Xung quanh khái niệm thể loại phóng sự

Một phần của tài liệu Phóng sự Việt Nam 1930 - 1945 (qua Tam Lang, Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố (Trang 27)

6. Cấu trúc của luận án

1.1.2. Xung quanh khái niệm thể loại phóng sự

* Tính thông tin - Thời sự - Xác thực:

Khởi thủy, phóng sự chủ yếu tập trung vào chức năng thông tin, thời sự. Mặc dù sau đó, qua thực tế phát triển, quan niệm về thể loại phóng sự đã mở rộng, nhưng thông tin - thời sự - xác thực vẫn được coi là cốt lõi của mỗi phóng sự. Hai tác giả Gunther và Ch.Träger trong bộ Từ điển khoa học văn học do Claus Träger chủ biên, đã nhấn mạnh: “Một trong những đặc điểm cơ bản nhất của phóng sự là tường thuật một cách trung thực, có tính thuyết phục người đọc” [184; 435]. Trong cuốn Người phóng viên hoàn hảo, Xtenlây Giônxơn và Giulian Narít cũng quan niệm “Phóng sự là một bài tường thuật hoặc một bài báo được phát triển và xử lý một cách có văn học…”. Tuy nhiên, theo hai tác giả “Điểm chính được nhấn mạnh là mặt thông tin, mặt xử lý cụ thể chất liệu và sự việc”. Ở mỗi tác phẩm phóng sự, người viết phải chú ý đến sự kiện khách quan tôn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả và tính thời sự trực tiếp của vấn đề. Phóng sự phải trả lời được những câu hỏi: Việc gì đã xảy ra? Việc đó quan hệ đến ai? Việc đó xảy

tuyệt đối với thực tế” cũng là điều E.E.Kisch đặc biệt quan tâm và coi là yêu cầu cơ bản nhất trong ba yêu cầu thiết cốt đối với một phóng sự. Phóng sự phản ánh một cách chân thực sinh động những gì “đã nhìn và nghe thấy” (Từ điển Le Petit Larous); phóng sự là biểu hiện chính xác, khách quan, bình tĩnh, kiềm chế; nghiên cứu kỹ lưỡng, kiên nhẫn các sự kiện…(G.B. Sumanta)”. Phóng sự là tường thuật những điều trông thấy…được đặc trưng bởi sự quan trọng của miêu tả: Bầu không khí bao phủ sự việc, những chi tiết hình tượng, những chi tiết về con người, hay những chi tiết độc đáo, những màu sắc…Tất cả mọi thông tin đều phải xác định, ít nhất bằng sự trả

lời năm câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Như thế nào? Tại sao? Cho

phép đồng thời miêu tả và giải thích [Bách khoa toàn cầu, Paris 1991].

Trong tác phẩm Phóng sự: Tính chuyên nghiệp và đạo đức (2003) [155; 279] M.I.Sostak cho rằng: Nhiệm vụ của người viết phóng sự là phải “mắt thấy tai nghe”; xem xét bản chất của vấn đề, trình cho độc giả bức tranh “một mảng của cuộc sống”. Phóng sự phải bao gồm tính rõ ràng - ngắn gọn - sắc sảo; tính chính xác - xác thực - trách nhiệm; tính không thiên vị; tính cân bằng; tính lương thiện trong trình bày các sự việc. “Bức tranh ghi lại trong phóng sự chỉ có thể là bức tranh xác thực của cuộc sống, là bức tranh thời sự của cuộc sống trước mặt, mà sự kiện xảy ra đó có thời gian và địa điểm rõ ràng”. Do vậy, “Tính chân thực là sinh mệnh của phóng sự” [92; 223].

Nhìn như vậy, có thể thấy, điểm hội tụ đầu tiên của các nhà nghiên cứu khi quan niệm về phóng sự là tính thông tin - thời sự - xác thực. Chính nhờ vậy, phóng sự có vị trí, có tầm quan trọng đặc biệt đúng như Karel Storkal khẳng định: “Trong những thời kỳ có những biến thiên xã hội và lịch sử nhanh chóng, nó là thể loại đầu tiên có thể bắt mạch sự kiện, có thể nhận xét đâu là những nhân tố mới, có thể làm “bản kiểm kê của thời điểm” một cách sinh động và hấp dẫn” [92; 210].

Tuy là một thể loại mới, nhưng các nhà văn, nhà nghiên cứu Việt Nam cũng rất quan tâm đến phóng sự - một thể loại “xung kích”, năng động và hiệu quả trong việc “bắt mạch” và phản ánh những vấn đề nóng bỏng, cấp thiết của đời sống xã hội. Cũng như các nhà nghiên cứu nước ngoài, các nhà văn, nhà nghiên cứu Việt Nam khẳng định đặc điểm và cũng là ưu thế nổi trội của phóng sự là ở tính thời sự, cập nhật - là khả năng thông tin và sức mạnh của những sự thực “mắt thấy tai nghe”. Từng là người trực tiếp viết phóng sự, “Ông vua phóng sự đất Bắc” Vũ Trọng Phụng quan niệm “Phóng sự là một thiên truyện kể với cơ sở là những điều mà nhà báo đã từng mắt thấy tai nghe” [Thư gửi vợ chồng bạn. Nguyễn Thanh Đanh và Đồng Thị Bích Khuê, 31/12/1935]. Năm 1942, trong bộ Nhà văn hiện đại, khi bàn về ký, các nhà viết ký, truyện ký lịch sử và các nhà viết phóng sự Vũ Đình Chí (Tam Lang), Vũ Trọng Phụng, Trọng Lang, Ngô Tất Tố…nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan khẳng định năng lực phản ánh hiện thực của các tác phẩm ký (trong đó bao gồm cả phóng sự) trong việc phản ánh một hiện thực xã hội nhiều mâu thuẫn đương thời, khi “Hán học đã xế bóng và ánh sáng của Tây học đang tỏ rạng” [139; 414]. Theo Vũ Ngọc Phan “không có lối văn nào giúp ích cho việc cải cách, cho các nhà đương chức, nhà pháp luật và nhà xã hội học bằng các thiên phóng sự” [139; 504-505]. Một trong những đặc điểm và cũng là lợi thế tạo nên “sức mạnh” đó của phóng sự là do “Phóng sự là thể loại trực tiếp…thăm dò lấy việc mà ghi…Phóng sự là ký sự, là có lời phẩm bình, phóng sự ghi những điều mắt thấy, tai nghe, có tính cách thời sự và có chỉ trích…” [139; 504, 505]. Trong tập bài giảng về phóng sự Muốn

làm phóng sự (năm 1950), nhà văn, nhà phóng sự Nguyễn Đình Lạp cũng

xác định “phóng sự là nghiên cứu, tìm hiểu một sự kiện gì rồi ghi chép lại cho thật đúng [795]…Phóng sự là một bộ môn văn học chuyên tả thực rất chân xác những sự kiện xã hội, cụ thể và hiện tại được ghi chép lại tại nơi

chốn xảy ra”. [120; 792]. Mục đích của phóng sự là “chỉ trình bày rất khách quan những tài liệu xác thực cho độc giả để hiểu biết và nhất là để cung cấp cho nhà xã hội học, nhà chính trị tìm cách giải quyết và phương pháp chạy chữa” [120; 811]. Đúc rút từ thực tiễn phát triển của thể phóng sự, đặc biệt của phóng sự Việt Nam, các nhà nghiên cứu Việt Nam khi bàn về thể phóng sự đều khẳng định tính thông tin - thời sự - chân xác như một đặc trưng cơ bản của thể loại. Trong Ký viết về chiến tranh cách mạng và xây dựng chủ

nghĩa xã hội, Hà Minh Đức đặc biệt nhấn mạnh đến tính thời sự, kịp thời của

phóng sự “thể loại xung kích”. Theo ông: “Phóng sự đặc biệt chú ý đến tính chất thời sự của hiện tượng xã hội được phản ánh. Đó là vấn đề xã hội đang được quan tâm chung, mọi người muốn được tìm hiểu và giải đáp. Cũng vì thế phóng sự phải kịp thời. Một phóng sự mất thời gian tính sẽ hạn chế hẳn tác dụng” [66; 71]. Trong quan niệm của Hà Minh Đức, phóng sự được tạo nên từ hai yếu tố lịch sửnghệ thuật, trong đó, “yếu tố lịch sử bộc lộ ở tính

chất phản ánh và tái hiện chân thực những sự kiện trong đời sống” [65;

147]. Đặc điểm cơ bản để phân biệt ký văn học (trong đó có phóng sự) với các thể loại văn học khác, là ở chỗ ký “viết về cái có thật và tôn trọng tính xác thực của đối tượng được miêu tả”… “tường thuật, miêu tả, biểu hiện, bình luận về những sự kiện và con người có thật trong cuộc sống với nguyên tắc phải tôn trọng tính xác thực và chú ý đến tính thời sự của đối tượng miêu tả” [67; 191]. Từ những năm 60, Bùi Huy Phồn khẳng định, sức mạnh của phóng sự là ở “tính mau lẹ, kịp thời, tính chiến đấu trực diện và sắc bén, tác dụng thuyết phục người đọc bằng những số liệu người thật, việc thật” [130; 127]. Trong tập giáo trình viết chung với Lê Bá Hán, năm 1985, Hà Minh Đức một lần nữa khẳng định: “Về cơ bản, phóng sự cũng có đặc tính của một thiên ký sự: chú trọng sự kiện khách quan, tôn trọng tính chính xác của đối tượng miêu tả. Nhưng phóng sự lại đòi hỏi tính phóng sự trực tiếp.

Phóng sự được viết ra nhằm giải đáp những vấn đề nào đó mà xã hội quan tâm…” [64; 357]. Trần Hữu Tá trong mục Phóng sự của Từ điển văn học

(Bộ mới) cùng với việc đưa ra những đặc điểm cơ bản của phóng sự trong đó

có “tính phát hiện”, “tính xác thực”, “tính thời sự nóng hổi của đề tài” còn

nhấn mạnh: “Để viết phóng sự thành công, người viết phải bám sát cuộc sống, phát hiện những vấn đề gay cấn, có giá trị thời sự nóng hổi, có ý nghĩa xã hội sâu sắc” [188; 1421]. Nhà báo Đức Dũng, cũng khẳng định: “Phóng sự có mục đích tối thượng là thông tin thời sự về người thật việc thật trong một quá trình phát sinh, phát triển; không chỉ dừng lại ở việc thông tin, phóng sự còn cố gắng thẩm định hiện thực, trả lời những câu hỏi mà hiện thực đề ra” [48; 81]. Phóng sự “có khả năng phản ánh hiện thực một cách có bề dày và chiều sâu dưới dạng một bức tranh nóng bỏng hơi thở của đời sống hiện thực” [50; 177]. Phạm Thành Hưng trong Thuật ngữ Báo chí -

Truyền thông cũng xác định: “Phóng sự là thể loại trần thuật diễn biến của

những sự kiện có ý nghĩa xã hội quan trọng mà tác giả đã chứng kiến, trải nghiệm ít nhiều, với những ấn tượng, cảm xúc sống động […]. Tác phẩm phóng sự thường thống hợp hai yếu tố có tác dụng tương hỗ: Thông tin về sự kiện khách quan và quan điểm chủ kiến của tác giả” [94; 136-138]. Coi phóng sự là một tiểu loại thuộc thể loại ký. Trong cuốn Năm bài giảng về thể

loại, Hoàng Ngọc Hiến cho rằng: Phóng sự “thường viết về cuộc đời thực

tại, về “người thật”, “việc thật”, “thường được viết như là sự phản ứng trực tiếp với những biến cố thời sự, trước những vấn đề nóng bỏng đương được đặt ra trong cuộc sống. Chính tính sự kiện của nội dung ký tạo ra cốt cách chắc thiệt của thể loại này” [84; 5]. “Sức thuyết phục, lay động” của ký trước hết là ở “tính sự kiện”. Nhà nghiên cứu cũng quan tâm đến sự truyền đạt sự kiện trong phóng sự, theo ông phóng sự “đòi hỏi sự trung thực, sự chính xác” [84; 5]. Sự sai lệch, dù chỉ một chi tiết nhỏ cũng có thể “giết”

chết một thiên phóng sự. Bởi vậy, tính chân thực phải được coi là “sinh mệnh” của mỗi thiên phóng sự. Ông cũng tán đồng quan điểm của Hoàng Phủ Ngọc Tường - một cây bút ký nổi tiếng - về năng lực phản ánh hiện thực của thể ký (trong đó có phóng sự). Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường, chính nhiệm vụ thông tin đã mở ra cho thể ký “một khả năng tháo vát hiếm có” khi đi vào phát hiện, chiếm lĩnh và phản ánh hiện thực đời sống. “Cùng với cảm xúc văn học, bút ký còn chứa đựng tất cả sức nặng vật chất của các sự kiện được giữ lại trong cái cõi thực vốn là bản gốc của tác phẩm”. [84; 6]. Năm 1992, trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, do các nhà nghiên cứu Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi chủ biên, các tác giả một lần nữa khẳng định: Phóng sự là thể loại có ưu thế “ghi chép kịp thời những sự việc nhằm làm sáng tỏ trước công luận một sự kiện, một vấn đề có liên quan đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người có ý nghĩa thời sự với địa phương hay toàn xã hội. Mục đích của phóng sự là cung cấp cho dân chúng những tri thức phong phú, đầy đủ, chính xác để họ có thể nhận thức, đánh giá đúng người và sự việc mà họ đang quan tâm theo dõi” [190; 171].

Những ý kiến trên của các nhà văn, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã cho thấy đặc trưng cơ bản, ưu thế cùng sứ mệnh đặc biệt của thể phóng sự. Chính khả năng phản ánh và thông tin sự thật ở cái “thế trực tiếp” (từ dùng của Đức Dũng) này đã khiến thể loại phóng sự có được những thành công và thích ứng với đời sống hiện đại - vốn ẩn chứa những biến thiên xã hội và lịch sử nhanh chóng, dữ dội. Điều đó cũng lý giải thuyết phục sự bùng nổ, thăng hoa và đỉnh cao của phóng sự vào những thời điểm xã hội có nhiều biến động lớn.

* Tính vấn đề, tính khái quát:

Như trên đã trình bày, tính thông tin - thời sự - chân xác là một đặc trưng cơ bản của phóng sự. Tuy nhiên, phóng sự không cho phép thông tin

một cách tràn lan “nhàn nhạt” mà phải có sự khám phá, phát hiện, thông tin phải có tính “vấn đề”, tính khái quát. Chính vì thế có người coi phóng sự là một trong những phương tiện “điểm huyệt” quan trọng để khám phá và góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc, cấn cái nhất của đời sống. Vấn đề cần quan tâm trong phóng sự là sự kiện nêu lên có khái quát được những nét bản chất không? Có tiêu biểu cho cái chung và có giải đáp được những vấn đề đang đặt ra, khẳng định được phương hướng, biện pháp hành động của quần chúng không? Từ kinh nghiệm của báo chí Xô Viết, khi bàn về phóng sự, nhà lý luận L.Timôphêép cũng nhấn mạnh đặc biệt đến việc tìm kiếm một sự việc điển hình: “cái đặc trưng nhất đối với cuộc sống”. Thường phóng sự phản ánh bức tranh xác thực về một khía cạnh nào đó của cuộc sống. Tuy nhiên, phương thức phản ánh của phóng sự không phải là hư cấu như ở các thể loại văn học khác, mà là “sự phản ánh trung thực những biến cố điển

hình được chọn lọc, kể cả những suy nghĩ nội tâm sâu sắc của nhân vật

[92; 218]. Làm sao cho những chất liệu, sự kiện đó khi được đặt cạnh nhau có thể “bật lên thành lửa” như cách nói của các nhà phê bình Liên Xô (cũ) khi đánh giá những tác phẩm của Êrenbua. Như vậy, việc tìm chọn được những sự kiện điển hình, những sự kiện mang tính “vấn đề” thực sự là một kỹ năng của người viết phóng sự. Tài năng độc đáo của các nhà phóng sự trước hết là ở “độ nhạy cảm với tin thời sự”, đồng thời “biết lựa chọn nghiêm ngặt các sự kiện và chi tiết”. Người viết phóng sự phải biết lọc ra trong dòng thác sự kiện của đời sống những sự kiện, sự việc “có triển vọng”, “có tiếng vang”. Nói như Karel Storkal, người viết phóng sự giỏi là người “biết cách làm nổi bật từ toàn bộ hiện tượng, cái gì cho thấy đặc trưng nhất của những quy luật bên trong của hiện tượng và sự vận động của nó, và từ một chi tiết được chọn kỹ, người phóng viên biết cách truyền cho người đọc một tư tưởng chính xác [158; 215]. Việc chọn vấn đề để thể hiện trong phóng sự do vậy, không thể là “ngẫu nhiên” hay “tùy hứng” chốc lát mà

“phải là kết quả của một ý đồ đã suy nghĩ chín, trong đó tác giả nhìn thấy trước mắt mình cả cái chi tiết lẫn cái toàn cục” [158; 216]. Trong cuốn Từ

điển thuật ngữ văn học, các tác giả xác định: Nhiệm vụ của phóng sự là “làm

sáng tỏ trước công luận một sự kiện, một vấn đề” [190; 171]. Và như vậy, vấn đề được phản ánh trong phóng sự phải là những vấn đề nóng hổi, thực sự “có vấn đề”, chứa đựng những vấn đề nổi cộm của xã hội. Trong bài giảng về thể phóng sự, Nguyễn Đình Lạp cũng yêu cầu Phóng sự phải “đi sâu hẳn vào một hiện tượng xã hội, hay một vấn đề xã hội thường có tính cách đặc biệt quan trọng. Phóng sự phải nhận xét kỹ càng, phân tích thấu đáo vào một khía cạnh mọi mặt dù u uẩn bí mật đến đâu của vấn đề rồi lôi ra ánh sáng” [120; 881]. Trong cuốn Ký viết về chiến tranh cách mạng và xây

dựng chủ nghĩa xã hội, Hà Minh Đức cũng nhấn mạnh: “Sự kiện lịch sử mà

phóng sự quan tâm phản ánh thường ở dạng vấn đề, một vấn đề cần được làm sáng tỏ, được trình bày cụ thể và người viết cũng bộc lộ rõ chính kiến và

Một phần của tài liệu Phóng sự Việt Nam 1930 - 1945 (qua Tam Lang, Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)