Tình huống hiểu nhầm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ (Trang 60)

Trong tình huống hiểu nhầm, các nhân vật thường hiểu lầm ngớ ngẩn về cùng một sự việc dẫn đến những hành vi “lệch pha” rất buồn cười . Chẳng hạn như chương XI, buổi khánh thành sân quần riêng của bà Phó Đoan, bà đã mời người nhà và cả nhà chính trị bảo hoàng Joseph nữa. Sân quần là sân để chơi quần vợt chứ “quần” ở đây không phải là “quần áo” , sân quần không phải sân phơi quần áo. Nhưng người vú già thì quê mùa , chỉ biết “quần” là “quần áo” mà thôi . Nên trên rặng lưới của sân quần, bà phơi các kiểu y phục lẳng lơ của bà chủ khiến bà Phó Đoan phải mô ̣t phen xấu hổ .

Trong chương XIII, đốc tờ Trực Ngôn và Xuân Tóc Đỏ nói về bệnh của cậu Phước con Giời con Phật. Cậu Phước không bị bê ̣nh tâ ̣t gì cả , mọi hành động của nó chỉ là những triệu chứng của tuổi dậy thì thôi. Ông Trực Ngôn nói về học thuyết Freud, nhưng Xuân không hiểu được bạn đồng nghiệp nói gì. Ngẫu nhiên Xuân mở cửa sổ mà thấy nơi đang diễn ra cảnh mấy thứ cầm thú yêu nhau.

Thằng Xuân đã nhỉnh ra cửa sổ, hai lỗ tai đã chán những lời nói mà nó không hiểu nên không để ý đến nữa. Vừa lúc ấy, ở ngoài vườn, mấy giống cầm thú cũng đương làm cái việc hoan lạc của tình dục. Trên một mái kẽm thì là một đôi chim bồ câu... Dưới sân thì hai con chó Nhật Bản xinh xắn đương vờn nhau... Trong vườn gà thì con gà trống trên lưng con gà mái... Tình cờ cùng một lúc, mấy thứ cầm thú ấy cắt nghĩa rõ cái lẽ âm dương của tạo hóa nhiệm mầu. Thằng Xuân đương tần ngần nhìn sự ấy thì vừa lúc ông đốc tờ hỏi lại nó:

-Ừ, có phải kể đến hoàn cảnh không?

Nó choáng người lên, ngẩn mặt ra, vô tâm hỏi lại:

-Hoàn cảnh ấy à? Hoàn cảnh là gì?

Rồi nó trỏ tay ra ngoài cửa sổ... Ông đốc tờ Trực Ngôn quay ra nhìn, thấy cảnh cầm thú yêu nhau rồi lại rối rít lên bắt tay nó, vỗ vai nó. Lần này ông lại nói to:

61

-Chà! Ông bạn thân của tôi! Ngài đã để ý đến những điều rất nhỏ nhặt nó ảnh hưởng rất sâu xa đến loài người. Thật là những chứng cớ đích xác của thực tế chứ không phải là lý thuyết viển vông gì nữa. Trẻ con đương tuổi dậy thì mà cứ trước mắt những cái ấy là rất nguy hiểm. [32, 146]

Đây là một tình huống vừa ngẫu nhiên vừa hiểu nhầm. Xuân Tóc Đỏ hoàn toàn không có ý minh ho ̣a cho những diễn giải về ho ̣c thuyết Freud . Nó chỉ ngẫu nhiên mở cửa sổ ra mà thôi . Là kẻ vô học, ma cà bông Xuân chẳng biết lý thuyết tính dục là gì nhưng hình ảnh chim thú có đôi bên ngoài cửa sổ khiến Trực Ngôn hiểu nhầm và khâm phục về sự hiểu biết Freud của Xuân. Từ tình huống ngẫu nhiên và hiểu lầm này , bạn đồng nghiệp Xuân Tóc Đỏ trở thành một bạn thân của đốc tờ Trực Ngôn.

Đọc chương XIV, lí lịch của Xuân Tóc Đỏ bị Victor Ban chủ nhân khách sạn tiết lộ và bà cố Hồng biết hết. Bà TYPN mách cho Xuân biết điều ấy và nói lại lời của bà cố Hồng là nếu gặp sẽ nhổ vào mặt , tát vào mặt Xuân nữa khiến hắn tức sôi lên. Xuân tức giận và sự nổi giận ấy dẫn đến sự chết của cụ tổ.

-Không cần! Để ta chết! Sống cũng nhục! Có chạy chữa thì chạy chữa cho cái thanh danh nhà tao, mà bọn chúng mày đã trót bôi nhọ! Thế!

Rồi cụ nấc nấc. Rồi cụ bà ứa nước mắt van lạy Xuân. Nhiều người nói giúp cụ bà nữa. Xuân Tóc Đỏ thấy những bi kịch như thế, liền thú tôi, nói một cách thành thực rất nên tin:

-Thừa cụ, quả con vô học, xưa nay nhặt ban quần, hạ lưu, không biết thuốc ạ!

Rồi nó ra cửa, chạy thẳng một mạch như thằng ăn cắp.

Cụ bà rất hối hận. Những người khác chê Xuân vì thù riêng mà quên mất

lương tâm nhà nghề, thế là một ông đốc tờ không xứng đáng, vân vân... [32, 164]

Hiếm khi nhân vật Xuân Tóc Đỏ nói thật. Đây là lần hiếm hoi hắn dám nói to lên thân phâ ̣n thâ ̣t sự của mình . Xuân thừa nhâ ̣n mình là vô học, xưa nay nhặt ban quần, hạ lưu, không biết thuốc. Nhưng người ta không tin lời của nó. Xuân làm cụ Tổ uất lên mà chết nên sợ quá bỏ chạy nhưng mọi người lại hiểu nhầm hành

62

động của nó và cứ tưởng nó làm cao, tức giận nên không nhận chữa cho cụ Tổ nữa, v.v...

Những tình huống hiểu nhầm tạo ra tiếng cười hài hước và qua đó nhà văn đã phê phán đủ các giai tầng trong xã hô ̣i , từ hạ lưu đến trí thức thượng lưu trong xã hội Âu hóa tân thời giả dối, vô nghĩa lý.

Trong tác phẩm Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã xây dựng nhiều tình huống rất hài hước, vừ a chân thực vừa đươ ̣c lo ̣c qua trí tưởng tươ ̣ng và óc hư cấu của tác giả : Các cảnh sát sở cẩm chán ngán vì không ai trái pháp luật để được biên phạt; nhà thiết kế hiệu may Âu hóa , ông TYPN mắng vợ là “đồ khốn nạn”, “đồ đĩ” vì vợ muốn mă ̣c quần áo tân thời do ông thiết kế ; cuô ̣c khẩu chiến giữa hai lang băm cụ Tỳ và cụ Phế, tố cáo nhau vô tình la ̣i “tố” cả những bê ̣nh nhân của cả hai ông ; viê ̣c Xuân xin tặng bằng “Tiết hạnh Khả phong” cho bà Phó Đoan... Hơn nữa, có ai tin được một cuộc thi quần vợt lại có thể gây ra hay ngăn chặn chiến tranh giữa hai quốc gia hay không ? Để đến mức Xuân Tóc đỏ cố tình thua trong trâ ̣n đấu quần vơ ̣t mà trở thành anh hùng cứu quốc của Viê ̣t Nam . Như vậy, Vũ Trọng Phụng đã xây dựng những tình huống trào phúng và tình huống nào cũng có tác dụng trực tiếp hay gián tiế p mang tới cho Xuân sự may mắn. Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét “có thể nói mỗi chương Số đỏ là một tình huống trào phúng, được dàn cảnh như một màn kịch, mỗi màn lại thể hiện một mâu thuẫn trào phúng nào đó” [22, 131]. Tình huống trào phúng của Số đỏ rất phong phú, đa dạng, tất cả nhằm vạch trần sự giả dối, xấu xa, sự xuống cấp của những chuẩn mực đạo đức và sự đảo lô ̣n giá trị xã hội. Số đỏ miêu tả hiê ̣n tươ ̣ng xã hô ̣i ở góc đô ̣ hài hước , nực cười của nó , nghê ̣ thuâ ̣t trào phúng bâ ̣c thầy làm cho tác phẩm giàu tiếng cười và giàu ý nghĩa phê phán.

63

CHƢƠNG 4

Ngôn ngữ và giọng điệu trào phúng trong tiểu thuyết Số đỏ

Văn học là nghệ thuật ngôn từ. “Trong tác phẩm văn học, ngôn ngữ là công cụ căn bản nghệ sĩ dùng để đạt đến phương pháp cá tính hóa cách miêu tả cuộc sống” [49 (tập 2), 5]. Ngôn ngữ chính là hiện thực trực tiếp của tư duy. Lấy ngôn từ làm chất liệu, văn chương tái hiện quá trình tư duy, tư tưởng của con người và đời sống hiện thực. M. Gorki đã viết: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và – cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống – là chất liệu của văn học” [5, 148]. Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện sáng tác văn chương, mà còn cho biết nhà văn có phong cách hay không: “Ngôn ngữ là một căn cứ quan trọng để biểu đạt phẩm chất và tính cách của mỗi con người” [5, 135] và phản ánh kinh nghiệm sống cá nhân, trình độ văn hóa tư tưởng và tâm lý của họ. Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình cá biệt hóa nhân vật. Một trong những yếu tố để xác định mức độ thành công trong xây dựng nhân vật của nhà văn là nhà văn có xây dựng được phong cách ngôn ngữ riêng cho từng nhân vật hay không.

Giọng điệu cũng là yếu tố quan trọng trong một tác phẩm văn học. Giọng điệu là một hệ thống những sắc điệu, nó thể hiện cách nói, thái độ, tình cảm của tác giả đối với hiện tượng đời sống. Mỗi nhà văn đều có thái độ và cách miêu tả khác nhau đối với một hiện tượng nhất định, nhà văn có phong cách bao giờ cũng có ý thức tạo nên một giọng điệu riêng, không trộn lẫn với bất cứ nhà văn nào khác: “Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc” [7, 134]. Sử dụng giọng điệu một cách thích hợp và độc đáo trong việc miêu tả nhân vật hay thể hiện hình tượng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thực hiện mục đích sáng tác của nhà văn.

Như vậy, trong một tác phẩm văn học, ngôn ngữ và giọng điệu có đóng vai trò rất lớn và người làm nghiên cứu không thể không lưu tâm. Trong Số đỏ, “Vũ

64

xã hội nhất định. Đặc sắc về mặt tính cách trong lời đối thoại và độc thoại của Xuân Tóc Đỏ, TYPN, Văn Minh... đã ghi dấu ấn ngôn ngữ của lớp thị dân, trí thức thị thành thời buổi thực dân hóa một nước thuộc địa những năm đầu thế kỷ hai mươi” [52, 241-242]. Vũ Trọng Phụng đã tạo cho mỗi nhân vật một sắc thái riêng về ngôn ngữ và giọng điệu.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)