Khách quan chân thực, phóng sự khơi gạn đến tận cùng sự thật

Một phần của tài liệu Phóng sự Việt Nam 1930 - 1945 (qua Tam Lang, Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố (Trang 93 - 104)

6. Cấu trúc của luận án

2.3.Khách quan chân thực, phóng sự khơi gạn đến tận cùng sự thật

2.3.1. Khách quan, chân thực

Không nhìn qua lăng kính chủ quan hay cái vỏ bên ngoài cuộc sống, Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố tiếp cận hiện thực, sống với hiện thực, phát hiện và khai thác những thông tin, khách quan chân thực. Một số nhà báo phương Tây quan niệm phóng sự là sự tìm kiếm có hệ thống để trả lời cho 6 câu hỏi, 5 w, 1 h: Who (ai), What (cái gì), Where (ở đâu), When

(khi nào), Why (tại sao), How (như thế nào), thì cái chính vẫn là xác định tính khách quan, chân thực của các sự kiện: Xẩy ra với ai (đối tượng). Cái gì đã xẩy ra (sự kiện). Xẩy ra ở đâu (địa điểm). Xẩy ra khi nào (thời gian). Xẩy ra như thế nào (quá trình diễn biến). Tại sao xẩy ra (nguyên nhân). Ở đây chưa chú ý đến tính chất của sự kiện, tầm quan trọng và tác động của sự kiện đối với con người, xã hội. Nói là khách quan chân thực nhưng phóng sự bao giờ cũng thể hiện một khuynh hướng tư tưởng, tán thành hay phản đối, khẳng định hay phủ định, ca ngợi biểu dương hay phê phán…để tạo dư luận xã hội và vì vậy có ý nghĩa xã hội nhất định.

Tính chân thực, xác thực của sự kiện đòi hỏi người viết phóng sự phải thật sự hiểu biết lĩnh vực mà mình điều tra. Tác giả đồng thời là nhân chứng đáng tin cậy. Có thể nói, qua các phóng sự, chúng ta thấy rất rõ sự nhập cuộc của các nhà văn Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Ngô Tất Tố. Tam Lang viết

Đêm sông Hương nên đã vào Huế, để mắt thấy tai nghe những mánh khóe

“ngón nghề” của các cô gái làm nghề mại dâm. Trong mấy ngày đêm ở Huế ông đã viết được bảy bài phóng sự đăng báo. Tác giả đã làm quen với Lệ Th., một cô gái con nhà quan nhưng vì hoàn cảnh nên phải “đi khách” từ năm 15 tuổi, hoặc đến Một hàng nem ở Đế đô để chứng kiến sự trắng trợn, bỉ ổi của những cô điếm hạ lưu. Có những lúc tác giả phải đóng vai một nhà thám tử bỏ công theo dõi, nghe trộm những lời đối đáp khả nghi giữa “người bán hàng” và “người mua hàng”, tìm đến địa điểm hẹn hò, lần theo dấu vết để tìm hiểu sự thật phục vụ cho việc điều tra của mình (Nhà hàng với khách

hàng). Vì vậy, những sự việc, chi tiết tác giả đưa ra, gây ấn tượng và sự tin

cậy ở người đọc. Để viết Tôi kéo xe, Tam Lang đã nhập vai người phu xe kéo, đi kéo xe 6 ngày để thấm cái khổ và cảm nhận được cảnh sống của người phu xe kéo. Đi sâu vào đời sống của những “người ngựa” ấy ông đã “lân la chung sống với một phu xe nhà nghề, đã biết rõ những bí mật của nghề, ghi lại viết thành bài trên tờ Ngọ báo, 20 kỳ liên tiếp trước khi cho in

thành sách” [142, 68]. Tam Lang đến nơi họp thường niên của Viện Dân biểu Bắc Kỳ viết tin tường thuật, vẽ chân dung Ông nghị Ba, từ một cai xe quẳng tiền ra mua được chức Nghị viện, nhưng chỉ là “Nghị gật” [142, 70]. Phóng sự của Tam Lang chân thật, khách quan “không có gì là bịa đặt cả”. Nó thu hút người đọc chính ở sự thật. Sự thật cụ thể, hiện tại, gắn với cuộc sống xã hội, hiện tại mà nhiều người quan tâm. Sau này tự thuật [142, 64] Tam Lang đã nói lên những suy nghĩ với tư cách là một nhà báo viết phóng sự: Bài Chị đầm, tô phở với con chó chết in trên Ngọ báo “quí vị và các bạn ngờ tôi đã…thêm mắm muối vào câu chuyện chăng? Một trăm lần không! Ngày ấy, sự tình cờ - vị thần hỗ trợ cho nghề phóng viên đã dun dủi tôi là một khách hàng của gánh phở rong…cho tôi chứng kiến từ phút đầu tiên đến phút cuối cùng sự việc”. Đấy là sự thực. Và vì sự thực “thúc đẩy tôi tìm cách chung sống với giới phu xe, phu đồn điền, phu hầm mỏ, giới thiếu nhi phạm pháp, giới hành khất màn trời chiếu đất”, biến những điều mắt thấy tai nghe thành phóng sự dài, phóng sự ngắn “bày ra cái chân diện mục của xã hội một cách tuyệt đối khách quan”. Những sự việc Tam Lang đưa ra đều chân thực sinh động. Chính cái tôi nhân vật - tác giả đòi thêm tiền xe tạo ra cuộc đối thoại này:

“Tôi đứng lên, chìa đồng hào người bồi vừa trao tay xong:

- Me sừ bẩy dề moa ăngco, mesừ alê loong tẳng

Ông khách tôi sừng sộ nhẩy ra:

- Tu veux encore des cadouilles? Sale vache!

Miệng nói, tay anh ta cởi chiếc thắt lưng da đóng quai ngoài bụng, nhấp nhoáng một chiếc khóa đồng.

Lúc ấy tôi mới nhận biết ông khách của tôi là một ông Cai mắt xanh,

tóc quăn. Nghe người ta chửi vào mặt đã xong, tôi còn muốn được thêm một

trận đòn, phải cứ làm ra mặt bướng:

Quả nhiên tôi không đỡ kịp một quả đấm, vùng chạy kêu ầm lên: - Ối ông Đội xếp! Ối Cậptên!

Phố vắng mà người đổ ra xem đông. Tôi nghe rõ một tiếng đàn bà:

- Ồi, còn chuyện gì nữa, lại culi xe vòi tiền, bị nó đánh!” [16, 20] Để có được những thiên phóng sự khách quan chân thực, Vũ Trọng Phụng đã đi thực tế, đến thực địa ghi chép, phân tích. Cái tôi tác giả - nhân chứng, luôn xuất hiện, đứng ra phân bua với người đọc: Toàn là chuyện thực, mắt thấy tai nghe, mà nhà văn là người trong cuộc, trong Cạm bẫy

người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Cơm thầy cơm cô (1936), Lục xì

(1937)…Viết phóng sự đòi hỏi nhà văn nhập cuộc, chứng kiến, ghi lại đúng việc đúng người. Có trường hợp nhà văn không trực tiếp tham dự mà dựa vào nhân chứng để tường thuật, mô tả, nhưng nhà văn phải hóa thân trở thành nhân chứng. Và như thế người đọc sẽ yên tâm rằng sự kiện, sự việc mà tác phẩm nêu ra là chân thực khách quan. Vũ Bằng kể lại: “Phụng có một cái tài đặc biệt là không hề biết đánh bạc là gì, mà tập phóng sự đầu tiên viết cho báo Nhật Tân, anh dám đề cập đến vấn đề bạc bịp. Thực ra anh cũng chưa hề quan sát một vụ “đánh bờ” bao giờ, nhưng anh viết như người đánh bạc thông thạo nhất, đó là nhờ một người anh là ông Trưởng Tảo, cũng ở phố Hàng Bạc, nói chuyện lại để cho anh viết” [37, 109]. Nghe kể, nhưng cái tôi - nhân vật trong phóng sự là cái tôi - tác giả cùng tham dự vào sự việc, sự kiện. Tôi cùng con trai ông phán đi đón bịp về “thịt” ông bố, rồi tôi trở thành “một tay tập sự trong một xưởng máy của nền kỹ nghệ bạc bịp”.

Đến Kỹ nghệ lấy Tây thì nhà văn hoàn toàn là người chứng kiến, người đi

điều tra, hỏi chuyện, tìm hiểu mọi ngóc ngách của cái nghề lấy Tây quái đản ấy và đã bị bọn lính lê dương nghi ngờ đến “ăn trộm ái tình” đe dọa. “Tôi đã đội vào đầu một cái cát két, ôm dưới nách một cái cặp nhỏ đáp chuyến xe

hơi thứ nhất đi Thị Cầu” [4, 16]. Với tư cách người làm nghề nhật trình, một phóng viên, ông ghi lại chân thực cái tỉnh “quốc tế” Thị Cầu với 300 lính lê dương đủ loại người Đức, Lỗ, Bồ, Nga, Pháp…”Mà 300 lính ít ra cũng phải chế tạo được 350 me Tây và vì bao giờ cũng phải có một số các me nghỉ việc. Thí dụ cứ cho là 50 me “thất nghiệp” thôi, ta cũng có thể đoán được những sự cạnh tranh hèn hạ, phỗng tay trên nhau, phá giá nhau” [4, 18].

Còn bọn lê dương thì đây: Đi mi tốp, một “người hùng”, bỏ nước Nga sang Paris rồi đăng vào đội lính lê dương, có đến 14 đời vợ, 9 người là đàn bà Bắc Kỳ, nó “coi như thuê gái trong một hạn dài vậy”. Một gã lê dương người Đức, vốn là tên giết người, bỏ xứ ra đi. “Những ông khổng lồ, tóc đỏ, mắt xanh, nói thì oang oang như gắt, chân tay hay giơ lên như sừng sộ” [4, 50]…”lấy vợ cũng như nuôi đầy tớ”. Và các me Tây: bà Kiểm Lâm, vốn là cô gái đẹp của một nhà giàu quyền thế, “xuất thân lấy chồng xivin hẳn hoi. Sau chồng về Tây, phải giang hồ lưu lạc, lâm đến cảnh đi lấy cô lô nhần. Bây giờ thì đến với các anh lính lê dương cũng không xong. Xưa kia giữa lúc đương xuân, nào có phải đâu tôi không lấy nổi một tấm chồng ta danh giá” [4, 32]. “Cô thiếu nữ đa cảm khi xưa nay đến nỗi hóa ra một “con quái vật” trên đời [4, 33]. Bà Ách Nhoáng, bà hoàng hậu mất ngôi trong nghề ở Việt Trì, bà Cẩm ở chùa Thông, bây giờ già làm bà Nguyệt ăn hỏa hồng, bà Đồng Đền ở Phủ Lạng giàu có, bà Đội Chóp tổ sư nghề lấy Tây. “Vạn trẻ con lai vô thừa nhận với số vạn nữa thiếu niên, thiếu nữ lai có Pháp tịch, được hiển đạt, tội ấy và công ấy ở cả bà Đội Chóp mà ra [4, 55]. Oanh liệt nhất là bà Tây Cú, bà Chánh Tý, bà La Oa, bà Duy Kiềng. Rồi bà Đội Tứ, con sư tử đã về già nhưng còn oai phong…Tất cả chỉ là làm đĩ mạt hạng kiếm tiền (“chúng tôi lấy họ là vì tiền”), không cần giữ giá “Thế nào họ cũng lấy, cho bao nhiêu tiền họ cũng không suy bì cao hạ. Rồi chị nọ dèm pha chị kia. Phỗng tay trên nhau, phá giá nhau. Thí dụ ở một nơi này, một người

đang giữ một cái giá cao như thế này, bỗng tự nhiên có một người lạ không biết từ đâu đến nhảy vào giữa mà treo cái bảng đại giảm giá” [4, 82]…

Sự khách quan chân thực ở Lục xì trước hết là ở cách đi lấy tài liệu, để quan sát, phỏng vấn, xác minh cho “công cuộc khảo cứu về nạn mại dâm”. Tác giả nói với bác sĩ Joyeux, quan Chánh Giám đốc nhà Lục xì: “Nạn mại dâm hiện giờ đương là một vấn đề hệ trọng…Lấy tư cách nhà ngôn luận chúng tôi muốn được phép vào nhà Lục xì để viết một thiên phóng sự, ngõ hầu quốc dân của chúng tôi được biết rằng Nhà nước đối phó với nạn hoa liễu ra làm sao” [28, 776]. Giám đốc nhà Lục xì đã tiếp, cung cấp tài liệu cho tác giả hy vọng các nhà báo “không được cố ý nói sai sự thực”. Và vui vẻ tạm biệt: A bientôt, Monsieur Phụng! Rồi cùng với vài ba đồng sự, tác giả vào thăm nhà Lục xì “Cái viện bảo tàng những điều ô uế” [28, 794]: phòng khám bệnh, phòng ngủ rộng có tường ngăn đôi, vì “đêm đêm bọn gái có giấy xưa kia vẫn trèo tường sang đánh đập bọn gái lậu vì lẽ bọn này “buôn bán không có môn bài” và cạnh tranh họ một cách bất chính” [28, 795]. Lớp học trên tường có những bức vẽ những câu cách ngôn khuyên người ta giữ gìn thân thể. Các cô gái ở nhà Lục xì thì: “cô này có một bộ mặt ngơ ngẩn, nhà quê, ngu đần. Ả kia có vẻ tinh quái, biết “đời là gì” lắm. Thị nọ lại có dáng điệu ngông nghênh, du côn nữa, có thể đánh nhau tay đôi với lính Tây đen ở ngõ Hàng Mành…Một cái nhân loại hỗn độn, bất trị, vừa đáng ghê tởm và vừa đáng thương xót. Một cái phần tử mà Dâm thần hoặc nạn đói khát đã đảo lộn các ngôi thứ để xếp vào cùng một hạng” [28, 805]. Trong nhà Lục xì, các cô gái phải học: học…làm đĩ. “Muốn trở nên một gái đĩ tốt, điều cốt yếu là biết vệ sinh” [28, 819]. Và Một ngày khám bệnh: Độ chừng năm chục chiếc xe tay từ thập phương kéo đến? Ngõ Yên Thái, phố Gia Ngư, phố Đào Duy Từ, phố Cửa Đông, Đường Thành, ngõ Nam Ngư, phố An Sát Siêu…độ chừng 80 cô “có những cô ả mặt mũi khô héo với những quần áo tươi tốt.

Lại có những cô mặt mũi sạch sẽ với những cái áo ốm yếu và bẩn thỉu. Có người vấn tóc trần, đeo kiềng vàng lối Huế, hoặc cúp tóc nhuộm đỏ và uốn quăn. Lại có thị vận cả măng tô rất hợp thời trang” [28, 811]. Những cái môi tô son hình quả tim, những cái lông mày chạy sếch, những cái mi mắt quầng đen…“Thảng hoặc trong số tám chục ả ấy cũng có độ vài ba thị là có cái ngây thơ đài các đầy thi vị” [28, 811]…Nhưng đem theo biết bao những bệnh tình ô uế!

Qua phóng sự người đọc như thấy hiện lên trước mắt những cảnh những người thật kinh hoàng và bẩn thỉu. Cái thế giới “cơm thầy cơm cô” được miêu tả đến chân tơ kẽ tóc. Một hàng cơm “khi ta mới bước chân vào thì bổn phận ta là hãy lập tức buồn nôn buồn ọe. Nó là mùi cá mè, mùi thịt trâu, thịt lợn thiu, mùi lòng lợn, lòng bò, mùi me chua, mùi dưa khú…Thôi thì đủ một trăm nghìn thứ mùi khó chịu” [4, 88]. Và phía trong là nơi ngủ: “Chân tôi chưa bao giờ phải dẫm lên trên một lớp bùn quánh và nhớp nháp đến như thế. Đến chỗ mấy cái giường cách nhau mỗi giường một manh cót thì tôi không biết nên đặt lưng vào giường nào, vì giường nào cũng thấy đầy những người là người, nằm ngổn nằm ngang” [4, 89]. Tôi leo lên gian gác, tường thì vàng ệch những khói ám, mặt sàn có mấy cái chiếu, “bọn cơm thầy cơm cô nằm ngổn ngang như lợn cả”. Chính ở trong cái thế giới ấy, tác giả tốc ký lại được cảnh một gia đình khốn nạn giữa hai bố con vì một miếng ăn. Một nhà giàu có mà “ông gọi bà bằng tên những giống vật và bà lấy những chỗ hiểm trong thân thể người đàn bà ra đặt danh từ (nom) và trạng từ (adjective) lại cho cái mặt phúc hậu của ông. Cảnh người nhà quê, chờ đợi người đến thuê mướn ở một góc phố: “Người ta chửi nhau cho vui và bắt chấy cho nhau cắn đỡ đói”. Thật thương tâm: “Nó đã cất tiếng gọi dân quê bỏ những nơi đồng khô cỏ héo đến đây để chết đói một lần thứ hai sau khi bỏ cửa bỏ nhà. Nó đã làm cho một bọn trẻ đực vào nhà hỏa lò và một bọn trẻ

cái làm nghề mại dâm” [4, 95]. Tác giả ghi lại câu chuyện của con sen Đũi: con một lý trưởng, ra tỉnh đi ở, chủ là một me Tây, hết duyên về già làm những chuyện bất nhân đồi bại. Cái Đũi kể lại: “Tôi lúc ấy mới có 13 tuổi đầu mà nó nhét giẻ vào mồm tôi giữ hai chân tôi cho thằng oẳn cứ việc hiếp lấy hiếp để” [4, 105]. Rồi những người nhà quê “ngày một, ngày hai, ăn chực nằm chờ, hoặc dân hàng cơm, hoặc hè nhà hát “để kiếm việc làm, để có người thuê”. “Mười ba người…cũng như con thiêu thân, bay vào đống lửa, cho nên mới bị quáng mắt vì những ánh sáng của Kinh thành” [4, 119]. Những kiếp sống tủi nhục, nhơ bẩn dưới đáy xã hội được nhà văn ghi lại chân thực khách quan qua những cái nhìn, thấy hay qua những câu chuyện kể của bọn “cơm thầy cơm cô”. Tác giả khẳng định: “Một thằng nhỏ không biết thêu dệt như một nhà văn, thì chuyện của một thằng nhỏ kể có thể tin được là đúng chín mươi phần trăm sự thực” [4, 132].

Ngô Tất Tố hoàn toàn nhập cuộc. Ông dẫn dắt trình bày, lý giải những chi tiết và tổ chức ý kiến của các đối tượng đối thoại. Cái tôi tác giả - nhân chứng chủ động khơi lên những vấn đề phỏng vấn, mô tả biện luận. Không bao giờ là người đứng ngoài quan sát, Ngô Tất Tố hỏi chuyện, ghi chép, phân tích cái hiện thực hiện tại u ám nặng nề ở chốn đình trung, ở nông thôn bùn lầy nước đọng một cách chân thực đến tận ngõ ngách của sự việc. Ông đi thuyền nan, len lỏi dưới những rặng tre, cây cối xiêu đổ, quên cả nhọc nhằn thực hiện được “cái ý muốn mục kích cảnh điêu linh cùng khổ của dân lụt” [27, 35]. Ông gặp những người dân mất chỗ ở, không có cái ăn: “Những cái bộ mặt gầy còm, hốc hác ấy như thiếp một màu vàng lợt, làm nổi những cặp mắt trõm lờ đờ đần độn” [27, 36]. Những câu hỏi trực tiếp của tác giả và những câu trả lời của người dân là sự thực khốn cùng, thê thảm. Cái ăn trong những ngày nước ngập của họ: Đất sét trắng “vật đi vật lại như ta nện đầu

Một phần của tài liệu Phóng sự Việt Nam 1930 - 1945 (qua Tam Lang, Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố (Trang 93 - 104)