Giọng điệu giễu nhại

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ (Trang 79)

Giọng điệu giễu nhại là một trong những thủ pháp của nghệ thuật trào phúng cơ bản. Theo sách Thi pháp truyện ngắn trào phúng Nguyễn Công Hoan, “nhại là nhắc lại, là bắt chước lời nói của người khác để trêu chọc, bỡn cợt, là sự miêu tả

80

những sự vật hiện tượng với bề ngoài có vẻ bóng bẩy, mực thước, khuôn mẫu nhưng nhằm mục đích phê phán, đả kích, chế giễu, phơi bày cái thối nát mục ruỗng bên trong” [39, 139]. Vũ Trọng Phụng đã kể chuyện với giọng điệu giễu nhại để cười, để châm biếm, phê phán xã hội đương thời một cách đích đáng và hả hê. “Giáo sư Đỗ Đức Hiểu là người có công phát hiện ra tiếng cười nhại của Vũ Trọng Phụng. Ông định nghĩa tiếng cười nhại: Nhại ai, nhại cái gì là bắt chước người ấy

bằng những điệu bộ, ngôn ngữ trào lộng, nhằm mục đích chế nhạo, gây cười” [51,

142].

Nhờ bà Phó Đoan, Xuân Tóc Đỏ được làm quản lý hiệu may Âu hóa, nhà mỹ thuật TYPN dạy Xuân học thuộc các tên bộ y phục kiểu phương Tây.

- Hở cánh tay và hở cổ là Dậy thì! Anh đọc thật to lên! Xuân nhắc lại như một con vẹt học một bài học thuộc lòng:

- Hở cánh tay và hở cổ là Dậy thì! Hở cánh tay và hở cổ là Dậy thì! Nhà mỹ thuật gật gù hài lòng và lôi Xuân ra một cái ma nơ canh khác:

- Hở đến nách và hở nửa vú là Ngây thơ! Đọc cho quen mồm đi! Xuân Tóc Đỏ lại đọc theo:

- Hở đến nách và hở nửa vú là Ngây thơ! Hở đến nách và hở nửa vú là Ngây thơ! [32, 51]

Ở cửa hàng may Âu hóa, ông TYPN đã chế tạo các y phục lẳng lơ và đặt tên rất buồn cười, lại dạy Xuân nói theo như con vẹt. Vũ Trọng Phụng chế giễu khả năng học tập của Xuân Tóc Đỏ và chế giễu cả cái mỹ học lãng mạn của phương Tây nữa. Xuân Tóc Đỏ vô giáo dục, ma cà bông có biệt tài học thuộc nhanh và vận dụng đúng lúc những ngôn ngữ, cử chỉ hắn học theo Văn Minh và ông TYPN ngay từ hôm bước vào hiệu may Âu hóa, một xã hội Âu hóa và có trách nhiệm cải cách tân thời phụ nữ. Ngày khánh thành sân quần, Xuân phát huy lại tài năng dễ nhớ ngôn ngữ và cử chỉ của người khác:

“Sau ba phút trầm tư mặc tưởng, vốn thông minh tính bẩm, Xuân Tóc Đỏ nhớ ngay đến những ngôn ngữ và cử chỉ của ông bà Văn Minh và ông Típ Phờ Nờ

81

vẫn dùng đến, mà nó đã nghe quen tai ngay từ hôm nó nhảy vào gánh vác trách nhiệm Âu hóa xã hội.” [32, 124].

Dĩ nhiên, Xuân gặp nhiều may mắn nhưng chính tính cách lễ độ và tài học thuộc giúp Xuân nhanh chóng gia nhập vào tầng lớp xã hội thượng lưu và địa vị xã hội bền vững.

Ở khách sạn Bồng Lai, một thi sĩ lãng mạn đọc thơ tán tỉnh Tuyết, Xuân “tức mình” ứng khẩu bài thơ quảng cáo thuốc lậu mà thi sĩ lãng mạn bái phục vì nghĩ đó là thơ trào phúng.

Xuân Tóc Đỏ bèn chắp tay sau lưng, tiến đến nhà thi sĩ ngâm nga rất dõng dạc: Dù già cả, dù ấu nhi

Sương hàn nắng gió bất kỳ - biết đâu? Sinh ra cảm, sốt, nhức đầu, Da khô, mình nóng, âu sầu, ủ ê...

Đêm ngày nói sảng, nói mê... Chân tay mệt mỏi khó bề yên vui.

Vậy xin mách bảo đôi lời:

“ Nhức đầu giải cảm” liệu đời dùng ngay! [32, 113]

Bài thơ này Xuân nói trơn mồm trong những năm bán thuốc lậu, nhờ trí nhớ tốt mà sau mấy năm Xuân vẫn thuộc và chẳng ngờ đã biến nó thành một bài thơ trào phúng ngang hàng với những bài thơ của Tú Mỡ.

Có thể nhận thấy giọng điệu chủ đạo của tác phẩm là giọng điệu giễu nhại . Giọng điệu giễu nhại không xa lạ với tiểu thuyết , Đônkihôtê chàng hiê ̣p sĩ xứ Mantra của nhà văn Xécvantéc , cuốn tiểu thuyết được ba ̣n đo ̣c mo ̣i thời đa ̣i tìm đo ̣c là mô ̣t cuốn tiểu thuyết giễu nha ̣i la ̣i tiểu thuyết hiê ̣p sĩ nhan nhản thời bấy giờ . Giễu nha ̣i là cách mà tiểu thuyết phủ đi ̣nh chính thể loa ̣i của mình đồng thời vẫn bảo lưu những đặc trưng cốt lõi của nó trong tiến trình phát triển . Giễu nha ̣i để phá hủy một số kiểu nhân vật của thời trước hay đang các mẫu nhân vật đang thịnh . Giọng điệu giễu nhại trong Số đỏ tấn công và phá hủy nh ững kẻ đại diện cho xã hô ̣i Âu hóa lúc bấy giờ , phá hủy bọn trí thức rởm , phá hủy bọn lưu manh hãnh tiến ,

82

phá hủy phụ nữ tân thời nhố nhăng , … Số đỏ là một tác phẩm giễu nhại từ đầu đến cuối, bao giờ cũng vâ ̣y , giễu nhại gắn với tiếng cười để tống tiễn cái xấu , cái ác, chào đón cái thiện , cái tốt đẹp hơn. Giọng điệu giễu nhại của Số đỏ được triển khai ở nhiều cấp độ : nhại giữa trào lưu này với trào lưu khác (nhại văn học lãng mạn trong cuô ̣c thi tài giữa Xuân thi sĩ lãng ma ̣n ); nhại ngay chính những thói hư tật xấu của con người ngoài đời ; nhại giữa nhân vật này với nhân vật khác ngay chính trong tác phẩm , nhại giữa người kể chuyện với các nhân vâ ̣t … Chính vì giọng điê ̣u giễu nha ̣i làm nên tính lâ ̣p lờ của hình tượng , khiến không ai có thể công khai kết tô ̣i tác phẩm. Có thể bầm gan tím ruột vì biết Vũ Trọng Phụng “chửi” mình mà bọn tư sản và giới cầm quyền khô ng “tóm gáy” được nhà văn . Trong văn ho ̣c Viê ̣t Nam hiện đa ̣i có lẽ sau Vũ Trọng Phụng chỉ có nhà văn Nguyễn Huy Thiệp là sử dụng hiệu quả giọng điệu giễu nhại . Điều này càng khẳng đi ̣nh cá tính sáng ta ̣o đô ̣c đáo của nhà văn Vũ Tro ̣ng Phụng , khẳng đi ̣nh vai trò , vị trí không thể thay thế của ông trong trào lưu văn ho ̣c hiê ̣n thực phê phán 1930 – 1945 nói riêng và văn học Viê ̣t Nam hiê ̣n đa ̣i nói chung .

Như đã nói, “lĩnh vực giọng điệu lại là phương diện rất quan trọng của tác phẩm nghệ thuật” [15, 310] đối với việc sáng tạo tác phẩm thành công. Giọng điệu châm biếm, đả kích của Vũ Trọng Phụng có vai trò mạnh mẽ để phê phán xã hội giả dối đương thời. Còn giọng điệu hài hước, hóm hỉnh của ông đã tạo nên tiếng cười một cách thoải mái, sảng khoái nhưng lại chế giễu nặng nề. Chính vì vậy, giọng điệu nhà văn Vũ Trọng Phụng rất độc đáo và trong tác phẩm, ngôn ngữ và giọng điệu vai trò rất lớn.

83

KẾT LUẬN

Vũ Trọng Phụng là một trong những nhà văn hiện thực phê phán có tài năng đô ̣c đáo và là bâ ̣c thầy về nghệ thuật trào phúng. Bằng cái nhìn sắc sảo , tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đã phản ánh được xã hội Việt Nam những năm 30 thế kỷ XX đầy mâu thuẫn. Với những chuỗi cười dài giòn giã, hài hước, vớ i gio ̣ng điê ̣u châm biếm, chua chát, tác giả phủ định , tống tiễn xã hô ̣i giả dối, bịp bợm, đểu cáng, vô văn hóa, vô đạo đức thời bấy giờ.

Trong luận văn này, chúng tôi tập trung vào việc tìm hiểu nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết Số đỏ. Nhiều nhà nghiên cứu go ̣i Số đỏ là tiểu thuyết hoạt kê và tác giả đã cười trong suốt trường thiên tiểu thuyết này . Cung bậc tiếng cười trong Số đỏ đa dạng, nhiều màu vẻ , đầy tính bất ngờ . Có tiếng cười hài hước, hóm hỉnh lại có tiếng cười châm biếm, mỉa mai, toàn tác phẩm là giọng điệu giễu nhại mà Vũ Trọng Phụng chính là một trong những nhà văn hiếm hoi của Viê ̣t Nam sử dụng hiê ̣u quả gio ̣ng điê ̣u này .

Ở chương 1, chúng tôi giới thuyết về nghệ thuật trào phúng và chỉ ra cơ sở lịch sử xã hội của việc nở rộ tác phẩm hiện thực trào phúng đương thời . Dưới chế độ thực dân nửa phong kiến , sự kiểm duyệt khắt khe đã ảnh hướng lớn đến văn học nói chung và văn học hiện thực phê phán nói riêng. Nghệ thuật trào phúng được tìm đến như một phương cách để tránh khỏi lưỡi kéo kiểm duyệt . Các nhà văn hiện thực phê phán vừa có thể mỉa mai , phê phán đến chua cay xã hô ̣i thực dân phong kiến đương thời mà bo ̣n cầ m quyền la ̣i thấy không có lý do gì mà bắt bớ tác giả hay cắt xén tác phẩm chỉ vì nhà văn đó , tác phẩm đó gây cười cho độc giả cả . Hai bâ ̣c thầy của nghê ̣ thuâ ̣t trào phúng trong văn ho ̣c hiê ̣n thực phê phán có thể kể đế n Vũ Trọng Phụng và Nguyễn Công Hoan . Nguyễn Công Hoan có biê ̣t tài trào lô ̣ng trong khuôn khổ truyê ̣n ngắn còn Vũ Tro ̣ng Phụng có khả năng làm cho đô ̣c giả cười suốt cả thiên tiểu thuyết . Nhờ có nghê ̣ thuâ ̣t trào phúng bâ ̣c thầ y mà Vũ Tro ̣ng Phụng đã khéo léo lật tẩy bộ mặt xấu xa , đồi ba ̣i, vô nhân đa ̣o đươ ̣c sơn phết lớp sơn Âu hóa , văn minh rởm đời của xã hô ̣i thực dân nửa phong kiến đương thời . Nghệ thuật trào phúng là một lựa cho ̣n tất yếu của cá c nhà văn trong giai đoạn

84

1930 – 1945 nhưng chỉ mô ̣t số ít các nhà văn thành công với thủ pháp này . Ở mảng văn ho ̣c trào phúng , Số đỏ là một đỉnh cao không dễ vượt qua .

Trong chương 2, chúng tôi phân tích về 3 loại nhân vật: nhân vật trung tâm – Xuân Tóc Đỏ, các nhân vật khác như bà Phó Đoan, cụ cố Hồng, vợ chồng Văn Minh… và nhân vật đám đông. Trong tiểu thuyết Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã xây dựng một thế giới nhân vật thành thị đa dạng và phong phú, mỗi nhân vâ ̣t đều có tính cách riêng của nó và được vẽ bằng một bức chân dung biếm họa hết sức sinh động. Vũ Trọng Phụng đã khắc họa được tính cách các nhân vật trào phúng qua sự miêu tả ngoại hình , ngôn ngữ, hành động của nhân vật bằng nhiều thủ pháp như so sánh , đă ̣c tả,… trong đó phương pháp nổi bật nhất là thủ pháp phóng đại. Có người nhâ ̣n đi ̣nh nghệ thuật phóng đại của Vũ Trọng Phụng là thủ pháp không ai bắt chước được, và chỉ ngòi bút Vũ Trọng Phụng mới tận dụng được hết tính năng của thủ pháp này . Nhà văn xây dựng các nhân vật trào phúng với sự lố bi ̣ch về ăn mă ̣c , nói năng , sự méo mó về nhân cách để mỉa mai , châm biếm và phê phán tầng lớp thượng lưu trí thức đương thời . Trong đó Xuân Tóc Đỏ , mô ̣t kiểu “thần tươ ̣ng mới” củ a xã hô ̣i thành thi ̣ được nhà văn tâ ̣p trung bút lực thể hiê ̣n , hóa ra đó là cái “tượng đài” được xây trát bằng sự lưu manh , thói hãnh tiến , bản năng tính dục và thói vô đa ̣o đức . Với nhân vâ ̣t đám đông , Vũ Trọng Phụng đã xây dựng nhân vật đám đông thành thị vô nghĩa lý, cũng méo mó , xộc xê ̣ch như những nhân da ̣ng thiểu năng .

Ở chương 3, chúng tôi phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống. Tiểu thuyết trào phúng được làm nên từ những tình huống trào phúng. Chỉ tro ng tình huống trào phúng , nhân vâ ̣t mới trở thành nhân vâ ̣t trào phúng . Trong tác phẩm Số đỏ, tác giả đã tạo nên rất nhiều tình huống nhưng chúng tôi chỉ đi sâu vào 3 tình

huống: tình huống ngẫu nhiên, tình huống vô nghĩa lý của nhân vật và tình huống hiểu lầm. Mỗi tình huống đều xuất phát từ ha ̣t nhân hơ ̣p lý , chân thực của nó nhưng đươ ̣c hư cấu , phóng đại cao độ để có thể đẩy đến mức cao nhất hiệu quả nghê ̣ thuâ ̣t trào phúng . Tình huống ngẫu nhiên và tính huống hiểu lầ m chủ yếu để gây cười, mang tính châm biếm nhe ̣ còn tình huống vô nghĩa lý thẳng tay “lô ̣n trái”

85

nhân vâ ̣t , phơi bày bản chất vô đa ̣o đức , bất nhân của bo ̣n người luôn tự vỗ ngực mình là thượng lưu trí thức , tiếng cười châm bi ếm, phê phán vì thế rất chua cay – tiếng cười gằn.

Chương 4 đề cập đến ngôn ngữ và giọng điệu của Số đỏ. Ngôn ngữ và gio ̣ng điê ̣u của tác phẩm rất tự nhiên , có cảm tưởng nhà văn rất trơn bút khi viết tác phẩm này. Nhưng kỳ thực đó là do Vũ Trọng Phụng đã đa ̣t trình đô ̣ bâ ̣c thầy về viê ̣c sử dụng ngôn ngữ và giọng điệu . Nhân vâ ̣t nào có ngôn ngữ ấy và ngôn ngữ nhân vâ ̣t chính là “thủ phạm” tố cáo bản tính nhân vật . Tác phẩm được dẫn dắt bằng một ngôn ngữ trần thuâ ̣t rất có duyên , vừa hài hước , hóm hỉnh vừa thâm thúy . Giọng điê ̣u của tác phẩm là bản phối của gio ̣ng điê ̣u hài hước , hóm hỉnh, giọng điệu châm biếm, đả kích trong đó giọng điệu chủ đạo là giọng điệu gi ễu nhại . Với Số đỏ

chúng ta có các kiểu phản anh hùng , phản đạo đức , phản văn minh… Số đỏ giễu nhại những đối tượng chóp bu , giới tôn giáo , giới cầm quyền , nhại những phong trào mà chính quyền thực dân nửa phong kiến đa ng ra sức cổ súy.

Vũ Trọng Phụng đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của văn học trào phúng, là một trong những đỉnh cao của văn học trào phúng Việt Nam . Tuy nhiên, nhìn toàn bộ sự nghiệp văn chương, người ta thấy sự nghiê ̣p sáng tác và thế giới quan của Vũ Trọng Phụng khá phức tạp và có nhiều mâu thuẫn, đã từng gây nên nhiều cuộc tranh cãi. Người khen cũng nhiều mà người chê cũng không ít. Nhưng vượt qua bao thăng trầm, sóng gió, Vũ Trọng Phụng đã đươ ̣c thừa nhâ ̣n là là mộ t trong những nhà văn hàng đầu của văn ho ̣c hiê ̣n thực phê phán . Số đỏ của ông là mô ̣t kiê ̣t tác mà nhờ có tác phẩm này , thế giới quan tâm nhiều hơn tới văn học hiện đại của Việt Nam.

86

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân biên soạn và sưu tầm (1997), Vũ Trọng Phụng - tài năng và sự thật, nxb Văn học, Hà Nội.

2. Đinh Trí Dũng (2005), Nhân vật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, nxb KHXH và

Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.

3. Phan Cự Đệ (1978), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (2 Tập), nxb Đại học và

trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

4. Phan Cự Đệ chủ biên (1990), Tác phẩm văn học tập I (1930 – 1945), nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

5. Hà Minh Đức chủ biên (2007), Lý luận văn học ( tái bản lần thứ mười một),

nxb Giáo dục, Hà Nội.

6. U.Gurannich (Hồ Sơn trích dịch) (1962), Cái cười vũ khí của người mạnh,

nxb Văn học, Hà Nội.

7. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ văn học (tái bản lần thứ 2), nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Lê Thị Đức Hạnh tuyển chọn (2003), Nguyễn Công Hoan về tác gia và tác phẩm, nxb Giáo dục, Hà Nội.

9. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

10. Đỗ Đức Hiểu chủ biên (2004), Từ điển văn học (bộ mới), nxb Thế giới, Hà Nô ̣i.

11. Yu Chong Ho (1995), Văn xuôi triều tiên trên đường hiện thực chủ nghĩa,

Tạp chí Nghiên cứu Văn học , số 10, tr.16 – 19.

12. Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học thành phố Hồ chí Minh (1998), Bình luận văn học niên giám 1997 (Tập 1), nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)