Tình trạng bần cùng hóa, tha hóa con người và văn hóa

Một phần của tài liệu Phóng sự Việt Nam 1930 - 1945 (qua Tam Lang, Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố (Trang 80 - 93)

6. Cấu trúc của luận án

2.2.2. Tình trạng bần cùng hóa, tha hóa con người và văn hóa

Đây cũng là một nội dung thẩm mỹ cơ bản thể hiện sâu đậm giá trị hiện thực và giá trị nhân văn của phóng sự Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố.

* Con người điêu đứng trong những nỗi bần cùng khốn khổ:

Nằm trong dòng cảm hứng nghệ thuật chủ đạo của cả một giai đoạn văn học (1930-1945), phóng sự của Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố đã thể hiện sâu đậm sự bi thảm, cùng cực của những con người nhỏ bé, “dưới đáy”. Ngay từ những sáng tác đầu tay của Vũ Trọng Phụng người đọc đã bị ám ảnh bởi hình ảnh “những cụ già” chống gậy bước đi, ném mình vào khoảng tối”; bà lão mù lòa “bị gió thổi tung xuống ruộng”, “bị quạ mổ nát nhừ”; những người mẹ “mặt bủng da chì, đầu tóc rũ rợi”; những đứa trẻ vừa lọt lòng đã “còng lưng mà khóc, khóc ngằn ngặt hàng mấy giờ đồng hồ, lặng cả tiếng đi mà hết hơi”; những đứa trẻ tàn phế “nổi, chìm, trôi, dạt, lênh đênh như những cánh bèo mặt nước, như những mảng bọt giữa sông”; những ông lão ăn mày “đầu hai thứ tóc, mắt kèm nhèm, quần áo rách như tổ đỉa “chết thê thảm trong cơn đói rét”…Có thể nói, đó là cả một thế giới “khố rách áo ôm” bị đè nén, bị ruồng rẫy, bị gạt đuổi, loại trừ ra khỏi xã hội. Càng ngày và đặc biệt ở thể phóng sự, với ưu thế riêng của thể loại - Vũ Trọng Phụng càng quyết liệt phanh phui những thủ đoạn bóc lột tàn tệ của bọn thực dân, phong kiến, đẩy con người vào cảnh bần hàn, cơ cực. Nhìn từ phía cổng hậu của Hà thành hoa lệ, Cơm thầy cơm cô đã phản ánh sâu sắc tình cảnh khốn khổ của những người dân quê nghèo đói, bị “bật” ra khỏi mảnh đất chôn nhau, cắt rốn của mình, lần hồi ra Hà Nội, chấp nhận một nghề nghiệp cực nhục - đi ở - để kiếm sống. Đoàn người rách rưới, lam lũ ấy bị xua đuổi khỏi quê hương bởi đủ thứ tai họa: nạn hạn hán, lụt lội, sưu cao, thuế nặng, nạn quan lại cường hào bóc lột, hà hiếp và muôn vàn hủ tục nặng nề. Như những con thiêu thân, họ lao về “ánh sáng của Kinh thành” mong tìm được ở chốn ngỡ như “thiên đường” ấy một công việc có thể đắp đổi miếng cơm, manh áo. Nhưng Hà thành hoa lệ vẫy gọi họ đến để ban ngày “ra ngồi bày hàng ở những ngã ba, ngã bảy”, những chợ bán người, trông chờ vào sự chào hàng của những mụ chủ thầu hết sức xảo quyệt mong được bán sức lao động rẻ mạt của mình lấy vài xu và ban đêm lại “được nằm trong một xó sân ngửi mùi nước cống, mùi cứt gà và cứt người, nhịn đói nằm co mà nhìn trời”. Những kẻ may mắn hơn, tìm được việc làm cũng thật khốn khổ, điêu đứng vì bị “ăn đói, làm no”, bị ngược đãi, đày đọa và chỉ được nhận đồng tiền

công rẻ mạt. Chết dở ở thôn quê, những người dân khốn khổ đó đã bỏ cửa, bỏ nhà, tìm đến với Hà thành “để chết đói một lần thứ hai” nữa.

Nếu như Vũ Trọng Phụng thường viết về nỗi điêu đứng khốn khổ của những người dân nghèo thành thị hoặc người nông dân bị bật khỏi quê hương, bản quán, sống nhờ, sống gửi nơi “đô thành” thì Ngô Tất Tố tập trung khơi sâu vào cuộc sống quằn quại không lối thoát của người dân quê “sau lũy tre xanh”. Làm no hay cái ăn trong những ngày nước ngập là thảm cảnh của người dân quê cùng lúc phải gánh chịu đủ thứ nạn từ nạn đói, nạn bị bóc lột, bị bần cùng đến “đáy”, đến thiên tai, lụt lội….Giữa “cái vùng nước mông mênh…bao nhiêu những nhà tranh vách đất chỉ còn trông thấy những mái úp sập sè”, bên những đàn trâu “con đứng, con nằm”, thỉnh thoảng lại “rống lên” vì “thèm cơm, đói cỏ”, là những con người khốn khổ: “một người đàn ông, vóc rạc hom hem, đầu trọc tếu, ngồi thu hình trong chiếc áo bành tô rách mướp”, là “mấy đứa trẻ lau nhau…” với những “bộ mặt gầy còm hốc hác”, “những cặp mắt trõm, lờ đờ, đần độn”. Tất cả, đang vô vọng, không hạt cơm, củ khoai, củ sắn, chỉ còn biết sống nhờ đất. Cơm được chế từ đất, thức ăn được chế từ đất, đến cả “quà” cũng lại được chế từ đất. Để đến được đoạn ăn đất những người dân khốn khổ ấy đã phải ăn từ ngọn cau đến “xót lòng”, đến hạt nhãn chát xít, thậm chí ăn tranh với lũ ruồi nhặng từng mảnh vỏ mít…Ngoại trừ những ngày Tết, quanh năm, họ phải lần hồi, bới đất, lật cỏ, “sáng chế” những món ăn quái lạ để “đánh lừa cái dạ dày”. Có thể nói, Làm no hay cái ăn trong những ngày nước ngập là thiên tuyệt bút về nghệ thuật làm no hay nghệ thuật đánh lừa cái đói. Đó cũng là sự chia sẻ đầy nhân ái Ngô Tất Tố dành cho những số phận hẩm hiu, “mờ xám” ở làng quê và là lời tố cáo đanh thép đối với chính quyền thực dân phong kiến bóc lột, nạo vét đến xương tủy, đẩy người nông dân đến đáy cùng của nghèo nàn, tăm tối, bần cùng.

Với Tôi kéo xe, Tam Lang đã phản ánh đời sống cơ cực nhọc nhằn của

suốt ngày, ăn không đủ. Tấm thân lại dầm mưa dãi nắng”, nhưng đồng công lại vô cùng rẻ mạt. Khách đi xe nhiều kẻ bần tiện, keo kiệt từng xu nhưng lại hách dịch, sẵn sàng “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” đánh đập và chửi mắng phu xe. Có người kéo từ trưa đến tối được bảy hào, trả thuế sáu hào, bảy xu cơm, hai xu trọ, một chinh bát nước chè tươi, còn lại một chinh chưa kể diêm thuốc. Vo véo làm cả ngày mà không đủ nuôi thân. Những người phu thiếu thuế bị đánh đập tàn nhẫn. Có người chỉ bớt lại một hào trong túi quần, bị cai xe khám được, đánh ộc cả máu mồm. Lao động vất vả, nhưng điều kiện ăn uống sinh hoạt của họ vô cùng thiếu thốn. Nơi ăn uống vô cùng bẩn thỉu, hôi thối; thức ăn toàn những cái đầu thừa đuôi thẹo “trứng ung, thịt ôi, cá ươn, gà toi…chó ốm” thậm chí cả “những món khoai thừa họ đã bỏ vào nồi nước gạo rồi” phu xe lại mò lên ăn. Thức ăn ấy, ăn với loại “cơm thổi bằng những thứ gạo hẩm đã hết cả nhựa. Nước mắm thì là thứ nước hàng pha với muối mặn ăn cho đỡ tốn”. Chỉ nhìn đã thấy “lợm lòng”. Tam Lang đã xót xa chứng kiến “những giọt nước mắt khô như máu” của những kiếp “ngựa người”. Ông cảm thông chia sẻ với “ngàn rưỡi người phu xe Hà Nội khi đó chỉ vì bát gạo mà làm cái nghề kéo người: Bất cứ trời rét hay trời nóng, đang mưa như trút nước hay đang nắng như hun trời, đút đầu qua hai cái càng gỗ, anh em phu xe phải thúc tay, co vó, chạy bở hơi tai, mình mẩy nhễ nhại mồ hôi, áo quần ướt như dúng nước”. Họ khó nhọc như thế chỉ để kiếm “năm ba xu, một hào, một cuốc. Vừa đúng số tiền để mua ít cơm đút miệng, cái thứ cơm thổi bằng gạo hẩm trộn với ít nước hàng”. Họ “Ăn để mà sống…Nhưng sống nào đã được yên? Họ còn phải nghe những lời thô bỉ của người ngồi xe chửi rõ vào lỗ tai, chịu những cái dùi khui của các ông cảnh sát, những cái càng xe bắt ốc của Cai xe đánh đập vào mình…”. Tôi kéo xe với cách viết cụ thể, chân thực, sinh động đã giúp người đọc cảm nhận sâu sắc về tình trạng bị bần cùng hóa thê thảm của tầng lớp dân nghèo thành thị Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XX.

Có thể nói, với ngòi bút tả chân sắc sảo, ba cây bút Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Ngô Tất Tỗ đã hoàn thiện bộ phác thảo về chân dung “những người khốn khổ” thuộc những giai tầng thấp hèn trong xã hội bị bần cùng hóa vì đủ lý do “vì bóc lột, vì thiên tai, vì thất nghiệp, vì xã hội nhiễu nhương”.

* Sự tha hóa thê thảm của lớp người “dưới đáy”

Như một hệ quả tất yếu, đói nghèo, bần cùng tất sẽ dẫn đến tha hóa. Đây là một đề tài các nhà văn hiện thực giai đoạn 1930 - 1945 đã khai thác và khai thác thành công, để lại được những tác phẩm xuất sắc, có sức sống bền lâu trong văn học sử dân tộc. Chí Phèo (trong tác phẩm cùng tên) của Nam Cao phản ánh quá trình tha hóa thê thảm của người nông dân. Từ một người lương thiện, chỉ mong được làm ăn lương thiện, đói nghèo đã biến Chí Phèo thành một kẻ lưu manh “vào tù ra tội”, cũng biết rạch mặt, ăn vạ, cũng biết chửi bới, la làng…rồi đỉnh điểm là “du côn”, xách vỏ chai vào nhà, đòi “hỏi tội Bá Kiến”. Mất hết nhân cách, mất hết tính người, đến đáy cùng, Chí Phèo dù muốn cũng đã hết đường trở lại làm người lương thiện. Những người trí thức khốn khó như Hộ, Điền, như Thứ trong Sống mòn, Trăng sáng

của Nam Cao dần cũng bị tha hóa thê thảm trong cuộc sống bế tắc “chẳng biết làm gì ngoài cái việc kiếm thức ăn đổ vào cái dạ dày”, mà cũng không kiếm nổi. Cuộc sống eo xèo vì miếng cơm, manh áo ngày cứ một ghì họ sát đất, khiến cuộc đời của họ cứ “mòn đi, gỉ ra”, giết chết dần khát vọng sống của họ. Hàng loạt nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan cũng chịu chung số phận vật hóa, tha hóa dần nhân tính. Từ có hiếu đến bất hiếu, từ trong sạch đến bẩn thỉu, từ thật thà đến giả dối, từ thủy chung đến phản bội…đó là những sự tha hóa thường thấy trong xã hội đương thời. Chỉ vì thói đố kỵ và lòng ham muốn ích kỷ, vì cái lý thuyết “vơ vào” một cách kỳ quặc “không được lợi cái này, thì ai tội đếch gì mà hết lòng” mà bà Phán

(Tôi xin hết lòng) tìm cách bằng mọi giá chiếm đoạt mái tóc đẹp của cô bạn

thề sống, thề chết là giữ trinh tiết với người ấy, để cuối cùng sinh ra một giống “oẳn tà roằn”. Những ông Nghè Luật, bác sĩ, kỹ sư, ông tú văn chương, ông huyện tư pháp, ông tham lục lộ, “bao năm du học” để “văn minh”, thoát được tình cảnh “nước mình cái gì cũng hèn kém”, rốt cuộc lại giở thói ti tiện móc ví của nhau (Cái ví ấy của ai). Những ông Phủ, bà Phủ “cài độ”, “bắt nọn” đẩy nhau vào thế bí để thỏa mãn chuyện riêng tư (Ai

khôn, Đàn bà là giống yếu…). Đến những nhân vật tưởng như thật lương

thiện, đáng thương như “con ngựa người” trong bước đường cùng cũng buộc phải tìm cách lừa con “người ngựa” kéo đi kiếm khách (Người ngựa và ngựa

người). Một thằng bé ăn mày không ai cho buộc phải leo lên cây, tự đánh

ngã mình, lừa là thương tật để được mọi người thương hại bố thí và có được “cái vốn để sinh nhai” (Cái vốn để sinh nhai). Những đứa trẻ vốn hiền lành, chỉ vì quá đói, chỉ vì một “bữa no” đã phải bất đắc dĩ liều mạng ăn cắp và trở thành kẻ ăn cắp khốn nạn (Thằng ăn cắp, Bữa no…đòn). Được coi là “nhà văn của những lớp người cùng khổ”, Nguyên Hồng đã viết bằng cả tấm lòng yêu thương của mình với những con người “dưới đáy”. Không chỉ phản ánh cái nghèo hèn, đói khổ của lớp người thuộc “thế giới cần lao dưới đáy của xã hội thị thành”, trang viết của Nguyên Hồng đã tố cáo đến cùng xã hội đã làm tha hóa con người. Sự lừa lọc đã đẩy Tám Bính từ cô gái ngây thơ, trong sáng vào tình cảnh rùng rợn, đáng ghê sợ của một “bỉ vỏ” và một kết cục bi thảm: “thoáng phút chốc Bính thấy hết cả mọi sự tuyệt vọng tối tăm từ nay trở đi không lúc nào không xâu xé tâm can Bính và Bính sẽ sống một cuộc đời khốn nạn dài vô cùng vô tận”.

Xã hội thực dân phong kiến đã tạo ra một môi trường xã hội phi nhân tính xấu xa, tàn ác, bất công làm tha hóa trầm trọng con người. Trong Cơm

thầy cơm cô, Vũ Trọng Phụng đã sắc sảo chỉ ra thực trạng Hà Thành đầu thế

kỷ. Cái “Hà Thành không có sự tổ chức…”, những người lịch sự tưởng Hà Thành lịch sự, mà các nhà xã hội học - cũng tưởng Hà Thành không có

chuyện “bi thương”. Nhưng “chính ra nó rất là bi thương”. “Nó đã cất tiếng gọi dân quê bỏ những nơi đồng khô cỏ héo đến đây để chết đói một lần thứ hai sau khi bỏ cửa bỏ nhà. Nó đã làm cho giá con người phải ngang hàng với giá loài vật”. Cùng với những cây bút Nam Cao, Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Đình Lạp và các nhà văn hiện thực phê phán đương thời, với tài năng, tấm lòng đau đớn và sự sắc sảo, qua phóng sự Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố đã cho thấy: hơn cả bóc lột, bần cùng hóa, quá trình tha hóa và sự tha hóa làm biến chất con người - là tội ác, đáng ghê tởm và đáng lên án nhất trong cái xã hội “chó đểu”, “vô nghĩa lý” đương thời.

Cuộc sống “Cơm thầy cơm cô” đã làm tha hóa, biến chất con người ghê gớm. “Nó đã làm cho một bọn trẻ đực vào nhà hỏa lò với một bọn trẻ cái làm nghề mại dâm”. Hàng loạt người dân quê vốn trước đó hiền lành, chất phác chỉ biết lam làm chăm chỉ chịu thương chịu khó, đã trở thành lưu manh, côn đồ “có những con sen được ông chủ quý hơn vợ. Có những thằng nhỏ bỏ thuốc độc định giết cả nhà bà chủ. Có những anh bếp nhổ đờm vào nồi cá kho. Có những thằng xe được ngủ giường Hồng Kông với bà chủ. Có những quân đốt nhà của chủ”. Điển hình cho sự tha hóa này là cái Đũi (Cơm

thầy cơm cô). Vốn là cô gái quê mùa hiền lành, sau khi bị hãm hiếp, “sau khi

bị tai họa của chú Oẳn”, Đũi đã hận đời rồi trả thù đời “trở nên một ả thiện nghệ trong việc khiêu dâm và mãi dâm” và luôn muốn thành cô đào, bà Ký, bà Phán để được nhập giới thượng lưu. Trong Tôi kéo xe, Tam Lang cũng đã tố cáo sự bất công và bất lương của xã hội thực dân, đẩy những người phu xe tội nghiệp đến chỗ tha hóa thê thảm. Anh Tư - một phu xe nghèo khốn, vì thiếu tiền đóng thuế xe, bị bọn cai xe đánh đập dã man. Sau trận đòn đó, anh nhận thấy vây quanh anh là một xã hội “chó đểu”, tất cả chỉ vì đồng tiền “ngoài đồng tiền không còn cái gì hơn. Nhân đức, lễ nghĩa…vứt đi, vứt đi hết”. Anh dấn sâu vào con đường tha hóa “dúng tay” làm cả những việc

trước kia anh cho là “khốn nạn” và trở thành ma cô, dẫn gái cho chủ săm: “Đêm, cầm cái tay xe đón mấy thằng mất dạy mà tán phiệu rồi dắt chúng nó đi, thế là mình ăn cả vào lưng gái lẫn lưng chúng nó”. Và khi có tiền anh lao vào trụy lạc, hút thuốc phiện, uống rượu rồi tự thỏa mãn. “Một đêm vớ được hai đám là mình đã phè phưỡn, say sưa, rượu nốc hàng chai, phiện hút thả cửa” [26; 57]. Nhưng, để “hành nghề” ma cô được, Tư cũng phải dùng đủ mọi mánh khóe lừa lọc. “Không những phải láu, phải bịp; lại còn phải biết nhiều sòng nhiều thổ - lại phải biết cách lừa giắt dụ dỗ nó đi. Đứa không nghe, phải dọa nạt cho nó phải nghe; đứa khát (tiền) phải lấy chuyện ra dữ nó” [26; 58]. Lại còn phải tùy loại gái mà có cách “dữ” hiệu quả: Phải biết khấu bộp với loại gái hàng phố hư thân mất nết; thả ngón với loại gái buôn thúng bán mẹt; phải thuốc loại con gái nhà quê…nghĩa là anh Tư đã trở thành hạng “cáo già”, đã đến đáy cùng của sự tha hóa, bất lương.

Những “me Tây” trong Kỹ nghệ lấy Tây của Vũ Trọng Phụng cũng đã bị cái nghề “quái quỷ” ấy tha hóa dần, trắng trợn biến thành món hàng trong

Một phần của tài liệu Phóng sự Việt Nam 1930 - 1945 (qua Tam Lang, Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố (Trang 80 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)