Tình huống mang tính chất vô nghĩa lý của nhân vật

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ (Trang 55)

Trong tiểu thuyết Số đỏ, với quan niệm cuộc đời “vô nghĩa lý”, nhà văn đã xây dựng những tình huống mang tính chất vô nghĩa lý của nhân vật. Trong đó, chương XV, Hạnh phúc của một tang gia văn minh nữa cũng nói vào một đám ma

gương mẫu, là tiêu biểu nhất, sử dụng đâ ̣m đă ̣c tình huống vô nghĩa lý đồng thời đây cũng là chương mà giá tri ̣ trào phúng được đánh giá cao nhất. Bằng viê ̣c miêu tả một đám tang , Vũ Trọng Phụng cho chúng ta thấy cái chết của nhân tính trong xã hội đương thời . Nguyễn Công Hoan cũng đã vẽ ra tình huống mang tính chất vô nhân đạo trong truyện ngắn Báo hiếu: trả nghĩa cha (1933): Ông chủ hiệu xe cao su kiêm chủ hãng ô tô Con cọp là một nhà tư sản, giàu có. Ông mời rất đông khách để tổ chức đám giỗ bố thật long trọng nhưng thực ra lại là đứa con vô ơn, đã đuổi người mẹ già ra ngoài trời mưa giá rét trong bô ̣ quần áo rách nát. Cái con người giàu đến hàng mươi vạn mà ấn vào tay bà mẹ già tội nghiệp “một cái tròn tròn” mà hóa ra là “đồng hào ván”. Với lão ta, ơn sinh thành … chỉ đáng chừng đó thôi ! Để giữ sĩ diện cho mình, ông ta chối bỏ cả người me ̣ sinh ra mình . Báo hiếu mà thực chất là thâ ̣m bất hiếu . Tiếng cười bật ra chua chát, đầy nước mắt trước sự tha hóa nhân cách của một lớp người chỉ biết đến kim tiền trong xã hội! Rồi lại một tình

56

huống oái oăm nữa trong Báo hiếu: trả nghĩa mẹ (1933): Cũng ông chủ hãng ô tô Con cọp cùng vợ giết mẹ đẻ ra mình rồi lại làm ngay một cái đám tang hết sức to tát. Ông con đuổi mẹ như đuổi tà hôm trước, hôm sau đã vật vã khóc than. “Nhưng đám ma càng to bao nhiêu, người đọc càng nhìn rõ thực chất bất hiếu của hắn bấy nhiêu. Không còn là “báo hiếu” nữa mà là bất hiếu, đại bất hiếu” [39, 71]. Cứ như thế, những tình huống bi hài xen kẽ liên tiếp, khiến người đọc cười đó mà không thể không cảm thấy căm giận, khinh bỉ hạng người vô liêm sỉ trong xã hội. Đọc hai truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan chúng ta nhớ đến đại gia đình bất hiếu của nhà cố Hồng trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng. Hóa ra cái chết của người thân chẳng lấy được gio ̣t nước mắt thành thâ ̣t nào từ người sống không phải là hiếm trong xã hội tư sản bấy giờ . Dĩ nhiên, Vũ Trọng Phụ ng đã đào huyê ̣t chôn xã hội tư sản bằ ng tiếng cười chua chát hơn. Ở chương XV, nghê ̣ thuâ ̣t trào phúng của tác giả được thống nhất trong toàn chương. Để tiện theo dõi , chúng tôi chia thành 3 đoạn, cũng là ba tình huống chính . Đoạn đầu là từ đầu đến “... chia buồn tấp nập”, đoạn thứ hai từ “Sáng hôm sau” đến “Đám cứ đi”, và đoạn cuối là từ “Đến huyệt” đến hết.

Đoạn đầu là bức ảnh chân dung gia đình cụ cố Hồng chuẩn bị đám tang của cụ tổ. Mất đi ngườ i thân, theo lẽ thường tình củ a con người, ai cũng buồn đau, tang lễ được tổ chức là để tiễn biệt người đã mất về nơi an nghỉ và cầu mong cho hương hồn của người chết được thanh thản nơi suối vàng nên tang lễ bao giờ cũng bao trùm một không khí thiêng liê ng, trang tro ̣ng . Nhưng cái chết của cụ cố Tổ lại làm cho lũ con cháu của cụ vỡ òa hạnh phúc và sung sướng . Cái bản di chúc đám con cháu mong chờ cuối cùng cũng được thực thi . Và niềm vui được tổ chức một đám tang to tát, linh đình cuối cùng cũng được thực hiê ̣n . Nên “Đám tang nhưng không phải đám tang. Nó là một đám... rước. Con người nhưng không phải con người. Họ là... những hình nhân dị dạng, những quái vật” [35, 172]. Cụ cố Hồng, con trai củ a người chết , trong đám tang cha mình , kín đáo nói với con rể (Phán mọc sừng ) về khoản tiền hắn được thừa kế , tức là chia vui chứ không phải chia buồn . Đồng thời cụ cố Hồng sung sướng với việc được thực hiện cái khoái cảm quái gở là chưa già

57

mà được mọi người khen già . Sở thích ấy la ̣i ta ̣o ra vẻ ngoài rất phù hợp với đám tang: “mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu, để cho thiên hạ phải chỉ trỏ: Úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa! Cụ chắc cả mười phần rằng ai cũng phải ngợi khen một cái đám ma như thế, một cái gậy như thế...” [32, 166]. Là người thân thiết nhất của người chết , lẽ ra cụ cố Hồng phải là người đau xót nhất nhưng với ông ta , bố chết là niềm vui lớn : “Đối với cố Hồng, việc tang lễ này nhằm khoe danh, nhằm nổi tiếng một gia đình có phúc, có lộc” [35, 142]. Cháu rể của người chết , ông Phán mọc sừng thì sung sướng vì nhờ cái chết cụ tổ, ông được thêm vài nghìn đồng. Cháu đích tôn của người chết , ông Văn Minh thì chỉ mong mời luâ ̣t sư chứng kiến cái chết của ông nô ̣i để thực thi cái di chúc . Nhưng Văn Minh la ̣i phải mày chau, bóp trán chưa biết xử trí ra sao với Xuân Tóc Đỏ , thành thử rất hợp với gương mặt của người có t ang. Xuân có hai cái tô ̣i nhỏ nhưng lại có một cái ơn to với ông ta . Gây ra cái chết của ông mình , làm hư hỏng em gái mình và tố cáo tội ngoại tình của một em gái khác , theo lẽ thường là ba cái tô ̣i , trong đó cái tô ̣i làm ô ng nô ̣i chết là tô ̣i lớn còn hai tô ̣i sau là hai tô ̣i nhỏ . Nhưng trong suy nghĩ của Văn Minh thì cái tô ̣i lớn la ̣i là cái ơn to vì Xuân đã gây ra cái chết của ông cụ già đáng chết. Và phải suy tính làm sao để gột rửa bằng xà phòn g thơm cho cái quá khứ của Xuân để gả em gái cho Xuân . Những suy tính của Văn Minh cho thấy sự bất nhân của hắn đối với ông nô ̣i và sự bất lương đối với em gái , biết rõ Xuân ha ̣ lưu, vô ho ̣c, mà còn gả em gái cho Xuân .

Vì chuyện Tuyết hư hỏng bị hối hôn mà đám tang bị chậm lại . Cánh trẻ chờ mãi mà chưa có lệnh phát tang thì sốt ruột vô cùng . Ở dưới nhà, Cậu Tú Tân chờ mãi để trổ tài chụp ảnh mà chưa được , bà Văn Minh đang sốt cả ruột mặc những đồ xô gai tân thời, cái mũ mấn trắng viền đen, ông TYPN bực mình vì không được khoe trang phục tang lễ của mình ra mắt công chúng và có bài phê bình. Còn ở trên gác, vợ chồng cụ cố Hồng và Văn Minh bàn cãi gay gắt, căng thẳng về chuyện lấy chồng của cô Tuyết. Các thành viên gia đình cụ cố Hồng vì thế đều có sự băn khoăn, bối rối nhưng đều chẳng phải là băn khoăn , bối rối vì người chết . Đến khi lê ̣nh phát tang được ban ra , ai cũng người phấn khởi, sung sướng, chuẩn bi ̣ tang lễ

58

như sắm sanh trảy hô ̣i . Những bức chân dung của từng thành viên trong gia đình cụ cố Hồng cho thấy đây là một gia đình từ con đến cháu của người chết đều bất hiếu.

Đoạn giữa là cảnh đưa tang. Niềm vui của đám con cháu bất hiếu còn la n ra cả bên ngoài , làm cho những người ngoài gia đình cũng được vui sướng vì đám tang này. Cảnh sát Min Đơ và Min Toa bỗng nhiên được thuê giữ trâ ̣t tự cho đám tang, vừ a đươ ̣c bâ ̣n rô ̣n vì bình thường chẳng có viê ̣c gì để làm , vừa có tiền. Những bạn bè “tai to mặt lớn” của cụ Hồng có dịp khoe các loại huy chương với các kiểu râu ria. Họ cứ ghé sát vào linh cữu và làm ra vẻ trang trọng nhưng thực chất là để nhìn được rõ cái thân hình hở hang của cô Tuyết. Cô Tuyết thì muốn qua đám tang của ông mình mà cho thiên hạ biết mình chưa mất hết chữ trinh bằng mặc bộ y phục Ngây thơ hở hang nhưng viền đen và đội mũ mấn xinh xinh. Trên gương mă ̣t cô Tuyết có vẻ buồn lãng mạn rất hợp với cảnh nhà có đá m tang nhưng đó hoàn toàn không phải vì cụ tổ mà là buồn vì mãi không được gặp người yêu Xuân . Xuân sau mấy ngày trốn biê ̣t vì sợ tô ̣i làm cho cụ cố Tổ chết đã sung sướng đến đám tang vì biết mình hóa ra lại không phải m ang tô ̣i mà là mang ơn với gia đình cố Hồng . Đám tang mà thực chất là đám rước đang rô ̣n rã trên đường thì Xuân Tóc Đỏ xuất hiện với sư Tăng Phú một cách hoành tráng làm cho đám tang và hàng phố nhốn nháo lên và cụ bà vui mừng mà rằng : “Ấy giá không có món ấy thì là thiếu chưa được to, may mà ông Xuân đã nghĩ hộ tôi” [32, 173]! Đám tang được tổ chức theo các kiểu Tây, ta, Tầu rất lố lăng : có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, lại có cả kèn Tây, kèn Tầu và kèn ta. Ngườ i đi dự thì khô ng ai quan tâm đến người chết mà chỉ khen đám ma to và chú ý đến y phục tang tân thời của ông TYPN. Khi kèn ta, kèn Tây, kèn Tầu lần lượt thay nhau rộn lên thì các người đưa tang làm ra bộ mặt nghiêm chỉnh, nhưng họ vừa đi vừa thì thầm với nhau những chuyện thật khó tin là có thể đem ra nói ở đám tang : “Thật là đủ giai thanh gái lịch, nên họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma” [32, 174]. Đám tang không còn là nơi người ta bày tỏ sự tiếc thương với người đã khuất và chia buồn

59

với tang gia mà được mo ̣i người đón nhâ ̣n như một cơ hội: “Thành thử đám tang trở thành một dịch vụ, một dịp làm quen, một dịp để phô trương, một dịp để chim chuột lẫn nhau” [26, 261]. Mọi giá trị đạo lý đã bị đảo lộn .

Đoạn cuối là cảnh hạ huyệt. Cậu Tú Tân nắn chỉnh tư thế của mo ̣i người để chụp ảnh . Bạn thân của cậu cũng nhảy lên những ngôi mả khác để chụp ảnh sao cho các kiểu không trùng nhau . Không chỉ bất kính với những người đã khuất mà đám con cháu bất hiếu này còn đang ta ̣o ra những tấm ảnh giả dối . Nhưng bỉ ổi hơn cả là hành đô ̣ng của Phán mọc sừng. Ông ta không đứng thẳng nổi mà oặt người đi, dựa vào Xuân và khóc to “hứt! hứt! hứt!” mãi không ngừng như những người con chí hiếu. Nhìn cảnh tượng ấy ai nghĩ được là sự cố tình dàn dựng để che đâ ̣y mô ̣t hành đô ̣ng khác ! Hạ huyệt là lúc đau thương nhất , thấm thía nhất về cảnh âm dương cách biê ̣t với người đã khuất nhưng ông Phán la ̣i lấy làm bối cảnh tốt cho mình để hoàn tất viê ̣c giao di ̣ch với Xuân Tóc Đỏ : “Xuân Tóc Đỏ muốn bỏ quách ra thì chợt thấy ông Phán dúi vào tay nó một cái giấy bạc năm đồng gấp tư...” [32, 175]. “Chính lúc sự xót thương lên đến cực điểm này, ông Phán đã tranh thủ thanh toán nốt món tiền thuê Xuân Tóc Đỏ giết cụ tổ” [36, 119]. Một đám tang giả từ đầu đến cuối là cái chết thật về nhân tính . Bằng cách của mình , Vũ Trọng Phụng đã tống tiễn xã hội tư sản ấy .

Như vậy, trong chương XV nhà văn đã miêu tả mô ̣t đám tang rất la ̣ lùng , mô ̣t đám tang ha ̣nh phúc cho tất cả mo ̣i người . Cái chết của cụ cố Tổ lại là sự mong chờ từ lâu của đám con cháu. Đám tang mà vui như lễ hội. Vẻ ngoài là tang gia bối rối nhưng thực chất là hạnh phúc của một tang gia , mọi người làm ra bộ mă ̣t của người đi đưa đám nhưng la ̣i tán chuyê ̣n vui vẻ để cười thầm với nhau : “Bề ngoài là sự chuyển động của một đám ma đồ sộ, nhưng bên trong thì đấy là đám trẩy hội, vì những người đi đều vui vẻ!” [36, 119]. Xuân Tóc Đỏ có công lớn làm cụ cố tổ chết nên đương nhiên trở thành một người quan trọng, một người anh hùng trong gia đình cụ cố Hồng, đến mức không có Xuân thì thiếu tất cả. Bất cứ một nhân vật nào trong chương XV này đều vô nhân đạo, vô đạo đức, sứ c ma ̣nh trào phúng trong chương này là sức mạnh tung hê , tống tiễn mô ̣t gia đình bất hiếu ,

60

mô ̣t xã hô ̣i méo mó về nhân tính . Qua những chi tiết và tình huống vô nghĩa lý, tác giả phủ nhận cái xã hội lố lăng, dốt nát, vô nghĩa lý, vô nhân đạo thời bấy giờ.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng qua tiểu thuyết Số đỏ (Trang 55)