú, có truyền thống và đã có một vị trí đặc biệt quan trọng, bởi dân tộc Việt Nam

là một dân tộc yêu chuộng tiếng cười, rất lạc quan, và rất giỏi về nghệ thuật tạo tiếng cười “Văn học cười và trào phúng của Việt Nam được sáng tác ra trong những điều kiện lịch sử nhất định để phục vụ cho giáo dục và đấu tranh giai cấp” [42, 170] và “đến ngày nay vẫn có tác dụng bồi dưỡng đạo đức, tư tưởng con người, và rèn giũa ý chí đấu tranh của con người” [42, 171] Tiểu thuyết hiện thực phê phán cũng tiếp thu truyền thống hài hước, châm biếm của văn học dân tộc với nghệ thuật trào phúng dồi dào Nhưng đối với mục đích của nghệ thuật trào phúng thì văn chương truyền thống và văn học hiện thực phê phán khác nhau Tiếng cười trong văn học truyền thống thì phần lớn là tiếng cười hài hước, cười hả hê vui tươi

và cũng có ít nhiều khi có tiếng cười chế giễu, trào lộng nhưng cũng làm người đọc thoải mái, thư giãn mà thôi Nhưng các nhà văn hiện thực phê phán đã sử dụng tiếng cười trong văn học như những mũi tên nhằm vào một loại đối tượng nào đó của xã hội U.Gurannich (Liên Xô) cho rằng tác giả chú ý phân tích những mâu thuẫn, tính chất xấu xa sai trái trong hoàn cảnh bằng phương tiện của văn châm biếm vì “văn châm biếm và khôi hài là vũ khí sắc bén và có hiệu lực để đấu tranh nhằm khẳng định đạo đức cộng sản chủ nghĩa” [6, 45] Vì tiếng cười mang trong mình sức mạnh cách mạng, góp phần vào việc lật đổ các thế lực phản động trong

xã hội giai cấp “Thơ trào phúng của Tú Mỡ thường xuyên châm biếm, đả kích những người và việc diễn ra hàng ngày Nhiều phóng sự của Tam Lang, Vũ Trọng Phụng đã phản ánh và tố cáo nhanh nhạy, kịp thời những tệ nạn xã hội bị dư luận

Trang 19

lên án” [38, 213-214] Chính vì vậy, những nhà văn hiện thực phê phán đã có ý thức sử dụng đến tiếng cười phê phán trào phúng để lên án tố cáo những mặt xấu

xa thối nát, rởm đời của xã hội thực dân phong kiến đương thời, và nói lên nỗi thống khổ của các tầng lớp nhân dân lao động Còn văn học hiện thực phê phán của Việt Nam là vừa kế thừa truyền thống thích cười vừa khắc phục những nhược điểm còn tồn tại trong thế giới quan để đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ mới mẻ của thời

kỳ hiện đại

Đầu năm thế kỷ XX, ở Hàn Quốc bắt đầu hình thành văn học hiện đại với

phong trào Shinmunhak (văn học mới), nhà văn tiêu biểu là Yi Kwang Su, Kim Tong In, Kim Yoo Jeong Trong bài Văn Xuôi Triều Tiên trên đường hiện thực chủ nghĩa, giáo sư Yu Chong Ho cho rằng văn xuôi Triều Tiên thời kỳ đầu có quan

điểm coi văn học như là một công cụ để xây dựng hoặc khai sáng xã hội cho nên những tác phẩm không tránh khỏi mang tính chất giáo huấn khô cứng Nhưng nhận thức về vai trò khai sáng và giải phóng của văn học lại ngày càng phù hợp với quan niê ̣m sáng tác của các nhà văn đi theo xu hướng chủ nghĩa hiện thực Nói về thời kỳ này chúng tôi không thể không nhắc tên của ông Yom Sang Sop và Chae Man Shik vì hai ông này đều là nhà văn hiện thực phê phán tiêu biểu nhất trong giai đoạn này và đã phản ánh đươ ̣c nhiều phương diện thực tế Hàn Quốc thời thuộc địa thông qua nghệ thuật trào phúng Ông Yom Sang Sop đã viết tiểu thuyết

Mansejeon (Trước hoan hô) và Sam đae (Ba thế hệ), trong đó ông đã nêu bật l ên

những đă ̣c trưng hiện thực chủ nghĩa một cách sắc sảo Sam đae là “một tác phẩm

hiếm hoi kết hợp được cả tiểu thuyết xã hội và tiểu thuyết phong tục Nhờ bức tranh xã hội rộng lớn và những bức chân dung tính cách sinh động thể hiện trong

đó, cuốn tiểu thuyết này đã được xem như một trong những thành tựu nổi bật của văn học Triều Tiên đương đại” [11, 17] Đối với ông Chae Man Shik, tuy tác phẩm của ông không nhiều nhưng các tác phẩm đều mang đậm cảm hứng phê phán

Trong tiểu thuyết Thakryu (Dòng chảy tăm tối) đã nêu lên những mâu thuẫn xã hội

đầy bất công và dối trá và tố cáo sự bóc lột kinh tế của Nhật Bản một cách mạnh

mẽ Ngày ấy, người dân Hàn Quốc sống khổ dưới ách đô hộ Nhật Bản cũng như

Trang 20

Việt Nam dưới chế độ nửa phong kiến thực dân Pháp Chính quyền đô hộ hiểu rõ văn học chính là một thứ vũ khí sắc bén và lợi hại có thể làm lung lay địa vị thống trị của chúng Vì các nhà văn thực sự có năng lực, có tinh thần dân tộc, có thể sử dụng ngòi bút của mình để tuyên truyền, quảng bá được cho đại chúng tinh thần yêu nước và đấu tranh giải phóng trong thời gian ngắn Cho nên chính quyền đô hộ Nhật Bản đã kiểm soát khắt khe văn học Hàn Quốc “buộc các nhà văn phải quay sang viết các tiểu thuyết về các sự kiện quá khứ để giúp họ tạm thời lảng tránh những vấn đề hiện tại” [11, 17] Sự kiểm duyệt này giúp Nhật tránh được những hoạt động cách mạng và kêu gọi độc lập đất nước Hàn Quốc thông qua những tác phẩm văn học tiến bộ và mang tinh thần dân tộc Chính trong thời kỳ khó khăn này của văn học, mảng văn học hiện thực phê phán là một sức mạnh hết sức cần thiết

và đã được phát triển mạnh mẽ Bởi thông qua nghệ thuật trào phúng, nhà văn có thể phê phán và công kích chế độ phát – xít Nhật một cách gián tiếp đồng thời độc giả hoàn toàn có thể hiểu được dụng ý của nhà văn Vì vậy rất nhiều nhà văn Hàn Quốc quan tâm và chú trọng đến văn học trào phúng Cũng như ở Hàn Quốc, ở Việt Nam trong một xã hội thực dân Pháp nửa phong kiến, tác phẩm văn học chịu

sự kiểm duyệt khắc nghiệt của chính quyền thực dân Nên tác phẩm không thể phê phán đả kích mạnh mẽ trực diện bọn thực dân và không thể đề cập tới mâu thuẫn

cơ bản của dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp một cách trực tiếp, do đó nghệ thuật trào phúng đã trở thành một công cụ hữu ích có sức công phá mạnh mẽ vào chế độ thực dân Pháp, phát xít Nhật và về sau là chế độ Mỹ - ngụy

Như đã nói ở trên, văn học hiện thực phê phán mang tính lịch sử và không phải là hiện tượng cá biệt Do ảnh hưởng của chế độ thực dân, văn học hiện thực phê phán và nhất là văn học trào phúng xuất hiện và rất phát triển ở Hàn Quốc và Việt Nam Điểm chung của các tác phẩm hiện thực phê phán là bộc lộ, phê phán,

đả kích, phủ định trật tự xã hội đương thời Các nhà văn hiện thực phê phán luôn

có ý thức sử dụng một cách đắc địa và hiệu quả nghệ thuật trào phúng để phát huy cao nhất sức mạnh của ngòi bút Nghệ thuật trào phúng làm cho những hiện tượng giả dối, nhố nhăng, vô đạo lý … trở nên lố bịch và nực cười nhưng đằng sau tiếng

Trang 21

cười bao giờ cũng là tiếng nói phê phán, phủ định đầy chua cay Có thể xem mỗi cây bút trào phúng xuất sắc tựa như khối bộc phá mà chính sách kiểm duyệt của chính quyền đô hộ biết là nguy hiểm mà không biết tháo gỡ như thế nào Như vậy, nghệ thuật trào phúng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với xã hội nhất là xã hội nằm trong vòng kìm tỏa của ngoại quốc

1.3 Tiểu thuyết trào phúng Số đỏ của Vũ Trọng Phụng

Vũ Trọng Phụng sinh năm 1912 tại Hà Nội, ông chủ yếu sống ở phố Hàng Bạc, đây là nơi tiêu biểu cho diện mạo của xã hội thực dân phức tạp, nhốn nháo, xô

bồ “Ở đó, những me tây, lưu manh, gái điếm, những kẻ có tiền ngang nhiên sống

xa hoa, trụy lạc, tàn nhẫn và giả dối” [38, 244] Vũ Trọng Phụng căm ghét xã hội thực dân nửa phong kiến vô nhân đạo và phản ứng gay gắt với lối sống Âu hóa rởm đầy lố lăng, kệch cỡm diễn ra lúc bấy giờ Ông đã quan sát và nhận ra sự “vô nghĩa lý”, sự “đểu cáng” của đời sống và từ góc nhìn xã hội ấy, ông xoáy sâu, găm chặt ngòi bút của mình vào những hiện tượng như thế, làm nên một sự thống nhất trong cuộc đời sáng tác của mình, là tập trung phản ánh xã hội thối nát, nhố nhăng, giả dối một cách sâu sắc, quyết liệt Và điều đó được thực hiện bằng một nghệ thuật trào phúng bậc thầy Trong thời kỳ 30 – 45, nhắc đến những cây bút tếu táo, bông đùa và đầy chế nhạo, đầy mỉa mai, giễu cợt, người ta nghĩ ngay tới Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng “Nhưng Nguyễn Công Hoan thường chỉ khôi hài trong một số truyện ngắn, còn Vũ Trọng Phụng thì trào lộng trong suốt cả một cuốn trường thiên tiểu thuyết” [40, 390]

Vũ Trọng Phụng là một trong những tên tuổi nổi bật hàng đầu của nền văn xuôi Việt Nam và ông sáng tác ở nhiều thể loại đa dạng từ kịch đến phóng sự Mặc

dù cuộc đời của ông ngắn ngủi và chủ yếu viết trong vòng 10 năm cuối đời nhưng khối lượng tác phẩm để lại có thể thấy là đồ sộ Mỗi thể loại ông đều đạt được những thành tựu riêng, nhưng thành công nhất là ở hai thể loại: tiểu thuyết và

phóng sự Tác phẩm tiêu biểu của ông là tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê và phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, trong đó Giông tố và Số đỏ đáng được gọi là kiệt tác Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng với Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê

Trang 22

(1936), đã “xây dựng không gian vĩ mô phức tạp, đa chiều; tạo dựng đám đông nhân vật, đủ các tầng lớp, giai cấp, xây dựng nhiều điển hình độc đáo, kết hợp tài tình các yếu tố bi hài Kết cấu hoành tráng, ngôn ngữ đa thanh, sắc sảo, nhân vật có ngôn ngữ riêng theo tầng lớp, đẳng cấp, ngành nghề rất sinh động” [17, 51] và độc đáo tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt cho tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng Vũ Trọng Phụng đã dùng ngòi bút trào phúng sắc sảo theo hướng “tả chân” như thế để vạch trần cái xã hội nhiễu nhương trong đêm trước của cuộc cách mạng tháng Tám Đọc

tiểu thuyết Số đỏ chẳng hạn, chúng ta không chỉ phục tài của Vũ Trọng Phụng mà

còn trân trọng biết bao tinh thần phản kháng quyết liệt của ông với xã hội đương thời

Tiểu thuyết Số đỏ là “một cuốn tiểu thuyết hoạt kê với những tình huống giả

định, những nhân vật được phóng đại, những tình tiết ngẫu nhiên và hợp lý đan kết

với nhau trong cốt truyện” [48, 74] Xung quanh tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng

Phụng có nhiều ý kiến không thống nhất về tư tưởng nghệ thuật của nhà văn và đã

gây nên những cuộc tranh luận, bút chiến sôi nổi Một mặt, tiểu thuyết Số đỏ là

một tác phẩm trào phúng chua chát Nguyễn Hoành Khung cho rằng bút pháp châm biếm của Vũ Trọng Phụng đặc biệt sắc sảo, đả kích cay độc xã hội giả dối

đương thời Trong bài Số đỏ của Nguyễn Hoành Khung, “Vũ Trọng Phụng đả kích

cay độc cái xã hội trưởng giả thành thị đồi bại đang chạy theo lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng Tác phẩm còn chế giễu những phong trào được thực dân khuyến khích như phong trào “Âu hóa”, “vui vẻ trẻ trung”, “giải phóng phụ nữ”,

“thể dục thể thao”, “chấn hưng Phật giáo” đang là những cơn sốt khi đó Ông cũng chế giễu khẩu hiệu “bình dân” bịp bợm của bọn cơ hội đương thời” [10, 2036]

Mặt khác, tiếng cười của tiểu thuyết Số đỏ là tiếng cười hài hước Trong bài Vũ Trọng Phụng và niềm căm uất không nguôi của Nguyễn Đăng Mạnh, Số đỏ được

coi là “một tiểu thuyết trào phúng có một không hai trong văn học thời kỳ này Nói chung nghệ thuật trào phúng cho phép người viết phát huy thoải mái trí tưởng tượng và bút pháp phóng đại” [40, 348] Vũ Đức Phúc cho rằng “một tác phẩm

trào phúng như Số đỏ của Vũ Trọng Phụng thì từ chủ đề, nhân vật, cốt truyện, tình

Trang 23

tiết, bố cục, ngôn ngữ, đến thủ pháp nghệ thuật đều có tính chất trào phúng, gây

cười cả” [31, 114] Trong bài Trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong “Số đỏ” của Hoàng Ngọc Hiến, tiểu thuyết Số đỏ được nhận định là “một kho phong phú các

thủ thuật trào phúng hài hước Ngay những hình thức ngữ pháp cũng được sử dụng

để gây hiệu quả khôi hài” [40, 389] Mặc dù các nhà phê bình không thống nhất được về tiếng cười của Vũ Trọng Phụng là tiếng cười hài hước hay tiếng cười chua

chát nhưng không ai có thể phủ nhận được tiểu thuyết Số đỏ là một trong những

tiểu thuyết trào phúng xuất sắc của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945

Nhan đề của tác phẩm đóng một vai trò quan trọng Tên tác phẩm như một cái “nhãn” mà nhà văn dán cho tác phẩm của mình, nó là sự cô đọng, là một cách diễn đạt hàm súc ý đồ của người nghệ sĩ và nhiều khi nói rõ về chủ đề hoặc nội dung một cách khái quát nhất Tác phẩm văn học cũng vậy Tên tác phẩm tác động mạnh vào thị hiếu của độc giả, có khi người ta chọn đọc một tác phẩm nào đó vì nhan đề tác phẩm gây một ấn tượng đặc biệt Lý do nào khiến Vũ Trọng Phụng đặt

tên cho tác phẩm của mình cái tên Số đỏ? Theo bài Những lớp sóng ngôn từ trong

Số đỏ của Đỗ Đức Hiểu, nhà nghiên cứu cho rằng Vũ Trọng Phụng đặt tên tiểu thuyết Số đỏ do sự gợi ý từ hai nhân vật, đó là ông thầy Số và nhân vật trung tâm

Xuân Tóc Đỏ : “Mở đầu hành trình ly kỳ này là cuộc gặp gỡ Xuân Tóc Đỏ - Ông Thầy Số (chú ý sự gắn bó của hai nhân vật này, thông qua nhan đề tiểu thuyết ông thầy Số + Xuân Tóc Đỏ = Số Đỏ)” [9, 183] Ý kiến của Đỗ Đức Hiểu rất hợp lý và

thú vị nhưng cũng có ý kiến khác, Số đỏ là số phận và là hai mặt của số phận Một mặt, Số đỏ là số phận của con người gặp được những chuyện may mắn Mọi

chuyện trong tác phẩm này diễn ra trong khoảng 5 tháng, từ đầu đến cuối ông thầy bói báo trước số của nhân vật trung tâm Xuân Tóc Đỏ và dự đoán rất đúng Như

vậy, chúng tôi có thể hiểu được từ “Số” trong Số đỏ là số phận hoặc số mệnh của

con người nói chung và do thần, chúa hoặc trời đã quyết định về tương lai, con người không thể định đoạt được số phận của mình Đây là một quan điểm mang tính truyền thống, đặc biệt là học thuyết định mệnh của Nho giáo Thời kỳ trung đại, Nho học phát triển và những người có quan niệm rằng người anh hùng là đại

Trang 24

diện cho số phận tập thể, cho lý tưởng cao cả của nhân dân thì số phận của họ không thể mang tính chất ngẫu nhiên được Cho nên hành động của nhân vật dường như có vẻ tự do nhưng lại mang tính chất tất yếu, họ chỉ có thể làm như thế,

không thể nào khác được Mặt khác, theo cách hiểu thời hiện đại thì “Số” là số

phận, số đỏ là số phận cuộc đời của một con người bình thường gặp được may mắn

“Số đỏ” của Xuân không phải do sự run rủi thần bí ban cho mà do một xã hội giả dối, nhố nhăng tạo nên Một xã hội lố bịch, giả dối đã cho phép Xuân Tóc Đỏ từ một thằng lưu manh nhặt banh ở sân quần trở thành một anh hùng cứu quốc, một bậc thượng lưu trong xã hội Nguyễn Hoành Khung nói rằng “không phải do “số đỏ” mà chính cái xã hội trưởng giả trụy lạc và bịp bợm ấy đã tạo nên Xuân Tóc Đỏ,

“người hùng” của nó” [10, 1552]

Chúng tôi đặt một câu hỏi nữa vì sao Vũ Trọng Phụng chọn thể loại tiểu

thuyết mà không chọn thể loại khác? Theo định nghĩa trong Từ điển thuật ngữ văn học, tiểu thuyết là một thể loại văn học mới, rất ưu việt trong phản ánh thế giới vi

mô lẫn vĩ mô, “có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [7, 328] Vì thế, nhà văn Vũ Trọng Phụng chọn thể loại tiểu thuyết để phản ánh hiện thực xã hội lố lăng, “chó đểu” đương thời mà ở đó cuộc đời của gã Xuân Tóc Đỏ vô học, nhờ may mắn mà phất lên nhanh chóng Và với tầm của một tiểu thuyết gia tài năng, với nghệ thuật trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã tạo nên một tác phẩm bất hủ

Kết cấu tiểu thuyết Số đỏ được triển khai với 20 chương, từ đầu đến cuối kể

những câu chuyện phóng đại, vô lý đến mức bịa đặt và kỳ quặc Vũ Trọng Phụng

đã miêu tả bình diện đen tối của xã hội hẹp, đề cập những vấn đề cụ thể và len lỏi vào những ngõ sâu của đời sống Nhân vật trung tâm Xuân Tóc Đỏ là mồ côi, kẻ lưu manh, ma cà bông, vô học, làm đủ nghề như trèo me trèo sấu, bán phá xa, nhật trình, chạy cờ rạp hát, thổi loa quảng cáo thuốc lậu Khi nhặt bóng ở sân quần vợt, Xuân bị đuổi việc do một hành động vô giáo dục mà được gặp bà Phó Đoan, đó là một cuộc gặp “may mắn” nhất trong cuộc đời của Xuân Tóc Đỏ bởi vì nó chính là

Trang 25

một nguyên nhân, động cơ giúp Xuân bước vào xã hội thượng lưu sang trọng Những người như bà Phó Đoan, Văn Minh, cụ cố Hồng làm địa vị xã hội của Xuân Tóc Đỏ được kéo lên một cách ngoạn mục, từ hạ lưu đến một anh hùng của đất nước trong khoảng 5 tháng Đầu tiên Xuân trở thành người quản lý một hiệu may Âu hóa, còn khi được giới thiệu cho cụ cố Hồng là sinh viên trường thuốc Dần dần hắn đóng vai đốc tờ, đóng vai giáo sư quần vợt, đứng lên cải cách Phật giáo rồi lại trở thành một nhà cứu quốc, một bậc vĩ nhân bằng cách lợi dụng cả cái

xã hội trưởng giả ấy Nhà văn đả kích, trào lộng, phủ nhận từ Xuân Tóc Đỏ, bà Phó Đoan, cụ cố Hồng, Văn Minh, họa sĩ TYPN đến tất cả nhân vật khác Tác phẩm tập trung kể về số phận một tên lưu manh gặp may, về một gia đình tư sản học đòi theo lối sống văn minh rởm, để từ đó lên án cả xã hội lố lăng, giả dối, thối nát, kệch cỡm với nhiều sự kiện như phong trào “Âu hóa”, “vui vẻ trẻ trung”, “giải phóng phụ nữ”, “chấn hưng Phật giáo” Vũ Trọng Phụng đã có thái độ phê phán mãnh liệt với những vấn đề như Âu hóa, chấn hưng đạo Phật, phụ nữ tân thời

Như vậy, trong Số đỏ Vũ Trọng Phụng đã “phủ định hầu hết các mặt ở xã hội thực

dân phong kiến: Từ chính trị, luật pháp đến tôn giáo, đạo đức, từ văn học nghệ thuật đến y phục, lễ nghi, sinh hoạt Nhà văn đã phê phán xã hội từ một góc độ, từ một phía và cái phía tiêu cực đó được cường điệu, phóng đại lên theo bút pháp biếm họa” [26, 157]

Tiểu thuyết Số đỏ được sáng tác trước cách mạng tháng Tám, đêm trước của cuộc cách mạng bao giờ cũng mang không khí của dồn nén, bức bí và bế tắc Chí Phèo của Nam Cao phục dựng được cái tăm tối, bế tắc của số phận con người và

thời đại nhưng từ phía chân trời vẫn mang một màu sắc u ám, chưa nhìn thấy hy

vọng và sự hứa hẹn đổi thay nào Tính chiến đấu của Số đỏ thể hiện ở chỗ nó công

kích vào sự đồi bại của xã hội trưởng giả, phủ nhận xã hội ấy Nhà văn Nam Cao dùng máu và nước mắt để lên án hiện thực còn Vũ Trọng Phụng dùng sức mạnh của tiếng cười để phủ nhận xã hội Trong luận văn này, chúng tôi không quan tâm

đến vấn đề Số đỏ dâm hay không dâm mà chỉ quan tâm đến nghệ thuật trào phúng

của tác phẩm, theo quan niệm của chúng tôi đây mới là điều đáng bàn hơn cả Đặc

Trang 26

sắc tài năng của Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết Số đỏ, chính là nghệ thuật trào

phúng có tính chất châm biếm, mỉa mai, phê phán xã hội một cách sâu sắc Do đó,

chúng tôi có thể nói được rằng “tuy Số đỏ chỉ đi vào phương diện sinh hoạt, đạo

đức xã hội, nhưng tác phẩm vẫn có màu sắc thời sự, chính trị và có tính chiến đấu

rõ rệt” [35, 135]

Bằng nghệ thuật trào phúng phức tạp, Vũ Trọng Phụng đã xây dựng các nhân vật điển hình như Xuân Tóc Đỏ, bà Phó Đoan, dưới đây chúng tôi xem xét những yếu tố nhân vật, tình huống, ngôn ngữ và giọng điệu một cách cụ thể để làm

rõ rệt phong cách nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng nói chung, tiểu

thuyết Số đỏ nói riêng

Trang 27

CHƯƠNG 2

Nhân vật trào phúng trong tiểu thuyết Số đỏ

2.1 Khái niệm nhân vật trào phúng

Nhân vật trong tác phẩm văn ho ̣c là con người đươ ̣c nhà văn miêu tả một cách nghệ thuật, là một phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình tượng Nhân vật là “một mặt của hình thức nghệ thuật của văn học, gắn liền với nội dung bằng những mối liên hệ khăng khít nhất” [34, 215-216] Văn học dân gian chú ý đến cốt truyện nhiều hơn nhân vật và đối với nhân vật thì chủ yếu miêu tả hành động, chưa chú tâm đến miê u tả nội tâm Bởi vì nhân vật trong văn học dân gian mang tính tập thể, chưa có số phận riêng của mình Hành động nhân vật bị quyết định do những lực lượng thần thánh hoặc luân lý, lễ giáo phong kiến Nhưng đối với văn học hiện đại nói chung, tiểu thuyết nói riêng vấn đề xây dựng nhân vật điển hình chiếm vị trí hàng đầu “Một số nhà văn đã tránh được lối lý tưởng hóa nhân vật, biến nhân vật thành cái loa phát ngôn đạo đức, mặt khác đã bắt đầu chú ý đến lối cá thể hóa nhân vật, tôn trọng sự phát triển hợp lô gích nội tại của nó” [48, 66] Nhân vật điển hình trong tiểu thuyết thể hiện những nét bản chất chung nào đó nhưng được cá biệt hóa trong một cá nhân riêng biệt, đầy cá tính, chẳng ha ̣n, Chí Phèo điển hình cho tầng lớp nông dân bị lưu manh hóa , Nghị Hách điển hình cho tầng lớp tro ̣c phú trong xã hô ̣i thực dân nửa phong kiến , Xuân Tóc Đỏ điển hình cho tầng lớp ha ̣ lưu vô ho ̣c nhưng láu lỉnh , biết tâ ̣n dụng cơ may của thời thế Nhưng Chí Phèo hay Nghi ̣ Hách hay Xuân Tóc Đỏ không bi ̣ “tan loãng” vào giới mình mà mang m ột cá tính không hề lă ̣p la ̣i Khi xây dựng những nhân vật này, nhà văn thường vừa tâ ̣n dụng chất liê ̣u hiê ̣n thực vừa phóng đại những đă ̣c điểm của một hoặc nhiều nguyên mẫu xã hội để làm nổi bật đặc điểm chung nhất cũng như bản chất của từng tầng lớp xã hội nhất định Vì thế để xây dựng được thành công nhân vật điển hình , “các nhà tiểu thuyết không những phải nghiên cứu quá khứ, hiện tại và tương lai của nó mà còn phải thể hiện nó trên nhiều bình diện khác nhau” [3 (tập II), 238]

Trang 28

Nhân vật trào phúng là loại nhân vật mang tính hài Xây dựng nhân vâ ̣t trào phúng, nhà văn phải làm cho người đọc bật lên tiếng cười về nhân vâ ̣t , nhưng tiếng cười không phải là mục đích đơn nhất và cuối cùng mà bằng yếu tố trào phúng , nhà văn biểu lộ mô ̣t nô ̣i dung , tư tưởng, thường là vạch trần những sự mâu thuẫn, cái xấu trong xã hội Trong văn học dân gian, hầu hết nhân vật trào phúng là những anh hề, anh ngốc và tiếng cười được tạo nên từ các nhân vật này chủ yếu là tiếng cười hài hước , tiếng cười giải trí ; thì đối với văn học hiện đại, nhân vật trào phúng cũng tạo nên tiếng cười hài hước nhưng chủ yếu là tiếng cười sâu cay, thâm

ý, không dừng la ̣i ở mục đích giải trí mà đô ̣c giả phải suy ngẫm để n hâ ̣n ra chiều sâu ý nghĩa của nó Chính vì thế , nhân vật trào phúng được coi là một vũ khí sắc bén và lợi hại để nhà văn thực hiện mục đích phát hiện, chính sửa, tiêu diệt những cái xấu, cái ác, của con người trong đời sống và xã hội

2.2 Nhân vật trào phúng trong tiểu thuyết Số đỏ

Trong tiểu thuyết Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã xây dựng một thế giới nhân vật thành thị đa dạng và phong phú, mỗi nhân vâ ̣t là mô ̣t chân dung biếm họa hết sức sống động Vũ Trọng Phụng đã rất thành công trong việc tạo hình những nhân vật mang trong mình bản chất xã hội tư sản dâm đãng, lẳng lơ, do đó giúp độc giả hình dung ra cái xã hội nhố nhăng đồi bại thời trước, ông có biê ̣t tài trong viê ̣c vẽ chân dung về “tầng lớp tư sản con buôn hãnh tiến, xỏ xiên, bịp bợm, dâm đãng, nhâng nháo” [21, 155] như nhân vật trung tâm Xuân Tóc Đỏ, bà Phó Đoan Giáo sư Hà Minh Đức đánh giá cao Vũ Trọng Phụng là ông đã xây dựng đươ ̣c những nhân vật

đi ̣nh danh cho cái xấu cái ác của đời sống hiê ̣n thực : “Đời sống thành thị trong phong trào Âu hóa, vẻ hào nhoáng phô trương và mặt trái những tệ nạn xã hội tràn lan, những con người đầy dục vọng, những góc tăm tối tủi nhục Có người lo ngại

“nếu cứ đi mãi như anh thì sẽ lạc đường Nhưng điều anh tố cáo trong này là những sự thực nên kiêng (Lê Tràng Kiều)” [43 (tập II), 731] Còn có người nói Vũ Trọng Phụng đã “khắc họa được nhiều nhân vật theo lối cường điệu, biếm họa, lôi cuốn người đọc, khiến người đọc nhận diện nhân vật một cách dễ dàng và cũng dễ dàng thấy bản chất xấu xa của nó, để ghê tởm, khinh ghét, lánh xa” [35, 136]

Trang 29

Nhân vật trào phúng có thể tạo ra tiếng cười từ ngoại hình đến ngôn ngữ,

hành động hoặc tính cách riêng của mình Tất cả các nhân vật trong Số đỏ, từ nhân

vật trung tâm Xuân Tóc Đỏ đến những nhân vật xung quanh đều được tạo nên bằng thủ pháp châm biếm , đó là những chân dung sinh đô ̣ng , vừa có yếu tố thực, vừa là những tính cách phóng đại mang tính hài hước và châm biếm, cái phi lý của nhân vâ ̣t là cái phi lý mà nó tuân theo lô gích của nghệ thuật Các chân dung biếm họa phải đảm bảo được mối quan hệ giữa hiện thực và hư cấu nên tác giả phải miêu tả hành đô ̣ng nhân vâ ̣t sao cho nhất quán với sự phát triển của tính cách nhân

vâ ̣t, phải tuân thủ lô gích nội tạ i của nhân vâ ̣t Tức là “phải tôn trọng sự sống riêng của nhân vật, giữ cho nhân vật có một sự phát triển hợp lô gích nội tại” [48, 75]

Đến với t hế giới nhân vật trong Số đỏ người ta rất ấn tượng với những cái tên của

nhân vâ ̣t, những cái tên đo ̣c lên đã thấy lố lăng, quái dị hay rởm đời Theo Đỗ Đức Hiểu, không ai có tên thật trừ thằng Xuân Tóc Đỏ Khi nhân vật mất tên thật thì

“đằng sau những ký hiệu là sự lưu đày nhân tính, trống rỗng nhân tính của con

người vô nghĩa lý, là sự có mặt một cách vắng mặt của con người trong cái thế giới

mà Vũ Trọng Phụng thấy đầy sự nhớp nhúa và đen tối này” [51, 145-146] Trong tác phẩm, tất cả các nhân vật mang tính cách riêng của nó nhưng đều đồng quy ở

bản chất xấu xa, suy đồi, thi nhau chạy theo “mốt” Âu hóa (thực chất là bi ̣p bợm ) một cách mù quáng

Các loại hình nhân vật của Số đo ̉ rất đa dạng Nhưng trong luận văn sẽ tâ ̣p

trung vào 3 loại nhân vật: nhân vật trung tâm, các chân dung nhân vật khác và nhân vật đám đông Trong đó chúng tôi sẽ phân tích nhân vật từ cái tên đến ngoại hình, ngôn ngữ , hành động và tính cách

2.2.1 Nhân vật trung tâm – Xuân Tóc Đỏ

Xuân Tóc Đỏ là nhân vật trung tâm và là nhân vật phản diện Thành công

của Vũ Trọng Phụng đươ ̣c các nhà nghiên cứu ghi nhâ ̣n : nhà văn đã xây dựng

được “một số nhân vật điển hình phản diện mang tính biếm họa vào loại sớm nhất, trong văn học Việt Nam Thành công này thể hiện rõ nhất ở nhân vật Xuân Tóc Đỏ” [50, 26] Dưới ngòi bút của Vũ Trọng Phụng, Xuân Tóc Đỏ hiê ̣n lên với mô ̣t

Trang 30

chân dung rất sinh động, đa dạng, nhiều màu vẻ mà thống nhất Hắn vừa mang bản chất vô học, vô đạo đức lại vừa được khoác những danh hiệu văn hóa, văn minh Xuân là kẻ vừa gặp vận may, vừa đầy những dối trá, xảo quyệt Xuân Tóc Đỏ đươ ̣c xây dựng là mô ̣t cá nhân cụ thể, nhưng lại đủ sức đại diện cho tầng lớp trí thức Âu hóa tân thời nực cười và xấu xa bỉ ổi Xuân Tóc Đỏ không phải “từ trên trời rơi xuống” mà chính xã hô ̣i thành thi ̣ đua đòi văn minh rởm đã đẻ ra những kẻ như Xuân Tóc Đỏ

Gă ̣p vâ ̣n may , Xuân nhanh chóng từ một gã lang thang vô học được quản lý một hiệu may tân thời, rồi dần dần đóng vai “sinh viên trường thuốc”, đóng vai

“đốc tờ”, đứng lên cải cách Phật giáo, rồi lại trở thành một bậc vĩ nhân cứu nước Giáo sư N.I.Niculin cho rằng Vũ Trọng Phụng đã chế nhạo đạo Phật tân thời đi ngươ ̣c la ̣i với đa ̣o Phâ ̣t truyền thống thông qua viê ̣c miêu tả mô ̣t cách mỉa mai chuyê ̣n Xuân Tóc Đỏ gă ̣p may: “Vũ Trọng Phụng đã vận dụng kiểu miêu tả của Macxim Gorki Nhân vật luôn luôn gặp vận đỏ ở khắp nơi và anh ta tham gia vào tất cả mọi chuyện trên thế giới, thậm chí cho cả công cuộc chấn hưng đạo Phật ở Việt Nam” [29, 498] Hơn nữa, thông qua sự may mắn của Xuân Tóc Đỏ, Vũ Trọng Phụng phản ánh và lên án cái xã hội tư sản lố lăng giả trá, vô nghĩa lý, dâm

ô, bịp bợm: “Kết quả là chính Xuân trở thành kẻ đại diện xứng đáng để chỉ cần nhìn ngắm, đánh giá Xuân, ta cũng thấy đủ những cái xấu xa, bỉ ổi đáng khinh ghét, đáng phủ nhận nghiêm khắc của cả tập thể xã hội trưởng giả đương thời” [35, 135]

Rõ ràng Xuân là nhân vật tiêu biểu cho những tên vô học liều lĩnh, nhờ xã hội nhố

nhăng mà phất lên Có người cho rằng Xuân Tóc Đỏ thực chất là một kiểu Trạng Lợn hiện đại “Hai nhân vật này đều được xây dựng theo nguyên tắc trong ngoài bất nhất: bề ngoài có vẻ thông minh nhưng thực chất bên trong dốt nát Cả hai đều

có biệt tài học lỏm, đều có trí nhớ đặc biệt và đều có thể nhắc lại lời người khác như một con vẹt nhưng lại rất trúng bởi gặp may, do đó cuộc đời cứ phất lên như diều” [27, 476]

Vũ Trọng Phụng đã xây dựng nhân vật Xuân Tóc Đỏ với “xuất phát điểm”

là một kẻ bụi đời Xuân là một đứa trẻ mồ côi sớm và ở nhờ nhà bác Nó bị tống cổ

Trang 31

ra đường vì nhòm trô ̣m bác gái tắm Sớm bô ̣c lô ̣ tính cách dâm đã ng, Xuân từ chỗ đươ ̣c nương thân nơi ruô ̣t thi ̣t đã trở thành một kẻ lang thang bụi đời: “Bác gái nó tắm, nó đã khoét một chỗ phên nứa để nhìn! Từ đấy, thằng Xuân lấy đầu hè xó cửa làm nhà, lấy sấu ở các phố, cá hồ Hoàn Kiếm làm cơm Nó đã bán phá xa, bán nhật trình, làm chạy hiệu rạp hát, bán cao đan hoàn tán trên xe lửa, và vài nghề tiểu xảo khác nữa” [32, 11] Nó kiếm sống toàn bằng những nghề hèn mạt Thế mà t hằng Xuân ma cà bông lưu manh, một gã thổi loa kèn thuốc lậu, một thằng nhặt banh quần lại trở thành một sinh viên trường thuốc, một đốc tờ Xuân, cái hy vọng của giới quần vợt Bắc kỳ, một vĩ nhân cứu quốc trong xã hội bịp bợm, dâm đãng, đểu giả, trụy lạc Nó bước vào một thế giới thượng lưu xã hội của những me Tây, trí thức, nhà tân tiến với sứ mệnh cải tạo xã hội thiêng liêng và bỗng chốc được xã hội này làm cho vua biết mặt, chúa biết tên

Nhờ bà Phó Đoan đưa Xuân đi hiệu may Âu hóa, Xuân Tóc Đỏ mới biết xã hội Âu hóa tân thời như thế nào và do Văn Minh giới thiệu Xuân cho cụ cố Hồng

là sinh viên trường thuốc, Xuân chính thức bước vào xã hội thượng lưu để chữa bệnh cho cụ cố tổ Nhìn bề ngoài , việc Xuân “thay thân đổi phâ ̣n” là nhờ có số gă ̣p may, cuộc đời của Xuân càng lúc càng diễn tiến đúng như lời của ông thầy số Nhưng thực ra thằng Xuân bướ c đươ ̣c mô ̣t chân vào xã hội thượng lưu và càng ngày càng lách được sâu , trèo được cao là do tài xoay xở và trí khôn giảo hoạt

cô ̣ng với “ưu thế” dâm đãng Có thể nói, một mặt giới thượng lưu cần lợi dụng bả n chất lưu manh của Xuân Tóc Đỏ để thực hiện những mưu đồ giả trá và vô luân ,

mă ̣t khác Xuân lợi dụng la ̣i chính những kẻ lợi dụng hắn để leo lên những nấc thang danh vo ̣ng

Bà Phó Đoan đưa Xuân ra khỏi sở cẩm không phải là t hương xót gì , chẳng qua là muốn “khai thác” tính cách dâm đãng của hắn Bà Phó Đoan đa dâm bày ra trò “kích thích” Xuân bằng việc cho Xuân xem quyển album còn mình thì ra sức tắm táp trong buồng tắm: “Bà Phó thỉnh thoảng lại vỗ vào bụng, vào đùi, bì bạch… Rồi bà, than ôi! Trái ngược – bà nhòm qua lỗ khóa xem bên ngoài động tĩnh ra sao… Thì ra, chăm chú vào quyển sách ảnh, thằng Xuân cứ ngồi nguyên chỗ Như

Trang 32

thường!” [32, 36] Khổ nỗi, Xuân vừa được thoát “bể trầm luân” , còn chưa hết run

sợ vớ i tai ách vừa qua nên đành nén la ̣i cái “phẩm chất” dâm ô, đểu cáng mà nó không biết là rất đáng giá với Bà Phó Đoan Không ngờ mô ̣t lần giả vờ đoan chính

mà Xuân được gặp một vận hội khác

Bà Phó Đoan thấ y “chứa” Xuân trong nhà chả được “nước non” gì nên đẩy sang cho tiê ̣m may Âu Hóa Đến hiệu may Âu hóa, khi TYPN giải thích các kiểu

áo tân thời cho Xuân thì nó phát huy khả năng học thuộc lòng của mình để thu và

phát như con vẹt: “Hở đến nách và hở nửa vú là Ngây thơ! Đọc cho quen mồm đi! Xuân Tóc Đỏ lại đọc theo : Hở đến nách và hở nửa vú là Ngây thơ! Hở đến nách

và hở nửa vú là Ngây thơ!” [32, 51] Xuân được tăng lên nhờ những kẻ x ung quanh hắn cứ có di ̣p là la ̣i “sơn phết” ch o: “Xuân Tóc Đỏ là có một tương lai rực rỡ, lừng lẫy tiếng tăm có phen Bà Phó Đoan lại cổ động cho Xuân là có học thức, với ông

Phán mọc sừng Ông này lại luôn khen ngợi trước mặt cụ Hồng (Biết rồi! khổ lắm, nói mãi! ) rằng Xuân là một người đứng đắn, mặc lòng hãy còn trẻ trung” [32, 85-

86]

Cho đến khi đ ịa vị của Xuân Tóc Đỏ đã được củng cố, hắn bắt đầu thoải mái sống với con người thực của mình , hắn được quyền tỏ ra khinh bỉ mọi người và

“ngu si” đến đô ̣ nào hắn cũng được khen : “Sự ngu độn của nó được người ta cho

là nhũn nhặn, là sự khiêm tốn, nên nó lại càng được yêu mến hơn” [32, 85]; “Lâu lâu, sống mãi trong bầu không khí hỗn loạn những sự kính trọng, sợ sệt, mơn trớn của kẻ chung quanh, Xuân Tóc Đỏ đâm ra khinh người Vì lẽ theo lẽ thói thường những kẻ nhũn nhặn hay bị coi khinh, nên Xuân Tóc Đỏ càng kiêu ngạo, càng làm

bộ làm tịch bao nhiêu, lại được thiên hạ càng kính trọng Một cái lặng im của nó cũng có giá trị của một cái đặc ân”[32, 87]; “Sở dĩ họ dám xử thân với Xuân là bởi tuy không rõ Xuân là hạng gì trong xã hội nhưng được bà chủ trọng đãi như thế, thì

họ cũng phải kính trọng Xuân, và tuy Xuân ở địa vị cao hơn họ, song những tiếng

rất bình dân mà Xuân hay điểm vào câu chuyện : Mẹ kiếp! Chẳng nước mẹ gì cả!

vân vân đã khiến họ thấy Xuân dễ dãi, không khinh người, nhất là không khinh người!” [32, 142] Những người như ông bà Văn Minh biết lý lịch của Xuân nhưng

Trang 33

không dám nói vì há miệng mắc quai Xuân khéo léo dùng thủ đoạn để vào được

xã hội thượng lư u trí thức và khi vào được sâu cũng là lúc hắn trở thành một con người đáng sợ

Các nhân vật trong tiểu thuyết hiện thực phê phán chịu sự quy định của hoàn cảnh, mô ̣t mă ̣t tính cách có sự nhất quán , mă ̣t khác tính cách phát triển và biến đổi theo sự thay đổi của hoàn cảnh Nhưng đối với nhân vật Xuân Tóc Đỏ, mặc dầu nó đã được xã hô ̣i thừa nhâ ̣n là mô ̣t vĩ nhân , mô ̣t anh hùng cứu quốc nhưng bản chất của hắn thì không hề thay đổi, trướ c sau hắn vẫn là kẻ vô văn hóa: “Vốn được giáo

dục trong một nền luân lý vỉa hè nên tuy là thượng lưu, anh hùng cứu quốc, hắn

vẫn có những tác phong ngây ngô, bần tiện của những tháng ngày hàn vi, bợm bãi, lúc còn chạy hiệu rạp hát, thổi loa kèn thuốc lậu, nhặt ban sân quần.” [48, 75] Là một tên lưu manh bợm nghịch, Xuân Tóc Đỏ cố gắng bắt chước những lời nói, cử chỉ, điệu bộ của người khác (chủ yếu là Văn Minh và TYPN) khi hắn đóng những vai “không phải của mình” và diễn thuyết để giấu đi quá khứ mà những ngày lang thang thổi kén bán thuốc lậu nhưng vẫn “thường xuyên lộ ra qua vẻ mặt ngây ngô, ngôn ngữ thô lỗ đầu đường xe chợ, tác phong lì lợm” [36, 117] Thông qua việc xây dựng mô ̣t kẻ ha ̣ lưu , vô ho ̣c mà trở thành thượng lưu trí thức và càng ngày càng ma cà bông hơn, tác giả vạch trần cả tầng lớp trí thức tân thời Âu hóa giả dối,

vô nghĩa lẫn một xã hội đương thời rất nhố nhăng và lố bịch

Xuân Tóc Đỏ vốn là một tên lưu manh, kẻ vô học, nhờ gă ̣p may trong một môi trường dâm đãng, xỏ xiên mà nó đã nắm được quy luật của cái xã hội bịp bợm

ấy Nên viê ̣c “mô ̣t bước đến giời” của Xuân làm người ta vừa thấy phi lý la ̣i vừathấy hơ ̣p lý Người đo ̣c “chịu tài” Vũ Trọng Phụng vì mô ̣t mă ̣t thấy sự phi lý của chi tiết mă ̣t khác người đo ̣c la ̣i phải thừa nhâ ̣ n những bước đi của Xuân tất yếu phải diễn tiến như thế Nhà văn xây dựng nhân vật Xuân Tóc Đỏ bằng n ghệ thuật phóng đại mang tính hài ki ̣ch một cách rất độc đáo “Phóng đại quá cái độ cần thiết, lập tức tính chân thực của hình tượng sẽ bị vi phạm và tiếng cười sẽ thiếu cơ sở hiện thực, tính thuyết phục sẽ bị giảm đi” [8, 452] Một bậc thầy của truyện ngắn trào phúng như Nguyễn Công Hoan cũng không khắc phục được và liên tục bi ̣ “bắt

Trang 34

lỗi”: chỗ này “phóng đại quá đáng”, chỗ kia “không thật” Khác với Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng đã xây dựng nhân vật Xuân Tóc Đỏ với nghệ thuật phóng đại rất thoải mái, nhưng lại theo lôgic đầy sức thuyết phục bởi không phá vỡ sự chân thật hình tượng và hình tượng phóng đại vẫn giữ được cái hạt nhân hiện thực cần thiết Trên sân khấu cuộc đời, Xuân đóng vai nhiều và vai nào diễn cũng khéo léo Hắn có đi học bao giờ đâu, chữ “ÂU HÓA” mà không đọc được, trong mắt hắn đó chỉ là những hình thù quái di ̣ : “một miếng gỗ tròn thủng một lỗ và một miếng vuông thủng hai lỗ tròn ở giữa Còn ba miếng nữa lại thuộc hình tam giác,

mà lại cũng có lỗ tròn ở giữa nữa” [32, 38], ấy thế mà một ngày hắn bỗng chốc biến thành Xuân thi sĩ chỉ bằng một bài bán thuốc dạo Phóng đại hơn, bài thơ

“nhức đầu giải cảm” ấy lại được chính tên “tình địch” tôn vinh lên thành “lối trào phúng”… “đủ là một bài học”, được Tuyết tán thưởng là “kỳ tài”, “xuất khẩu thành chương”, “trào phúng lắm không kém gì Tú Mỡ” Đến đoạn một tên ma cà bông vụt trở thành vĩ nhân cứu quốc, được nhận huân chương “Bắc Đẩu bội tinh” thì quả thực sự phóng đại đã đến mức trào lộng

Trong cuộc đời, có lẽ không có một nhân vật thật như Xuân Tóc Đỏ nhưng chắc có một hạng người hãnh tiến vươn lên trong xã hội cũ bằng những con đường bịp bợm, gian trá như Xuân Tóc Đỏ Xuân là một nhân vật điển hình có cá tính riêng biệt khá sinh động trong hoàn cảnh sống cụ thể của nó “Xuân Tóc Đỏ là sự kết hợp tài tình giữa cái đểu với cái dâm, cái hạ lưu vô học với cái láu lỉnh, thông minh kiểu vẹt Với các nhân vật này, tác giả đã tài tình tạo được một sự cân bằng cần thiết trong sự thể hiện hình tượng nhân vật trào phúng Một bên là những chi tiết phi lý, bịa đặt mà ai cũng dễ dàng nhận thấy, phía bên kia lại là sự phản ánh chân thực sâu sắc con người và cuộc sống đương thời” [2, 127] Vũ Trọng Phụng xây dựng nhân vật Xuân là một mũi tên mà trúng hai đích : “tính xã hội, tính giai cấp của Xuân Tóc Đỏ chưa được xác định thật rõ ràng Xuân Tóc Đỏ vì thế như một con dao hai lưỡi, không phải chỉ dùng để đả kích bọn hãnh tiến, bịp bợm trong giai cấp thống trị, thượng lưu” [3 (tập I), 334] mà còn dùng để chế giễu cả từng lớp bình dân Xuân là con đẻ của xã hô ̣i thực dân nửa phong kiến đương thời và cái vỏ

Trang 35

bọc sáng chói của Xuân với cái bản chất lưu manh , vô ho ̣c b ên trong đã va ̣ch trần bản chất của xã hội mà thực dân Pháp đang sơn phết cho nó Sự khai hóa văn minh của thực dân Pháp trên đất nước Việt Nam chỉ là chiêu bài , còn thực chất, nó dung dưỡng sự bi ̣p bợm , lố lăng, bất nhân, nó đẻ ra những khuôn dạng méo mó , những quái thai mà bằng nghệ thuật trào phúng bậc thầy , Vũ Trọng Phụng đã vẽ được chân dung quái thai ấy bằng hình tượng Xuân Tóc Đỏ

2.2.2 Các chân dung nhân vật khác

Trong Số đỏ, không chỉ thành c ông ở nhân vâ ̣t Xuân Tóc Đỏ, nhà văn còn xây dựng được nhiều nhân vật trào phúng thuô ̣c tầng lớp trí thức thượng lưu, có tính cách riêng và người đọc “gặp một lần thì nhớ mãi” , đó là bà Phó Đoan dâm đãng “thủ tiết với hai đời chồng”, ông bà Văn Minh bịp bợm bị “há miệng mắc quai”, ông TYPN nhà may thiết kế mẫu y phục đầy khêu gợi với những cái tên

“mỹ miều” Chính phục, Dậy thì, Ngây thơ sa sả mắng vào mă ̣t bà vợ vì muốn

khoác lên mình những “đứa con tinh thần” của c hồng, lão cố Hồng cổ hủ “biết rồi khổ lắm nói mãi” , đến các nhân vật danh giá khác như ông sư Tăng Phú, đốc tờ Trực Ngôn học trò trung thành của Freud

Bà Phó Đoan là một nhân vật tiêu biểu cho những bà góa phụ dâm đãng Gọi

là “Phó Đoan” vì bà lấy ông Phó Đoan, người ta go ̣i bà theo tên và chức danh của chồng nhưng cái tên rất “pháp lý” này lại mỉa mai ở chỗ, ông Phó Đoan chết vì bà

vơ ̣ tên “Đoan” mà chẳng “đoan” tí nào , chuyên hiếp chồng làm chồng sợ phải

“trốn xuống suối vàng” Bà lấy người chồng thứ hai , ông này cũng như ông chồng đầu tiên của bà , chẳng bao lâu sau cũng “tìm đường xuống suối vàng” Bà Phó Đoan không những không đoan chính mà còn thâ ̣m dâm đãng Mỉa mai hơn là những từ chực sẵn ở đầu lưỡi của bà luôn là “thủ tiết”, “chính chuyên” nhưng não

bà lại bắt sóng rất nhạy với những chuyện dâm đãng Nghe ai kể chuyê ̣n dâm đãng

là mắt bà lại sáng lên và hào hứng đến lố bịch Vũ Trọng Phụng mỉa mai nốt cả ngoại hình của “mệnh phụ phu nhân” Phó Đoan Bà này đã ngoài bốn mươi tuổi

mà hư hơn mọi cô gái tân thời Âu hóa trẻ trung , bà mới thực là “lá cờ đầu” của phong trào Âu hóa trẻ trung : “trạc ngoại tứ tuần mà y phục còn trai lơ hơn của các

Trang 36

thiếu nữ, mặt bự ra những son và phấn, tóc đen lay láy nhưng mà quăn quăn, cả người nặng ít ra cũng bảy mươi cân, nhưng cái khăn vành giây đúng mốt hết sức thì lại nhỏ xíu và ngắn ngủn có một mẩu, một tay cầm một cái dù thật tí hon và một cái ví da khổng lồ, tay kia ôm một con chó bé trông kì dị như một con kì lân, bước xuống đất một cách nặng nề vất vả” [32, 10] Bà Phó Đoan thì quá “hồn nhiên và nhiê ̣t tình” với thời trang còn Vũ Tro ̣ng Phụng thì có con mắt nhà nghề và lại đáo để nữa nên đã làm nên một bức biếm họa “để đời” : “một bức hý họa đầy

những nét trái ngược, chướng mắt: trái ngược giữa tuổi tác và cách ăn mặc đỏm dáng, trái ngược giữa thân hình to béo và cái khăn vành dây “nhỏ xíu và ngắn ngủn”, trái ngược giữa “cái dù thật tý hon” và “cái ví da khổng lồ” Những nét bề ngoài ấy thống nhất với cái trái ngược khôi hài trong tính cách: lẳng lơ, dâm đãng bậc nhất nhưng thích khoe khoang cái đạo đức, tiết hạnh của mình” [2, 177-178] Đây là một thủ pháp tạo ra mâu thuẫn giữa hình thức và nội dung của đối tượng, vừa để tạo nên tiếng cười vừa làm thành mô ̣t “hiê ̣u ứng” có khả năng cụ thể hóa , sinh đô ̣ng hóa tính cách lố bịch của bà Phó Đoan Bên cạnh bà Phó Đoan, còn có những bứ c chân dung hý ho ̣a khác Vợ chồng Văn Minh được giới thiệu như sau:

“Rồi đến một chàng thiếu niên cao ngẳng, gầy đét, lộ hầu, hai mắt như ốc nhồi, tóc cũng uốn quăn Âu phục lối du lịch, chui ở xe ra đưa tay cho một thiếu nữ mặc quần đùi trắng, tóc búi, giày cao su, tay cắp hai cái vợt” [32, 10] Ông bà Văn

Minh ăn mặc theo kiểu Âu hóa tân thời đúng mốt nhưng ngoại hình của ông Văn

Minh thì rất tức cười Nhà văn không đặt riêng ra từng bức biếm ho ̣a mà đă ̣t chúng cạnh nhau và “cố tình” tạo thêm những tương phản để bức tranh thêm ấn tượng : Phó Đoan béo “nhấc không nổi thịt” , Văn Minh chồng thì “gầy không thể gầy hơn” còn Văn Minh Vợ la ̣i có thân hình cân đối , đẹp đẽ Mă ̣t khác, để “bà Phó Đoan trình diện lần đầu tiên cùng với vợ chồng Văn Minh, thì không những tác giả

mô tả trọn vẹn được hình dung mà ngay sinh hoạt, cá tính của từng nhân vật cũng phát lộ rõ ràng” [41, 217]

Không chỉ thể hiê ̣n ở ngoa ̣i hình mà tính cách dâm đãng của bà Phó Đoan còn bộc lô ̣ ra thành hành đô ̣ng Hành động bà vì thấy Xuân “có độ dâm cao” mà

Trang 37

cứu về , và hành động “khêu gợi” Xuân trong khi đang tắm là đủ rõ Để tô đâ ̣m thêm tính cách dâm đãng của bà Phó Đoan , Vũ Trọng Phụng “ưu ái” dành cả những trang dài trong chương XIX để “giới thuyết” cho tính cách đa dâm độc đáo của bà : “dâm mô ̣t cách khoa ho ̣c” : theo như lời bác sĩ Vachet thì bản tính hứng tình của bà Phó Đoan hoàn toàn lý giải được theo khoa học tự nhiên Tức là, bà nạ dòng Phó Đoan đã lẳng lơ đúng nghĩa lý “sách vở của thánh hiền”, “hư hỏng một cách có tính chất khoa học” Có cái bằng Khoa học tự nhiên đã là giỏi mà bất ngờ hơn, bà Phó Đoan còn được phong bằng “Tiết hạnh Khả phong Xiêm La” mà lại

vô cùng xứng đáng : bà “là người đức hạnh, lại có công xây ra sân quần để hâm mộ thể thao, và nhất là có cảm tình với chúng tôi, lại đã bấm bụng thủ tiết với hai đời chồng” [32, 233] Ngườ i xưa cực đoan “chết đói còn hơn thất tiết” thì xã hội tư sản hiê ̣n đa ̣i cực đoan theo mô ̣t cách khác : “thất tiết mới là … chính chuyên” Thế để đủ thấy phong trào trẻ trung Âu hóa thực chất là cổ súy sự hư hỏng , suy đồi Xã

hô ̣i tư sản đương thời là tốt đe ̣p , văn minh thì đã chẳng có những người như bà Phó Đoan miê ̣ng nói mình là người nhân đức, hay thương người, nhưng lại đi thương những gã thanh niên dâm đãng chứ không phải là thương con người bình thường

mà tốt bụng Bàn chuyện cứu chữa cho cụ cố t ổ thì bà chỉ nhăm nhe chộp lấy thông tin về những ông đốc tờ thích làm hư hỏng bê ̣nh nhân nữ Làm gì có lòng thương xót với người sắp chết Kiểu thương người của bà Phó Đoan mới làm nên anh hùng cứu nước Xuân Tóc Đỏ còn không thì Xuân Tóc Đỏ mãi là Xuân lang thang đến … tóc đỏ mà thôi Ngay từ đầu , không phải là đi ̣nh mê ̣nh , số mê ̣nh gì mà là xã hô ̣i dâm đãng, vô nhân đa ̣o đã ra sức dung dưỡng những kẻ như Xuân Mà khởi đầu là

bà Phó Đoan Bà ta l à nhân vật quan trọng bậc nhất trong cuộc đời Xuân nhưng không gă ̣p bà Phó Đoan này thì Xuân sẽ gă ̣p bà Phó Đoan khác thôi Vì sự ngẫu

nhiên đó mang tính tất yếu Xã hội trọng dụng phẩm chất dâm đãng , láu lỉnh , lưu

manh, Xuân hội tụ đủ thì sẽ dần dần khẳng đi ̣nh được bản thân thôi

Bức hý họa ấn tượng khác là cậu Phước, “con Giời con Phật” của bà Phó Đoan Thằng bé đ ược miêu tả là “một cậu bé to tướng béo mũm mĩm, mặt trông ngẩn ngơ, giá đứng lên thì ít ra cũng cao lớn hơn một thước tây, ngồi vầy nước như

Trang 38

một đứa trẻ lên ba” [32, 28] Hỏi bất kể câu nào , nó cũng đáp lại một câu duy nhất

là “Em chã” Vì thế “Em chã” thành tên thường gọi của nó , thay cho cái tên cảm ta ̣

“phước đức” của trời Phật (Phước) Cậu “Em chã” cũng hiện lên thật sống động, điển hình cho đứa con cầu tự được nuông chiều của gia đình tư sản Con Giời con Phật mười tuổi trí năng chỉ như trẻ lên ba mà bản năng tính dục lại rất phát triển

Thâ ̣t mẹ nào con nấy ! Chỉ được cái dâm như me ̣! Các đốc tờ đã dùng lý thuyết

Freud để giải thích tư tưởng và hành động của bà Phó Đoan và Em chã nhưng xem

ra chẳng thể biê ̣n minh đươ ̣c cho tính đa dâm Có thể dùng khoa học để cắt nghĩa

và lý giải cho bản năng tính dục nhưng lý thuyết khoa học lại không thể biện minh cho sự phóng đãng của con người Vì con người phải điều hòa bản năng bằng đạo đức và văn hóa , xã hội biện minh cho sự dâm đãng thì chẳng qua nó không cứ u chữa được cho sự phóng đãng của con người Và căn bản đó là vì thực dân Pháp không nhằm khai hóa cho dân Viê ̣t Nam mà chẳng qua khai hóa chỉ là chiêu bài còn xã hội Việt Nam càng hủ bại càng thối nát thì chúng càng dễ bề cai trị Hai nhân vật bà Phó Đoan và Em chã “tương hỗ nhau tô cho sự dâm dật của bà Phó Đoan một vẻ độc đáo, khiến hễ khi nghĩ tới bà Phó Đoan ta thường liên tưởng ngay tới cậu quý tử “Em chã” phốp pháp tồng ngồng trong chiếc chậu thau khổng lồ hay nhún nhẩy trên lưng vú em” [41, 212] là cách Vũ Trọng Phụng sinh động và cụ thể hóa cho đời sống hủ bại thời bấy giờ

Trong Số đỏ, bà Phó Đoan là một nhân vật quan trọng để Xuân Tóc Đỏ bước

vào gia đình thượng lưu của bà Phó Đoan nói riêng và cuộc cải cách xã hội nói chung thì ngườ i giúp Xuân Tóc Đỏ trở thành một người có công cho gia đình cụ Hồng, lại giúp nó trở thành một anh hùng cứu quốc là vợ chồng Văn Minh Ông Văn Minh là con cụ Hồng, là chủ hiệu may tân thời Âu hóa, cũng chính là người trụ cột của phong trào Âu hóa Tên ông là Minh, tên vợ ông là Văn, đặt tên vợ ông trước tên ông sau cho trở thành tên Văn Minh, nhưng cả hai vợ chồng không biết

Văn Minh, không biết Âu hóa là gì Ông Văn Minh chủ trương Âu hóa một cách

hợp với tên ông, hăng hái cổ động cho thể thao, thể dục bằng một khẩu hiệu : “Một cái linh hồn khỏe trong một cái xác thịt khỏe!” [32, 14] Ông Văn Minh đã đi du

Trang 39

học Pháp hơn 5 năm nhưng khi về chẳng có văn bằng nào cả Song ông Văn Minh vẫn thuộc tầng lớp xã hội thượng lưu, trí thức vì xã hội thượng lưu bấy giờ lấy đâu

ra trí thức thượng lưu thâ ̣t Chính vì thế Văn Minh sẵn sàng giới thiệu Xuân Tóc Đỏ với cụ cố Hồng là sinh viên trường thuốc dù biết thằng Xuân chẳng biết quá i gì về thuốc , chỉ là thằng lưu manh bị đuổi cổ khỏi sân quần vì dâm đãng Nhưng thằng Xuân la ̣i rất ma cô , mô ̣t khi đã được lên bê ̣ phóng thì nó tâ ̣n dụng triê ̣t để mọi cơ hội để leo lên tột cùng danh vọng Vơ ̣ chồng Văn Minh vì thế bị đẩy vào tình huống há miệng mắc quai Căn bản vì bản chất tham tiền của , vô nhân đa ̣o của Văn Minh mà Xuân mới có được cơ hô ̣i ngàn năm có mô ̣t là được dán mác sinh viên trường thuốc Văn Minh vì muốn tìm người ch ả biết gì về thuốc để làm cụ cố tổ chết cho nhanh thì thằng làm nghề thổi loa bán thuốc lâ ̣u như Xuân mới thành sinh viên trường thuốc rồi đốc tờ Xuân được Bản chất vô nhân đạo của hai vợ chồng Văn Minh bô ̣c lô ̣ rõ trong đ ám tang cụ cố Tổ Văn Minh vợ thì sung sướng

vì sắp được diện áo tang thời trang còn Văn Minh chồng mơ màng hạnh phúc ước tính phần tài sản thừa kế: “Văn Minh vợ mơ màng một cách sung sướng rằng chỉ nay mai là sẽ được ăn vận toàn trắng, một điều bà vẫn ao ước bấy lâu nay Văn Minh chồng ngồi hút thuốc lá Ăng-lê, cũng mơ màng đến phần tài sản mà ông ta sẽ được hưởng, nếu ông nội ông ta chết” [32, 74-75] Tìm cách giết ông nội để được thừa kế tài sản, sung sướng trước cái chết của ông nội, Văn Minh lô ̣ rõ là kẻ đô ̣c ác bất lương Không la ̣ khi hắn châ ̣c lưỡi cho gả Tuyết cho Xuân và “gô ̣t xà phòng thơm cho cái quá khứ của Xuân” Văn Minh từ chỗ há miê ̣ng mắc quai đã thâ ̣t tình tạo điều kiện cho Xuân th ăng tiến Chính hắn mới là người nói ra những lời đao to búa lớn còn Xuân đứng trên xe chỉ là con vẹt nhắc lại với vẻ hùng hồn trong cuộc diễn thuyết trước dân chúng sau trâ ̣n thi đấu quần vợt Hẳn là khi Xuân trở thành anh hù ng cứu quốc , Văn Minh là kẻ sung sướng và tự hào chứ không phải bực tức

vì mình đâm lao thì phải theo lao Chẳng qua cũng là lợi dụng lẫn nhau mà thôi

Nhân vật ông TYPN là nhà mỹ thuật Đông Dương, là ông thợ may đã thiết

kế các kiểu y phục lẳng lơ Tên ông cũng rất buồn cười, TYPN là viết tắt của Tôi Yêu Phụ Nữ “Cái tên lẩn vào một ký hiệu, thành một tuyên ngôn choáng lộn sặc

Trang 40

mùi Âu hóa: Yêu bằng cách phụng sự sắc đẹp của các bà các cô theo kiểu cách tân

thời trang phụ nữ đến mức không còn gì che đậy nữa, tức là đã đi đến chỗ tận thiện, tận mỹ vậy” [51, 145] Nhà mỹ thuật TYPN mang trong ngươ ̀ i bầu nhiê ̣t huyết cải cách xã hội và cải cách phụ nữ Nhưng trái ngược với sự dâng hiến hết mình cho việc phụng sự sắc đe ̣p của chi ̣ em thì ông ta lại triê ̣t để cấm vợ không được Âu hóa, không được tân tiến, tân thời Những bô ̣ y phục do ông TYPN thiết kế thì hầu như chẳng che đâ ̣y được gì nhưng trang phục của bà TYPN lại là “cái áo dài giản dị, cổ áo không thuộc mốt lá sen cũng như không thuộc mốt bành bẻ, cái quần trắng giản dị kín đáo, đôi giày nhung đen không cầu kỳ gì mấy, thì chỉ thấy

nó có vẻ đứng đắn thôi” [32, 54] Vẻ ngoài của ông TYPN thì tân tiến nhưng thực

chất ông ta thuô ̣c tuýp người cổ hủ và bảo thủ Trong sự nghiê ̣p Âu hóa ông ta chỉ

“cải cách mô ̣t nửa” Thế cũng đủ thấy phong trào Âu hóa là thứ phong trào chẳng

đi đến đâu, nó rầm rộ lên như một thứ mốt kéo theo những cảnh tượng rất chướng tai gai mắt còn những gì là cổ hủ , bảo thủ của xã hội phong kiến thì được bảo lưu

đầy đủ Bà TYPN là một nhân vâ ̣t duy nhất đứng đắn trong Số đỏ nhưng nhà văn

muốn ta thấy sự đứng đắn trong xã hô ̣i lố lăng thời bấy giờ là vô nghĩ a, đứng đắn cũng chẳng để làm gì Sự đứng đắn của bà gián tiếp đưa đến vâ ̣n may tiếp theo cho Xuân Tóc Đỏ Nghĩa là thế nào thì rồi thằng Xuân cũng lại gặp may thôi Bà TYPN mách lẻo cho Xuân Tóc Đỏ biết hai điều, một điều là Victor Ban đã bộc lộ

về xuất thân của Xuân cho vị hôn phu của Tuyết với cả cụ Hồng cũng biết hết rồi, còn một điều nữa là cụ Hồng bà nghe xong thì um lên nếu gặp Xuân thì phải nhổ vào mặt, tát vào mặt nữa Xuân Tóc Đỏ nghe được thì tức khí bô bô tr ước mặt cả gia đình cụ cố tổ rằng ông Phán dây thép là một người chồng mọc sừng còn nó nói thẳng ra m ình là kẻ vô học, xưa nay nhặt ban quần, hạ lưu Cụ cố tổ vì không chịu nổi cú sốc về sự suy đồi của gia đình mình (cụ luôn nghĩ là da nh giá, đa ̣o đức và đó chính là động lực khiến hai ông lang băm không giết được cụ mà đến nước thánh đền Bia cũng không giết nổi ) nên đã uất lên mà chết Xuân tưởng đó là cái tô ̣i tày trời ai dè la ̣i trở thành anh hùng tro ng gia đình cố Hồng Hóa ra bà TYPN lại gián

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w