Giọng điệu châm biếm đả kích phê phán cay độc, chua chát thì giọng điệu hài hước, hóm hỉnh tạo nên tiếng cười mang tính phê phán xã hội nhẹ nhàng hơn, nhưng cũng sâu sắc thấm thía hơn. Trong tác phẩm, Vũ Trọng Phụng đã sáng tạo những yếu tố hài hước thông qua những thủ pháp việc sử dụng thông thạo ngôn ngữ, so sánh, phóng đại, chế giễu...
Vũ Trọng Phụng rất thông thạo ngôn ngữ bình dân suồng sã, đặc biệt là thứ ngôn ngữ vỉa hè đô thị. Trong đoạn mở đầu tác phẩm Số đỏ, đối thoại giữa Xuân
78
và chị hàng mía Vũ Trọng Phụng sử dụng ngôn ngữ bình dân, đường phố đời thường của tầng lớp thị dân, vô học ma cà bông Xuân dùng châm ngôn, ca dao tục ngữ rất có duyên, tạo nên tiếng cười vui vẻ:
- ... Cứ ỡm ờ mãi!
- Xin một tị! Một tị tỉ tì ti thôi!
- Khỉ lắm nữa!
- Lẳng lơ thì cũng chẳng mòn... [32, 6]
Vũ Trọng Phụng còn thường dùng thủ pháp so sánh mang tính hài hước, phù hợp với giọng điệu trào phúng. Chẳng hạn như khi miêu tả Xuân Tóc Đỏ đánh thức một ông thầy số ngủ gật, hành động giật mình thức giấc của ông “chẳng kém những thầy cảnh sát lúc biên phạt” [32, 8], khi Xuân Tóc Đỏ tán tỉnh cô hàng mía thì nó dùng điệu “cười hi hí như ngựa” [32, 7], khi gặp Victor Ban ở khách sạn Bồng Lai thì nó “đứng ngây mặt ra như người bằng gỗ” [32, 101], vào ngày khánh thành sân quần cô Tuyết giục Xuân đứng lên để phát biểu một bài chúc từ mà Xuân ngúc ngắc “như một cái máy có người vặn” [32, 123]. Khi Xuân nói thật cho Văn Minh rằng cô Tuyết yêu mình và mình cũng yêu cô Tuyết, Văn Minh lặng người ra “như gỗ” [32, 177]. Từ khi quảng cáo Xuân là một vị giáo sư quần vợt, đã khai tên ở bảng các tài tử, Văn Minh luôn luôn đứng bên cạnh Xuân “như một con chó trung thành với chủ” [32, 182]. Bà Phó Đoan ôm con chó vào lòng một cách thân yêu “như ôm một người tình nhân” [32, 64], mặc những bộ quần áo mỏng dính “chẳng khác gì một tín đồ của chủ nghĩa khỏa thân” [32, 31], tiếng còi xe của bà Phó Đoan “un un dữ dội như tiếng gầm của một thứ lợn rừng kỳ quái” [32, 27]. Trong các ví dụ vừa dẫn, hình ảnh so sánh và đối tượng được so sánh đều trở nên đáng cười và vì thế người đọc được cười những tràng cười rất thoải mái.
Vũ Trọng Phụng đã sử dụng thủ pháp phóng đại để khắc họa tính cách lố bịch của cụ cố Hồng. Trong chương XV, khi mất cụ tổ “thằng bồi tiêm đã đếm được đúng một nghìn tám trăm bảy mươi hai câu gắt: Biết rồi, khổ lắm, nói mãi
của cụ cố Hồng” [32, 166], không ai gắt được từng ấy câu gắt nhưng con số phóng đại ấy vừa có tác dụng khắc họa một chân dung mang tính châm biếm, vừa kỳ quặc
79
vừa khiến người ta buồn cười. Trong chương XX, khi Xuân Tóc Đỏ đã trở thành một anh hùng, một vĩ nhân thì cụ cố Hồng “nằm xuống kéo điếu thuốc phiện thứ chín mươi sáu, và nghĩ cách để bị đấm nữa thì mới thật là mãn nguyện” [32, 234]. Làm sao mà có thể hút được 96 điếu thuốc phiện! Vũ Trọng Phụng đưa những con số phóng đại vào để tạo nên sự hài hước và để cho thấy ngoài việc hút thuốc phiện và nói đi nói lại câu nói vô nghĩa lý, cụ cố Hồng không biết dùng đời sống của mình vào việc gì khác nữa.
Vũ Trọng Phụng dùng thủ pháp chế giễu sự đáng cười của nhân vật, đặc biệt là bà Phó Đoan. Mục đích chế giễu chỉ để gây cười chứ không phải phê phán, đả kích nhân vật. Ngày khánh thành sân quần vợt, bà Phó Đoan đã mời nhiều người xuống sân quần:
Khi xuống đến sân thì ai cũng phải cảm động... Ôi! Thật là một triệu chứng tốt cho thể thao nước nhà, cho tương lai phụ nữ: trên rặng lưới của cái sân quần còn mới nguyên như một cô gái còn tân, người ta thấy một... hai... ba... bốn... cái quần, quần đùi, quần ngủ, quần ra phố, quần ở nhà, cái nào cũng bằng lụa, hoặc trơn, hoặc thêu đăng ten, những cái có thể khiến những ông cụ già trông thấy cũng phải lai láng lòng xuân, mà chính lại là của bà Phó Đoan!
Điên người, lộn ruột lên, bà Phó Đoan đã gọi ngay người vú già ra mắng cho một trận kịch liệt, thì vú già cổ hủ và bảo thủ ấy cứ lầu nhầu:
- Ai biết đâu đấy! Gọi là sân quần thì ai chả tưởng để phơi quần! [32, 125]
Vũ Trọng Phụng vừa chế giễu vú già cổ hủ và bảo thủ không biết đến bộ môn thể thao rất được ưa chuộng đồng thời vừa chế giễu sở thích thời trang của bà Phó Đoan.
Như vậy, giọng điệu hài hước là tiếng cười sảng khoái, thoải mái nhất trong văn chương của Vũ Trọng Phụng với những thủ pháp so sánh, phóng đại...