Cái tôi hiểu biết sâu rộng

Một phần của tài liệu Phóng sự Việt Nam 1930 - 1945 (qua Tam Lang, Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố (Trang 125 - 136)

6. Cấu trúc của luận án

3.1.2.Cái tôi hiểu biết sâu rộng

Đọc các phóng sự của Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, chúng ta không thể không đặt câu hỏi: Sự hiểu biết, vốn văn hóa, kiến thức văn chương của các nhà văn này sao lại phong phú đến vậy? Nhất là Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố. Ngô Tất Tố đã đành. Năm 22 tuổi ông ứng thí thi Hương và đỗ đầu khảo hạch toàn tỉnh Bắc Ninh, sau đó đi dạy học rồi viết văn, viết báo. Vũ Trọng Phụng chỉ mới có bằng tiểu học, vào đời kiếm sống bằng nghề báo, nghề văn và lúc này còn rất trẻ, mới ngơài hai mươi

tuổi. Tam Lang sinh trưởng trong một gia đình công chức từng học trường sư phạm, nhưng bỏ dở chuyển sang viết báo.

Vốn kiến thức không phải nhà văn nào cũng bộc lộ như nhau. Tam Lang hiểu rất kỹ sự cùng cực của người phu xe, giọt nước mắt của họ “khô khan như pha lẫn máu” và cả những mánh khóe, sự tha hóa của họ, sự tàn ác dã man của bọn chủ xe, cai xe. Ông đả kích triều đình Huế, quan phủ, quan huyện, quan hưu (Nguyễn Năng Quốc, Hoàng Trọng Phu) đến những ông Tây An Nam, những bọn người…ngợm (chủ báo, chủ đất, chủ mồ, chủ mỏ…) và phanh phui tệ nạn mại dâm…tức là đi vào nhiều góc khuất của đời sống xã hội. Đấy là lợi thế của người làm báo. Nghề làm báo, tác phong người làm báo nhanh nhạy xông xáo giúp cho Tam Lang thực hiện được mục đích của mình.

Cũng như Tam Lang, Vũ Trọng Phụng khơi đến tận cùng sự lừa bịp của bọn cờ bạc bịp, sự khổ nhục của người dân quê ra Hà thành “để chết đói một lần thứ hai” trong cảnh sống “cơm thầy cơm cô”, miêu tả cái nghề quái đản - nghề lấy Tây, thực chất cũng là mại dâm và những tệ nạn, hậu quả của mại dâm, thành ung nhọt nhức nhối xã hội.

Ngô Tất Tố có một vùng trời riêng rộng lớn - nông thôn Việt Nam với những người nông dân bé cổ thấp miệng, thoi thóp dưới những ách nặng man rợ của những hủ tục.

Chúng ta thấy vốn sống thực tế tràn ngập các tác phẩm của cả ba nhà văn, đồng thời còn nhận ra vốn văn hóa sâu rộng ở từng cây bút phóng sự. Vốn văn hóa, sự hiểu biết này hình thành trong quá trình học hỏi, tích lũy liên tục kiên trì bền bỉ. Tam Lang, Ngô Tất Tố là thế. Vũ Trọng Phụng càng phải thế: “Dù bận rộn việc viết lách đến mấy đi nữa, tuần nào anh cũng đọc hàng chục tờ báo Pháp để học thêm”. “Phụng là người có thứ tự, phàm có tài liệu gì hay, lạ thì cất đi, cho nên vào lúc một tuần báo ở Huế đả kích anh viết

văn khiêu dâm, anh đã lên tiếng trả lời rất vững, kèm nhiều chứng cớ và tài liệu rất “búa” làm cho một linh mục phải nhận là anh có lý” [37; 110]. Cái tôi – tác giả không chỉ chăm chú vào những sự, những việc đang khai thác, mô tả, mà thường có những liên hệ so sánh, dẫn chứng kiến thức sách vở đông tây kim cổ trong nước ngoài nước. Điều này ít thấy ở các cây bút viết phóng sự cùng thời và cũng ít gặp trong phóng sự Việt Nam đương đại.

Tam Lang, Vũ Trọng Phụng tôn sùng nữ nhà văn Marise Choisy, trẻ, đẹp, sáu tháng mặc bộ quần áo gái điếm: “Bắt chước Marise Choisy đổi lấy bộ áo con đòi vào ở thổ, tôi cũng mượn bộ quần áo nâu của bạn áo ngắn, khoác vào mình rồi mạnh bạo đi làm xe” [26; 18] “Marise Choisy mới năm ngoái đây cũng đã phải khoác áo con đòi. Mà thiên phóng sự “Carnet d’une

femme de chambre 1933” không phải là không có giá trị trước mắt nhà xã

hội học” [4; 88]. Vốn kiến thức của Tam Lang được tích lũy qua sách báo và chủ yếu là qua những lần đi vào thực tế đời sống. Ông đề cập tới R. Rolland (1866-1944) nhà văn tiến bộ Pháp và phê phán việc triều đình Huế cấm lưu hành quyển Comment empêcher la guerre của nhà văn này. Ông đả kích tri phủ Nho Quan, Ninh Bình Nguyễn Lập Lễ “không bao giờ chịu mở cho to con mắt để đọc một trang sách nói về chủ nghĩa của Lý Ninh” (Lênin) [26; 118].

Phóng sự của Vũ Trọng Phụng kể chuyện thằng nhỏ mà tác giả đã nuôi trong một phút thích khôi hài để khi bạn hữu đến chơi nhà “anh nào cũng gập đôi người lại mà cười như phim Charlot” [4; 134], chuyện đối đáp giữa hai bố con một nhà vô phúc kia mà “Victor Hugo cũng chưa hề tưởng tượng ra được một kẻ khốn nạn đến như thế” [4; 93]. Vũ Trọng Phụng dẫn ra cả những nhận xét đánh giá từ các thông tin báo chí Pháp: Bullet Médico

Chir, L’Oeuvre…về sự bỉ ổi của bọn người thuộc ngạch “đội con gái” ở An

Nam cũng như ở Pháp hoặc ý kiến của các nhà văn lớn của Pháp đánh giá con người: “Victor Hugo đã nói: Trong nhân loại, không có một ai lại trong

sạch đến bậc không đáng phải chịu một thứ hình phạt gì”. Anatole France cũng viết: “Sự ngây thơ thường chỉ là một cái may hơn là một cái đức hạnh” [28; 804]. Có khi nhà văn dẫn ngạn ngữ Pháp: “Tôi nhắc lại với bà Limougie câu này: La peur du gendarime est le commencement de la sagesse” (Đã biết sợ cảnh binh thì đã bắt đầu trở nên khôn và ngoan) [28; 803]. Và cái vốn văn hóa văn chương Việt Nam từ dân gian đến bác học, từ cổ điển đến hiện đại đã được Vũ Trọng Phung vận dụng rất linh hoạt, sinh động, phong phú. dưới những hình thức khác nhau làm cho phóng sự Vũ Trọng Phụng có nhiều sắc thái thẩm mỹ. Ông dùng mấy điệu hát chèo thịnh hành ở làng quê. Ông nhại một câu ca dao để nói về một me Tây có chồng về Pháp. “Mặt sông nước chảy lờ đờ - ông về bên ấy bao giờ ông sang” [4; 50] . Ông dựa vào thơ Hồ Xuân Hương để lý giải nguyên nhân các cô gái thành thị trở nên hư hỏng: “chữ liễu có nét ngang khi duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc” [28; 806]. Ông đổi lại một câu thơ của Nguyễn Huy Tự trong Cung oán ngâm khúc khi thấy các me Tây “có những nét mặt khó tả” thập thò trong cánh cửa hay sau bức mành mành:

Bóng gương lấp ló trong mành

Cỏ cây cũng…sợ nổi tình mây mưa [4; 43]

Đặc biệt ông lẩy Kiều, nhại Kiều rất nhiều, rất hóm, rất hoạt. Có khi dùng nguyên văn để nói về các cô gái trong nghề lấy Tây, làm đĩ: Nhị đào thà bẻ cho người tình chung. Này con thuộc lấy làm lòng - Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề. Nước vỏ lựu máu mào gà - Đổi hoa lót xuống

chiếu nằm…Có khi nhại Kiều cho hợp với bọn cờ gian bạc lận: Tấm lòng đi

bịp từ nay xin chừa. Có khi diễn nôm câu Kiều cho đúng cảnh, đúng tình:

cái tòa thiên nhiên dầy dầy sẵn đúc đã bị những mảnh lượt là phủ kín

và so sánh với Đạm Thủy - Tố Tâm trong Tố Tâm, Mộng Hà và Lệ Anh trong Tuyết hồng lệ sử, chuyện hai anh lính lê dương “cầu hôn” bà Kiểm Lâm “Bà Kiểm Lâm nào phải đâu còn là người mà “mê nàng bao nhiêu người làm thơ” như Mỵ Nương của ông Nguyễn Nhược Pháp” [4; 68]…

Phóng sự Ngô Tất Tố chứa đựng một khối lượng kiến thức sâu rộng mà nhà văn có được qua con đường học hành và vốn sống phong phú ở làng quê. Ngô Tất Tố thực sự là uyên bác. Nhà văn đã viết: “Tôi đã lăn lóc nhiều năm ở thôn quê…Tôi đem cái ổ hủ bại mọi rợ chắp lại làm thiên điều tra…” [25; 158]. Qua tâm sự của cụ Thượng làng Lão Việt trong giờ hấp hối, Ngô Tất Tố bày tỏ quan điểm của mình: “Những cái tục lệ quái gở, mọi rợ mới được tự do kế tiếp nhau, chồng chất trên vai chúng tôi.

Nhiều lúc tôi muốn hắt cái gánh nặng ấy đi, nhưng sức một mình không thể làm nổi, đành phải è cổ mà chịu.

Một người chăm chỉ, cần kiệm, lao lực như tôi, chỉ vì một gánh tệ tục đè ép, đến nỗi suốt đời không ngóc đầu được, bây giờ sắp chết, gánh tệ tục ấy vẫn còn đè ép chưa tha, ông bảo có oan uổng không?

Vậy mà nó vẫn được coi như vị thần thiêng, không ai đả động đến nó. Lạ thay!” [25; 216]. Gắn với những hiểu biết tường tận về nông thôn, những phong tục và hủ tục là những hiểu biết sâu sắc của nhà văn về lịch sử, văn hóa phương Đông: Từ những trò chơi dân gian đố lá của tuổi thơ trong sáng đến chữ nghĩa điển cố trong các tác phẩm văn chương Việt Nam; từ cách mua chức đến lai lịch cái đình; từ các luật lệ ở làng quê đến sử ta, sử Tàu…Nhà văn giải thích: “Trong các món chơi đùa của trẻ con, đố là thứ có ích. Cổ nhân nghĩ ra kiểu ấy, không phải chỉ cốt cho con trẻ tiêu khiển, các cụ còn muốn cho chúng nó thuộc biết các loài cây nữa, đọc Truyện Kiều thấy câu:

May thay giải cấu tương phùng Gặp tuần đố lá, thỏa lòng tìm hoa

Hẳn ông đã tưởng tượng được cái thú vị của món chơi ấy?” [27; 46]. Ngô Tất Tố ghi lại vì một Góc chiếu giữa đình, mua chức lý Cựu, người nông dân phải bán trâu bán ruộng lấy tiền nộp cho làng, khao làng một bữa, mà còn mang nợ, vợ phải đi ở vú. Và chức ông đám: “Phận sự của viên chức này đại khái chia ra hai hạng: Làng nào có riêng ông từ, ông tế, ông đám chỉ có một việc nuôi lợn cúng thần, người ta gọi là cai đám. Làng nào không có ông từ, ông tế, ông đám tuy không phải vì nhà thánh phụng dưỡng con heo, nhưng phải kiêm lĩnh cả hai chức đó, nghĩa là ngày thường ông đám là kẻ trông nom đình đền, khi có đình đám cúng bái, ông đám được súng sính mũ áo, làm chủ các cuộc tế lễ” [25; 165]. Chức thủ hiệu chỉ là người cầm dùi đánh trống. Khi làng có đám “thủ hiệu được có sở riêng tại đình, góp tiền góp gạo ăn uống ở đó, khi nào đoạn đám mới về”. Những ngày rước thần, thủ hiệu được đóng đai, đi ủng, đội mũ võ, mặc áo thụng, có người che lọng có người cắp cháp đi hầu. “Xứng với bấy nhiêu sự sang trọng, ngoài những quần lành, áo mới, các vị thủ hiệu lúc nào cũng phải xỏ chân vào giầy, không được phép đi dép, đi guốc” [25; 237]. Những tục lệ hủ bại: Lệ nuôi “ông ỷ”, gà thờ, lệ vào ngôi của dân ngụ cư để được ngang hàng với những người khác. “Ở làng mà không có ngôi, thật là một sự nhục nhã. Những lúc tứ quý, kỳ phúc, người ta thì phần ăn, phần gói, mình thì chẳng có miếng gì. Những lúc hội hè đình đám, người ta rước cờ, rước quạt, mình chỉ đóng vai khiêng chiêng. Như thế cũng đã khổ rồi. Hơn nữa lỡ có cha già mẹ héo làng giáp có chôn cho đâu!” [25; 221]. Nhà văn đưa cả sử ta, sử Tàu ra để làm rõ việc thờ thành hoàng. “Chúng ta đã thường thấy trong sách Tàu: chú cai phu có thể làm vua nhà Hán, anh bợm bạc có thể làm vua nhà Tống, thằng nhỏ của chùa Hoàng Giác có thể làm vua nhà Minh và vô số những ông cắn cơm không vỡ chỉ nhờ cái tài đẻ vào nhà vua mà nghiễm nhiên ngồi trên ngai vàng, cố nhiên chúng ta không lấy làm lạ, khi thấy những ông chết

đói, chết rét, những ông ăn cướp ăn trộm ngang nhiên được làm thượng đẳng phúc thần” [25; 147]. Và lai lịch cái đình: “Cái đình của ta vốn là bắt chước của Tàu: trong đời Tần Hán, hương thôn nước Tàu thường thường có đình cất ở bên đường, năm dặm một cái nhỏ, mười dặm một cái lớn. Khi ấy cái đình chỉ là cái quán làm nơi hành khách nghỉ chân và chỗ cung ứng những cuộc đưa tiễn. Truyện Kiều đã nói đến. Như là:

Bề ngoài mười dặm trường đình

Vương ông bầy tiệc tiễn hành đưa theo.

Hay là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiễn đưa một chén quan hà

Xuân đình thoát đã đổi ra cao đình

Ấy đó, công dụng cái đình của Tàu ngày xưa, chẳng qua có vậy. Vậy mà đến khi sang ta, nó đã thay đổi khác hẳn [25; 155-156].

Cũng không phải chỉ có thế, độ sâu sắc, uyên thâm của ba nhà phóng sự, ba nhà văn còn là ở chỗ các tác phẩm của các ông đã vượt khỏi những mô tả, phản ánh sự việc đơn thuần, mà đi sâu phân tích, đưa dẫn chứng, số liệu, lý giải, rút ra nhận xét mang tính khảo cứu. Tam Lang châm biếm, đả kích nhưng vẫn dựa vào cứ liệu xác thực: “Chùa Quán Sứ! Cái tên gọi ấy, cứ như Nam sử chép lại thì nguyên từ đời Hậu Lê đặt ra.

Vì ngôi chùa đường Richaud (nay là phố Quán Sứ) ngoài việc chứa mấy ông sư còn là chỗ để mấy ông sứ Tàu mỗi khi sang sứ bên ta, tạm trú. Vật đổi sao dời, những “chuyện cổ” ấy đến nay không còn nữa.

Các quan Tàu sang ta bây giờ đã có lãnh sự quán của họ.

Mà các quan ta bây giờ mỗi khi về chí sĩ cũng đổi “mốt” chơi không làm bạn với cúc tùng như các quan đời trước nữa để làm bạn với hoa Đàm đuốc Tuệ, hay nói nôm na cho dễ hiểu là các ngài cũng tấp tểnh làm sư”. Các quan hưu Nguyễn Năng Quốc, Hoàng Trọng Phu, rồi vô số quan lớn,

quan bé ở Bắc, Trung Kỳ đua nhau đến chùa này, vậy chùa Quán Sứ nên gọi phắt nó là chùa…”Quan Sư”! (Đổi tên chùa Quán Sứ) [26; 112]. Phóng sự

Một ngày ở xứ Chàm của Tam Lang thì đúng là một khảo cứu về đời sống ,

sinh hoạt phong tục của người Chàm. Trong gia đình, người đàn bà đóng vai trò trụ cột, từ việc nhỏ đến việc lớn. Người Chàm nhà nào cũng có “hòn đá đánh lửa riêng, cho lửa bắt vào một thứ mồi làm bằng một chất nõn cây mềm phơi khô tẩm nhựa thông để sẵn”. Người Chàm không ai nghiện thuốc phiện nhưng “trầu thuốc thì cả đàn ông và đàn bà đều ăn luôn mồm, có người một ngày nhai đến vài chục miếng”. Họ “không cần biết thế nào là một chiếc đồng hồ, thế nào là một cuốn lịch, chỉ lấy mặt trời chia ngày, mặt trăng chia tháng để sống” [26; 119]. Nhiều tập phóng sự của Vũ Trọng Phụng mang tính khảo cứu. Khảo cứu về “làng nghề”. Làng nghề bịp (Cạm

bẫy người), làng nghề lấy Tây (Kỹ nghệ lấy Tây). Các làng nghề ấy có cơ

chế tổ chức, tôn ti trật tự của một “kỹ nghệ”. Công trình khảo cứu rõ nhất của Vũ Trọng Phụng là Lục xì. Chính nhà văn đã viết ngay khi mở đầu phóng sự này: “Phóng sự về nhà Lục xì thì đó lại còn là một công cuộc khảo cứu về nạn mại dâm” [28; 774].

Để thực hiện công trình khảo cứu có giá trị khoa học, nhà văn tìm gặp ông Giám đốc nhà Lục xì: Bác sĩ Joyeux, ông này còn giữ cả chức Giám đốc ngạch Vệ sinh thành phố (ngày nay là Sở Y tế) để lấy tài liệu nghiên cứu và đến nhà Lục xì (có thể là gián tiếp) để phân tích, xác minh. Nhà văn trao đổi với bác sĩ để biết rõ từ “Lục xì” quái gở do phiên âm chữ luck sir trong tiếng

Anh là khám bệnh, lại đi hỏi han các cụ già để biết “một ít lịch sử”

nhà Lục xì từ khởi thủy trước năm 1900 ở phố Hàng Cân, năm 1902 trở đi ở

phố Hàng Lọng và hiện tại, năm 1926 ở góc phố trước Tòa án Hà Nội. Ở đây có những con số thật nhức nhối và hãi hùng. Đất Hà Thành “ngàn năm văn vật” thời ấy có 5000 gái mại dâm chính thức. “Cứ 35 người tử tế thì lại có một người làm đĩ”, chưa kể đến con số cô đầu, gái nhảy ở các vùng ngoại ô.

Và hậu quả là năm 1914 binh lính Pháp ở Bắc Kỳ 74% mắc bệnh hoa liễu, những người chột và mù của dân ta, 70% là do vi trùng lậu, “bốn nghìn trẻ con mới đẻ mà chết thì trung bình có chừng một nghìn đứa trẻ, theo lối nói kiêng của người mình là sài, đẹn, là bỏmất, là khó nuôi, nhưng theo khoa học, thì chết vì bố mẹ có nọc giang mai, hoặc những biến chứng của bệnh

Một phần của tài liệu Phóng sự Việt Nam 1930 - 1945 (qua Tam Lang, Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố (Trang 125 - 136)