Ngôn ngữ đối thoại

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ (Trang 69)

Ngôn ngữ chủ yếu của nhân vật Vũ Trọng Phụng là đối thoại. Theo thống kê của Đinh Trí Dũng, ngôn ngữ đối thoại chiếm tỷ lệ cao so với độc thoại nội tâm, hơn nữa trong tiểu thuyết Số đỏ không có độc thoại. Bằng ngôn ngữ đối thoại, Vũ Trọng Phụng đã bộc lộ thật rõ nét tâm trạng, tính cách của từng nhân vật. Trong bài Đặc trưng ngôn ngữ tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, tiến sĩ Hà Công Tài cho rằng ngôn ngữ đối thoại là “ngôn ngữ tính cách, là sự cá tính hóa bằng ngôn ngữ, bằng lời văn hành động. Trong văn học lãng mạn, nghệ thuật xây dựng tính cách bằng

70

lời nói hầu như bị mất đi, còn lại là những phương tiện phong cách đèm đẹp, kiểu cách một cách hình thức” [52, 239]. Trong tác phẩm Số đỏ, những lời thoại mang tính hài hước, tạo nên tiếng cười và nó giúp nhà văn xây dựng nhân vật cá tính hóa rất độc đáo.

Đây là đối thoại giữa bà Phó Đoan, Văn Minh và cụ cố Hồng về việc tìm bác sĩ cho cụ tổ mà tài “giết bệnh nhân” được Văn Minh lưu tâm hơn cả còn với bà Phó Đoan thì đặc biệt hâm mộ thành tích “hại đời con gái”. Cuộc nói chuyện này vô cùng hài hước và mang tính châm biếm nhẹ:

- Moa có một thằng bạn hiện đã mở phòng khám bệnh độ hai năm nay, cũng về nước cùng một chuyến tàu với moa. Số người chết vì hắn cũng khá nhiều. Một anh chàng lên đinh râu phải chữa bằng thuốc Mán cẩn thận. Thật là một ông lang băm có danh vọng.

Vợ Văn Minh hỏi:

- Cái anh chàng đã toan làm hại đời một nữ bệnh nhân ấy à? Văn Minh gật đầu:

- Phải đấy.

Bà Phó Đoan trợn trừng hỏi dồn:

- Ai? Ai? Ai thế? [32, 69]

Bà Phó Đoan đã tiết hạnh với hai ông, ông Đoan và ông Phán, luôn luôn nói về phẩm giá, tiết hạnh nhưng nghe thấy bác sĩ “làm hại đời một nữ bệnh nhân” thì bộc lộ bản chất dâm dục của mình ngay. Thái độ “trừng trợn hỏi dồn” và câu hỏi “Ai? Ai? Ai thế?” cho thấy trong tâm trí bà ta lúc nào cũng toàn những chuyện phòng the và não bà ta đặc biệt nhạy trong việc bắt sóng những câu chuyện dâm đãng. Đối thoại tiếp theo còn cho biết thêm về bản chất vô nhân đạo của bà Phó Đoan. Đến đây tiếng cười trở nên chua cay hơn.

Bà Phó Đoan bàn:

- Cụ tổ nhà ta đã 80 tuổi, bây giờ ta đi mời một ông đốc tờ chuyên môn chữa những chứng bệnh cho trẻ con, thế là thượng sách... Hoặc là cụ đau dạ dày thì mời

71

một bác sĩ chuyên chữa bệnh đau mắt, hoặc cụ ho suyễn thì ta mời một ông chuyên chữa bệnh giang mai...

Bà ngừng một lát rồi tiếp:

- Phải! một ông cụ già 80 tuổi mà ốm thì kể cũng chẳng cần gì mà phải mời đến một ông đốc tờ thích hiếp dâm. [32, 70]

Hai đoạn đối thoại trên đã lột trần bản chất của bà Phó Đoan. Qua câu chuyện của bà Phó Đoan và Văn Minh, chúng ta thấy rõ chúng đang tìm kẻ để giết người chứ không phải tìm bác sĩ để cứu người. Vũ Trọng Phụng không ngần ngại vạch mặt chỉ tên những kẻ trí thức rởm, những “mê ̣nh phụ phu nhân” nhố nhăng, vô đạo đức. Bản chất vô nhân đạo của những kẻ thuộc tầng lớp trí thức và tầng lớp thượng lưu đã tố cáo xã hội bất nhân đương thời.

Cuộc đấu khẩu giữa cụ lang Tỳ và cụ lang Phế rất sinh động và hài hước. Hai ông lôi bao nhiêu người vào cuộc và toàn là “tố” những căn bệnh rất “xấu hổ” của các mệnh phụ và tiểu thư như bệnh trẩn kinh của bà Phó Đoan, bệnh hôi nách của cô Nga và mấy nốt ghẻ ruồi của cô Tuyết, làm cho ba người hổ thẹn bỏ chạy. Và hóa ra các ông này đều là các ông lang băm cả.

- Sao không nói đến bệnh trẩn kinh của bà Phó Đoan mà anh cứ kêu là có chửa?

Bà Phó Đoan đương cười khúc khích, bỗng phải hổ thẹn, vội chạy tọt ra gác sân.

- Anh là thằng khốn nạn nhé! Thế cô Nga đây kia hôi nách mà anh chữa bằng dầu bạc hà trong sáu tháng giời không khỏi thì sao?

- Sáu tháng? Thế trong ba năm giời sao anh không cho sạch mấy nốt ghẻ ở mình cô Tuyết kia đi? [32, 82]

Đoạn đối thoại này, hai thầy lang tố cáo cái dốt của nhau bằng những dẫn chứng từ những bệnh nhân cụ thể nên lại để lộ cái xấu của những người khác theo kiểu móc xích, dây chuyền, do đó tạo nên “hiệu ứng” gây cười rất bất ngờ và hiệu quả gây cười rất lớn.

72

Ngôn ngữ tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng rất giầu tính ẩn dụ. Xuân Tóc Đỏ, cái tên mang hai ý nghĩa đối lập nhau. “Tóc đỏ” là một điều tệ hại, cái hậu quả của những năm tháng lang thang khắp chốn cùng nơi: “Mẹ kiếp, Chứ xưa nay có mua mũ bao giờ mà tóc chả đỏ” [32, 11]. Nhưng một thanh niên sánh bước cùng một thiếu nữ trong khách sạn Bồng Lai thì mái tóc đỏ của anh ta lại là thời trang, là mốt: “Thưa ngài, tóc ngài nhuộm bằng thứ thuốc hóa học nào đấy thế ạ? Bẩm đẹp lắm, thật là hợp thời trang! Chúng tôi cũng muốn nhuộm tóc mà không biết thuốc. Giá lại hơi uốn quăn nữa thì tuyệt đẹp” [32, 103]. Lời thoại này đã gây cười nhưng câu trả lời của Xuân còn khiến ta phải bật cười: “Nếu ngài lại tiệm Âu hóa của tôi thì tôi sẽ mách giùm cho” [32, 103]. Tóc Xuân trở thành màu đỏ là do hoàn cảnh vất vưởng không nhà không cửa chứ có liên quan gì đến cuộc Âu hóa đâu, hơn nữa cuộc đời của Xuân vốn rất xa lạ với cuộc Âu hóa. Một chi tiết tưởng rất nhỏ mà Vũ Trọng Phụng “gài” được vào một ý nghĩa thật thâm sâu: “Xuân mang trên đầu nó một ký hiệu đối ngẫu (Đỗ Đức Hiểu). Xuân Tóc Đỏ còn là một ẩn dụ mang tính hài hước về sự Âu hóa ở một nước phương Đông nghèo nàn lạc hậu” [52, 243].

Cuộc đối thoại giữa ông sư Tăng Phú, chủ nhiệm báo Gõ mõ với me xừ

Xuân, nguyên sinh viên trường thuốc, giáo sư quần vợt, giám đốc hiệu Âu hóa, phụ nữ tân thời, rất hài hước và giàu ý nghĩa phê phán.

-Bẩm thế thì tiền đồ đạo Phật trông cậy cả vào ngài! A Di Đà Phật!

-Nhưng mà phải trả cho tôi mỗi việc năm mươi phần trăm.

-Ấy ngài đừng tính đắt với Phật mà phải tội. Xuân Tóc Đỏ đập tay xuống bàn mà rằng:

-Không thì tôi bỏ tiền ra, tôi chỉ mượn tiếng báo Gõ mõ thôi, tôi nhận hết mọi việc và để cho sư ông hưởng hai mươi phần trăm.

Sư ông lại xoa hai bàn tay:

-Ấy ngài chớ giả rẻ nhà chùa mà phải tội. [32, 152]

Cuộc đối thoại này đã “lột trần thực chất phong trào chấn hưng Phật giáo, phong trào Âu hóa và sự kết hợp kỳ lạ, trái tự nhiên giữa hai phong trào đó” [26,

73

kích phong trào Chấn hưng Phật giáo dối trá và qua cuộc đối thoại của sư Tăng Phú với Xuân Tóc Đỏ, tác giả cho thấy xã hội Âu hóa nhố nhăng đã lan thấm cả vào tôn giáo.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)