“Mỗi nhân vật có một giọng nói riêng, thích dùng một số từ ngữ riêng. Có khi tác giả cho nhân vật lắp đi lắp lại một số từ ngữ giống nhau (ngôn ngữ AQ, mụ Tường Lâm trong tác phẩm Lỗ Tấn, cụ cố Hồng, Xuân Tóc Đỏ trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng)” [3 (tập 2), 335]. Trong Số đỏ, Vũ Trọng Phụng đã xây dựng nhiều
nhân vật hay lặp đi lặp lại một số câu nói quen thuộc. Câu “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” của cụ cố Hồng, những tiếng “Mẹ kiếp”, “Nước mẹ gì” của Xuân Tóc Đỏ, “Em chã” của cậu Phước con Giời con Phật chẳng hạn.
Cụ cố Hồng là một nhân vật tiêu biểu nhất dùng một câu nói quen thuộc lặp đi lặp lại. Câu nói “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” của cụ cố Hồng trở nên nổi tiếng, quen thuộc và trở thành câu cửa miệng của rất nhiều người Việt Nam. Nhưng trong tác phẩm, câu nói biết tuốt rồi này lại cho cả thế giới biết rằng cụ chẳng biết một
chuyện gì, chẳng hiểu một chuyện gì. Cụ cố Hồng thường xuyên lẩm bẩm câu nói này trong đối thoại với những nhân vật khác mặc dù cụ chưa hiểu đầu đuôi câu
65
chuyện ra làm sao, như thể câu nói này treo sẵn ở đầu lưỡi của cụ. Hài hước, mỉa mai là ở đó. Trong chương XV, khi cụ tổ chết, người ta đếm được “một nghìn tám trăm bảy mươi hai câu gắt: biết rồi, khổ lắm, nói mãi” [32, 166] của cụ cố Hồng.
Thủ pháp ngôn ngữ ở đây có một dụng ý đặc biệt. Nó là một cách biểu thị tâm trạng vui mừng rất riêng của cụ cố Hồng. Trong bài viết của mình, Thiều Hương cho rằng cụ cố Hồng lẩm bẩm một câu này quá nhiều như thế vì “được nói nhiều lần câu nói ấy cũng là một hạnh phúc. Vì có bao giờ cụ được nói nhiều như thế đâu” [26, 260]. Câu “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi” đã găm vào trong đời sống của cụ cố Hồng và việc nó bộc phát ra như bắn liên thanh vào lúc cụ cố tổ chết đã bộc lộ rõ bản chất của những kẻ tự xưng là thượng lưu trí thức là vô học và vô đạo đức.
Nhân vật sính dùng từ ngữ quen thuộc xếp sau cụ cố Hồng là Xuân Tóc Đỏ. Từ ngữ quen thuộc của Xuân Tóc Đỏ có thể chia thành hai loại. Một là ngôn ngữ vỉa hè và hai là ngôn ngữ tân thời học thuộc được từ nhà thiết kế TYPN. Xuân là một thằng vô học, lưu manh, ma cà bông nên ngôn ngữ của nó cũng bẩn thỉu, những từ “Mẹ kiếp”, “Nước mẹ gì”, “Khỉ lắm nữa” thường xuyên tố cáo nguồn gốc xuất thân hạ lưu, hèn mọn của hắn. Đối với Xuân, việc nói những từ ngữ này từ lâu đã trở thành thói quen ngôn ngữ. Đầu tác phẩm, trong cuộc nói chuyện với chị hàng mía, hắn là kẻ hạ lưu nói lời lẽ của kẻ hạ lưu. Nhưng đến cuối tác phẩm, khi hắn đã leo lên địa vị sang trọng của giới thượng lưu và hơn thế, nhờ thua nước Xiêm trong trận quần vợt mà hắn đã trở thành một anh hùng cứu nước, nhưng trong cuộc diễn thuyết trước đám đông của hắn, ngôn ngữ bình dân này vẫn là thứ ngôn ngữ ưa dùng của Xuân. Còn trong suốt tác phẩm, chúng ta có thể nhặt ra rất nhiều câu hắn đệm những từ ngữ hạ lưu quen thuộc. Chẳng hạn khi gặp đứa con cầu tự của bà Phó Đoan nó dè bỉu: “Mẹ kiếp! Con với chả cái!” [32, 29]; Ở tiệm may Âu hóa, nó chê bai: “Mẹ kiếp! Chữ với chả nghĩa!” [32, 39], “Mẹ kiếp! Quần với chả áo!” [32, 52]. Khi nó đã gia nhập một xã hội tư sản thượng lưu trí thức và đứng phăng lên thành anh hùng, vẫn giữ ngôn ngữ hạ lưu. Điều đáng nói là mọi người đều ca ngợi Xuân Tóc Đỏ và những người thuộc tầng lớp trí thức coi ngôn ngữ hạ lưu của Xuân là ngôn ngữ mốt. Người ta chộp ngay những từ ngữ mà họ
66
cho là ngôn ngữ bình dân của Xuân vào bộ tự điển đương soạn. Như vậy chính sách bình dân đương thời của chế độ thực dân nửa phong kiến ra sức đề cao, cổ vũ chỉ là hình thức, chỉ là làm trò mà thôi.
Ngôn ngữ tân thời, Âu hóa của Xuân là ngôn ngữ học vẹt. Hắn học thuộc câu “chúng tôi rất được hân hạnh” và không cần biết câu nói này sử dụng trong những trường hợp nào, hắn sẵn sàng áp dụng vào tất cả các cuộc đối thoại coi như một câu nó rất văn hóa, một câu nói xã giao, lịch sự. Có rất nhiều tình huống hài hước với câu nói này. Chẳng hạn, Xuân dùng câu “chúng tôi rất được hân hạnh” ngay cả khi nói chuyện với người yêu. Thông qua ngôn ngữ của Xuân, Vũ Trọng Phụng có ý rằng, bản chất con người là thứ không thay đổi dù cho hoàn cảnh đã thay đổi.
Nhân vật xếp hàng thứ ba là cậu Phước, con cầu tự của bà Phó Đoan, “ba tháng nữa thì đúng mười một tuổi” [32, 32]. Cái cảnh thằng bé tắm thì không kém một tấm ảnh khiêu dâm mà động tác, ngôn ngữ của nó lại như một đứa trẻ lên ba. Nó luôn ngúng nguẩy, nhõng nhẽo với mẹ nó bằng một câu vô nghĩa: “Em chã”
-Em chã!
-Thôi thế me xin lỗi cậu vậy! Me thơm cậu nhé!
-Em chã!
Bà Phó đứng tần ngần hồi lâu, lại hỏi:
-Thôi thế cậu cứ tắm cho ngoan rồi vào ăn cơm với me nhé!
-Em chã! [32, 28-29]
Cậu Phước mở mồm ra là câu nào cũng “Em chã!”, một câu mà không ai biết được đó là sự phản đối hay đồng ý, không biết nó bất mãn về điều gì hay có yêu cầu gì. Câu “Em chã!” của con bà Phó Đoan khiến người đọc phải bật cười. Vũ Trọng Phụng đã đặc biệt thành công trong việc tạo nên chân dung một “con Giời con Phật” kém giáo dục, chỉ phát triển thân thể và tràn trề bản năng tính dục như mẹ. Trong chương XIII, sự lẳng lơ, dâm đãng của bà Phó Đoan được “Em chã” làm cho nổi hẳn lên. Nguyễn Quang Trung cho rằng, “Em chã đây là biểu
67
tượng rối, một con bệnh tâm thần học cư trú nơi bản năng tuyệt đối, trống rỗng nhân tính, đáng giễu cợt nhưng không đáng căm thù cay độc” [51, 135].