1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phóng sự Việt Nam 1930 - 1945 (qua Tam Lang, Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố

196 2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 196
Dung lượng 1,67 MB

Nội dung

- Việc nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống, rút ra những đánh giá về thành tựu và hạn chế của phóng sự trong cả giai đoạn 1930-1945 qua di sản phóng sự của ba tác giả tiêu biểu Tam Lang, Vũ T

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

PHẠM THỊ MỴ

PHÓNG SỰ VIỆT NAM 1930 - 1945 (QUA TAM LANG, VŨ TRỌNG PHỤNG

VÀ NGÔ TẤT TỐ)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2009

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

PHẠM THỊ MỴ

PHÓNG SỰ VIỆT NAM 1930 - 1945 (QUA TAM LANG, VŨ TRỌNG PHỤNG VÀ NGÔ TẤT TỐ)

Chuyên ngành : Văn học Việt Nam

Mã số : 62.22.34.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS Lê Văn Lân

Hà Nội - 2009

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 Lý do, mục đích nghiên cứu 5

2 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 6

3 Lịch sử vấn đề 7

3.1 Những công trình nghiên cứu chung về phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 7

3.2 Những công trình, bài viết riêng về từng cây bút 10

3.2.1 Tam Lang 10

3.2.2 Vũ Trọng Phụng 12

3.2.3 Ngô Tất Tố 18

4 Phương pháp nghiên cứu 21

5 Đóng góp của luận án 22

6 Cấu trúc của luận án 22

PHẦN NỘI DUNG 23

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM PHÓNG SỰ - KHÁI LƯỢC VỀ PHÓNG SỰ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 23

1.1 Khái niệm về thể loại phóng sự 23

1.1.1 Sự hình thành của thể loại phóng sự 23

1.1.2 Xung quanh khái niệm thể loại phóng sự 27

1.2 Khái lược về phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 42

1.2.1 Những tiền đề văn hóa xã hội dẫn đến sự bùng nổ và phát triển của thể loại phóng sự 48

1.2.2 Thành tựu của phóng sự Việt Nam 1930 - 1945 67

Tiểu kết chương 1 69

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG THẨM MỸ CỦA PHÓNG SỰ TAM LANG, VŨ TRỌNG PHỤNG, NGÔ TẤT TỐ 69

Trang 4

2.1 Phóng sự trong quan niệm của ba cây bút Vũ Trọng Phụng,

Tam Lang, Ngô Tất Tố 69

2.2 Phóng sự phanh phui những “ung nhọt” của xã hội 72

2.2.1 Phơi bày những tệ nạn xã hội 72

2.2.2 Tình trạng bần cùng hóa, tha hóa con người và văn hóa 80

2.3 Khách quan chân thực, phóng sự khơi gạn đến tận cùng sự thật 93 2.3.1 Khách quan, chân thực 93

2.3.2 Truy tìm nguyên nhân, đề xuất giải pháp 104

Tiểu kết chương 2 115

CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÓNG SỰ TAM LANG, VŨ TRỌNG PHỤNG, NGÔ TẤT TỐ 117

3.1 Cái tôi - chủ thể sáng tạo 117

3.1.1 Cái tôi bản lĩnh, giàu tâm huyết 118

3.1.2 Cái tôi hiểu biết sâu rộng 125

3.2 Thủ pháp nghệ thuật đa dạng, độc đáo 136

3.2.1 Dựng cảnh 137

3.2.2 Dựng chân dung nhân vật 142

3.2.3 Nghệ thuật tổ chức tình huống dẫn dắt câu chuyện 151

3.2.4 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ 158

3.3 Sự dung hợp các thể loại 168

3.3.1 Phóng sự và ký sự 170

3.3.2 Phóng sự và truyện ngắn 172

3.3.3 Phóng sự và tiểu thuyết phóng sự 175

Tiểu kết chương 3 179

PHẦN KẾT LUẬN 181

NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 184 THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 185

A Tác phẩm khảo sát 185

B Tài liệu tham khảo 186

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do, mục đích nghiên cứu:

- Từ những năm 30 của thế kỷ XX, văn học Việt Nam từng bước đi vào quỹ đạo của văn học thế giới Nhiều thể loại mới ra đời và có những thành công đáng kể, đóng góp cho lịch sử văn học những tác giả và tác phẩm tiêu biểu, trong nhiều thể loại đó không thể không kể đến phóng sự Nhờ những ưu thế riêng về thể loại: tính xác thực, tính thời sự, tính xã hội - chính trị , cùng với sự “chắp cánh” của báo chí, phóng sự đã nhanh chóng đến với công chúng, tạo môi trường công luận rộng rãi, kịp thời và phát huy được hiệu quả nghệ thuật tích cực trong đời sống Ngay từ đương thời và càng ngày phóng sự càng được khẳng định là một trong những thể loại quan trọng của văn học và báo chí nước ta trong những thập niên đầu thế kỷ XX

Với đội ngũ đông đảo hàng trăm cây bút tài năng, có tên tuổi trong làng văn, làng báo Việt Nam; với di sản phóng sự đồ sộ từng được công bố trên các báo đương thời và được ấn bản thành sách; với nội dung và ý nghĩa

xã hội, lịch sử, văn học, khoa học…phong phú và giá trị nghệ thuật đặc sắc, phóng sự Việt Nam 1930 - 1945 thực sự là một thành tựu, một bộ phận quan trọng tạo nên diện mạo, thành tựu chung của cả một giai đoạn văn học

- Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố được đánh giá là ba cây bút phóng sự xuất sắc của giai đoạn này Tam Lang được vinh danh người

mở đầu cho thể loại phóng sự; Vũ Trọng Phụng được mệnh danh là “ông vua phóng sự đất Bắc”, người đưa phóng sự Việt Nam phát triển đến đỉnh cao và Ngô Tất Tố được tôn vinh là “nhà báo có biệt tài”, người tạo nên độ sâu cho thể phóng sự Sáng tác của các nhà văn này có vị trí và đóng góp lớn cho sự phát triển của thể loại phóng sự và thành tựu của phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945

Trang 6

- Việc nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống, rút ra những đánh giá về thành tựu và hạn chế của phóng sự trong cả giai đoạn 1930-1945 (qua di sản phóng

sự của ba tác giả tiêu biểu Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố), do vậy

là việc làm cần thiết, có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn, đặc biệt trong nhu cầu tổng kết, đánh giá văn học thế kỷ XX, rút ra những bài học kinh nghiệm thẩm mỹ quý giá cho sự phát triển của thể loại phóng sự nói riêng và văn học Việt Nam đương đại nói chung

- Bằng cách nhìn tổng quát, đặt trên nền phóng sự giai đoạn này, luận

án tập trung khảo sát phóng sự của ba tác giả Tam Lang, Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố nhằm hướng tới khẳng định những thành tựu phóng sự của ba cây bút trên cả hai phương diện nội dung phản ánh và hình thức nghệ thuật

Từ đó có cơ sở chắc chắn để khẳng định vị trí, đóng góp của ba cây bút phóng sự này và phóng sự giai đoạn 1930 - 1945 với sự phát triển của văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX theo xu hướng hiện đại hóa

2 Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu:

- Luận án khảo sát phóng sự của ba tác giả Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, đặc biệt tập trung vào các tập phóng sự dài:

Tam Lang: Tôi kéo xe (1932), Đêm sông Hương (1938), Lọng

cụt cán (1939), Người…ngợm (1940)

Vũ Trọng Phụng: Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây

(1934), Cơm thầy cơm cô (1936), Lục xì (1937), Một huyện ăn Tết (1938)

Ngô Tất Tố: Dao cầu thuyền tán (1935), Tập án cái đình

(1939), Việc làng (1940), Làm no hay cái ăn trong những ngày nước ngập…

- Luận án cũng khảo sát một số tác phẩm phóng sự tiêu biểu giai đoạn

1930 - 1945 (chủ yếu là các tác phẩm được tập hợp trong bộ Phóng sự Việt Nam 1932 -1945, 3 tập, do nhóm tác giả Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ,

Nguyễn Hữu Sơn sưu tầm, biên soạn, Nxb Văn học, 2000)

Trang 7

3 Lịch sử vấn đề:

Tôi kéo xe (viết xong 6/1932 đăng trên Hà Thành ngọ báo, 1932 và in

thành sách 1935) được coi là tác phẩm phóng sự đầu tiên trong làng báo Việt

Nam Ngay khi ra đời Tôi kéo xe đã được dư luận hoan nghênh và từ đó

phóng sự cũng là thể loại được công luận chú ý Từ đó đến nay, đã trên bảy thập niên, trải qua nhiều biến động xã hội, nhiều bước thăng trầm của đời sống văn học dân tộc, cùng với các thể loại khác, phóng sự giai đoạn này vẫn tiếp tục được nghiên cứu, đánh giá và dường như giá trị của nó ngày càng được khẳng định vững vàng hơn Đến nay, đã có hàng trăm công trình lớn nhỏ (từ chuyên khảo đến các bài viết riêng về các tác giả, tác phẩm…) dành nghiên cứu về phóng sự giai đoạn này Ở đây chúng tôi tạm chia làm hai khu vực: Những công trình, bài viết chung về phóng sự Việt Nam 1930 -

1945 và những công trình, bài viết riêng về từng cây bút phóng sự Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố

3.1 Những công trình nghiên cứu chung về phóng sự Việt Nam

giai đoạn 1930 - 1945:

Ở giai đoạn đầu, những công trình đề cập đến phóng sự 1930 - 1945 chủ yếu tập trung vào những tác giả, tác phẩm tiêu biểu Sau Cách mạng tháng Tám (1945), đất nước bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, những vấn đề của văn học quá khứ trong đó có phóng sự 1930 - 1945 hầu như không được quan tâm, nghiên cứu Đáng quan tâm là năm 1950, trong bài giảng về thể phóng sự cho các khóa đào tạo đội ngũ văn nghệ kháng chiến, Nguyễn Đình Lạp - một trong những cây bút phóng sự đặc sắc giai đoạn 1930-1945 đã đề cao thành công và đóng góp của ba cây bút phóng sự họ Vũ (Vũ Trọng Phụng, Vũ Đình Chí - Tam Lang và Vũ Bằng) Trong đó, ông khẳng định “Vũ Trọng Phụng là nhà phóng sự phong phú nhất, sâu sắc nhất

Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, Lục xì đã làm cho độc

giả say mê, sôi nổi” [115, 792]

Trang 8

Sau hòa bình (1954), đất nước chia cắt làm hai miền, ở miền Bắc, tuy không xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu chung về phóng sự 1930 -

1945, nhưng giới nghiên cứu cũng đã quan tâm tới những hiện tượng, những cây bút phóng sự nổi trội, đặc biệt là Vũ Trọng Phụng Cùng với đó, một số công trình nghiên cứu văn học sử và giáo trình giảng dạy trong các trường

đại học, đã đề cập đến phóng sự 1930 - 1945 Trong bộ: Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam 1930 -1945 (NXB Văn học, H., 1964) nhóm tác giả đã dành

gần 3 trang cho phóng sự giai đoạn này Tuy nhiên việc đánh giá lại có phần khe khắt, chưa thỏa đáng: “Phóng sự 1930 - 1945, xét về cơ bản không thuộc trào lưu hiện thực Nó có nhiều yếu tố tự nhiên chủ nghĩa…đối tượng miêu tả…thường là sinh hoạt của bọn lưu manh…các nhà viết phóng sự không chú ý đến những vấn đề lớn do mâu thuẫn trong xã hội làm nảy sinh ra…nhiều tập phóng sự thực ra chỉ là những chuyện nghe lỏm” [tr.104,105]

Tách riêng ra, nhóm tác giả này chỉ đề cao Việc làng của Ngô Tất Tố, Ngục Kon Tum của Lê Văn Hiến và Vượt ngục của Cựu Kim Sơn, trong khi đó

kịch liệt bài bác phóng sự của các cây bút Tam Lang, Trọng Lang và Vũ

Trọng Phụng Trong giáo trình Lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945 (tập 5,

NXB Giáo dục, H.1978), Nguyễn Trác đã có cách nhìn nhận khách quan, công bằng hơn về phóng sự giai đoạn 1930 - 1945 Ông đề cao ý thức nhập cuộc của các nhà phóng sự và nội dung xã hội của phóng sự “Họ đã đi vào bóng tối của những thành phố lớn đến các nhà chứa, nhà lục xì, tiệm hút…để tâm theo dõi quá trình trụy lạc của thanh niên, cuộc sống khốn khổ của những gái đĩ me Tây, cảnh sát phạt lừa bịp nhau của những người sống bằng nghề đỏ đen” [tr.137] Sau khi phân tích, giới thiệu bốn thiên phóng sự đặc sắc của Vũ Trọng Phụng, tác giả khẳng định: những tác phẩm trên đã đưa

Vũ Trọng Phụng lên hàng “Ông Vua phóng sự đất Bắc” Có thể nói trong bài khái quát về văn học hiện thực phê phán 1930 - 1945 đó Nguyễn Trác đã phác họa tương đối cụ thể, chuẩn xác diện mạo cùng một số cây bút tiêu biểu

Trang 9

của phóng sự giai đoạn này Trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 29A

[NXB Khoa học xã hội, H.1988], sau khi liệt kê một số tập phóng sự của Trọng Lang, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam…viết về những mặt trái của hiện thực đời sống thị thành, tác giả Phan Cự Đệ nhận xét: “Tiếc rằng những phóng sự này mới dừng lại ở những hiện tượng bề mặt mà chưa đi sâu được vào bản chất, chưa phân tích được những nguyên nhân gây ra những ung nhọt của xã hội Bút pháp tự nhiên chủ nghĩa đã miêu tả một cách chi tiết những câu chuyện dâm ô trụy lạc, gây một ảnh hưởng xấu đến người đọc” [62, 20]

Nhìn chung trong nhiều thập kỷ, ở miền Bắc, việc nghiên cứu thể loại phóng sự giai đoạn 1930 - 1945 đã được chú ý, tuy nhiên cách nhìn nhận, đánh giá chưa thật khách quan, toàn diện, một số ý kiến còn có phần chủ quan, chưa thấy hết được thành tựu cùng những đóng góp quan trọng của phóng sự giai đoạn này đối với văn học sử nói chung và sự phát triển thể loại phóng sự nói riêng

Cùng trong khoảng thời gian này, ở miền Nam, cũng có những công

trình nghiên cứu: Lược sử văn học Việt Nam (Nhà văn tiền chiến 1930 - 1945) của Thế Phong; Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (tập 3) của Phạm Thế Ngũ; Bảng lược đồ văn học Việt Nam của Thanh Lãng…đã quan

tâm đến phóng sự giai đoạn 1930 - 1945 Tuy nhiên, các công trình này chủ yếu chỉ dừng lại ở một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu như Tam Lang, Vũ Trọng Phụng…mà chưa nhận diện toàn diện sâu sắc về cả một giai đoạn phát triển của thể loại phóng sự

Từ sau 1975, đặc biệt từ sau đổi mới (1986), trong không khí đổi mới chung của xã hội, của cả nền văn học, những vấn đề của văn học quá khứ trong đó có phóng sự 1930 - 1945, đã được nhìn nhận, đánh giá chuẩn xác

hơn Trong một số bộ giáo trình như Văn học Việt Nam thế kỷ XX, tập 2, do

Trang 10

Trần Đăng Suyền chủ biên và các chuyên đề bài viết: Phóng sự và quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam của Hà Văn Đức; Lời giới thiệu bộ Tổng tập: Phóng sự Việt Nam 1932 - 1945 - Một thành tựu của tiến trình văn học Việt Nam của Phan Trọng Thưởng; Phóng sự Việt Nam (1932 - 1945) - Những đóng góp đặc sắc về mặt nghệ thuật của Lê Dục Tú; Thể loại phóng sự trong văn học thế kỷ XX của Tôn Thảo Miên…các tác giả đã trở lại nhận diện,

phân tích và đánh giá, khẳng định thành tựu rực rỡ của phóng sự trên cả hai phương diện nội dung xã hội và nghệ thuật thể hiện đặc sắc Từ đó, khẳng định vị trí và đóng góp của phóng sự Việt Nam 1930 -1945 trong tiến trình hiện đại hóa văn học đầu thế kỷ XX nói riêng và văn học sử Việt Nam nói chung Tuy nhiên, các công trình, bài báo này mới chỉ dừng ở mức độ khái lược Rất cần có sự khảo sát, đánh giá toàn diện, thấu đáo về thành tựu và đóng góp của phóng sự Việt Nam ở giai đoạn phát triển rực rỡ này

3.2 Những công trình, bài viết riêng về từng cây bút:

3.2.1 Tam Lang

Ngay khi ra đời Tôi kéo xe đã thu hút được sự quan tâm của công luận Trên báo Loa (số 86, 10/10/1935), Trương Tửu đánh giá: “Ông Tam

Lang đã tỏ ra có khiếu và tài là một nhà văn tả chân hoàn toàn” “Tôi kéo xe

là cuốn tiểu thuyết tả chân giá trị nhất trong văn học Việt Nam hiện đại” Ở

đó, bằng “tài quan sát và trí tưởng tượng…ông đã nhìn rõ cái nhục của hạng trung lưu không đáng quan tâm bằng cái khổ của hạng nghèo hèn, hạng vô học bị bóc lột không biết kêu vào đâu, luật pháp không bênh vực xiết, tôn giáo không an ủi nổi Ông Tam Lang đã bỏ ái tình đi vào xã hội, ở đó ông tiến từ trưởng giả đến bình dân Về cách phục diễn, ông đi từ lãng mạn đến

tả chân thuần túy, từ hùng biện đến kịch thể Lấy nhân sự làm tài liệu, lấy

khách quan làm phương châm…” Về nghệ thuật “câu văn ông vẫn dễ đọc

và có tính cách An Nam Văn Tam Lang rất điêu luyện…” Nhìn lại “Từ

Trang 11

Giọt lệ sông Hương đến Tôi kéo xe, ông Tam Lang tiến bộ về các phương

diện, cốt truyện, cách bố cục, cách viết, cách nghĩ, ông có con mắt quan sát của nhà xã hội, ông có trí tưởng của một nhà thi sĩ, ông có bình tĩnh của một nhà báo Với ba đức tính này ông có thể trở thành một nhà văn đại tài” để

“đem nghệ thuật phụng sự nhân dân” Trên Tiểu thuyết thứ bảy (số 74,

26/10/1935), Hoài Thanh viết: “Điều cần nhất cho một người phóng viên là biết nghe, biết nhìn, biết tìm đến cái đáng nhìn và biết gợi những câu chuyện đáng nghe Biết quan sát vậy Biết quan sát rồi lại phải biết diễn những điều quan sát được ra câu văn Ông Tam Lang có những tư cách ấy Người ta thường khen ngợi ngòi bút tả chân của ông Thực không quá đáng…Cái đặc sắc thứ nhất của văn Tam Lang ấy là chỗ hay tả và khéo tả những điều ghê

tởm, một sự ít có trong làng văn nước ta” Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại (NXB Tân Dân, 1942) khẳng định: Tôi kéo xe là tác phẩm phóng sự đầu

tiên của Việt Nam, “một quyển phóng sự giá trị”, “những đoạn tả chân có

đầy trong quyển Tôi kéo xe, làm cho người đọc cảm động và có sức cám dỗ một cách lạ” Cùng với việc ngợi khen Tôi kéo xe, Vũ Ngọc Phan cũng đánh giá cao giá trị của Đêm sông Hương, thiên phóng sự đã phản ánh với “những

màu đen tối, làm cho người đọc có cái cảm tưởng những nơi âm u tịch mịch

là những nơi con quỷ dâm dục dễ hiện hành” và Lọng cụt cán “là một quyển

ghi tất cả những cái dởm đời, những cái ích kỷ, những tính kiêu căng, những thói khoe khoang và những cái bất công trong xã hội Việt Nam Những tật xấu ấy đã phô bày dưới một ngòi bút châm biếm chân chính, một ngòi bút

chỉ biết phụng sự lẽ phải và sự công bình” Tựu chung lại tác giả Nhà văn hiện đại đánh giá cao sáng tác của Tam Lang “cây bút tả chân và châm

biếm”: “Trong những tập phóng sự và những tập châm biếm, trào phúng…những tư tưởng thật là luân lý, những tư tưởng thật là bác ái, bao giờ cũng có cái khuynh hướng bênh vực hạng người nghèo khổ, kém hèn,

mà bênh vực vì lẽ phải, vì nhân đạo…”

Trang 12

Ở miền Nam sau 1954, một số công trình nghiên cứu cũng đã đánh giá

về phóng sự của Tam Lang Tôi kéo xe đã được đưa vào dạy trong chương

trình quốc văn lớp 8, do vậy đã có một số bài viết về tác phẩm này Tiêu

biểu là bài viết của Tam Ích Nhân đọc Tôi kéo xe của Tam Lang Ở đó ông

đánh giá cao lối viết tả chân “có sao nói vậy” của nhà văn

Trong Tổng tập văn học Việt Nam tập 29 do NXB Khoa học xã hội ấn

hành năm 2000, Tam Lang đã được dành vị trí xứng đáng: “Là cây bút “tả chân” và châm biếm sắc sảo…có đóng góp đáng kể vào sự hình thành của trào lưu văn học hiện thực phê phán và sự phát triển của văn học báo chí

Việt Nam”…Tôi kéo xe được tôn vinh “là tập phóng sự ra đời sớm nhất…có

ý nghĩa mở đầu cho sự phát triển thể loại phóng sự trong văn xuôi Việt Nam hiện đại và là một trong những tác phẩm đánh dấu sự phát triển của trào lưu văn học hiện thực Việt Nam những năm 1930 - 1945”

3.2.2 Vũ Trọng Phụng

Sau Tôi kéo xe, sự xuất hiện hàng loạt phóng sự của Vũ Trọng Phụng: Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, Lục xì, Một huyện ăn Tết…đã thực sự tạo được sự quan tâm của công luận, khiến “cái tên Vũ

Trọng Phụng đã ra đời lừng lẫy trong chớp mắt” và nhanh chóng được vinh

danh là “ông vua phóng sự đất Bắc” Trong Lời tựa Kỹ nghệ lấy Tây, Phùng

Tất Đắc ngợi ca “ngòi bút phóng sự của ông Vũ Trọng Phụng đã nói tới một

độ rất cao trong nghệ thuật Cuốn sách này…vào hàng những công trình ảnh hưởng xa rộng hơn, những công trình có thể vạch phương hướng cho văn nghệ, những công trình rút được tài liệu cho đời sau khảo xét về buổi này”

Sau khi Vũ Trọng Phụng qua đời, trên Tao đàn số đặc biệt tháng 12/1939,

bạn bè, đồng nghiệp đánh giá cao văn tài của nhà văn Tam Lang chân thành

đề cao tài năng Vũ Trọng Phụng: “Đọc những thiên phóng sự ấy, tôi nhận thấy rằng Vũ Trọng Phụng, về mặt phóng sự - một lối văn do tôi khởi xướng

Trang 13

ra đầu tiên - đã bỏ xa tôi lắm” Trên báo Tràng An, Mai Xuân Nhân đánh giá cao Kỹ nghệ lấy Tây, coi đó là một kiệt tác và chính “kiệt tác ấy đã đưa ông

Vũ Trọng Phụng đến con đường bổn phận của một nhà cầm bút sống trong cái tình thế trầm trọng của một thời đại khó khăn, rối rít và đã xô lối phóng

sự xứ này bước được một bước dài rất vẻ vang” Chính trong bài viết này, Mai Xuân Nhân đã tôn vinh Vũ Trọng Phụng là “ông vua phóng sự đất

Bắc” Lê Thanh trên Hà Nội báo số 34 ra ngày 26/8/1936 cũng nhận xét:

“Bằng một thể văn tả thực, mới mẻ, chua chát, viết thiên phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây, ông Vũ Trọng Phụng đã lột hẳn tinh thần đối tượng…Ông đứng biệt

ra một nơi, ghi lấy từng mảnh một tấn kịch vĩ đại hơn, hiện đang diễn ra ở

xứ ta, do sự gặp gỡ của hai làn sóng, của hai thế giới gây nên” Trên cơ sở

khảo sát kỹ lưỡng phóng sự của Vũ Trọng Phụng, Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại đã đánh giá một cách chân xác về Cơm thầy cơm cô, cho đó “là

tập hay nhất của Vũ Trọng Phụng Ngòi bút tả chân của ông thật là tuyệt xảo khi ông tả những cảnh nghèo khổ” [137, 577] Vũ Ngọc Phan cũng đã phát

hiện nhân vật tôi và nghệ thuật trần thuật đặc sắc trong phóng sự của Vũ

Trọng Phụng Tuy nhiên, đương thời cũng có những ý kiến công kích gay gắt văn chương của Vũ Trọng Phụng Tiêu biểu cho những ý kiến này là

Thái Phỉ và Nhất Chi Mai Trên tờ Tin văn (tháng 5/1936), trong bài viết

“văn chương dâm uế”, Thái Phỉ lên án loại văn sĩ “viện cái chủ nghĩa tả chân” để tả cảnh dâm uế một cách táo bạo, quá đà khiến người đọc hoặc ghê

sợ hoặc “rung động” một cách lệch lạc, kích thích mặt thú tính của con

người Nhất Chi Mai viết bài Ý kiến của một người đọc: Dâm hay không dâm đăng trên báo Ngày nay, số 51, ngày 14/3/1937, đả kích nhà văn Vũ Trọng Phụng, tác giả thiên phóng sự Lục xì là “một nhà văn nhìn thế giới qua cặp

kính đen, có một bộ óc cũng đen và một nguồn văn càng đen nữa” Ông tức

tối lên án lối văn chương “đen tối”, “dơ dáy, bẩn thỉu, nhơ nhớp” của Vũ

Trang 14

Trọng Phụng Với bài bút chiến Thư ngỏ cho ông Thái Phỉ, chủ bút báo Tân văn về bài “Văn chương dâm uế”, đăng trên Hà Nội báo số 38 ngày 23/9/1936 và bài “Để đáp lại báo Ngày nay: Dâm hay là không dâm?” đăng trên báo Tương lai số 37, ngày 25/3/1937, Vũ Trọng Phụng đã thẳng thắn

bác lại ý kiến của Thái Phỉ và Nhất Chi Mai, đồng thời khẳng định quan niệm văn chương tiến bộ của mình: “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời…các ông muốn theo thuyết tùy thời, chỉ nói cái gì thiên hạ thích nghe nhất là sự giả dối Chúng tôi chỉ muốn nói cái gì đúng sự thật…”

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, trong Hội nghị tranh luận văn nghệ Việt Bắc (1949), nhà thơ Tố Hữu đã trân trọng ghi nhận công lao của Vũ Trọng Phụng: “…Cách mạng cám ơn Vũ Trọng Phụng đã vạch rõ cái thực xấu xa thối nát của xã hội ấy” Trong bài giảng cho các khóa đào tạo văn

nghệ kháng chiến năm 1950 Nguyễn Đình Lạp cũng đã đề cao đóng góp của

Vũ Trọng Phụng về thể phóng sự

Sau hòa bình (1954), phóng sự của Vũ Trọng Phụng một lần nữa thu

hút được sự quan tâm của công luận Nhà văn Nguyên Hồng đánh giá: Cạm bẫy người là tác phẩm mở đầu của khuynh hướng văn học hiện thực và “với hai thiên phóng sự đặc biệt Cơm thầy cơm cô và Lục xì và hai tiểu thuyết Số

đỏ và Giông tố, Vũ Trọng Phụng đã làm chuyển động cả dư luận văn học

bấy giờ, giơ cao thêm ngọn cờ hiện thực, góp thêm một phần đấu tranh quyết

liệt cho một nền văn học tiến bộ” Trong cuốn Vũ Trọng Phụng với chúng ta (do Minh Đức xuất bản) cùng với việc đánh giá cao tiểu thuyết, các tác giả cũng đánh giá rất cao phóng sự của Vũ Trọng Phụng Theo Phan Khôi, Cơm thầy cơm cô, Kỹ nghệ lấy Tây, Cạm bẫy người đều là những tác phẩm thông cảm và tố khổ cho hạng người cùng khổ ở Việt Nam Trong tiểu luận Vũ Trọng Phụng - nhà văn hiện thực, Văn Tâm đánh giá cao chủ nghĩa hiện

Trang 15

thực và tinh thần nhân đạo trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng Tuy nhiên, chính trong giai đoạn này, một số bài viết lại phê phán văn chương Vũ

Trọng Phụng Trong Một vài ý kiến về tác phẩm Vũ Trọng Phụng trong Văn học Việt Nam, Hoàng Văn Hoan cho rằng, Lục xì và một vài tác phẩm khác

của Vũ Trọng Phụng là “cả một ý thức thừa nhận thú tính, cổ lệ nhục dục” Còn Vũ Đức Phúc thì nhận định: “Sáng tác của Vũ Trọng Phụng có một số yếu tố hiện thực tốt…nhưng những yếu tố ấy lại xen lẫn với nhiều yếu tố độc hại làm cho khá nhiều sáng tác bị hỏng đi một cách đáng tiếc” Và “phần lớn phóng sự của Vũ Trọng Phụng xưa kia chỉ là những tiểu thuyết được “hư cấu” bằng cách lượm lặt những mẩu chuyện bên cạnh bàn đèn thuốc phiện”

Đồng thời gian này ở miền Nam một số công trình nghiên cứu văn học sử cũng khảo sát và đánh giá cao phóng sự của Vũ Trọng Phụng Thế

Phong trong Lược sử văn nghệ miền Nam khẳng định: “…Vũ Trọng Phụng

có nghệ thuật chọn lọc xếp đặt, xây dựng thành hệ thống điển hình…Vũ Trọng Phụng đã thành văn hào vượt hẳn những bạn văn chương thời đó”

Phạm Thế Ngũ trong cuốn Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 3, sau khi giới thiệu tóm tắt bốn phóng sự của Vũ Trọng Phụng: Cạm bẫy người,

Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, Lục xì đã đánh giá cao phóng sự của Vũ

Trọng Phụng: “Ta thấy tất cả những gì gọi là hài hước, bi đát, rùng rợn trong những vết thương xã hội lúc bấy giờ Ta cũng thấy công phu điều tra, khiếu

quan sát lịch duyệt của tác giả…Cây bút tả chân già dặn linh hoạt như chụp

được sự thật…ông moi móc những vết thương xã hội ấy…và nói ra với một

giọng mỉa mai chua chát, đôi khi đượm vẻ căm hờn” Trong Bảng lược đồ văn học Việt Nam, Thanh Lãng nhận xét: “Vũ Trọng Phụng trong Cạm bẫy người cho chúng ta thấy cái xã hội mà Phạm Quỳnh đã cùng ca ngợi chỉ là

một xã hội giả dối, tội lỗi, xấu xa…còn gì sống động và cũng sượng sùng

cho bằng những thiên điều tra của Vũ Trọng Phụng trong Cơm thầy cơm cô hay Lục xì! Truyện như trốn tránh kết cấu, chỉ còn là một sự diễn hành”

Trang 16

Từ sau 1986, trong không khí đổi mới, tác phẩm của Vũ Trọng Phụng trong đó có các tập phóng sự được tái bản nhiều lần, cùng với đó là những công trình nghiên cứu về văn nghiệp của Vũ Trọng Phụng Trong đó nhiều công trình bài viết trở lại đánh giá cao di sản phóng sự của Vũ Trọng Phụng

Trong bài giới thiệu Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “Vũ Trọng Phụng thành công hơn cả ở thể tài phóng sự với Cạm bẫy người (1933) và Kỹ nghệ lấy Tây (1934) Hai tác phẩm này đã phát huy ở

ông một sở trường quan sát sắc sảo, khả năng ký họa mau lẹ, linh hoạt và lối văn biến hóa hấp dẫn…” Sau khi đánh giá xác đáng về sự nghiệp của “ông

vua phóng sự” qua hai tập phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây và Cơm thầy cơm cô

do Nhà xuất bản Hà Nội tái bản năm 1989, Nguyễn Đăng Mạnh đã phân tích cách tiếp cận của Vũ Trọng Phụng: “Cái gốc của tài năng Vũ Trọng Phụng xét đến cùng là ở tấm lòng đau đớn và đầy căm phẫn của một trí thức nghèo

bị giày xéo và bị lăng nhục bởi cái xã hội xây dựng trên nguyên tắc của quyền lực bất công và đồng tiền phi nghĩa” Trần Hữu Tá khi giới thiệu

Tuyển tập Vũ Trọng Phụng đã nhấn mạnh: “Đằng sau những nhân vật Cạm bẫy người…người đọc phần nào thấy được hình ảnh của xã hội thành thị trụy

lạc hóa hồi những năm 30 và tình trạng bần cùng, bế tắc, lưu manh hóa của loại tiểu tư sản lớp dưới và dân nghèo thành thị lúc bấy giờ” Về nghệ thuật,

tác giả cho rằng: “Khuynh hướng tiểu thuyết hóa ở một mức độ nào đấy là một đặc điểm của ngòi bút phóng sự Vũ Trọng Phụng” Vũ Ngọc Phan trong hồi ký Những năm tháng ấy, một lần nữa khẳng định vị trí và phần đóng góp

rất lớn của Vũ Trọng Phụng đối với dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam: “Thời gian 30 - 40, anh là tay viết phóng sự cứng nhất trong số những nhà văn hiện thực nổi tiếng thời bấy giờ, anh là một kiện tướng”

Từ năm 1988, Vũ Trọng Phụng được dành một vị trí xứng đáng trong giáo trình bậc đại học Tham gia biên soạn bộ giáo trình của trường Đại học

Sư phạm Hà Nội, Nguyễn Hoành Khung nhận thấy, nổi bật trong phóng sự

Trang 17

của Vũ Trọng Phụng là “lối viết chính luận nghệ thuật đanh sắc” Ông đặc biệt nhấn mạnh phần đóng góp to lớn của Vũ Trọng Phụng đối với thể phóng

sự, coi Vũ Trọng Phụng là “một trong số những người mở đầu và là người

có công lớn nhất trong việc đưa thể loại phóng sự đến thành thục” Từ góc

độ thể loại, Vương Trí Nhàn qua tiểu luận Nơi gặp gỡ của báo chí và văn học ghi nhận phóng sự của Vũ Trọng Phụng “rất chín, rất thành thực, không chê vào đâu được” Đặc biệt trong Tổng tập văn học Việt Nam tập 29 do

NXB Khoa học xã hội ấn hành, Nguyễn Hoành Khung một lần nữa khẳng định: “Cho đến nay, có thể nói, vị trí hàng đầu của Vũ Trọng Phụng trong nền văn xuôi quốc ngữ nước ta trước cách mạng đã được khẳng định chắc

chắn hơn bao giờ hết” Viết về Phóng sự của Vũ Trọng Phụng, Hà Minh

Đức nhận xét: “Phóng sự của Vũ Trọng Phụng không đi vào miêu tả tràn lan những chất liệu phức tạp của đời sống mà tập trung vào những hiện tượng đặc biệt và làm nổi lên chủ đề và nội dung xã hội rõ rệt”…”Phóng sự của Vũ Trọng Phụng có giá trị văn học…Vũ Trọng Phụng là bậc thầy của nghệ thuật trần thuật và miêu tả…táo bạo, mạnh mẽ, chân thực, thuyết phục, hài hước, cảm thương là những cảm hứng dễ thấy của phóng sự Vũ Trọng Phụng”

Các tác phẩm phóng sự của Vũ Trọng Phụng đã được đưa vào nhiều

bộ Từ điển văn học như: Từ điển văn học, 2 tập (NXB Khoa học Xã hội, 1984), Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam (từ cuối thế kỷ XIX đến 1945),

(NXB Văn học, 2001)… Các công trình nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng đã

được tập hợp trong nhiều cuốn sách: Vũ Trọng Phụng, con người và tác phẩm do Nguyễn Hoành Khung và Lại Nguyên Ân biên soạn; Vũ Trọng Phụng - về tác gia và tác phẩm do Nguyễn Ngọc Thiện và Hà Công Tài biên soạn; Vũ Trọng Phụng - Một tài năng độc đáo do Mai Hương biên soạn; Bản sắc hiện đại trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng do Viện Văn học

biên soạn…Trong đó đều có những bài viết, đánh giá cao đóng góp của

Trang 18

phóng sự Vũ Trọng Phụng trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật thể hiện Phóng sự của Vũ Trọng Phụng cũng đã được chọn làm đề tài nghiên cứu của một số luận án, luận văn khoa học các cấp

Năm 1958, nhân Đọc lại việc làng của Ngô Tất Tố, Bùi Huy Phồn nhận xét:

“Bằng những tài liệu phong phú, một lối nhìn sâu sắc tinh vi và lời văn đanh thép như một lời cáo trạng, nhiều khi châm biếm quá đến chua cay”, nhà văn

lão thành Ngô Tất Tố đã viết thiên phóng sự Việc làng, với “mười bảy bản

cáo trạng lên án cái bản chất mọt ruỗng và đen tối của tổ chức xã hội cũ một cách rất hùng hồn” Bùi Huy Phồn đánh giá cao quan điểm và cách nhìn nhận của Ngô Tất Tố về hiện thực đời sống Ông cho rằng: “Trong lúc mà một số nhà văn khác đang đua nhau ca ngợi những lớp người và cuộc sống lãng mạn suy tàn, thì Ngô Tất Tố là một trong số những nhà văn đã nhìn

thấy cái bản chất của xã hội đương thời” Trong chuyên luận Ngô Tất Tố

(NXB Văn hóa, 1962), hai tác giả Nguyễn Đức Đàn, Phan Cự Đệ cũng khẳng định: “Sự am hiểu đời sống ở nông thôn và tâm lý của người nông dân khá sâu sắc của Ngô Tất Tố, nhờ thế ông đã làm nổi bật được những tai hại của tục lệ xã hội, của lệ làng” Và nhấn mạnh: “Thành công của Ngô Tất

Tố và cũng là biểu hiện cái nhìn đúng đắn của ông chính là ở chỗ thông qua

Trang 19

việc miêu tả các hủ tục, nhà văn đã vẽ lên được cuộc sống khổ cực của nông dân và âm mưu của bọn cường hào địa chủ lợi dụng hủ tục để áp bức, bóc lột

quần chúng” Các tác giả cũng nhấn mạnh: “Giá trị của tập phóng sự Việc làng chính là ở chỗ …đã miêu tả thực tại một cách chân thực và đã biểu thị

thái độ không đồng tình với thực tại ấy; phê phán nghiêm khắc thực tại ấy”

Về nghệ thuật, Ngô Tất Tố vốn xuất thân từ nho học, nhưng “đối với một thể loại mới mẻ như thể loại phóng sự, Ngô Tất Tố đã không tỏ vẻ bỡ ngỡ chút nào Trái lại, ngòi bút của ông khi nào cũng vững vàng, chắc chắn, lời văn bao giờ cũng bình dị, sáng sủa và cô đúc” Trong một số giáo trình, công

trình văn học sử, phóng sự của Ngô Tất Tố đặc biệt hai tập Việc làng và Tập

án cái đình đã được đánh giá cao Nguyễn Đăng Mạnh trong Lịch sử văn học Việt Nam, tập 5 (NXB Giáo dục, 1973) khẳng định: “Ngô Tất Tố là nhà

văn xuất sắc của nông thôn Việt Nam Tập phóng sự có giá trị nhất của ông

là tập Việc làng”… “một tập án đanh thép về hủ tục và nạn cường hào ở

nông thôn Việt Nam trước cách mạng” Nghệ thuật phóng sự của Ngô Tất

Tố trong Việc làng “có khuynh hướng đi gần với lối viết truyện ngắn…lối kể

chuyện của tác giả khá linh hoạt…con mắt quan sát và ngòi bút miêu tả của

Ngô Tất Tố khá sắc sảo…ngôn ngữ của Việc làng nói chung chính xác, giàu hình ảnh Tác giả tỏ ra khá thông thạo ngôn ngữ nông thôn” Trong bài viết Tiểu phẩm văn học và báo chí của Ngô Tất Tố, Hà Minh Đức khẳng định:

“Chính Ngô Tất Tố, ở thể loại phóng sự cũng đã tạo được thành công xuất

sắc Tập án cái đình và phóng sự Việc làng là những trang viết phô bày sự

thực của làng quê bị trói buộc trong những hủ tục bao đời và cũng bộc lộ thái độ phê phán thẳng thắn của nhà nho tiến bộ muốn giải thoát nông thôn khỏi những ràng buộc lâu đời Nhiều nhà xã hội học trong và ngoài nước

đánh giá và xem các tác phẩm trên như những tín hiệu tin cậy và chứng tích

của một thời của nông dân Việt Nam trước cách mạng” Trong Hội thảo do Trường Đại học Havard (Mỹ) tổ chức 1982, Ngô Tất Tố và di sản văn học của ông được đặc biệt quan tâm, được đánh giá cao và khơi gợi được không

Trang 20

khí thảo luận sôi nổi, trong đó Việc làng đặc biệt được quan tâm, được đánh

giá cao về tính chân thực, phong phú về tư liệu và tiến bộ trong tư tưởng phê phán Trong tham luận của ông, Phan Cự Đệ đánh giá cao di sản của Ngô Tất Tố trong đó có di sản phóng sự Nhà nghiên cứu Pháp G.Buđaren, đề cập đến “chủ nghĩa Đình – Đình chi phối, kìm hãm nông thôn Việt Nam trong

hủ tục” Trước đó, Buđaren đã đánh giá cao tài năng của Ngô Tất Tố và giá trị tác phẩm của nhà văn: Một nhà dân tộc học được đào tạo “bằng thực tiễn quần chúng” Theo G.Buđaren “Cảm hứng trong tác phẩm của ông là chống

“chủ nghĩa truyền thống” (Ở đây có nghĩa là phục cổ) một cách mạnh mẽ, rất thực chứng và mang tính xã hội nếu không muốn nói là có màu sắc xã hội chủ nghĩa Sự khinh bỉ công khai của tác giả đối với những người bị bỏ sót

“trong lũy tre làng…Tác phẩm của ông (Ngô Tất Tố) ngày nay là một nơi lưu trữ tuyệt vời, một bảo tàng mỹ lệ về những phong tục truyền thống đó”

Với hai tập phóng sự Tập án cái đình và Việc làng, Ngô Tất Tố “đã chĩa mũi

dùi vào cơ cấu của bộ máy xã hội, các mối quan hệ giữa thân hào ở địa phương với những người nông dân mù chữ bị chúng lừa đảo, chủ yếu trong các dịp tế lễ, đình đám”

Cùng với những công trình, bài viết trên, những năm gần đây trong nhiều công trình tập hợp, biên soạn về Ngô Tất Tố và di sản văn học đồ sộ

của ông: Ngô Tất Tố với chúng ta; Ngô Tất Tố - Một tài năng đa dạng do Mai Hương biên soạn; Ngô Tất Tố - về tác gia và tác phẩm do Mai Hương

và Tôn Phương Lan biên soạn; Di cảo báo chí Ngô Tất Tố - ý nghĩa lý luận

và thực tiễn do Phan Cự Đệ, Cao Đắc Điểm, Vũ Duy Thông và Nguyễn Gia

Quý biên soạn…đều có những bài viết tâm huyết, đánh giá cao giá trị và đóng góp của phóng sự Ngô Tất Tố Tác phẩm phóng sự của Ngô Tất Tố

cũng được trân trọng giới thiệu trong các bộ: Từ điển văn học, 2 tập (NXB Khoa học Xã hội, 1984); Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam (từ cuối thế

kỷ XIX đến 1945) (NXB Văn học, 2001)…Phóng sự của Ngô Tất Tố cũng

Trang 21

trở thành đối tượng khảo sát, nghiên cứu của nhiều luận án, luận văn khoa học các cấp

Nhìn chung, càng ngày những giá trị của phóng sự Ngô Tất Tố càng được khám phá sâu sắc, đa diện; càng được khẳng định chắc chắn hơn

Từ việc khảo sát lịch sử nghiên cứu về phóng sự Việt Nam 1930 -

1945 và phóng sự của ba cây bút tiêu biểu Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Tam Lang, chúng tôi nhận thấy vấn đề mới dừng lại ở mức độ:

Đề cập tới một cách khái lược khi nghiên cứu về những vấn đề

chung của lịch sử văn học giai đoạn 1930 -1945

Đề cập tới từng khía cạnh, từng tác phẩm hoặc sáng tác của từng tác

giả riêng biệt

Tách phóng sự của các tác giả này ra khỏi báo chí, vốn là cái "nôi"

của phóng sự Việt Nam 1930 - 1945

Từ thực tế đó chúng tôi nhận thấy:

- Cần thiết khảo sát một cách toàn diện, hệ thống phóng sự 1930 -

1945, đặc biệt đóng góp của ba cây bút phóng sự tiêu biểu Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Tam Lang

- Khảo sát, nghiên cứu phóng sự của các cây bút này và phóng sự

1930 - 1945 trong mối quan hệ chặt chẽ với báo chí và tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX

- Từ đó rút ra được những thành tựu đóng góp của phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 nói chung và của ba tác giả Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất

Tố, Tam Lang nói riêng vào sự phát triển của thể loại phóng sự trong cả tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam hiện đại

Và đó cũng là lý do chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài này

4 Phương pháp nghiên cứu:

Để triển khai đề tài, luận án sử dụng những phương pháp nghiên cứu

cơ bản sau:

- Văn học sử nhằm khôi phục lại diện mạo và tiến trình văn học 1930 - 1945

- Phân tích và hệ thống để làm rõ đặc sắc của tác phẩm, của từng nhà văn và hệ thống hóa nhằm khái quát các vấn đề

Trang 22

- So sánh để làm rõ cái chung và riêng của từng tác giả cũng như giữa

3 tác giả Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố với các tác giả phóng sự khác cùng thời

- Phương pháp liên ngành văn học sử - báo chí nhằm làm rõ quan hệ văn học và báo chí trong phóng sự của 3 cây bút và phóng sự trong giai đoạn

1930 - 1945

Ngoài ra, chúng tôi sử dụng phương pháp phụ trợ thống kê - phân loại làm cơ sở cho nhận định và so sánh

5 Đóng góp mới của luận án:

- Khảo sát một cách toàn diện và hệ thống các di sản phóng sự của ba cây bút phóng sự tiêu biểu đầu thế kỷ XX Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, từ đó có cơ sở chắc chắn để khẳng định nét riêng trong cá tính sáng tạo của từng cây bút, phần đóng góp và vị trí của ba cây bút này trong sự phát triển của phóng sự Việt Nam

- Đặt và khảo sát ba tác giả tiêu biểu trên nền chung của phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, luận án góp phần khái quát diện mạo của phóng

sự Việt Nam 1930 - 1945 và ở một phạm vi nhất định cho thấy sự phát triển của thể loại này trong tiến trình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

- Từ nghiên cứu ba tác giả và phóng sự 1930 - 1945 rút ra được những bài học kinh nghiệm thẩm mỹ có ý nghĩa cho sự phát triển của phóng sự trong giai đoạn đổi mới và hiện nay

6 Cấu trúc của luận án:

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án gồm ba chương:

- Chương 1: Khái niệm phóng sự và khái lược về phóng sự Việt Nam

Trang 23

Phóng sự, tiếng Anh là reportage, bắt nguồn từ tiếng La tinh,

reportara có nghĩa thông báo một tin mới, về chuyến đi, giành được một cái

gì đó Theo Karel Storkal, khoa Báo chí, trường Đại học Sác-Lơ, Cộng hòa Séc, “phóng sự được ra đời do sự hiếu kỳ của con người, do niềm khát khao muốn hiểu biết và muốn có những thông tin độc đáo và lý thú” Theo ông,

người Anh là những người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Phóng sự để “mô tả

một kỳ họp Quốc hội, những trận lụt, những đám cháy và những cuộc chiến tranh” [158, 208] Cũng theo Karel Storkal, phóng sự xuất hiện từ nửa sau

thế kỷ XIX, khi chủ báo Thời báo (……) cử phóng viên theo dõi với tư cách

một nhân chứng tại chỗ để miêu tả cuộc chiến tranh Crimê; khi một nhà báo Pháp giàu tham vọng được viên cảnh sát trưởng Paris cho phép đi thăm và

mô tả về các nhà tù của Pháp Việc miêu tả của các phóng viên này dựa trên

sự kể lại của các nhân chứng “mắt thấy tai nghe” Cụ thể hơn Karel Storkal nhận xét: thể loại phóng sự phát triển và khẳng định được vị trí của nó từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất với sự tham gia của những nhà văn nổi tiếng như Giăng Cốc-tô, Gioóc-giơ Gi-ra, Ăng-đrê Mô-roa…Các tác giả cuốn

Bách khoa toàn cầu xuất bản tại Paris năm 1991 lại cho rằng: thể phóng sự

ra đời ở Mỹ trong chiến tranh Nam - Bắc (1861 - 1865) và nhanh chóng phát

triển trên mục Thời luận, trong các báo Anglo - Saxonne Tuy nhiên, các tác

giả cũng cho biết, mặc dù xuất hiện sớm như vậy, nhưng vào thời điểm đó, ở

Trang 24

châu Âu, đặc biệt ở Pháp, các ký giả cũng còn khá dè dặt trong việc sử dụng

thể loại này Trong bộ Từ điển khoa học văn học do Claus Träger chủ biên, hai tác giả mục Phóng sự cho rằng: “Phóng sự là thể loại văn học phát triển

từ báo chí và dần hoàn thiện về mặt thể loại Những thập niên đầu thế kỷ

XIX, đã có những phóng sự khá hấp dẫn: W.Ivring (Mỹ) với Sketch book

(1819) viết về ấn tượng của ông về nước Mỹ và nước Anh; Ch.Dickens

(Anh) đã mô tả cuộc sống của nước Anh trong cuốn Sketches by Boz (1835);

G Weerth (Đức) với Englich Sketches (1843-1848); Th.Fontanes (Anh) với

thể loại được yêu thích Theo cuốn Từ điển văn học: Killy [185], mặc dù có

thể xuất hiện dạng tường thuật nhân chứng và mô tả du lịch có các hình thức giống như phóng sự và nhiều khi được coi là phóng sự, nhưng thực tế, thể loại phóng sự chỉ được hình thành trong thế kỷ XIX, song song với việc phát triển ngày càng mạnh của thông tin đại chúng và các điều kiện phát hành Ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai, Phóng sự đã trở thành thể loại văn học phù hợp nhất thể hiện được những thay đổi có tính chất sâu sắc của xã hội và

sự tàn phá cuộc sống thường nhật của người dân Sau đó, vào cuối thập kỷ 60-70, cùng với việc đánh giá cao các thể loại văn học có tính tài liệu - hành

động và sự phát triển, ảnh hưởng của trường phái Báo chí mới ở Mỹ, thể loại

phóng sự càng được đề cao và phát triển

Nhìn như vậy, có thể thấy, mặc dù không xác định được một thời điểm cụ thể cho sự ra đời của thể phóng sự, nhưng phần lớn ý kiến đều khẳng định: sự xuất hiện và phát triển của thể loại phóng sự gắn với sự phát triển của báo chí, “khi báo chí đã trưởng thành”; gắn với nhu cầu thưởng

thức, tiếp nhận thông tin mới, “độc đáo, lý thú” và xác thực của công chúng,

“người đọc ngày nay giàu kinh nghiệm mới, nhiều nguyện vọng, xúc động, liên tưởng nên nhạy cảm hơn, nghiêm khắc hơn, khó tính hơn Bất cứ cái gì

Trang 25

bằng phẳng, nhàm mòn hoặc dối trá đều làm họ bất bình” [158; 219,214] đặc biệt sau chiến tranh “họ chán ngán sự hư cấu và khao khát muốn biết những điều chân thực” Bối cảnh xã hội với nhiều biến động, thăng trầm dữ dội cũng

là điều kiện kích thích sự ra đời và phát triển của một thể loại năng động này Mặc dù đã được manh nha sớm nhưng phóng sự chỉ thực sự “chín”, thực sự hoàn thiện với tư cách một thể loại văn học - báo chí vào thế kỷ XIX, đặc biệt những thập niên cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Những biến động dữ dội của thế kỷ XX đã có những tác động sâu sắc đến đời sống, văn học, báo chí tạo ra

sự phát triển có tính chất bùng nổ của thể loại phóng sự

“Từ một loại hình phóng sự nguyên thủy thuần túy tính chất báo chí như ngắn, gọn, cụ thể, có tính tường thuật, tính tư liệu và thông tin” [184; 434]; “Từ chỗ đưa tin và miêu tả giản đơn những cuộc bàn cãi ở các tòa án”, [158; 209]phóng sự đã trải qua một chặng đường phát triển và trở thành một thể loại riêng Vượt qua giới hạn của một loại hình trình bày các thông tin thời sự, “một sự mô tả đơn giản”, “ghi lại đơn giản và máy móc những sự kiện” (Mác Tu-ên), phóng sự đã “truyền đạt lại một cách có tác dụng truyền cảm và mang tính phê bình, đánh giá” [184; 435] Nó “không còn tự giới hạn trong việc mô tả hiện thực trên bề mặt mà đã đạt tới những dạng thức chân xác của hiện thực trong những biến đổi của nó cả về mặt sự kiện cũng như

về mặt cảm xúc”[158; 213] “là sự trả lời một loạt câu hỏi phức tạp liên quan đến cuộc sống của chúng ta”, đề cập đến những biến cố chấn động như cuộc Đại cách mạng Tháng Mười, những cuộc thám hiểm táo bạo vượt núi Anpơ, những biến cố lớn của xã hội suốt trong những năm tháng chiến tranh…Hàng loạt phóng sự mẫu mực, hấp dẫn của các cây bút phóng sự tên

tuổi ra đời: Mười ngày rung chuyển thế giới của Giôn-Rít; Nước Trung Hoa

bí mật của E.Keat; Thượng Cam Lĩnh của Lục Trụ Quốc; Viết dưới giá treo

cổ của G.Phuxich; những phóng sự chiến tranh của Ilia Êrenbua, Borit

Trang 26

Polevôi, Conxtantin Ximônốp…Ở các thiên phóng sự này việc tìm được những đề tài mới, tạo được những phương thức cấu trúc mới và “việc tường thuật hấp dẫn”, khiến phóng sự thực sự “là phản quang của những khuynh hướng xã hội và đạo đức của thời đại”; “Có thể bắt mạch sự kiện”, có thể làm “bản kiểm kê của thời điểm” một cách sinh động và hấp dẫn [158; 210-211], đặc biệt trong những thời kỳ có những biến thiên xã hội và lịch sử nhanh chóng, dữ dội Với sự tìm tòi, sáng tạo và sự góp mặt ngày càng đông đảo của những nhà văn tên tuổi trên thế giới, thể loại phóng sự ngày càng hoàn thiện, ngày càng có sức hấp dẫn, trở thành thể loại không thể thiếu được trong đời sống văn học, báo chí Nhà văn Giăng Pôn Xáctơrơ còn coi:

“Phóng sự là một thể loại văn học và nó có thể trở thành một trong những thể loại văn học quan trọng nhất ”

Ở Việt Nam, mặc dù cũng có ý kiến cho rằng, phóng sự Việt Nam “kế thừa mạch nguồn của các thiên ký sự, chú trọng sự kiện khách quan, tôn trọng tính chính xác của đối tượng miêu tả của văn học viết bằng chữ Hán”;

“Lấy mạch nguồn từ loại hình văn học truyền thống có tính nguyên hợp văn

- sử” và “Có nguồn gốc từ văn hóa văn học dân tộc”; Phóng sự là kết quả của sự tiếp nối, phát triển và hoàn thiện của thể loại ký sự truyền thống”, nhưng hầu hết ý kiến của các nhà nghiên cứu đều thống nhất: đó là một thể loại mới, hình thành vào đầu thế kỷ XX, gắn liền với sự phát triển của báo chí, của hoạt động in ấn, xuất bản, với nhu cầu thưởng thức mới của công chúng, với một kiểu nhà văn, nhà báo mới, đáp ứng nhu cầu phản ánh kịp thời những vấn đề nóng bỏng của hiện thực đầy những mâu thuẫn gay gắt, nhức nhối của xã hội Việt Nam đương thời Theo Vũ Ngọc Phan, phóng sự

là một “lối văn hoàn toàn mới ở nước ta và cũng như ở các nước, nó là con đầu lòng của nghề viết báo”.Ông còn khẳng định: “Những nhà viết báo nổi danh nhất hoàn cầu đều là những nhà báo đã nổi danh về phóng sự (…)

Trang 27

Những thiên phóng sự xứng đáng với cái tên của nó đều có cái chức vụ giúp cho người đời trong sự đào thải và cải cách” [138; 504] Nhà phóng sự Nguyễn Đình Lạp cũng khẳng định: phóng sự là một thể loại mới, được du

nhập vào Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XX Trong Từ điển văn học

(bộ mới), nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá cũng cho rằng: “Phóng sự ở Việt Nam ra đời muộn Dù cuối thế kỷ XIX Sài Gòn đã có báo, nhưng phải đến đầu những năm 30 của thế kỷ XX, phóng sự mới xuất hiện”, và người mở

đầu cho thể loại này là nhà báo Tam Lang với phóng sự nổi tiếng Tôi kéo xe

Chúng tôi cũng tán đồng quan điểm của các nhà nghiên cứu về sự hình thành của thể loại phóng sự trong văn học Việt Nam

1.1.2 Xung quanh khái niệm thể loại phóng sự

* Tính thông tin - Thời sự - Xác thực:

Khởi thủy, phóng sự chủ yếu tập trung vào chức năng thông tin, thời

sự Mặc dù sau đó, qua thực tế phát triển, quan niệm về thể loại phóng sự đã

mở rộng, nhưng thông tin - thời sự - xác thực vẫn được coi là cốt lõi của mỗi phóng sự Hai tác giả Gunther và Ch.Träger trong bộ Từ điển khoa học văn học do Claus Träger chủ biên, đã nhấn mạnh: “Một trong những đặc điểm cơ

bản nhất của phóng sự là tường thuật một cách trung thực, có tính thuyết

phục người đọc” [184; 435] Trong cuốn Người phóng viên hoàn hảo,

Xtenlây Giônxơn và Giulian Narít cũng quan niệm “Phóng sự là một bài tường thuật hoặc một bài báo được phát triển và xử lý một cách có văn học…” Tuy nhiên, theo hai tác giả “Điểm chính được nhấn mạnh là mặt thông tin, mặt xử lý cụ thể chất liệu và sự việc” Ở mỗi tác phẩm phóng sự,

người viết phải chú ý đến sự kiện khách quan tôn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả và tính thời sự trực tiếp của vấn đề Phóng sự phải trả lời được những câu hỏi: Việc gì đã xảy ra? Việc đó quan hệ đến ai? Việc đó xảy

ra bao giờ? Nó đã xảy ra như thế nào? Vì sao nó đã xảy ra? “Trung thành

Trang 28

tuyệt đối với thực tế” cũng là điều E.E.Kisch đặc biệt quan tâm và coi là yêu cầu cơ bản nhất trong ba yêu cầu thiết cốt đối với một phóng sự Phóng sự phản ánh một cách chân thực sinh động những gì “đã nhìn và nghe thấy” (Từ

điển Le Petit Larous); phóng sự là biểu hiện chính xác, khách quan, bình

tĩnh, kiềm chế; nghiên cứu kỹ lưỡng, kiên nhẫn các sự kiện…(G.B Sumanta)” Phóng sự là tường thuật những điều trông thấy…được đặc trưng bởi sự quan trọng của miêu tả: Bầu không khí bao phủ sự việc, những chi tiết hình tượng, những chi tiết về con người, hay những chi tiết độc đáo,

những màu sắc…Tất cả mọi thông tin đều phải xác định, ít nhất bằng sự trả lời năm câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Như thế nào? Tại sao? Cho phép đồng thời miêu tả và giải thích [Bách khoa toàn cầu, Paris 1991] Trong tác phẩm Phóng sự: Tính chuyên nghiệp và đạo đức (2003) [155; 279]

M.I.Sostak cho rằng: Nhiệm vụ của người viết phóng sự là phải “mắt thấy tai nghe”; xem xét bản chất của vấn đề, trình cho độc giả bức tranh “một mảng của cuộc sống” Phóng sự phải bao gồm tính rõ ràng - ngắn gọn - sắc sảo; tính chính xác - xác thực - trách nhiệm; tính không thiên vị; tính cân bằng; tính lương thiện trong trình bày các sự việc “Bức tranh ghi lại trong phóng sự chỉ có thể là bức tranh xác thực của cuộc sống, là bức tranh thời sự của cuộc sống trước mặt, mà sự kiện xảy ra đó có thời gian và địa điểm rõ

ràng” Do vậy, “Tính chân thực là sinh mệnh của phóng sự” [92; 223]

Nhìn như vậy, có thể thấy, điểm hội tụ đầu tiên của các nhà nghiên

cứu khi quan niệm về phóng sự là tính thông tin - thời sự - xác thực Chính

nhờ vậy, phóng sự có vị trí, có tầm quan trọng đặc biệt đúng như Karel Storkal khẳng định: “Trong những thời kỳ có những biến thiên xã hội và lịch

sử nhanh chóng, nó là thể loại đầu tiên có thể bắt mạch sự kiện, có thể nhận xét đâu là những nhân tố mới, có thể làm “bản kiểm kê của thời điểm” một cách sinh động và hấp dẫn” [92; 210]

Trang 29

Tuy là một thể loại mới, nhưng các nhà văn, nhà nghiên cứu Việt Nam cũng rất quan tâm đến phóng sự - một thể loại “xung kích”, năng động và hiệu quả trong việc “bắt mạch” và phản ánh những vấn đề nóng bỏng, cấp thiết của đời sống xã hội Cũng như các nhà nghiên cứu nước ngoài, các nhà văn, nhà nghiên cứu Việt Nam khẳng định đặc điểm và cũng là ưu thế nổi trội của phóng sự là ở tính thời sự, cập nhật - là khả năng thông tin và sức mạnh của những sự thực “mắt thấy tai nghe” Từng là người trực tiếp viết phóng sự, “Ông vua phóng sự đất Bắc” Vũ Trọng Phụng quan niệm “Phóng

sự là một thiên truyện kể với cơ sở là những điều mà nhà báo đã từng mắt thấy tai nghe” [Thư gửi vợ chồng bạn Nguyễn Thanh Đanh và Đồng Thị

Bích Khuê, 31/12/1935] Năm 1942, trong bộ Nhà văn hiện đại, khi bàn về

ký, các nhà viết ký, truyện ký lịch sử và các nhà viết phóng sự Vũ Đình Chí (Tam Lang), Vũ Trọng Phụng, Trọng Lang, Ngô Tất Tố…nhà nghiên cứu

Vũ Ngọc Phan khẳng định năng lực phản ánh hiện thực của các tác phẩm ký (trong đó bao gồm cả phóng sự) trong việc phản ánh một hiện thực xã hội nhiều mâu thuẫn đương thời, khi “Hán học đã xế bóng và ánh sáng của Tây học đang tỏ rạng” [139; 414] Theo Vũ Ngọc Phan “không có lối văn nào giúp ích cho việc cải cách, cho các nhà đương chức, nhà pháp luật và nhà xã hội học bằng các thiên phóng sự” [139; 504-505] Một trong những đặc điểm

và cũng là lợi thế tạo nên “sức mạnh” đó của phóng sự là do “Phóng sự là thể loại trực tiếp…thăm dò lấy việc mà ghi…Phóng sự là ký sự, là có lời phẩm bình, phóng sự ghi những điều mắt thấy, tai nghe, có tính cách thời sự

và có chỉ trích…” [139; 504, 505] Trong tập bài giảng về phóng sự Muốn làm phóng sự (năm 1950), nhà văn, nhà phóng sự Nguyễn Đình Lạp cũng xác định “phóng sự là nghiên cứu, tìm hiểu một sự kiện gì rồi ghi chép lại

cho thật đúng [795]…Phóng sự là một bộ môn văn học chuyên tả thực rất chân xác những sự kiện xã hội, cụ thể và hiện tại được ghi chép lại tại nơi

Trang 30

chốn xảy ra” [120; 792] Mục đích của phóng sự là “chỉ trình bày rất khách quan những tài liệu xác thực cho độc giả để hiểu biết và nhất là để cung cấp cho nhà xã hội học, nhà chính trị tìm cách giải quyết và phương pháp chạy chữa” [120; 811] Đúc rút từ thực tiễn phát triển của thể phóng sự, đặc biệt của phóng sự Việt Nam, các nhà nghiên cứu Việt Nam khi bàn về thể phóng

sự đều khẳng định tính thông tin - thời sự - chân xác như một đặc trưng cơ bản của thể loại Trong Ký viết về chiến tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hà Minh Đức đặc biệt nhấn mạnh đến tính thời sự, kịp thời của

phóng sự “thể loại xung kích” Theo ông: “Phóng sự đặc biệt chú ý đến tính chất thời sự của hiện tượng xã hội được phản ánh Đó là vấn đề xã hội đang được quan tâm chung, mọi người muốn được tìm hiểu và giải đáp Cũng vì thế phóng sự phải kịp thời Một phóng sự mất thời gian tính sẽ hạn chế hẳn tác dụng” [66; 71] Trong quan niệm của Hà Minh Đức, phóng sự được tạo

nên từ hai yếu tố lịch sử và nghệ thuật, trong đó, “yếu tố lịch sử bộc lộ ở tính chất phản ánh và tái hiện chân thực những sự kiện trong đời sống” [65;

147] Đặc điểm cơ bản để phân biệt ký văn học (trong đó có phóng sự) với các thể loại văn học khác, là ở chỗ ký “viết về cái có thật và tôn trọng tính xác thực của đối tượng được miêu tả”… “tường thuật, miêu tả, biểu hiện, bình luận về những sự kiện và con người có thật trong cuộc sống với nguyên tắc phải tôn trọng tính xác thực và chú ý đến tính thời sự của đối tượng miêu tả” [67; 191] Từ những năm 60, Bùi Huy Phồn khẳng định, sức mạnh của phóng sự là ở “tính mau lẹ, kịp thời, tính chiến đấu trực diện và sắc bén, tác dụng thuyết phục người đọc bằng những số liệu người thật, việc thật” [130; 127] Trong tập giáo trình viết chung với Lê Bá Hán, năm 1985, Hà Minh Đức một lần nữa khẳng định: “Về cơ bản, phóng sự cũng có đặc tính của một thiên ký sự: chú trọng sự kiện khách quan, tôn trọng tính chính xác của đối tượng miêu tả Nhưng phóng sự lại đòi hỏi tính phóng sự trực tiếp

Trang 31

Phóng sự được viết ra nhằm giải đáp những vấn đề nào đó mà xã hội quan

tâm…” [64; 357] Trần Hữu Tá trong mục Phóng sự của Từ điển văn học

(Bộ mới) cùng với việc đưa ra những đặc điểm cơ bản của phóng sự trong đó

có “tính phát hiện”, “tính xác thực”, “tính thời sự nóng hổi của đề tài” còn

nhấn mạnh: “Để viết phóng sự thành công, người viết phải bám sát cuộc sống, phát hiện những vấn đề gay cấn, có giá trị thời sự nóng hổi, có ý nghĩa

xã hội sâu sắc” [188; 1421] Nhà báo Đức Dũng, cũng khẳng định: “Phóng

sự có mục đích tối thượng là thông tin thời sự về người thật việc thật trong một quá trình phát sinh, phát triển; không chỉ dừng lại ở việc thông tin, phóng sự còn cố gắng thẩm định hiện thực, trả lời những câu hỏi mà hiện thực đề ra” [48; 81] Phóng sự “có khả năng phản ánh hiện thực một cách có

bề dày và chiều sâu dưới dạng một bức tranh nóng bỏng hơi thở của đời

sống hiện thực” [50; 177] Phạm Thành Hưng trong Thuật ngữ Báo chí - Truyền thông cũng xác định: “Phóng sự là thể loại trần thuật diễn biến của

những sự kiện có ý nghĩa xã hội quan trọng mà tác giả đã chứng kiến, trải nghiệm ít nhiều, với những ấn tượng, cảm xúc sống động […] Tác phẩm phóng sự thường thống hợp hai yếu tố có tác dụng tương hỗ: Thông tin về sự kiện khách quan và quan điểm chủ kiến của tác giả” [94; 136-138] Coi

phóng sự là một tiểu loại thuộc thể loại ký Trong cuốn Năm bài giảng về thể loại, Hoàng Ngọc Hiến cho rằng: Phóng sự “thường viết về cuộc đời thực

tại, về “người thật”, “việc thật”, “thường được viết như là sự phản ứng trực tiếp với những biến cố thời sự, trước những vấn đề nóng bỏng đương được đặt ra trong cuộc sống Chính tính sự kiện của nội dung ký tạo ra cốt cách

chắc thiệt của thể loại này” [84; 5] “Sức thuyết phục, lay động” của ký

trước hết là ở “tính sự kiện” Nhà nghiên cứu cũng quan tâm đến sự truyền đạt sự kiện trong phóng sự, theo ông phóng sự “đòi hỏi sự trung thực, sự chính xác” [84; 5] Sự sai lệch, dù chỉ một chi tiết nhỏ cũng có thể “giết”

Trang 32

chết một thiên phóng sự Bởi vậy, tính chân thực phải được coi là “sinh mệnh” của mỗi thiên phóng sự Ông cũng tán đồng quan điểm của Hoàng Phủ Ngọc Tường - một cây bút ký nổi tiếng - về năng lực phản ánh hiện thực của thể ký (trong đó có phóng sự) Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường, chính nhiệm vụ thông tin đã mở ra cho thể ký “một khả năng tháo vát hiếm có” khi

đi vào phát hiện, chiếm lĩnh và phản ánh hiện thực đời sống “Cùng với cảm xúc văn học, bút ký còn chứa đựng tất cả sức nặng vật chất của các sự kiện được giữ lại trong cái cõi thực vốn là bản gốc của tác phẩm” [84; 6] Năm

1992, trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, do các nhà nghiên cứu Lê Bá

Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên, các tác giả một lần nữa khẳng định: Phóng sự là thể loại có ưu thế “ghi chép kịp thời những sự việc nhằm làm sáng tỏ trước công luận một sự kiện, một vấn đề có liên quan đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người có ý nghĩa thời sự với địa phương hay toàn xã hội Mục đích của phóng sự là cung cấp cho dân chúng những tri thức phong phú, đầy đủ, chính xác để họ có thể nhận thức, đánh giá đúng người và sự việc mà họ đang quan tâm theo dõi” [190; 171]

Những ý kiến trên của các nhà văn, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã cho thấy đặc trưng cơ bản, ưu thế cùng sứ mệnh đặc biệt của thể phóng sự Chính khả năng phản ánh và thông tin sự thật ở cái “thế trực tiếp” (từ dùng của Đức Dũng) này đã khiến thể loại phóng sự có được những thành công và thích ứng với đời sống hiện đại - vốn ẩn chứa những biến thiên xã hội và lịch sử nhanh chóng, dữ dội Điều đó cũng lý giải thuyết phục sự bùng nổ, thăng hoa và đỉnh cao của phóng sự vào những thời điểm

xã hội có nhiều biến động lớn

* Tính vấn đề, tính khái quát:

Như trên đã trình bày, tính thông tin - thời sự - chân xác là một đặc

trưng cơ bản của phóng sự Tuy nhiên, phóng sự không cho phép thông tin

Trang 33

một cách tràn lan “nhàn nhạt” mà phải có sự khám phá, phát hiện, thông tin phải có tính “vấn đề”, tính khái quát Chính vì thế có người coi phóng sự là một trong những phương tiện “điểm huyệt” quan trọng để khám phá và góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc, cấn cái nhất của đời sống Vấn đề cần quan tâm trong phóng sự là sự kiện nêu lên có khái quát được những nét bản chất không? Có tiêu biểu cho cái chung và có giải đáp được những vấn đề đang đặt ra, khẳng định được phương hướng, biện pháp hành động của quần chúng không? Từ kinh nghiệm của báo chí Xô Viết, khi bàn về phóng sự, nhà lý luận L.Timôphêép cũng nhấn mạnh đặc biệt đến việc tìm kiếm một sự việc điển hình: “cái đặc trưng nhất đối với cuộc sống” Thường phóng sự phản ánh bức tranh xác thực về một khía cạnh nào đó của cuộc sống Tuy nhiên, phương thức phản ánh của phóng sự không phải là hư cấu như ở các

thể loại văn học khác, mà là “sự phản ánh trung thực những biến cố điển hình được chọn lọc, kể cả những suy nghĩ nội tâm sâu sắc của nhân vật”

[92; 218] Làm sao cho những chất liệu, sự kiện đó khi được đặt cạnh nhau

có thể “bật lên thành lửa” như cách nói của các nhà phê bình Liên Xô (cũ) khi đánh giá những tác phẩm của Êrenbua Như vậy, việc tìm chọn được những sự kiện điển hình, những sự kiện mang tính “vấn đề” thực sự là một

kỹ năng của người viết phóng sự Tài năng độc đáo của các nhà phóng sự trước hết là ở “độ nhạy cảm với tin thời sự”, đồng thời “biết lựa chọn nghiêm ngặt các sự kiện và chi tiết” Người viết phóng sự phải biết lọc ra trong dòng thác sự kiện của đời sống những sự kiện, sự việc “có triển vọng”,

“có tiếng vang” Nói như Karel Storkal, người viết phóng sự giỏi là người

“biết cách làm nổi bật từ toàn bộ hiện tượng, cái gì cho thấy đặc trưng nhất của những quy luật bên trong của hiện tượng và sự vận động của nó, và từ một chi tiết được chọn kỹ, người phóng viên biết cách truyền cho người đọc một tư tưởng chính xác [158; 215] Việc chọn vấn đề để thể hiện trong phóng sự do vậy, không thể là “ngẫu nhiên” hay “tùy hứng” chốc lát mà

Trang 34

“phải là kết quả của một ý đồ đã suy nghĩ chín, trong đó tác giả nhìn thấy

trước mắt mình cả cái chi tiết lẫn cái toàn cục” [158; 216] Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả xác định: Nhiệm vụ của phóng sự là “làm

sáng tỏ trước công luận một sự kiện, một vấn đề” [190; 171] Và như vậy, vấn đề được phản ánh trong phóng sự phải là những vấn đề nóng hổi, thực

sự “có vấn đề”, chứa đựng những vấn đề nổi cộm của xã hội Trong bài giảng về thể phóng sự, Nguyễn Đình Lạp cũng yêu cầu Phóng sự phải “đi sâu hẳn vào một hiện tượng xã hội, hay một vấn đề xã hội thường có tính cách đặc biệt quan trọng Phóng sự phải nhận xét kỹ càng, phân tích thấu đáo vào một khía cạnh mọi mặt dù u uẩn bí mật đến đâu của vấn đề rồi lôi ra

ánh sáng” [120; 881] Trong cuốn Ký viết về chiến tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hà Minh Đức cũng nhấn mạnh: “Sự kiện lịch sử mà

phóng sự quan tâm phản ánh thường ở dạng vấn đề, một vấn đề cần được làm sáng tỏ, được trình bày cụ thể và người viết cũng bộc lộ rõ chính kiến và

thái độ giải quyết” [66; 71] Trong tiểu luận Nơi gặp gỡ của báo chí và văn học, nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn cũng đặc biệt coi trọng tính vấn đề của

phóng sự “…Người viết phóng sự phải có thói quen xông xáo, khả năng khơi gợi vấn đề thu hút được sự chú ý của dư luận” [133; 450] Chỉ như vậy, phóng sự mới có thể hoàn thành được sứ mệnh của nó, nói như nhà văn Nguyễn Khải: “điển hình hóa cái cụ thể” Từ những “vấn đề”, những sự kiện

cụ thể, khái quát được những vấn đề bản chất của đời sống xã hội và từ đó

có được những nhận xét và kết luận “tiếp cận bản chất của hiện thực, có khả

năng làm chấn động dư luận xã hội, xoay chuyển cả nhận thức, định kiến của

đông đảo người đọc - người đọc của một quốc gia, thậm chí người đọc trong một phạm vi rất rộng của thế giới” [188; 1422] Chính vì thế, nhiều phóng

sự đã tiến dần vào lĩnh vực khoa học xã hội và đã tạo nên những chủ đề mới cho nghiên cứu khoa học xã hội Phóng sự không chỉ làm tròn chức năng

Trang 35

thông tin mà còn “thức tỉnh bạn đọc về những vấn đề cần được giải quyết trong cuộc sống” như cách nói của nhà báo Bungari Ivan Ga-nép

Thực tế cho thấy, những phóng sự thành công, tạo được hiệu quả nghệ thuật cao, trước hết là đã biết khơi trúng những sự kiện, những vấn đề “có vấn đề” mà cả xã hội quan tâm và đỉnh cao của sự phát triển thể loại phóng

sự thường phụ thuộc vào các biến động về chính trị và xã hội, vào thời điểm

mà phóng sự đáp ứng được nhu cầu định hướng cho quần chúng, thông qua những cảm nhận của chính người viết về những vấn đề đang làm “chấn động” lịch sử, xã hội

* Cái tôi chủ thể - nhân chứng trong phóng sự :

Bàn về một trong những đặc trưng của thể ký (trong đó có phóng sự)

“Ký là “sự nhức nhối của trí tuệ”, Hoàng Ngọc Hiến cho rằng: “Ký có thể phản ánh bất kỳ sự thật nào trong xã hội, kể cả những điều khủng khiếp nhất Vấn đề là ở cách nhìn và thái độ tiếp cận Một thái độ bàng quan, khinh bạc, hằn học hay là một thái độ đau thương có trách nhiệm” [84; 14] Ông dẫn lời nhà văn Liên Xô Vaxiliev - tác giả những bài ký được giải thưởng Lê Nin nói rằng năng khiếu viết ký ở ông thực chất là năng lực “thấy được sự nhếch nhác và không chịu được sự nhếch nhác”, để khẳng định “ký là “nỗi đau của trí tuệ” Và “Đau thương là quyền lớn nhất của nhà văn để viết về những sự việc tiêu cực Chính nỗi đau khiến người viết không thể “bằng chân như vại” trước những “đám cháy” hoặc làm ngơ trước “những điều trông thấy đau lòng” [84; 14] Người viết ký do vậy không chỉ phản ánh mà còn “kích thích” hoạt động của trí tuệ, không thể chỉ bằng lòng với việc nêu lên

“những điều trông thấy” mà phải có sự hoạt động ráo riết của trí tuệ để tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích lý giải vấn đề Hơn nữa còn phải thuyết phục người đọc: sự tình đã như vậy, sự đổi mới là tất yếu Chỉ như vậy, tác phẩm mới có được những suy nghĩ, những ý kiến “đích đáng”, mới để lại được những ấn tượng sâu sắc Nhìn như vậy, có thể thấy - cái tôi chủ thể trong

Trang 36

phóng sự có một vai trò rất lớn Người viết phóng sự do vậy, phải “nhập cuộc”, có tinh thần chiến đấu cao và tính khuynh hướng rõ ràng: Nói như nhà văn Hạ Diễn (Trung Quốc): “Để phản ánh thực tế, tác giả phải tiến hành điều tra hết sức tỉ mỉ Muốn có lập trường đúng tác giả phải tỏ ra can đảm và

có sức mạnh, giữ vững nguyên tắc và dám đấu tranh, không sợ - nếu cần - đi đến cả hành động trước công lý Tác giả phóng sự phải dám tố cáo các mâu thuẫn, ca ngợi nồng nhiệt những con người và những sự việc mới làm cho lịch sử tiến lên, phê phán và chỉ trích những kẻ ngăn trở dòng chảy của cuộc

sống” Trên cơ sở xác định đặc điểm cơ bản của ký “là thể văn dùng để ghi

lại sự việc, ý nghĩ, cảm xúc”, Hoàng Như Mai cũng đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của tác giả trong tác phẩm “Ký mang tính chất xác thực, chất liệu của

ký vốn đã có sẵn trong cuộc sống; vì vậy công việc lựa chọn lại là trách nhiệm rõ ràng của người viết (…) Qua cái cách nhà văn lựa chọn, người ta đánh giá vốn sống và thế giới quan của nhà văn một cách chính xác, cho nên, nếu đọc truyện thường là người ta quên sự có mặt của tác giả thì khi đọc ký, người ta luôn thấy vai trò của tác giả” [123; 62,62] Đức Dũng cũng cho rằng: “Trong phóng sự cái Tôi trần thuật được thể hiện một cách có bề dày và có bản sắc Chính vai trò của nhân vật trần thuật đã tạo nên những khác biệt về đặc trưng của phóng sự”

“Trong phóng sự, cái tôi - tác giả là người dẫn chuyện, người trình bày, lý giải, người khâu nối những sự kiện mà tác phẩm đề cập tới” [48; 86] Với tư cách là người trực tiếp chứng kiến đồng thời cũng là người nhập cuộc

và trình bày sự thật, cái tôi trần thuật - tác giả - nhân chứng khách quan đã tạo được sự tin cậy cho công chúng, giúp họ có cảm giác được tiếp xúc trực tiếp mắt thấy, tai nghe với sự thật, giúp cho việc phản ánh hiện thực chân thực và sinh động

Cái tôi trần thuật cũng góp phần quan trọng tạo ra giọng điệu của tác phẩm phù hợp với đối tượng mô tả, thẩm định và cảm xúc, thái độ thẩm định

Trang 37

của người viết Sự phong phú trong giọng điệu cùng với nghệ thuật dẫn chuyện, trình bày, nghệ thuật miêu tả và vận dụng ngôn ngữ…sẽ tạo nên thành công và sức hấp dẫn của phóng sự Và tất cả những điều đó đều phụ thuộc vào cái tôi trần thuật - nhân chứng Theo nhận xét của Karel Storkal:

Từ góc độ thể loại, phóng sự đã có bước tiến dài; “phóng sự không còn tự giới hạn trong việc mô tả hiện thực trên bề mặt mà đã đạt tới những dạng thức chân xác của hiện thực trong những biến đổi của nó cả về mặt sự kiện cũng như về mặt xúc cảm Trong phóng sự hiện đại, không phải là một sự ghi lại giản đơn, mà còn là sự trả lời một loạt câu hỏi phức tạp liên quan đến cuộc sống chúng ta” Muốn đạt tới điều đó tác giả phải có sự lựa chọn những

“vùng hiện thực” có ý nghĩa điển hình, những giọng điệu, những cách cấu trúc, ngôn ngữ…phù hợp Và ở đó, trình độ văn hóa, kinh nghiệm sống, những khả năng nghề nghiệp của người viết sẽ đóng một vai trò quan trọng Chính vì thế mà Karel Storkal rất coi trọng và nhấn mạnh: “Hiện thực khách quan phản ánh trong phóng sự không chỉ có ý nghĩa là thế giới quanh ta mà còn cả sự tồn tại rất thực của người phóng viên với tư cách là một chủ thể với những kinh nghiệm sống và những chứng kiến của anh ta nữa Người phóng viên cũng diễn tả cả mặt đó của thực tế nữa” [92; 214] Điều đó có nghĩa - cái tôi trần thuật - chứng kiến cũng chính là một đối tượng thẩm mỹ được thể hiện trong phóng sự

* Phóng sự - “cầu nối” giữa văn học và báo chí:

Bàn về thể loại phóng sự, cùng với việc nhấn mạnh chức năng thông tin và việc xử lý cụ thể chất liệu và sự việc, hai giáo sư khoa Báo chí trường đại học Tennétxi, G.Narít và X.Giônxơn, còn đặc biệt quan tâm đến việc

“phát triển và xử lý một cách có văn học” các vấn đề trong phóng sự Điều

đó có nghĩa, các giáo sư này thừa nhận phóng sự có thể sử dụng những yếu

tố của văn học mà chất lượng tùy thuộc ở cá tính, ở tài năng của người viết

Trang 38

Cũng như vậy trong Từ điển khoa học văn học, các tác giả khẳng định: một

trong những đặc điểm cơ bản nhất của Phóng sự là “tường thuật một cách trung thực” đồng thời lại cũng phải “tường thuật” có tính thuyết phục người đọc - có nghĩa là vượt qua giới hạn chỉ đưa thông tin…“phải làm sao cho người đọc cảm nhận được sự kiện, thấy có tính nghệ thuật và có tác dụng truyền cảm” [184; 435] Vượt qua giới hạn của loại hình trình bày các thông tin thời sự, phóng sự phải làm sao “truyền đạt lại một cách có tác dụng truyền cảm và mang tính phê bình đánh giá” [184; 435] Và như vậy, phóng

sự ngoài nhiệm vụ thông tin phải có cả ý nghĩa thẩm mỹ Các nhà nghiên

cứu trong Từ điển: Một cái nhìn xếp phóng sự vào loại “phi hư cấu có sáng

tạo” Về bản chất, phóng sự không thể xây dựng hình tượng bằng hư cấu như trong văn học nhưng quá trình viết phóng sự phải là quá trình sáng tạo Karel Storkal, trường đại học Saclơ, cũng cho rằng, việc các nhà văn tên tuổi tham gia vào địa hạt phóng sự đã làm thay đổi, tạo ra những ảnh hưởng lớn đến tính cách nghệ thuật và sự phát triển của phóng sự Theo ông, “vượt qua sự

mô tả đơn giản phóng sự đã phát triển tùy theo một hình tượng văn học, một cuộc đối thoại, một chuyện kể về một con người…Tác giả các thiên phóng

sự sử dụng những phương pháp cấu trúc mới, tìm những đề tài mới…” và nhờ thế, phóng sự có khả năng “trình bày một cách độc lập và có nghệ thuật” hiện thực đời sống Viết phóng sự là cả một quá trình sáng tạo nghệ thuật: từ lựa chọn chủ đề đến đề tài; từ lựa chọn sự kiện và “gia công cụ thể chúng để tạo ra một cái khung cấu trúc vững chắc…” đến lựa chọn những phương tiện ngôn ngữ, giọng điệu phù hợp…làm sao mỗi tác phẩm phóng sự ngoài mục

đích thông tin, cung cấp nhận thức lý tính, còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức

thẩm mỹ của công chúng; ngoài tác dụng nhận thức, tác dụng giáo dục, còn

có tác dụng thẩm mỹ như tác phẩm văn học

Các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng thừa nhận vai trò “cầu nối” giữa văn học và báo chí của thể loại phóng sự Từ năm 1942, trên cơ sở nền

Trang 39

phóng sự Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XX, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nhận xét và khẳng định: để “viết được một thiên phóng sự cho hay nhà viết báo không những cần phải có tài đặc biệt về nghề báo mà còn

cần phải có nhiều “chất văn sỹ” [139; 560] Trong cuốn Từ điển văn học,

Nguyễn Xuân Nam cho rằng: “phóng sự sẽ có thêm giá trị văn học khi nó đi sâu khắc họa thế giới nội tâm, miêu tả tính cách nhân vật với lời văn giàu

hình ảnh và cảm xúc” [191; 220] Viết mục phóng sự trong Từ điển văn học

(Bộ mới), Trần Hữu Tá cũng rất chú trọng đến giá trị thẩm mỹ, “chất văn học” của phóng sự Theo ông, những thiên phóng sự lớn vượt qua được sự

sàng lọc khắc nghiệt của thời gian, thường nhờ vào yếu tố quan trọng: chất văn học và coi đó là một “tố chất rất đáng quý ” của phóng sự Nhờ đó,

“phóng sự không chỉ làm tròn chức năng thông tin, phát hiện mà còn đậm sắc thái trữ tình Người đọc không chỉ thấy sự kiện (thông qua vô số tình tiết,

số liệu, thống kê…) mà còn thấy vấn đề; không chỉ thấy những phiến đoạn khác nhau của đời sống mà còn đến được với thế giới nội tâm, hiểu được hoàn cảnh và tính cách, thấm thía với số phận của một số nhân vật” Chính qua đó, “Rất tự nhiên, phóng sự trở thành cầu nối vững chắc cho hai vùng đất báo chí và văn chương Nó làm cho báo chí thêm sức hấp dẫn, đồng thời làm cho văn chương thêm giàu có, gần với đời thường” [188; 1422] Trong

lý luận báo chí, từ lâu những phẩm chất văn học của thể loại phóng sự cũng

đã được quan tâm Trên cơ sở xem xét tính thông tin sự kiện của báo chí với tính nghệ thuật trong cách trình bày hiện thực của phóng sự, các nhà nghiên cứu cho rằng: “Nếu ta hình dung đường ranh giới nối liền giữa tiểu thuyết (hoặc truyện ngắn văn học) với các thể tài báo chí, thì cái đường ranh giới đó

là phóng sự” [92; 218] Theo Đức Dũng: Phóng sự hiện “đã đạt tới sự chân xác và đa dạng trong việc trình bày hiện thực - một hiện thực phức tạp liên

tục phát triển và biến động với những chi tiết cụ thể, với một năng lực khái

Trang 40

quát cao Với bút pháp giàu chất văn học và cái tôi trần thuật vừa xúc cảm

vừa trí tuệ, phóng sự đã chứng tỏ một cách sinh động rằng “việc thông tin về hiện thực có thể trình bày một cách độc lập và có nghệ thuật” (E.E.Kitsơ)[48; 64-65]

Phần lớn các nhà lý luận, nghiên cứu văn học Việt Nam đều xếp phóng sự là một tiểu loại thuộc thể ký, hoặc một thể loại trong văn xuôi cùng với các thể văn xuôi khác như: bút ký, tùy bút…Và như vậy, nghiễm nhiên phóng sự là một thể loại văn học, mang những phẩm chất thẩm mỹ của văn học…Theo Hà Minh Đức, các thể văn xuôi bút ký, tùy bút, phóng sự…đã

thể hiện hai yếu tố lịch sử và nghệ thuật, trong đó các yếu tố lịch sử không

phải “được tái hiện đơn thuần mà được giải thích theo những quan điểm mỹ học nhất định và được phản ánh thông qua những hình tượng nghệ thuật cụ

thể” [65; 147] Trong cuốn Năm bài giảng về thể loại, Hoàng Ngọc Hiến

cũng cho rằng: “Ký gần với văn báo chí…nhưng không có nghĩa là thể loại này “bất cập” những phẩm giá của văn học: Có giọng điệu, tính đa nghĩa của văn bản, câu văn có hồn, tạo ra được những bức tranh có không khí, những nhân vật đặc sắc, hư cấu tài tình (dĩ nhiên là đúng chỗ)…Đọc những bài ký hay có thể thấy rằng mọi phẩm giá văn học đều có trong văn học ký”[84; 6] Theo ông, “có lẽ phóng sự là tiểu loại ký “báo chí ” hơn cả Nhưng phóng sự

Kỹ nghệ lấy Tây của Vũ Trọng Phụng còn “văn học” hơn nhiều tác phẩm

văn học “đích thực” khác” [84; 6] Đồng thời với việc khẳng định “nhiệm vụ thông tin”, thậm chí coi đó là ưu thế khiến thể ký có được “khả năng tháo vát hiếm có so với những thể loại văn xuôi khác” trong phản ánh hiện thực,

nhà viết ký tên tuổi Hoàng Phủ Ngọc Tường vẫn nhấn mạnh đến “cảm xúc văn học” của ký, đó là cơ sở để ký có thể “vừa thực hiện sứ mệnh thông tin

của mình, vừa phá rào thoát khỏi người thực việc thực để đạt đến những yêu cầu nghệ thuật khác” [130; 131,132]

Ngày đăng: 23/03/2015, 09:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w