Ngôn ngữ mang tính hài hước

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ (Trang 67)

Như đã nói, tiểu thuyết Số đỏ là tiểu thuyết trào phúng, hầu hết lời nói của nhân vật đều tạo nên những tiếng cười hài hước, mỉa mai, châm biếm. Ở đây, chúng tôi trích mấy đoạn ngôn ngữ nhân vật hài hước và đáng cười.

Bà Phó Đoan đến sở cẩm nộp tiền phạt thay Xuân Tóc Đỏ, khi xong việc, các viên quản tiễn ra tận cổng và nói như là người phục vụ nói với khách hàng:

“Xin cảm tạ! Lần sau xin quý khách chiếu cố” [32, 26].

Lời nói này không ai tưởng tượng được là lời nói tại sở cẩm, nó như những lời người ta thường nghe thấy ở cửa hàng. Sở cẩm là một nơi trang nghiêm, thực thi sự nghiêm minh của pháp luật. Nhưng sở cẩm trong xã hội thực dân nửa phong kiến bấy giờ chỉ quan tâm đến tiền phạt, cảnh sát không quan tâm lắm đến việc phạm tội gì mà chỉ chăm chăm thu tiền nộp phạt. Vì thế người nộp phạt chẳng khác nào khách hàng của chúng. Thật dễ hiểu khi chúng đối xử với người có tiền, người thuộc tầng lớp thượng lưu như chiêu khách. Thông qua ngôn ngữ của giới cảnh sát Vũ Trọng Phụng cho thấy xã hội thuộc địa rất nhố nhăng, bịp bợm.

Bà Phó Đoan đưa Xuân và ông thầy số đến nhà mình rồi, ông thầy số xem tướng cho bà:

“Bà Phó Đoan nói chuyện với ông thầy số: Thôi! Tôi đã nhất định... nói có vong hồn ông Đoan với ông Phán nhà tôi chứng giám cho, tôi nhất định thủ tiết với hai ông!” [32, 32].

Lời nói bà Phó Đoan này làm cho chúng tôi băn khoăn không biết bà Phó Đoan có hiểu nghĩa của từ “thủ tiết” hay không. Thủ tiết nghĩa là người đàn bà góa giữ tiết hạnh với người chồng đã chết, không tái giá, tức là trong cuộc đời chỉ có một chồng thôi. Nhưng bà Phó Đoan thì đã lấy hai chồng rồi. Như vậy, Vũ Trọng Phụng phơi bày bản chất bà Phó Đoan lẳng lơ, đa dâm bằng để bà ta hồn nhiên thủ tiết với … hai ông chồng.

68

Khi Xuân Tóc Đỏ nghe tin cụ cố Hồng có ý muốn gả cô Tuyết cho mình, Xuân sung sướng vô cùng nhưng giả vờ thở dài và than thở:

“Cái ấy mà thật thì chí nguy! Không biết từ chối thế nào cho được lịch sự đây!” [32, 158].

Xuân đã làm hại một đời cô Tuyết và Xuân vốn là thằng lưu manh, kẻ không biết thế nào là lịch sự, nhưng lại cố tỏ ra cũng biết nói một cách khiêm tốn. Qua ngôn ngữ giả vờ đáng cười này, chân dung Xuân Tóc Đỏ hiện lên thật lố bịch.

Vũ Trọng Phụng đã xây dựng không gian hiệu may tân thời Âu hóa với đầy những chuyện dối trá, mưu mô, mâu thuẫn xảy ra để phê phán, đả kích phong trào cuộc Âu hóa và việc cải cách xã hội hủ lậu. Ông TYPN, nhà thiết kế thực hiện cải cách y phục bằng việc tạo ra những bộ áo theo kiểu Âu và giới thiệu cho Xuân Tóc Đỏ :

“Đây là bộ Chiếm lòng. Mặc bộ ấy thì ta đã nắm vận mệnh bọn nam nhi trong tay ta. Đây là bộ Ngây thơ, đây là bộ Dậy thì, toàn cho gái mới nhớn. Từ đây vào là của bà thiếu phụ, các bậc nội tướng rồi... Thưa bà, đây là bộ Nữ quyền, của người đàn bà lúc nào cũng được chồng khiếp sợ. Còn đây là bộ Kiên trinh, cho những bà quả phụ nhất quyết ở vậy thờ chồng, và đây là bộ Lưỡng lự, cho những đàn bà góa chồng, mà không biết nên thủ tiết hay là thôi. Còn đây, bộ y phục tân thời nhất, vừa chế tạo ra được mấy hôm nay thôi, chúng tôi chưa kịp kẻ bảng nhưng đã nhất định đặt là Chính phục, nghĩa là có bộ y phục này, thì ai cũng phải say mê bà, dù là cả đến chồng bà!” [32, 43-44].

Tên của bộ y phục Lời hứa, Nữ quyền, Chinh phục, Hãy chờ một phút..., ông TYPN đặt tên theo mục đích sử dụng và cái cách giải thích của ông ta cho nghĩa lý của từng bộ y phục thật nực cười và thật ngao ngán cho cuộc cải cách này của ông ta.

Một mình Xuân Tóc Đỏ trong cửa hàng, Xuân học thuộc các tên bộ quần áo mà Xuân tự tìm cách dễ nhớ:

“Mẹ kiếp! Quần với chả áo! Cái này là cái gì? À Lời hứa!... thắt đáy, nở ngực, nở đít... phải phải! Thắt đáy nở ngực, nở đít là Lời hứa! Hở ngực, hở tay, hở

69

đùi là Chính phục! Hở ngực, hở đùi là Chính phục! Hở đến nách và hở nửa vú là Ngây thơ!” [32, 52].

Hóa ra các bộ y phục mà ông TYPN đã thiết kế là y phục lẳng lơ, gợi tình, hở hết cả đùi, nách, ngực, thậm chí là hở nửa vú. Ông TYPN có quan niệm y phục là để tô điểm, để phô bày sắc đẹp chứ không phải để che đậy. Xuân oang oang giới

thuyết hùng hồn về quan niệm y phục của ông ta. Nhưng quan niệm y phục của

ông TYPN không phải là không có mâu thuẫn. Trong chương V, bà TYPN, phu nhân của ông, đến hiệu may Âu hóa nói chuyện với Xuân về y phục tân thời Âu hóa và muốn Âu hóa lắm rồi nhưng ông TYPN lại chửi thẳng vào mặt bà:

“Câm đi, đồ ngu! Khi người ta cổ động đàn bà thì phải biết là cũng có năm bảy thứ đàn bà! Khi người ta nói phụ nữ... là nói vợ con chị em người khác, chứ không phải vợ con chị em của ta! Mợ đã hiểu chưa? Người khác thì được, mà mợ, mợ là vợ tôi, thì mợ không thể tân thời như người khác được!” [32, 57].

Ông TYPN đã chia phụ nữ thành hai bộ phận, một bộ phận là vợ con chị em người khác và bộ phận khác là vợ con chị em của ta. Phụ nữ mà không liên quan đến mình thì ăn mặc hở hang thế nào cũng … vẫn là kín. Nhưng đối với người nhà mình thì không được theo tân thời mà phải bảo thủ, giữ truyền thống. Rõ ràng ông ta biết cuộc Âu hóa, cải cách tân thời phụ nữ là giả dối, nhố nhăng, dâm đãng và ông ta hiểu mình đang tham gia vào cái việc làm hư hỏng đàn bà con gái. Cuộc cải

cách một nửa của TYPN và sự mâu thuẫn trong quan niệm về thời trang của ông ta

khiến chúng ta cười mai mỉa cho cái xã hội giả dối, kệch cỡm.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)