Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Phóng sự Việt Nam 1930 - 1945 (qua Tam Lang, Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố (Trang 158 - 184)

6. Cấu trúc của luận án

3.2.4.Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ

Phóng sự, nhất là phóng sự do các nhà văn viết, tính chất văn chương đậm đặc hơn. Ở đấy bức tranh về đời sống hiện ra vừa cụ thể vừa khái quát với nghệ thuật dẫn chuyện, nghệ thuật trình bày chi tiết, nghệ thuật miêu tả, đặc tả chân dung và ngôn ngữ linh hoạt sống động. Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Tam Lang sử dụng ngôn ngữ ở nhiều góc độ, cấp độ khác nhau tạo ra những văn phong độc đáo nhưng tựu trung có mấy điểm chung sau đây:

Các tác giả qua việc sử dụng ngôn ngữ, thể hiện kiến thức và sự hiểu biết nhất định về lĩnh vực, đề tài mà mình đi sâu khai thác: cuộc sống của lớp người dưới đáy xã hội, nạn cờ bạc bịp, nạn mại dâm, những hủ tục và mánh khóe bỉ ổi của bọn cầm quyền ở nông thôn trước Cách mạng tháng Tám 1945.

Ngôn ngữ trong phóng sự của ba nhà văn giàu hình ảnh, biện pháp tu từ kết hợp với một số phương pháp biểu đạt như đối thoại, tiếng lóng, tiếng nhà nghề khắc họa được nội tâm nhân vật và vì vậy nâng cao được tính nghệ thuật, sức hấp dẫn của tác phẩm.

Sử dụng ngôn ngữ đời thường, các phóng sự trở nên sinh động, cụ thể gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Chi tiết, sự việc vấn đề gắn với hiện tại, của hiện tại đang diễn ra. Tính thời sự, cập nhật của phóng sự cũng là ở đấy.

Cấp độ từ vựng: Phóng sự sử dụng ngôn ngữ đời thường và vì vậy

khẩu ngữ như là “chất liệu” đặc trưng giúp cho việc mô tả, khắc họa môi

trường, nghề nghiệp, tâm lý nhân vật. Tam Lang, Vũ Trọng Phụng sử dụng khẩu ngữ thành thị, Ngô Tất Tố dùng khẩu ngữ nông thôn phù hợp với từng đối tượng. Một me Tây lõi đời: “Việc gì mà sợ? Có đánh chết cái ba vạn. Bọn họ toàn một tính mềm nắn rắn buông mà thôi. Trừ phi bắt được quả tang ngủ với giai hãy chịu, chứ đường đường chính chính ra mình phải mà họ trái, thì…chửi thì chửi trả, đánh cũng đánh trả! Các cô có biết gái này không? Đã có ba lần bị đấm một cái mà tát lại được ba cái đấy. Giơ dao lên dọa, gái này cũng tốc phăng ngay cái coócxê lên! Anh nào cũng phải gờm!” [4; 67]. Bà Đội Tứ đanh đá “lên lớp” cho các cô me mới vào nghề như thế. Còn đây là lời con sen Đũi căm uất nói về con mụ chủ khốn nạn của nó: “ Ui chao! Khổ tuyệt trần đời anh ạ. Tôi tưởng lúc ấy tôi chết ngay được!” “Ba hôm sau tôi ra, vì nó quen mui lại bắt tôi tiếp khách nữa. Tiên sư bố nó, thật là giời quả báo xui nên, nó bị xe ô tô đâm phải, gẫy mẹ nó ngay một cẳng…Anh ạ, tôi cho có giời có ta lắm” [4; 105]. Ngôn ngữ của mụ chủ xe mắng chửi anh phu xe thiếu thuế được Tam Lang chọn lọc làm rõ được sự tàn ác của bọn người có tiền có quyền hành hạ người khác:

-“Mai với kia gì, áo nó đâu, bắt lấy!

- Nó nỏ mồm đánh bỏ mẹ nó đi cho bà…quai thêm cho nó mấy cái.

- Mày nắn lưng nó cho bà

- Bà đánh cho mày biết, từ giầy thì chừa những thói ăn gian” [16; 29] Có ngôn ngữ của người phu xe kể lại trận đòn thừa sống thiếu chết của mình đã chịu: “Giam tôi vào một gian buồng hẹp, trói ghì cánh khuỷu tôi lại, bốn thằng nó chuyền tay nhau đấm đá. Đá chán, chúng thay lượt nhau túm tóc lật ngửa mặt tôi lên mà vả rồi lại buộc thừng vào chỗ trói cánh khuỷu mà giật tôi lên xà nhà. Lúc mới, tôi còn hăng máu, không thấy gì. Sau, tôi thấy như hai cánh tay tôi lìa hẳn bả vai ra, hai má tôi bị lột mất lần

da, mà hai mạn xương sườn cũng như rời từng cái một” [16; 76]. Ngay đến ngôn ngữ của nhân vật trần thuật cũng đậm chất khẩu ngữ. “Người cai không có đấy, nhưng trên chiếc ghế vải anh ta ngồi lúc trước, tôi thấy có một người đàn bà. Mụ này cởi trần, người to lớn, đang rũ tóc quạt phành phạch như người quạt hỏa lò. Dưới mảnh yếm rộng không hơn chiếc mù soa thỗn thện cặp vú sọ dừa to như hai chiếc ấm giỏ” [16; 28].

Trong phóng sự Ngô Tất Tố, ngôn ngữ tác giả là chủ yếu. Tác giả đi điều tra, chứng kiến, hỏi chuyện, mô tả, dẫn chuyện. Khẩu ngữ trong câu văn của ông không bốp chát, mạnh mẽ, giảo hoạt như khẩu ngữ của Vũ Trọng Phụng, Tam Lang. Và điều quan trọng cần chú ý khẩu ngữ trong phóng sự Vũ Trọng Phụng, Tam Lang là khẩu ngữ của người thành thị đang biến chất, tha hóa khác với khẩu ngữ ở nông thôn của những người nông dân. Ngô Tất Tố nhận xét: “Thì ra đức đại vương của làng T.D. vốn là đồng nghiệp với chú Trích. Ngài là người về đời Lê, lúc sống rất giỏi về khoa đào tường khoét ngạch. Thế nhưng ngài cũng bị bắt và bị xử tử. Chỉ vì nhờ được giờ linh cho nên mới được tôn làm thành hoàng” [25; 182]. Chính ngôn ngữ tác giả - nhân vật trần thuật làm nên giọng điệu ở đây: thâm trầm và châm biếm. Nhưng trong phóng sự Ngô Tất Tố, ngôn ngữ của tác giả thường xen kẽ với ngôn ngữ nhân vật. Nhiều trường hợp tác giả và nhân vật hoặc nhân vật với nhân vật đối thoại với nhau: “Ông nói không thể nghe được. Mình đã hầu hạ nhà thánh, vợ vẫn chửa bĩnh ruột ra. Thế mà còn bảo xin chạ châm chước, thì phỏng châm chước làm sao. Chúng tôi cũng nể ông lắm, nhưng mà lệ làng như thế, không ai dám bỏ. Nếu như chúng tôi không ăn vạ ông, lỡ ra nhà thánh quở phạt, liệu dân làng này có yên được không?” [25; 170]. Đó là lý lẽ hống hách của chức dịch trong làng với “nạn nhân”. Còn đây là lời thanh minh của họ hàng khổ chủ với tác giả: “Ở chốn thôn quê, ăn uống là sự đầu tiên. Muốn gì thì gì, hễ không có ăn thì việc không thành. Lúc trước anh tôi cũng nghĩ như ông đã định chước sự ăn uống vì đã rắc tiền khắp mặt

chức dịch. Nhưng ông chánh hội không nghe. Ông ấy nói rằng thế nào cũng phải đấm miệng cho các bô lão và bọn trai đinh bò bướu một bữa” [25; 222]

Ngô Tất Tố vốn là nhà nho có kiến thức Tây học, lại có thời gian hoạt động viết báo ở Sài Gòn (1927-1930), nên trong phóng sự của ông ngoài những từ chỉ phong tục, hủ tục ở làng quê như chuôm bầu, cái hèm, xin keo,

vào đám, vào ngôi, mua cỗ, tuần sóc…còn có lớp từ Hán Việt và từ địa

phương Nam Bộ.

- “Trống cái trong đình thúc mau như trống hộ đê. Tù và thổi liên thanh bất chỉ” [25; 152].

- “Chúng tôi đã sắp đứt hơi vì muốn theo đuổi trò lạ đời ấy cho đến

cứu cánh” [25, 153].

- “Dân làng còn thưa vắng. Vì cuộc tế thần cử hành về đêm, những người chấp sự vẫn chưa tới hết” [25; 173]

- “Nhân lúc vô sự, tôi liền đi đến nhà ảnh để coi” [25; 238]

Từ địa phương Nam Bộ không xuất hiện nhiều, Ngô Tất Tố chỉ dùng hai từ phổ thông và dễ hiểu: ảnh (anh ấy) và ổng (ông ấy). Và hai từ ấy cũng chỉ có ở 5 bài Đôi giầy mất dạy, Vũng lội làng Ngang, Đuổi giặc cho thần,

Miếng thịt chùi dao, Góc chiếu giữa đình: “Ông chủ nhà tôi rất mến ảnh,

quanh năm suốt tháng không dám rời ảnh mấy khi”, “Ổng cũng biết rằng đàn bà ở đời không phải là thừa. Nhưng hơn ba chục năm làm thân đàn ông,

ổng chưa biết hơi đàn bà thế nào!”. “Vì tập hồ sơ của tội án cái đình đương cần sưu tầm tài liệu nên khi thấy ổng giở câu chuyện đó, tôi tưởng như bắt được của và tôi chờ đợi lời ổng một cách vui vẻ” “Trong cái đêm tắt đèn, ông Ng.Tr.L. vẫn chưa nói hết mỹ tục của làng D.L. Mới đây, khi ở Vinh ra,

ổng đã bổ khuyết với tôi chỗ đó”. “Người ta bảo với tôi rằng: ổng rất thật thà chân chỉ. Trước đó chừng mười lăm năm, ổng còn làm nghề cày thuê, vợ ổng thì chuyên đi ở vú”.

Bên cạnh lớp từ ngữ trên chúng ta gặp nhiều từ lóng, tiếng lóng. Tiếng lóng chỉ dùng riêng trong nội bộ một nhóm người với nhau, một thứ ngôn ngữ đặc biệt, riêng biệt, nhưng lại được các nhà văn sử dụng khá thành công, nhất là Tam Lang, Vũ Trọng Phụng. Điều đó chứng tỏ các cây bút phóng sự am hiểu rất kỹ lưỡng nghề nghiệp và ngôn ngữ nghề nghiệp của từng đối tượng được miêu tả. Tam Lang mỉa mai bọn người…ngợm bằng thứ ngôn ngữ đời thường vừa hóm vừa hoạt, phù hợp với từng loại người: Bà Chủ mỏ thường ngồi vắt nóc trên ghế. Mợ Đốc Bốn lau lớp phấn cũ, “trát lớp phấn mới trên má, kẻ lại hai hàng lông mày cho được nhỏ như hai sợi chỉ, thoa lại cặp môi cho thật thắm. Cái việc “cạo tường, quét vôi, kẻ hoa” ấy cũng đã mất nửa ngày”. Bà Chủ đất thì “chiếc áo thắt đáy càng làm nổi bộ mông lồng bàn, rồi cái “sơ mi” lụa viền đăng ten càng làm nẩy cặp vú sừng bò núng nính”. Ông cũng sử dụng rất thành thạo tiếng nhà nghề, tiếng lóng của dân nghiện, dân xe kéo: “Ngang hay hộp? - Ngang nhưng còn bền lắm, sái tư còn

con ong” (loại thuốc phiện tốt, khi hút phồng lên như con ong), khẩu bộp

(lừa đảo) cảnh sộp (gái đẹp hay người nhiều tiền) đánh nhựa (bắt), cắm đầm

(lúc đỗ xe đâm càng vào cửa những nhà Tây để chờ chuyến), “một thằng trước khi bước lên xe đã cò kè từng đồng xu thì hảo chót rẫm gì mà hảo!”…Vũ Trọng Phụng cá tính hóa nhân vật bằng những tiếng lóng đặc trưng của dân bạc bịp trong Cạm bẫy người: mòng, két, tạ, thiếc, đòn Vân

Nam, đòn ve, đòn kim, trạc xếch

Cấp độ câu văn: Trong phóng sự Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Tam

Lang thường sử dụng thành ngữ, tục ngữ nhằm diễn đạt, mô tả đúng cảnh, đúng tình, đúng người, đồng thời cũng lột tả được đúng bản chất của sự việc, vấn đề. Tính cô đọng, hàm súc, khái quát và hình tượng của thành ngữ tục ngữ gây ấn tượng cho người đọc. Văn phóng sự của Tam Lang có sức biểu cảm nhờ vào những thành ngữ tục ngữ: gà què ăn quẩn cối, đói đầu gối phải bò, ăn cướp cơm chim, ngựa tìm đường cũ, nắm kẻ có tóc ai nắm kẻ trọc

đầu, một người làm quan cả họ được nhờ, thợ rào thì có búa, bà chúa thì có

tàn, ông quan thì có lọng, bòn nơi khố cậy đãi nơi quần hồng

So với Tam Lang, câu văn phóng sự của Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố có nhiều thành ngữ, tục ngữ hơn, nhất là phóng sự của Vũ Trọng Phụng. Theo thống kê của chúng tôi Kỹ nghệ lấy Tây trong 75 trang in có 27, Cơm

thầy cơm cô trong 48 trang in có 42, Một huyện ăn Tết trong 15 trang in có

19, Tập án cái đình trong 63 trang in có 16, Việc làng trong 93 trang in có

20. Các thành ngữ tục ngữ được sử dụng hợp lý thích ứng với những hoàn cảnh, công việc của từng hạng người. Ở Kỹ nghệ lấy Tây: cạn tàu ráo máng, lá gió cành chim, quen thân mất nết, trốn chúa lộn chồng, tin đi mối lại, điều nọ tiếng kia, ngồi lê đôi mách, trăm đường nghìn nỗi, trao xương gửi thịt, qua ngày đoạn tháng, một người lấy Tây cả họ được nhờ, đầu trâu mặt ngựa, mềm nắn rắn buông, tiền trao cháo múc, đâm bị thóc chọc bị gạo,

trơ như đá vững như đồng, gan lì tướng quân, bách niên giai lão…Đúng là

hành vi, cử chỉ, cách ứng xử của con người trong thế giới me Tây. Ở Cơm

thầy cơm cô các thành ngữ tục ngữ làm hiện lên những thân phận bèo bọt

của lớp người không chốn nương thân: nằm ngổn nằm ngang, ăn chực nằm chờ, năm cha ba mẹ, tranh cơm cướp áo, chân lấm tay bùn, vái lấy vái để, ăn đói làm no, vu oan giá họa, giận cá chém thớt, nóng lòng sốt ruột, nhị rửa hoa tàn, sa cơ lỡ bước, khố rách áo ôm, công ăn việc làm, cơm thừa

canh cặn, con ong cái kiến…Ở Một huyện ăn Tết, các thành ngữ tục ngữ tập

trung vào những hành vi, cử chỉ, tâm tính của bọn lính cơ, lính lệ vô lương tâm, nhân tháng củ mật, áp Tết tìm cách “đi ăn cướp có giấy phép”: năm hết Tết đến, gà què ăn quẩn cối xay, gãi đầu gãi tai, sôi lên sùng sục, của ít lòng nhiều, có đi có lại mới toại lòng nhau, an cư lạc nghiệp, cá lớn nuốt cá bé, đòn sóc hai đầu, bạc là dân bất nhân là lính, được đằng chân lân đằng đầu,

ăn cơm mới rồi mới nói chuyện cũ, lạy mình như tế sao

Trong hai tập phóng sự Tập án cái đìnhViệc làng của Ngô Tất Tố, các thành ngữ tục ngữ gắn với cuộc sống của người nông dân. Từ đó người

đọc nhận ra bức tranh hiện thực sinh động về nông thôn Việt Nam trước Cách mạng 1945: tối như hũ nút, trời tối như mực, hôi như tổ ác, áo vải quần nâu, trời giá như cắt, kiết xác mồng tơi, cày sâu cuốc bẫm, của ăn của để, năm thiếp bẩy thê, chiêm khô mùa thối, sống làm sao thác cũng chiêm bao làm vậy, buồn ngủ gặp chiếu manh, nghèo xác nghèo xơ, cha già mẹ héo, mẹ nào con nấy, vắt cổ chầy ra nước, chối khan chối vã, mưa thuận gió

hòa, vai u thịt bắp, gắp lửa bỏ vào bàn tay…Câu văn có thành ngữ sinh động

vừa có sức gợi,vừa có sức khái quát. Điều này không chỉ Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Tam Lang mà nhiều cây bút phóng sự khác cùng thời như: Trọng Lang, Nguyễn Đình Lạp … cũng nhận ra và sử dụng rất thuần thục.

Khảo sát phóng sự của Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Tam Lang, chúng tôi còn thấy cấu trúc câu văn ngắn gọn, tránh được lối mô tả hoặc giãi bày dài dòng, tạo ra những đối thoại sinh động, đặc sắc. So sánh câu văn trong tiểu thuyết Giọt lệ sông Hương và trong phóng sự Tôi kéo xe cùng của Tam Lang sẽ rõ: “Lắm lúc mơ màng nghĩ đến quãng đời bảy tám năm trời về trước lòng riêng lại như hiu quạnh, mà bâng khuâng thổn thức về những nỗi cũ miền xưa. Tuổi xuân chưa qua, bên mái tóc xanh những thấy bóng dâu đã xế, giải nước sông Hương đầy vơi giọt lệ, trong muôn năm nào ai thấy đến cái tâm sự của mình. Nước mắt năm canh, có lúc thấm ướt mấy lần chăn gối, tơ lòng trăm mối, cảm cơn gió lạnh mà động niềm hôm mai…” (Giọt lệ sông

Hương). “Thật chúng nó tàn nhẫn. Ăn cướp cơm chim, sống bám vào những

khố rách. Những thằng thế mà giới vẫn cho mát mặt, chẳng bù với mình, đầu tắt mặt tối, ngày nắng đêm sương…Để mặc anh Tư chửi bới cho hả giận, tôi vắt tay lên trán, mơ màng nằm nghĩ một mình. Ngoài trời, ngàn dâu đã xanh ngắt bên sông…(Tôi kéo xe).

Vũ Trọng Phụng cùng viết về một đề tài, một chủ đề, nhưng câu văn trong phóng sự và trong tiểu thuyết có khác nhau. Ở phóng sự nhanh gọn, linh hoạt, sắc sảo hơn ở tiểu thuyết: “Huyền! - Huyền phải chính là Huyền. -

Thật là bất ngờ - Ừ, quả vậy - Huyền ơi, em còn nhớ các anh không? Em vào hẳn đây đi – Trông các anh quen lắm” [8; 62-63]. Đó là đoạn đối thoại giữa Huyền và hai anh bạn học cũ trong tiểu thuyết Làm đĩ. Còn đối thoại giữa ông đốc tờ với cô gái phải khám bệnh “phong tình” trong phóng sự Lục xì

hiện rõ thân phận nhân vật:

- “Con này sao mày được tiếp khách như thế?

- Bẩm quan lớn, không thế thì nó bóp cổ con chết mất! - Thế thì mày phải gọi đội xếp chứ!

- Bẩm…nhưng mà nó đã lột truồng con ra rồi! - Mày không kêu cứu ai à?

- Bẩm, ở nhà săm chứ không ở nhà con. Hôm ấy săm vắng khách - Một thằng

- Bẩm, đó là một thằng da đen ạ.” [9; 79]

Người đọc có thể bắt gặp nhiều đoạn đối thoại ngắn, độc đáo, hấp dẫn trong các tập phóng sự khác của Vũ Trọng Phụng mà nhờ đó tính cách nhân

Một phần của tài liệu Phóng sự Việt Nam 1930 - 1945 (qua Tam Lang, Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố (Trang 158 - 184)