Giọng điệu châm biếm đả kích

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ (Trang 75)

Trong Số đỏ, giọng điệu châm biếm sâu cay được dùng để thể hiện những

cảnh nghịch lý, mâu thuẫn, vô nghĩa lý bằng những ngôn ngữ pha tạp, lộn xộn, phi lôgic, ... Đó là một yếu tố góp phần bộc lộ tư tưởng, quan niệm của nhà văn. Vũ Trọng Phụng đã gây cười bằng cách sử dụng những kết hợp từ trái với thông thường trong các tiêu đề của từng chương, trong đó tiêu biểu nhất là: “Hạnh phúc của một tang gia” [32, 165]. Mất đi người thân là nỗi đau thương không gì có thể sánh được. Vì thế tang gia bao giờ cũng là bối rối, là nước mắt, là nỗi đau khổ vô bờ bến của những người ruột thịt và sự chia buồn chân thành và xót xa của người thân quen. Cho nên tang gia mà hạnh phúc, điều ấy thật trái với luân thường đạo lý. Và những kẻ mừng vui, sung sướng vì cái chết của người thân thì không còn chút nhân tính nào nữa. Vũ Trọng Phụng đặt tiêu đề như vậy và miêu tả một đám tang tưng bừng vui vẻ của cả tang chủ và những kẻ đến viếng khiến người đọc không thể không căm uất đám con cháu bất hiếu, giới thượng lưu vô nhân đạo và xã hội thực dân phong kiến nhố nhăng, phi đạo đức, phi nhân luân.

Một ví dụ nữa về phép nghịch lý ngôn ngữ : “Xuân Tóc Đỏ vạn tuế! Sự đại bại vạn tuế!” [32, 229], hay như một câu reo khá ngớ ngẩn của cô Tuyết: “Âu hóa vạn tuế! Vú cao su vạn tuế!” [32, 189]. Từ “vạn tuế” là từ biểu hiện mong muốn duy trì vị trí xứng đáng của các đấng quân vương. Khi dùng vào trong đời thường thì ít nhất nó cũng phải ca ngợi, đề cao những gì xứng đáng. Nhưng Xuân Tóc Đỏ là kẻ vô học, lưu mạnh, bịp bợm không có gì đáng để ngợi ca cả. Sự đại bại đương nhiên càng không thể được tôn vinh. Vú cao su là một đồ vật hết sức tầm thường, không có lý do gì để phải dùng đến từ “vạn tuế” để ca ngợi nó. Chúng ta có thể thấy đây là minh chứng cho sự vô lí, ngu ngốc của những kẻ thượng lưu mà đầu óc lại của kẻ hạ lưu.

76

Khi Xuân Tóc Đỏ đến hiệu may tân thời Âu hóa, người thợ dán chữ trên bảng hiệu: “Im đi, đồ ngu! Cái thẹo lộn xuôi thì mới là chữ U, còn cái thẹo chổng ngược thì chính là chữ A. Thợ thuyền gì mà không hiểu một tí mỹ thuật gì cả! Nghe đây này. Trước nhất anh đóng cho tôi cái thẹo lộn ngược rồi đến cái thẹo lộn xuôi. Thế là A, U tức là Âu. Rồi thì đến cái miếng gỗ vuông có hai lỗ thủng là chữ H, rồi đến miếng gỗ tròn thủng giữa là chữ O, rồi đến cái thẹo lộn ngược là chữ A, tức là hóa, nghĩa là cửa hiệu Âu hóa! Có thế thôi mà phải dặn đi dặn lại mãi, thợ với thuyền, ngu như lợn!” [32, 39].

Đây là cách biểu hiện Âu hóa bằng cách mã hóa. Người thợ mù chữ như những người bình dân khác và Xuân Tóc Đỏ cũng thế. Do đó, các chữ cái được miêu tả là cái thẹo lộn ngược, cái thẹo lộn xuôi, miếng gỗ vuông có hai lỗ thủng, miếng gỗ tròn có lỗ thủng ỡ giữa... như vẽ một bức tranh khó hiểu và nực cười. “Điều đó cũng có nghĩa rằng Âu hóa đồng nghĩa với một mớ tạp-pí-lù, khó hiểu và vô nghĩa hoặc nếu có nghĩa thì cũng khiến cho loại hạ lưu như Xuân Tóc Đỏ hiểu là cái thẹo mà ở giữa có một chấm thì chỉ là biểu tượng của một vật xấu xa mà

thôi” [40, 473]. Tiếng cười trong Số đỏ vì thế không bao giờ chỉ là tiếng cười giải

trí, cười vào cái tấm biển hiệu toàn thẹo là thẹo ấy, chính là cười cái xã hội Âu hóa không ra gì, không có cách gì hiểu được. Làm sao có thể hiểu được một cái gì vô nghĩa và vô nghĩa lý?

Khi Văn Minh đưa Xuân đến tổng cục thể thao hội quán để ghi tên vào bảng các tài tử gặp một người và người này nói bằng tiếng Pháp. Nhưng Vũ Trọng Phụng viết: “Một nhà trí thức vội vàng sủa một tràng tiếng Tây vào mặt Xuân” [32, 181]. Nhà văn dùng từ “sủa” thay cho từ “nói”. “Sủa” thì không dành cho người mà dành cho chó. Ở đây, Vũ Trọng Phụng muốn đả kích những kẻ sính dùng tiếng nước ngoài, sính đến độ người Việt nói chuyện với người Việt mà không dùng tiếng mẹ đẻ lại dùng tiếng Pháp. Ông tỏ thái độ châm biếm cả những kẻ thích đệm những từ Pháp vào lời nói: voa (tạm biệt), moa (tôi), “Líp líp lơ” của bà Phó Đoan... Vũ Trọng Phụng phê phán những kẻ dùng tiếng Pháp để khoe mẽ mình là thượng lưu trí thức. Bởi hơn ai hết, Vũ Trọng Phụng biết rõ những kẻ như vậy

77

không khác gì với người vô học, hạ lưu. Chúng là trí thức rởm, là trọc phú học làm sang.

Giọng điệu của Xuân Tóc Đỏ khiến chúng tôi phải chú ý. Địa vị xã hội của Xuân Tóc Đỏ càng tăng tiến thì giọng điệu của nó càng hách dịch. Đầu tiên khi chỉ là thằng ma cà bông Xuân, làm nghề nhặt banh sân quần thì Xuân dùng giọng hạ mình, nịnh hót: “Bẩm”, “Bẩm bà lớn, sao bà lớn lại thương con như thế?” [32, 25], nhưng khi Xuân đã bước vào gia đình bà Phó Đoan, rồi trở thành sinh viên trường thuốc, giáo sư quần vợt, ông đốc tờ, nhà cải cách Âu hóa, cố vấn báo Gõ mõ, cái hy vọng của Bắc kỳ, nhà tải tử quần vợt thì giọng điệu Xuân cũng đổi sang kiêu ngạo, sỗ sàng, dọa dẫm: “Tôi thì danh giá gì! Hạ lưu! Ma cà bông! Nhặt ban quần, không đứng đắn, chỉ đáng nhổ vào mặt!” [32, 162], “con thì, như ông biết đấy, không cha, không mẹ lêu lổng từ bé, nhặt quần, bán phá xa, đã làm nhiều nghề hèn” [32, 179], “Tôi mà đã nổi giận thì có người chết! Tôi xấu thì cũng chẳng ai đẹp!” [32, 163]. Có khi nó ưỡn ngực vênh váo giới thiệu tự mình là “Me xừ Xuân, giáo sư quần vợt, cái hy vọng của Bắc kỳ” [32, 190] hoặc “me xừ Xuân nguyên sinh viên trường thuốc, giáo sư quần vợt, giám đốc hiệu Âu hóa, phụ nữ tân thời” [32, 151]. Ở vào tột đỉnh danh vọng, Xuân Tóc Đỏ, một vĩ nhân, một anh hùng cứu quốc, diễn thuyết cho cái đám công chúng mấy nghìn người mà dùng từ “Mi”. Thông qua giọng điệu của Xuân và qua việc miêu tả đám đông công chúng mù quáng cổ súy cho Xuân, cho sự đại bại vạn tuế, Vũ Trọng Phụng châm biếm, đả

kích xã hội bịp bợm, giả dối, dân chúng hèn hạ, ngu dốt.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ (Trang 75)