1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Thanh Hóa cuối thế kỷ XIX

275 1,7K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 275
Dung lượng 2,73 MB

Nội dung

Vài nét về vị trí chiến lược, truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân Thanh Hóa Chương 3: KHỞI NGHĨA HÙNG LĨNH BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP Ở THANH

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ QUÝ THU

PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN THANH HÓA CUỐI THẾ KỶ

XIX (1885 - 1895)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2006

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ QUÝ THU

PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN THANH HÓA CUỐI THẾ KỶ

XIX (1885 - 1895)

Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Khánh

GS.NGND Đinh Xuân Lâm

HÀ NỘI - 2006

Trang 3

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: THANH HÓA TRƯỚC KHI PHONG TRÀO YÊU NƯỚC

CHỐNG THỰC DÂN PHÁP BÙNG NỔ (THÁNG 7-1885)

14

1.1 Vài nét về vị trí chiến lược, truyền thống yêu nước chống

ngoại xâm của nhân dân Thanh Hóa

Chương 3: KHỞI NGHĨA HÙNG LĨNH BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI

CỦA PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP Ở THANH HÓA (1887 - 1895)

Chương 4: ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT VÀ KINH NGHIỆM CỦA

PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP

Ở TỈNH THANH HÓA CUỐI THẾ KỶ XIX

Trang 4

Số hiệu

hình

2.1a Các cứ điểm trong phong trào chống Pháp ở Nông Cống 39

2.3a Cứ điểm phòng ngự Ba Đình và Mã Cao 52

3.1 Sơ đồ hoạt động của nghĩa quân Tống Duy Tân - Cao Điển 89 3.2 Căn cứ Trịnh Vạn của Cầm Bá Thước ở Thường Xuân 113

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thanh Hóa là một tỉnh lớn, có dân số đông, giữ một vị trí quan trọng

cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam

Nhân dân Thanh Hóa có truyền thống yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm Cuối thế kỷ XIX, sau khi thực dân Pháp dùng vũ lực buộc triều đình Huế ký Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883) và Pa-tơ-nốt (6-6-1884), áp đặt nền bảo hộ của chúng lên toàn bộ đất nước ta, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân Thanh Hóa dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu văn thân đã bùng nổ mạnh mẽ, quyết liệt, góp phần cùng nhân dân cả nước ngăn cản quá trình bình định quân

sự và tiến hành khai thác bóc lột trên qui mô lớn của chúng, tô đậm thêm những trang sử hào hùng của nhân dân Việt Nam nói chung, của nhân dân Thanh Hóa nói riêng trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc

Do có vị trí lịch sử đặc biệt quan trọng, cho nên từ lâu nay, phong trào yêu nước chống Pháp ở Thanh Hóa đã được đề cập đến trong rải rác nhiều công trình và thể loại xuất bản phẩm, cả trong các tài liệu nghiên cứu và tài liệu thông sử của các tác giả trong và ngoài nước Những công trình này đã giúp người đọc phần nào hiểu được những nét cơ bản về diễn biến của phong trào Cần Vương ở Thanh Hóa, với những cuộc khởi nghĩa và lãnh tụ tiêu biểu như khởi nghĩa Ba Đình, Hùng Lĩnh và các thủ lĩnh nghĩa quân như Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân, Cầm Bá Thước, Hà Văn Mao hay hoạt động của nghĩa quân Cần Vương ở một số căn cứ, một số khu vực riêng

lẻ miền ven biển, vùng đồng bằng, vùng rừng núi Nhưng nhìn lại, cho tới nay phong trào chống Pháp của nhân dân Thanh Hóa cuối thế kỷ XIX vẫn chưa đề

Trang 6

cập một cách cặn kẽ, chi tiết để có được cái nhìn tổng thể, thấy rõ vị trí và ý nghĩa của nó đối với xứ Thanh nói riêng và cả nước nói chung

Nghiên cứu phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Thanh Hóa cuối thế kỷ XIX là nhằm làm sáng tỏ một cách toàn diện, hệ thống về quá trình hình thành và phát triển các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Thanh Hóa trong khoảng 10 năm (từ 1885-1895) Những hoạt động tiêu biểu của nghĩa quân ở các căn cứ và các cuộc khởi nghĩa; xác định mối quan hệ giữa phong trào của nhân dân Thanh Hóa với phong trào các tỉnh khác Trên

cơ sở đó, đưa ra nhận xét, đánh giá về đặc điểm, tính chất, vị trí, nguyên nhân thất bại, và kinh nghiệm của phong trào Đề xuất giải pháp bảo tồn hiện trạng, tôn tạo các di tích liên quan đến các yếu nhân và các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân Thanh Hóa cuối thế kỷ thứ XIX Kết quả nghiên cứu sẽ làm tài liệu tham khảo, phục vụ công tác giảng dạy và học tập, nghiên cứu cho cán bộ và sinh viên chuyên ngành Lịch sử Việt Nam ở các trường đại học, cao đẳng trong cả nước và cho những ai quan tâm đến vấn đề này Đồng thời, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho các tầng lớp nhân dân nhất là cho thanh thiếu niên ở Thanh Hóa nói riêng, cả

nước nói chung

Vì những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề: "Phong trào yêu nước

chống Pháp của nhân dân Thanh Hóa cuối thế kỷ XIX (1885 - 1895)" làm

đề tài luận án tiến sĩ lịch sử của mình

2 Lịch sử vấn đề

Khi viết về phong trào Cần Vương chống Pháp ở Thanh Hóa cuối thế

kỷ XIX, các tác giả Pháp, trong đó có cả những người đã từng trực tiếp tham chiến, đã thừa nhận phong trào kháng chiến ở Thanh Hóa có vị trí quan trọng, diễn ra trên địa bàn có ý nghĩa chiến lược, có ảnh hưởng đến địa bàn Bắc Bộ

và miền Trung Vào tháng 10-1886, Paul Bert lúc đó là Tổng trú sứ Bắc Kỳ

và Trung Kỳ đã viết: "Tình hình các tỉnh phía Bắc Trung Kỳ, đặc biệt là

Trang 7

Thanh Hóa, đã khiến chúng ta phải lo lắng Tầm quan trọng của khởi nghĩa, cung cách tổ chức của họ, vùng giàu có phong phú, tầm quan trọng chính trị như là quê hương của hoàng tộc, những mối quan hệ các dòng sông lớn chảy qua Lào " [65, tr 59-60] Tổng kết hoạt động quân sự của Pháp ở Đông

Dương, Daufès đã viết: "Trong chiến dịch Thu - Đông 1886 - 1887 cuộc công

hãm Ba Đình là cuộc chiến đấu quan trọng nhất" [65, tr 60]

Các sử gia của triều đình Nguyễn và bọn tay sai đã hằn học khi nhắc đến phong trào yêu nước của nhân dân Thanh Hóa với dụng ý xuyên tạc, bôi nhọ, nhưng trong một chừng mực nào đó cũng phải thừa nhận tầm vóc to lớn của các sự kiện đó Trần Lục (cha Sáu), tên thầy tu phản động được thực dân

Pháp phong chức "Khâm sai tuyên phủ sứ" sau khi kéo quân vào Thanh Hóa

cùng bọn xâm lược đánh dẹp phong trào, trong báo cáo gửi cho quan thầy cũng phải nhận định rằng:

Các huyện như Ngọc Sơn (Tĩnh Gia), Nông Cống, Đông Sơn, Quảng Xương giặc giã tứ tung, đường chạy trận thì hiểm trở, tướng giặc đồn tại làng Thạch Đồng, Ổn Lâm thuộc huyện Nông Cống, giả dân cạo trọc đầu, trắng răng chực toan lấn sang Yên Định, Thọ Xuân, Quảng Hóa quân giặc thế ngày thêm hống hách [65, tr 60]

Sách "Đại Nam thực lục chính biên" bộ quốc sử của triều Nguyễn cũng

phải dành tới 11 lần nói về phong trào chống Pháp ở Thanh Hóa [20, tập 37,

Trang 8

mạnh đến các chi tiết phản ánh hạn chế của phong trào như việc nghĩa quân đốt phá làng đạo, còn các phong trào khác hầu như không được đả đụng tới

Cũng dưới thời Pháp thuộc, chúng ta biết đến một cuốn sách nói về

khởi nghĩa Ba Đình, đó là sách "Ba Đình truyện ký " của Phan Trần Chúc

Tuy nhiên, đấy là cuốn sách đầy rẫy những hư cấu văn học, căn cứ khoa học mỏng manh và phương pháp khảo cứu ít đáng tin cậy

Theo dòng mạch này, một số cuốn sách khi viết lịch sử về giai đoạn cận đại Việt Nam xuất bản ở miền Nam trước ngày giải phóng (1975) có đề cập tới phong trào chống Pháp ở Thanh Hóa, trong bối cảnh phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX Tuy nhiên, do hạn chế về tư liệu, đặc biệt do thiếu những phương pháp nghiên cứu khoa học và bị hạn chế bởi những quan điểm

chính trị chống Cộng, các cuốn sách đó điển hình như: "Việt Nam quân sử" (tập II, Việt sử Tân biên) của Phạm Văn Sơn dù có nhấn mạnh đến phong trào

vũ trang chống Pháp, nhưng lại biện hộ tuyên truyền cho chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ và "gắn liền cuộc chiến đấu chống ngoại xâm của ông cha với cuộc chiến tranh miền Bắc chống cộng sản xâm lược"(?!) Vì vậy, những đóng góp về phương diện khoa học lịch sử của các cuốn sách này hầu như không có

Ngược với quan điểm của bọn thực dân xâm lược và tay sai, sự đánh giá của nhân dân ta đối với những chiến tích oai hùng và tinh thần hy sinh cao

cả của các nghĩa sĩ chống Pháp đã được thể hiện trong các áng văn, thơ mang đậm tính cách dân gian, được lưu truyền qua các thế hệ

Trong sự nghiệp vận động giải phóng dân tộc, các nhà yêu nước như Phan Bội Châu, Nguyễn Thượng Hiền và cả lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cũng

tỏ lòng ngưỡng mộ, khâm phục, ca ngợi các chiến công của ông cha ta trong

sự nghiệp đánh giặc cứu nước, trong đó có sự nghiệp của nghĩa quân Ba Đình

- Hùng Lĩnh, với các tấm gương: Đinh Công Tráng, Tống Duy Tân và luôn

Trang 9

coi đó là sức mạnh truyền thống, cổ vũ các thế hệ tiếp nối và quyết tâm đưa

sự nghiệp cứu nước đến thắng lợi [133]

Chỉ từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 và đặc biệt là từ sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1954), cùng với sự hình thành và phát triển của nền sử học mácxít, truyền thống lịch sử dân tộc ta nói chung, trong đó có phong trào Cần Vương Thanh Hóa, mới thực sự được giới sử học nghiên cứu như một đối tượng của khoa học lịch sử, và nhờ đó đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần từng bước làm sáng tỏ các sự kiện, các nhân vật lịch sử của phong trào lịch sử này

Nhiều trung tâm nghiên cứu và giảng dạy lịch sử ở Trung ương cũng như địa phương, nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu lịch sử đã dành sự quan tâm đối với đề tài nghiên cứu phong trào vũ trang chống Pháp ở Thanh Hóa cuối thế kỷ XIX Những thành tựu nghiên cứu được phản ánh trong các luận văn khoa học, các bài báo, báo cáo khoa học, các công trình thông sử và chuyên khảo, các giáo trình giảng dạy, các sưu tập sử liệu, văn liệu, các báo cáo điền

dã, trong đó có nhiều công trình đã được xuất bản Các công trình tiêu biểu

như: "Dự thảo lịch sử cận đại Việt Nam", "Lịch sử 80 năm chống Pháp" [93] của Trần Huy Liệu; "Chống xâm lăng" [35] của Trần Văn Giàu; bộ giáo trình

"Lịch sử cận đại Việt Nam", 4 tập của tập thể giảng viên trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, tập II "Lịch sử Việt Nam"; "Lịch sử cận đại Việt Nam" [38] [39] của Trần Văn Giàu, Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Sự, Đặng Huy Vận; "Lịch

sử Việt Nam" của Hoàng Văn Lân, Ngô Thị Chính [83]; "Lịch sử Việt Nam"

tập 2 của Nguyễn Khánh Toàn (chủ biên), Nguyễn Công Bình, Văn Tạo,

Phạm Xuân Nam, Bùi Đình Thanh; "Lịch sử Việt Nam 1858 - 1896" Viện Sử

học do Vũ Huy Phúc (chủ biên) cùng Phạm Quang Trung, Nguyễn Ngọc Cơ

[159]; "Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay" [25] Những công trình vừa nêu

đã đề cập đến bối cảnh phong trào kháng chiến chống Pháp dưới danh nghĩa

Trang 10

Cần Vương, khái quát sự hình thành các căn cứ địa, diễn biến trận chiến và một số nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của từng cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta nói chung và nhân dân Thanh Hóa nói riêng

Ngoài ra, còn nhiều luận văn khoa học được đăng tải trên các tạp chí nghiên cứu lịch sử, các tập san, nội san của khoa Sử các trường đại học: Tổng hợp, Sư phạm Hà Nội I; một số tư liệu, một số tác phẩm văn học khai thác các

sự kiện, các nhân vật lịch sử liên quan đến phong trào Cần Vương Thanh Hóa cũng đã được sưu tập, công bố trong các hợp tuyển, hoặc sách tham khảo Thêm

vào đó, các luận văn tốt nghiệp cử nhân Sử học: "Bước đầu tìm hiểu phong trào Cần Vương miền biển Thanh Hóa hồi cuối thế kỷ XIX " của Nguyễn Văn Tường [134], "Tìm hiểu hệ thống căn cứ Mã Cao trong phong trào chống Pháp của nhân dân Thanh Hóa hồi cuối thế kỷ XIX " của Vũ Thế Truyền [135],

"Cao Thắng và vai trò của ông trong cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng" của

Hoàng Việt Phương [122], đã cung cấp một số tư liệu về từng địa phương tỉnh Thanh trong phong trào yêu nước chống Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX

Cần phải nhấn mạnh thêm về những đóng góp rất thiết thực và có giá trị

của một số xuất bản phẩm địa phương, như: " Từ Ba Đình đến Hùng Lĩnh" [74],

"Thành phố Thanh Hóa" [78] "Phong trào yêu nước chống Pháp ở Nông Cống cuối thế kỷ XIX "(1885 - 1895) [117], "Địa chí Nông Cống" [26], "Địa chí Thanh Hóa "[29], "Ba Đình - Nga Sơn " [53], v.v Các công trình này nêu

khái quát sự hình thành phong trào và cuộc chiến đấu bảo vệ các căn cứ địa

diễn ra trên từng địa bàn Riêng cuốn "Từ Ba Đình đến Hùng Lĩnh" đã tập trung

trình bày trực tiếp hơn về quá trình xây dựng căn cứ Ba Đình - Mã Cao, căn

cứ Hùng Lĩnh, về hoạt động chiến đấu, cũng như về ý nghĩa, kinh nghiệm đấu tranh chống Pháp của nhân dân Thanh Hóa

Tháng 12 năm 1986 Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa phối

hợp với Viện Sử học Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học: "Khởi nghĩa Ba Đình

Trang 11

và phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Thanh Hóa cuối thế kỷ XIX

"nhân kỷ niệm 100 năm khởi nghĩa Ba Đình (1886-1996) [65] Tháng 6 năm 1995

Ủy ban nhân dân huyện Thường Xuân phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin

Thanh Hóa tổ chức: "Hội thảo khoa học về danh nhân Cầm Bá Thước" nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của ông (1895-1995) [66] Tháng 12 năm 2002 Huyện

ủy, Ủy ban nhân dân huyện Bá Thước phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin

Thanh Hóa tổ chức: "Hội thảo khoa học danh nhân Hà Văn Mao" [67] Các

cuộc hội thảo này tập trung đánh giá vị trí, vai trò của căn cứ Ba Đình - Mã Cao, Trịnh Vạn, Điền Lư, cũng như những đóng góp của các thủ lĩnh Phạm Bành, Đinh Công Tráng, Cầm Bá Thước, Hà Văn Mao trong việc chỉ huy

nghĩa quân, xây dựng căn cứ chống Pháp ở Thanh Hóa

Chúng tôi rất đồng ý với ý kiến của Đỗ Thị Hảo khi nghiên cứu các cuộc khởi nghĩa và phong trào Cần Vương - Thanh Hóa là phải nhìn nhận trên bình diện chung của cả tỉnh:

Nhìn Thanh Hóa là một hậu phương vững chắc, có thể thấy tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa Ba Đình mà chỉ có những tư liệu khác trong kho tàng văn nghệ dân gian mới minh họa được nhiều nét Ở lĩnh vực này chắc các nhà nghiên cứu folklore lịch sử

sẽ phát hiện được nhiều Còn nhìn vào kho tài liệu Hán Nôm, nếu chỉ bằng sử liệu thì sẽ ít gặp những tài liệu trực tiếp ghi chép như vậy [65, tr 64]

Cũng theo hướng này chúng ta hãy tìm xem giữa Nguyễn Xuân Ôn - Nghệ An và Nguyễn Phương ở Thanh Hóa có quan hệ gì

mà lời thơ của ông nghè Diễn Châu viếng Tú Tĩnh lại đề cao ông này đến như vậy:

Khoa hoạn nhân trung đệ nhất hào Nghĩa thanh chán nhiếp quỷ phương tào

Trang 12

Nghĩa là: Trong đám văn thân đệ nhất ông Bọn giặc nghe danh phải hãi hùng [65, tr 66]

Trên các tạp chí Lịch sử quân sự, Nghiên cứu lịch sử, một số bài đã được

công bố như: "Cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng tiêu biểu cho phong trào văn thân 1885-1896" của Trần Huy Liệu; "Về cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh" [111] của Trịnh Nhu, "Ba Đình làng chiến đấu độc đáo cuối thế kỷ XIX " [7], "Đinh Công Tráng với khởi nghĩa Ba Đình" [6] của Phan Trọng Báu đã phân tích,

đánh giá một số khía cạnh về quá trình xây dựng, chiến đấu bảo vệ căn cứ địa, vai trò của các thủ lĩnh trong từng cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương chống Pháp

Cùng với trong nước, phong trào chống Pháp ở Thanh Hóa cũng được đề cập tới trong các công trình nghiên cứu lịch sử Việt Nam của nhiều tác giả nước

ngoài, trong đó có các sử gia phương Tây như: "Souvenirs de L' Annam et du Tonkin" (Hồi ký Trung Kỳ và Bắc Kỳ) của Masson [168], "L'Indochine: erreurs

et dangers" (Đông Dương: Những sai lầm và hiểm họa) của F.Bemard [161],

"Trois colonnes au Tonkin(1894-1895)" (Ba đạo quân ở Bắc Kỳ) của Galliéni [163], "Histoire militaire de l'Indochine de 1664 à nos jours" (Lịch sử quân sự

xứ Đông Dương từ 1664 đến nay) [165], "Vietnamese Anticolonialism, 1925" (Việt Nam chống chủ nghĩa thực dân (1885-1925) của David G Marr

1885-[173] đã đề cập tới sự hình thành, tác dụng của một số căn cứ địa, sự đối phó vất vả của Pháp Đáng chú ý là luận án tiến sĩ của Charles Fourniau bảo

vệ năm 1983 với công trình: "Les contacts Franco - Vietnammiens en Annam

et au Tonkin de 1885 à 1889" (Những đụng độ Pháp - Việt ở Trung Kỳ và Bắc

Kỳ từ 1886 đến 1889) đã khai thác từ nhiều nguồn lưu trữ tại Pháp Luận án

tiến sĩ sử học của Nina S.ADAMS, năm 1978, Đại học tổng hợp Yale (Hoa Kỳ), đã dành một chương trong năm chương nói về phong trào kháng chiến chống Pháp ở Việt Nam (1885-1895) Dựa trên nhiều tư liệu quý hiếm, tác giả

Trang 13

có nhiều nhận định khá khách quan về cả hai phía Việt - Pháp [89] Tuy vậy, vẫn cần phải kiểm định lại không những về cách đánh giá mà cả về những

tư liệu đã được sử dụng

Gần đây có tác phẩm của ông Yoshiharu Tsuboi - người Nhật Bản, giáo

sư đại học ở Tokyo "Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847 - 1885" [150], đã cho ta "nhiều tư liệu cho đến nay chưa được biết và chưa được

công bố hay đã công bố mà chưa được sử dụng, hoặc sử dụng mà chưa đúng tầm quan trọng" [150, tr 7] Khi viết về phong trào Cần Vương, ông Yoshiharu Tsuboi chỉ nhận xét:

Tuy nhiên, ngay khi vua Hàm Nghi tung ra hịch chiếu kháng chiến vào tháng 7 năm 1885, thì họ (tức nghĩa quân Cần Vương - TG) liền đoàn tụ lại và xuất hiện như một lực lượng quốc gia Tuy nhiên công trình nghiên cứu của phong trào đó có lẽ vượt quá mức giới hạn của tập sách này [150, tr 330-331]

Như vậy, chỉ có nền sử học mácxít của dân tộc đã góp phần to lớn trong việc khôi phục lại bức tranh lịch sử của những sự kiện anh hùng trong quá khứ, đồng thời khẳng định ngày càng rõ tầm vóc cuộc chiến đấu chống Pháp của nhân dân Thanh Hóa nói riêng và phong trào chống Pháp của nhân dân cả nước nói chung Từ 1980 đến 2000 có các công trình liên quan đến phong trào

này được đánh giá cao là "Từ Ba Đình đến Hùng Lĩnh" của tác giả Đinh Xuân Lâm và Trịnh Nhu, xuất bản năm 1995; "Khởi nghĩa Ba Đình và phong trào kháng Pháp của nhân dân Thanh Hóa cuối thế kỷ XIX", kỷ yếu hội thảo khoa học, xuất bản năm 1992 và "Địa chí Thanh Hóa", tập I, xuất bản năm 2000 ,

nhưng đều chưa phải là công trình nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống

về quá trình hình thành, phát triển cũng như lý giải khoa học về sự thất bại của phong trào Mặt khác, tất cả các công trình nêu trên mới chỉ đề cập đến từng cuộc khởi nghĩa hoặc một phong trào riêng lẻ nào đó, mà chưa nêu được một cách tổng thể và toàn diện phong trào yêu nước của nhân dân Thanh Hóa

Trang 14

cuối thế kỷ XIX (1885 - 1895), chưa chỉ rõ đặc điểm, vị trí và mối quan hệ của các phong trào trong tỉnh và các tỉnh khác

Trên cơ sở kế thừa thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước, đồng thời dựa vào nhiều nguồn tư liệu lưu trữ ở Trung ương và địa phương, ở thư viện các trường đại học, ở tỉnh Thanh Hóa và các huyện Nông Cống, Nga Sơn, Thường Xuân, Bá Thước, Yên Định, Vĩnh Lộc ; đặc biệt là tài liệu điền

dã sưu tầm ở địa phương tỉnh Thanh, luận án này đi sâu nghiên cứu một cách

toàn diện và hệ thống về đề tài "Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân

dân Thanh Hóa cuối thế kỷ XIX (1885 - 1895)"

3 Nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Nhiệm vụ

- Luận án tập trung nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về quá trình hình thành và phát triển các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Thanh Hóa trong khoảng 10 năm (từ 1885-1895)

- Những hoạt động tiêu biểu của nghĩa quân ở các căn cứ và các cuộc khởi nghĩa

- Trên cơ sở đó, đưa ra nhận xét, đánh giá về đặc điểm, tính chất, vị trí, nguyên nhân thất bại, và kinh nghiệm của phong trào

- Đề xuất giải pháp bảo tồn hiện trạng, tôn tạo các di tích liên quan đến các yếu nhân và các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của nhân dân Thanh Hóa cuối thế kỷ thứ XIX

3.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng: Chúng tôi chọn Thanh Hóa làm địa bàn nghiên cứu, kể

từ khi ở đây xuất hiện các cuộc nổi dậy chống Pháp theo danh nghĩa Cần Vương đến khi phong trào bị dập tắt (1885-1895)

Trang 15

+ Phạm vi không gian: Luận án chủ yếu nghiên cứu phong trào yêu

nước chống Pháp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vào cuối thế kỷ XIX trong mối quan hệ với phong trào ở các địa phương và cả nước dưới danh nghĩa Cần

Vương, cứu nước

+ Phạm vi thời gian: Phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của

nhân dân Thanh Hóa cuối thế kỷ XIX, thực chất là phong trào Cần Vương, được chia làm các thời kỳ:

- Trong thời kỳ từ năm 1885 đến đầu năm 1887, luận án tập trung trình bày các cuộc nổi dậy mang tính chất tự phát ở các địa phương rồi tiến lên xây dựng căn cứ Ổn Lâm - Kỳ Thượng và căn cứ Ba Đình

- Thời kỳ thứ hai từ đầu năm 1887 đến nửa đầu năm 1895, tập trung phản ánh phong trào đấu tranh của nhân dân Thanh Hóa mà tiêu điểm là cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh và phong trào đấu tranh chống Pháp ở miền Tây Thanh Hóa

4 Nguồn tƣ liệu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã khai thác các nguồn tư liệu sau:

4.1 Nguồn tài liệu thành văn

- Tài liệu lưu trữ ở các cơ quan trung ương và tỉnh Thanh Hóa

- Các bộ sách về địa lý và lịch sử do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn:

+ Đại Nam thực lục chính biên, các tập: 27, 36, 37, 38

+ Đại Nam nhất thống chí, phần ghi về Thanh Hóa

- Các nguồn tư liệu khác mà chúng tôi đã liệt kê ở tài liệu tham khảo

4.2 Nguồn tài liệu điều tra thực địa ở địa phương

Bao gồm các gia phả, bản phân chia điền thổ, các loại bằng sắc, văn

tế, một số sách thơ, văn ca ngợi đất nước, con người xứ Thanh Tài liệu hồi cố,

Trang 16

ảnh các dấu tích có liên quan đến đề tài Trong các nguồn tài liệu trên thì tài liệu

có giá trị nhất là tài liệu thành văn bằng chữ Hán, chữ Pháp đặc biệt là tài liệu điền

4.3 Một số công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về phong trào Cần Vương và phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân ta cuối thế kỷ XIX

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở phương pháp luận của luận án

Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tính chất của phong trào giải phóng dân tộc, về đấu tranh vũ trang và vai trò vị trí của các giai cấp trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Ngoài phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc là chủ yếu, luận án còn sử dụng các phương pháp như: mô tả, thống kê, so sánh, phân tích và chú trọng phương pháp tổng kết từ thực tiễn lịch sử diễn ra phong trào để rút ra những nhận xét khoa học

6 Những đóng góp của luận án

Luận án góp phần làm cho các vấn đề trong phong trào yêu nước

chống thực dân Pháp của nhân dân Thanh Hóa cuối thế kỷ XIX (1885-1895) được hiểu sâu sắc và toàn diện hơn trên các khía cạnh cơ bản:

- Phân chia quá trình phát triển của phong trào yêu nước chống Pháp

ở Thanh Hóa cuối thế kỷ XIX qua hai giai đoạn 1885 -1887, 1887-1895

- Phục dựng lại diễn biến và các hoạt động của các đội nghĩa quân chống Pháp dưới sự chỉ huy của các thủ lĩnh: Nguyễn Ngọc Phương, Phạm Bành, Tống Duy Tân, Cầm Bá Thước, Hà Văn Mao

Trang 17

- Luận án có thêm đóng góp mới, thể hiện ở căn cứ Ổn Lâm - Kỳ Thượng của Nguyễn Ngọc Phương (Nam Thanh Hóa); căn cứ Mã Cao (Yên Định); căn cứ Điền Lư của Hà Văn Mao (Bá Thước); căn cứ Mường Kỷ của

Hà Văn Nho (Bá Thước) về các nhân vật, cấu trúc cứ điểm quân sự cũng như các trận chiến ở đây

- Luận án đã nêu lên một số đặc điểm nổi bật, tính chất, vị trí, mối quan hệ giữa phong trào yêu nước chống Pháp ở Thanh Hóa với các tỉnh, góp phần tổng kết lịch sử phong trào Cần Vương nói riêng, phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX của cả nước nói chung

- Đề xuất một số ý kiến nhằm gìn giữ, tôn tạo các di tích để giáo dục

truyền thống và phục vụ mục đích du lịch lịch sử

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Thanh Hóa trước khi phong trào yêu nước chống thực dân Pháp bùng nổ (tháng 7 - 1885)

Chương 2: Từ căn cứ Ổn Lâm - Kỳ Thượng đến khởi nghĩa Ba Đình (1885-1887)

Chương 3: Khởi nghĩa Hùng Lĩnh - bước phát triển mới của phong trào yêu nước chống Pháp ở Thanh Hóa (1887-1895)

Chương 4: Đặc điểm, tính chất và kinh nghiệm của phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở tỉnh Thanh Hóa cuối thế kỷ XIX

Trang 18

Xét về mặt địa hình, tỉnh Thanh Hóa có đủ ba vùng miền: vùng núi

rộng lớn chiếm ba phần tư diện tích toàn tỉnh, vùng đồng bằng ven biển và vùng biển rộng lớn với 120 km đường biển Địa hình đa dạng phức tạp, ngay giữa đồng bằng cũng có rất nhiều đồi núi kéo dài đến tận biển (dãy núi Tam Điệp)

Trên vùng đất thuộc đồng bằng Thanh Hóa, cư dân người Việt cổ đã hình thành, tồn tại và phát triển Những phát hiện khảo cổ học ở Núi Đọ, Quan Yên, Đa Bút, Con Moong, Hoa Lộc, Đông Sơn đã khẳng định Thanh Hóa là một trong những trung tâm về nguồn gốc hình thành và phát triển của

người Việt Theo "Lịch sử Thanh Hóa", tập 1, con sông Mã được hình thành qua

5 giai đoạn và đến giai đoạn thứ tư, tức là vào giai đoạn Toàn Tân sớm, con sông này mới thực sự là sông miền đồng bằng, rồi sang giai đoạn thứ năm thì châu thổ sông Mã ổn định, có dạng như hiện nay

Thanh Hóa cũng có nhiều con sông lớn như sông Mã, sông Chu, sông Yên, và đều khởi nguồn từ miền rừng núi bao la phía Tây của tỉnh Bên cạnh

đó còn có nhiều hệ thống kênh do thiên tạo và nhân tạo nối liên thông giữa các sông với nhau

Trang 19

Thanh Hóa là một tỉnh giàu có về mặt kinh tế tự nhiên: lên rừng có nhiều sản vật, nguồn thức ăn hết sức phong phú; đồng bằng được bồi đắp bởi các sông lớn phì nhiêu, là nơi cung cấp nguồn lương thực đáng kể Dưới biển

có các loại, loài hải sản phong phú có thể phục vụ tốt đời sống cho con người

Về mặt vị trí, nằm giữa miền Bắc và miền Nam rộng lớn, miền Trung

bị thắt lại, như một chiếc "đòn gánh" gánh hai đầu đất nước Tỉnh Thanh Hóa lại ở vị trí địa đầu của miền Trung, là điểm đầu nút của cán xoong Muốn tiến vào Nam phải vượt qua điểm nút này và khi ra Bắc cũng vậy

Tỉnh Thanh Hóa có miền rừng núi rộng lớn, phía Bắc giáp tỉnh Sơn

La, Hòa Bình; phía Tây giáp Lào Trong chiến tranh, nếu làm chủ được địa bàn rừng núi Thanh Hóa sẽ là bàn đạp tiến xuống đồng bằng, hoặc khi rút lui

có thể sang vùng Hòa Bình, lên Tây Bắc rồi qua Trung Quốc, hoặc sang rừng núi đất Lào ở phía Tây

Như vậy, ở góc độ quân sự, tỉnh Thanh Hóa là một địa bàn lợi hại khi

có chiến tranh hoặc trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, nhất là khi tương quan lực lượng giữa ta và địch chênh lệch

Thực tế lịch sử cho thấy, tỉnh Thanh Hóa có thể vừa là tiền phương vừa là hậu cứ chiến lược quan trọng trong các cuộc chiến tranh, trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc

Kết luận đó có tính lịch sử tất yếu khách quan trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc:

- Trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thế kỷ I (40- 43) bị thất bại, nữ tướng Lê Hoa đã lui về ẩn ở vùng Nga Sơn

- Đô Dương, người làng Giàng, đã lui về quê làm căn cứ chống lại giặc Ngô

Trang 20

- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Triệu năm 248 cũng lấy địa bàn Thanh Hóa làm căn cứ, ở ngay núi Nưa (vùng Triệu Sơn, Nông Cống)

- Dương Đình Nghệ - Ngô Quyền tiến ra Bắc từ Ái Châu

- Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 xứ quân lấy Thanh Hóa làm hậu cứ

- Lê Hoàn chống Tống, bình Chiêm cũng lấy Thanh Hóa làm đất căn bản

- Nhà Lý tiến ra Bắc, lấy Thanh- Nghệ làm đất phên dậu phía Nam

- Nhà Trần rút lui chiến lược về đây và phản công chiến lược cũng từ đây

- Nhà Hồ lui về Thanh Hóa đóng kinh đô ở thành An Tôn

- Khởi nghĩa Lam Sơn lấy rừng núi Thanh Hóa làm nơi tụ nghĩa, nơi phất cờ khởi nghĩa (Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Lang Chánh, Bá Thước )

Thời Trung hưng nhà Lê, Nguyễn Kim lui về Thanh Hóa sang đất Lào lập căn cứ rồi sau đó đánh chiếm Thanh Hóa làm đất căn bản

Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Thanh Hóa là nơi hậu cứ, hậu cần cung cấp và vận chuyển lương thực cho các chiến trường Lào

và Điện Biên Phủ, Thanh Hóa còn là nơi sơ tán các cơ quan trung ương, đồng bào khu Ba

Hai lần chiến tranh phá hoại trên miền Bắc của đế quốc Mỹ, Thanh Hóa được coi là điểm tắc lý tưởng dưới cái nhìn của các nhà quân sự Mỹ và Hàm Rồng là điểm tắc lý tưởng ấy Đế quốc Mỹ đã tập trung đánh phá Hàm Rồng - Nam Ngạn và tỉnh Thanh Hóa hết sức ác liệt nhưng chúng đã thất bại

Như vậy, hầu như trong lịch sử, nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc đều diễn ra hoặc lấy chỗ dựa căn bản trên đất Thanh Hóa,

Thanh Hóa không chỉ là một vùng quần cư lâu đời, một vùng kinh tế, văn hóa phát triển của đất nước mà còn là địa bàn

Trang 21

chiến lược quan trọng, là căn cứ địa vững chắc của nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc từ trước đến nay Trong thời đại phong kiến, người dân Thanh Hóa đã ghi lại những mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước, mở nước và giữ nước của cả dân tộc Việt Nam Thanh Hóa là nơi phát tích của các vương triều Tiền

Lê, Hậu Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn, triều Nguyễn [29, tr 18-19] Đúng như Nguyễn Lộ Trạch (1852-1895), nhà trí thức yêu nước có tư tưởng cải cách đã nhận xét: Thanh Hóa là một vùng đất có đủ ba điều lợi cơ

bản cho việc giữ nước chống giặc: địa hiểm, binh lực và tài lực

1.1.2 Truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân Thanh Hóa

Thanh Hóa là một bộ phận của Tổ quốc Việt Nam Cùng với dân tộc, nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã sát cánh trên con đường đấu tranh giải phóng và xây dựng đất nước, góp phần làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam Một trong những bản sắc ấy là truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm

Thế kỷ I có nữ tướng Lê Hoa cùng nhân dân hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Thế kỷ III (năm 248) nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đứng lên chống giặc Ngô dưới sự lãnh đạo của nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh

Bước sang thế kỷ VI, cục diện chính trị và xã hội Giao Châu thay đổi Cuộc khởi nghĩa của Lý Nam Đế tiến tới thành lập nước Vạn Xuân cho đến khi tướng Lưu Phương của nhà Tùy đem 10 vạn quân sang đánh phá và lật đổ vào tháng Giêng năm 603, tính ra tới 61 năm (542-603) Cuộc nổi dậy của Lý Nam Đế và Lý Phật Tử chỉ quanh quẩn ở vùng châu thổ sông Hồng, không mấy khuấy động tới Châu Ái, Châu Hoan (vùng Thanh - Nghệ) Chỉ về sau, khi Lý Nam Đế chết ở động Khuất Lão (Vĩnh Phúc), Lý Thiên Bảo (anh ruột

Lý Bí) mới kéo 2 vạn quân vào Đức Châu (Hà Tĩnh) giết chết Thứ sử Trần

Trang 22

Văn Giới, kéo quân ra vây Ái Châu (miền Tây Thanh Hóa giáp Lào) và xưng

là Đào Lang Vương, Thanh Hóa lúc này mới bị khuấy động lên chút ít

Sự kiện nổi bật ở Thanh Hóa sau Đào Lang Vương là cuộc nổi dậy của cha con Lê Ngọc: Thái thú Cửu Chân là Lê Ngọc cùng các con trai, con gái chia binh, đánh thành chống cự lại nhà Đường ở Cửu Chân, mãi sau mới

bị quân Đường đánh bại

Dưới triều đại nhà Đường, các cuộc nổi dậy giành độc lập trong quận Giao Chỉ nổi lên liên tiếp như cuộc khởi nghĩa của Lý Tự Tiên, Đinh Kiến (687), của Mai Thúc Loan (722), của Phùng Hưng (766 - 792), của Dương Thanh (819 - 920) và họ Khúc đã dựng được nền tự chủ cho đất nước sau gần một nghìn năm Bắc thuộc Trong thời gian này, miền Cửu Chân tương đối yên tĩnh, các đô thị cổ tương đối phát triển, giao lưu buôn bán với người Hoa, các hương, các xã được củng cố

Vào năm 622, nhà Đường lập ra Giao Châu đô hộ phủ, sau đổi thành

An Nam đô hộ phủ (năm 679), chia nước ta thành 12 châu và 59 huyện

Vào thế kỷ X, nhà Hán cát cứ vùng Quảng Châu (Trung Quốc) trở nên cường thịnh và có xu hướng bành trướng Năm 930 quân Nam Hán chia hai đường thủy, bộ tấn công xâm lược nước ta Tháng 10 - 930, bọn giặc tấn công vào thành Đại La, bắt sống Khúc Thừa Mỹ đem về Quảng Châu Thừa thắng, bọn địch thả quân đi cướp bóc các nơi, tiến vào Châu Ái (Thanh Hóa), Châu Hoan (Nghệ An), vượt dải Hoành Sơn, tấn công nước Chăm Pa, cướp vét nhiều báu vật, rồi rút về, chứ không chiếm nổi đất đai và chinh phục được cư dân phía Nam Lúc này, từ đèo Ba Dội (Tam Điệp) trở vào Nam, tại các châu

Ái, Hoan, các hào trưởng địa phương và tướng tá cũ của họ Khúc vẫn giữ được quyền kiểm soát đất đai và nhân dân

- Dương Đình Nghệ - người làng Giàng (Thiệu Dương), một hào trưởng nổi tiếng, cũng là tướng cũ của họ Khúc đã tập hợp lực lượng tấn công thành

Trang 23

Đại La, đập tan bộ máy chỉ huy quân sự và chính trị của Nam Hán tại đây và

tự xưng là Tiết Độ sứ Sự nghiệp đang hưng thịnh, ông bị Kiều Công Tiễn mưu sát Ngô Quyền - con rể Dương Đình Nghệ - đã đem quân bản bộ từ Ái Châu ra Bắc giết Kiều Công Tiễn, đập tan ý chí xâm lược của quân Nam Hán trên Bạch Đằng Giang năm 938, xưng nền tự chủ, chấm dứt nghìn năm Bắc thuộc

- Triều đại Lý kéo dài 216 năm, so với nhà Đinh 13 năm và nhà Tiền

Lê 29 năm, là một triều đại khá dài trên đất nước ta Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long và đặt Thanh Hóa là "Trại", để phân biệt với đất Thăng Long là

"Kinh" (1010), đổi 10 đạo làm 24 bộ, Châu Hoan, Châu Ái làm "Trại" Suốt thời kỳ nhà Lý, Thanh Hóa nổi lên nhân vật Lê Phụng Hiểu, người Hoằng Hóa, đã có công lớn trong việc dẹp loạn tam vương đầu triều Lý (1028) ổn định vương triều Lý

- Tiền Lê:

Sau khi Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị Đỗ Thích giết hại, trước sự

đe dọa xâm lược của nhà Tống, Lê Hoàn được tiến phong ngôi vị, có sự hậu thuẫn của binh lính và tướng sĩ Ông đã tiến hành kháng Tống bình Chiêm thắng lợi, giữ vững nền độc lập dân tộc

- Nhà Trần coi trọng và sớm thấy vị trí chiến lược quan trọng của xứ Thanh Nhân dân Thanh Hóa dưới sự lãnh đạo của các tướng lĩnh nhà Trần đã chiến đấu dũng cảm đánh tan quân Toa Đô từ Nghệ An đánh ra

Trang 24

Sau đó hai vua nhà Trần đã rút lui chiến lược vào Thanh Hóa (vào ngày 7 tháng 4 năm 1285) từ đạo Hải Đông, chọn Thanh Hóa làm nơi xuất phát cho cuộc phản công chiến lược cùng 10 vạn quân đang đóng ở Thanh - Nghệ giành thắng lợi trọn vẹn

Vai trò của nhân dân Thanh Hóa hết sức to lớn thể hiện trong câu nói của nhà Trần: "Hoan Ái do tồn thập vạn binh" Ngoài lực lượng toàn dân, có những đóng góp rất to lớn của các tướng lĩnh xứ Thanh (Chu Nguyên Lương - Nam Ngạn, Phạm Sỹ, Trịnh Minh - Nga Thiện, Nga Sơn ) mà tiêu biểu là Trần Bình Trọng với câu nói bất hủ: "Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc", khẳng định tinh thần quật khởi của dân tộc Việt Nam chống xâm lược

- Nhà Hồ thất bại nhanh chóng bởi sự "chính trị phiền hà" - không được lòng dân Quân Minh xâm lược giày xéo đất nước ta, tiến hành một chính sách đồng hóa nham hiểm, với mục đích thủ tiêu nền văn hóa Đại Việt, biến đất nước ta thành quận huyện của nhà Minh Có ý kiến cho rằng, 10 năm dưới triều nhà Minh, với sự hà khắc nghiệt ngã trong chính sách cai trị ấy còn hơn cả nghìn

năm Bắc thuộc, bằng chứng như trong Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi đã từng ghi:

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ

hay:

Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội

Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa hết mùi

Trong bối cảnh ấy, người hào trưởng Lam Sơn - Lê Lợi qua nhiều năm chuẩn bị, thu hút nhân tài, quy tụ nhân dân cả nước, trước hết là những người tuấn kiệt tổ chức hội thề Lũng Nhai (1416) và chính thức phất cờ khởi nghĩa (1418), lấy địa bàn rừng núi xứ Thanh làm căn cứ Mười năm gian khổ, nhân dân Thanh Hóa cùng nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi đã

Trang 25

giành được toàn thắng, chấm dứt thảm họa diệt vong cho dân tộc Việt Nam, xây dựng nên một triều đại vững mạnh, đất nước bình yên trên 400 năm

- Vương triều Nguyễn:

Nguyễn Ánh quê Gia Miêu Ngoại Trang, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập nên vương triều Nguyễn, sau khi đánh bại nhà Tây Sơn Năm 1802 ông chính thức lên ngôi hiệu là Gia Long, lấy Huế làm Kinh đô

Sau 56 năm (1802-1858) đất nước không có quân xâm lược dưới vương triều Nguyễn Tháng 9 năm 1858 thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, bắt đầu tiến hành cuộc xâm lược Việt Nam

Triều đình nhà Nguyễn bất lực trước kẻ xâm lược hùng mạnh, dần từng bước ký kết những hiệp ước nhượng bộ thực dân Pháp: Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), Giáp Tuất (1874) và với Hắc-măng (1883), Pa-tơ-nốt (1884), nhà Nguyễn chính thức đầu hàng quân xâm lược

Tuy nhiên, trước diễn biến tình hình, trong vương triều Nguyễn đã nảy sinh hai xu hướng: một chủ chiến, một chủ hòa Đại diện cho phe chủ hòa là những quan lại hèn nhát bán nước cầu vinh và đại diện cho phe chủ chiến là Phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết Đêm ngày 4rạng ngày 5 tháng 7 năm 1885, phái chủ chiến tổ chức tấn cống tòa Khâm Sứ và đồn Mang Cá mở đầu phong trào hưởng ứng chiếu Cần Vương đứng lên trực tiếp chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược

Điểm lại những sự kiện lịch sử căn bản diễn ra trên địa bàn Thanh Hóa cho phép chúng tôi rút ra những nhận xét sau:

- Những sự kiện lịch sử lớn của dân tộc trước phong trào yêu nước chống thực dân Pháp đều diễn ra trên đất Thanh Hóa

- Thanh Hóa là nguồn gốc, là nơi phát tích của những vương triều có thời gian tồn tại lâu dài và có vị trí quan trọng trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam

Trang 26

- Nhân dân Thanh Hóa đã có sự đóng góp hết sức to lớn và quan trọng trong tiến trình lịch sử của nước nhà

1.2 TÌNH HÌNH TỈNH THANH HÓA TRƯỚC KHI PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG BÙNG NỔ (7-1885)

1.2.1 Về chính trị

Dưới thời Nguyễn, Thanh Hóa gồm 5 phủ là Hà Trung, Thiệu Hóa, Quảng Hóa, Thọ Xuân và Tĩnh Gia, trong đó bao gồm 16 huyện là Tống Sơn, Nga Sơn, Hậu lộc, Hoằng Hóa, Mỹ Hóa, Thụy Nguyên, Đông Sơn, Yên Định, Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Quảng Lê, Cẩm Thủy, Lôi Dương, Ngọc Sơn, Nông Cống, Quảng Xương và 3 châu là Quan Hóa, Thường Xuân, Lang Chánh

Ngoài ra, vào năm Minh Mệnh thứ 8 (1827), nhà Nguyễn lại đặt thêm một phủ ky mi ở Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa gọi là phủ Trấn Man lãnh 3 huyện

ky mi là Trịnh Cố, Man Duy và Sầm Nưa

Tỉnh lỵ Thanh Hóa trước đây đặt ở thôn Dương Xá, sau dời về thôn Hạc (Đông Sơn) Trong thời gian đầu, tỉnh lỵ còn thu hẹp, chỉ có thôn Thọ Hạc làm trung tâm, sau mới sát nhập thêm hai thôn Phú Cốc và Mật Sơn; tất

cả chia thành hai giáp Đông Phố (có 10 ấp) và Nam Phố (có 7 ấp) Cho đến cuối thế kỷ XIX, tỉnh lỵ Thanh Hóa nằm trên địa bàn của các làng: Thọ Hạc, Đông Phố, Nam Phố (Tổng Thọ Hạc), Đức Thọ Vạn, Cốc Hạ, Cẩm Bào Nội, Phú Cốc (Tổng Bố Đức)

Vì là một tỉnh lớn ở Bắc Trung Kỳ, địa thế quan trọng và dân số lớn (hơn một triệu người) cho nên dưới thời Nguyễn, viên quan Tổng đốc Thanh Hóa thường được lựa chọn trong dòng họ Tôn Thất hoặc là một viên đại thần trong triều đình có uy tín, danh vọng Tổng đốc nắm quyền cai trị cả về dân

sự lẫn quân sự, tất cả quan lại binh lính người Việt trong tỉnh đều đặt dưới quyền chỉ huy của tổng đốc Tổng đốc có quyền bổ nhiệm, thuyên chuyển, quyết định các vấn đề nhân sự v.v

Trang 27

Dưới Tổng đốc có các viên quan Bố chánh, Án sát, Đề đốc (hoặc Lãnh binh), mỗi người phụ trách một công việc Bố chánh phụ trách quản lý hộ khẩu, ruộng đất, thuế khóa, xây dựng, bảo tồn, tu tạo thành quách, đường sá, cầu cống, v.v Giúp việc cho Bố chánh có các thông phán, thư lại v.v ; Án sát chuyên trách công việc xét xử hình án, trong đó có việc xét duyệt các hình

án do các phủ, huyện, châu trong tỉnh xét xử hoặc đệ trình lên Trước khi Án sát đệ trình các bản án lên triều đình, phải đệ trình lên Tổng đốc xem xét, quyết định Dưới quyền Án sát có viên kinh lịch và các thư lại giúp việc Đề đốc (hoặc Lãnh binh) phụ trách công việc quân sự trong tỉnh, chỉ huy lực lượng quân sự và duy trì trật tự an ninh ở địa phương

Đó là tổ chức bộ máy chính quyền Nam triều ở Thanh Hóa và các tỉnh thời phong kiến Nhưng từ tháng 11 năm 1885 trở đi, bên cạnh bộ máy quan lại Việt Nam còn có bộ máy chính quyền thực dân bao trùm lên và đây mới là chính quyền nắm quyền cai trị thật sự

Khi thực dân Pháp đã đặt được nền thống trị của chúng trên toàn bộ đất nước ta nói chung, Thanh Hóa nói riêng thì một hệ thống chính quyền đô hộ được thành lập Dưới Toàn quyền Đông Dương là các chức Thống sứ, Khâm

sứ, Thống đốc ở ba xứ Bắc, Trung, Nam đến công sứ, phó sứ, cùng các nha,

sở chuyên môn từ trung ương đến các tỉnh

Từ 1886, Paul Bert làm Tổng trú sứ Trung Kỳ và Bắc Kỳ (mở đầu cho chế độ văn quan thay thế cho chế độ võ quan trước đó), nắm quyền hành về dân sự, quân sự, chủ trì mọi quan hệ đối ngoại của Nam triều Đứng đầu Bắc

Kỳ là viên Thống sứ, đứng đầu xứ Trung Kỳ là viên Khâm sứ Tiếp đến công

sứ và phó sứ người Pháp ở các tỉnh Trung Kỳ là những người thay mặt cho Khâm sứ Trung Kỳ để nắm và chỉ đạo mọi hoạt động từ cấp tỉnh trở xuống

Trang 28

Bộ máy cai trị cấp tỉnh ở Thanh Hóa thời Pháp thuộc bao gồm hệ thống của triều đình nhà Nguyễn: Tổng đốc, Bố chánh, Án sát, Lãnh binh và của "Nhà nước bảo hộ" Pháp gồm công sứ, giám đốc các sở chuyên môn

Dưới chính quyền cấp tỉnh là chính quyền cấp phủ, huyện, châu Ở các phủ, huyện có các viên tri phủ, tri huyện người Việt nắm quyền cai trị Họ vừa làm nhiệm vụ cai trị vừa làm nhiệm vụ xét xử hình án, thu thuế đinh, điền, bắt phu phen tạp dịch, gìn giữ trật tự an ninh trong hạt Giúp việc cho các viên tri phủ, tri huyện là một số công chức như đề lại, thông lại Ngoài ra còn có một số lính lệ, do viên lệ mục chỉ huy được các quan sai phái đi xuống các làng xã "thi hành công vụ" Cấp bậc của tri phủ lớn hơn cấp bậc của tri huyện ở các huyện đồng bằng; còn ở vùng thượng du có các châu nên viên quan cai trị ở đây gọi là tri châu Bộ máy chính quyền ở cấp "cơ sở" là tổng, làng

Ở cấp tổng, có "cai tổng" hoặc phó tổng cai quản, có nhiệm vụ truyền đạt và đôn đốc chính quyền cấp xã thực thi những nhiệm vụ mà chính quyền cấp phủ, cấp huyện, cấp tỉnh giao cho phải thi hành

Ở cấp làng, "cấp chính quyền cơ sở" với các chức danh lý trưởng, phó

lý, hương bạ, hương kiểm, hương bản, hương mục và hương dịch làm nhiệm

vụ thay mặt chính quyền các cấp phủ, huyện, tỉnh cai trị địa phương Ngoài

ra, còn có hội đồng kỳ mục, không trực tiếp điều hành, tồn tại như một hội đồng tư vấn Nhưng thực tế hội đồng kỳ mục quyết định, còn lý trưởng, phó

lý, và "ngũ hương" (là hương bạ, hương bản, hương kiểm, hương mục và hương dịch) phải thực hiện Hội đồng kỳ mục có nhiệm vụ góp ý kiến với chính quyền về các công việc có tính chất kinh tế, xã hội

Tỉnh lỵ Thanh Hóa có Đốc lý (công sứ tỉnh kiêm nhiệm) phụ trách và một ủy ban thành phố làm nhiệm vụ tư vấn do Đốc lý làm chủ tịch

Trang 29

Cho đến trước Cách mạng Tháng Tám (1945), các đơn vị hành chính

ở Thanh Hóa và bộ máy cai trị từ tỉnh đến xã về cơ bản không thay đổi

Như vậy, đến trước tháng 11-1885, trên thực tế thực dân Pháp chưa chiếm được Thanh Hóa, ở thời kỳ này vẫn do chính quyền Nam triều cai trị,

đó là điểm khác biệt giữa Thanh Hóa và các tỉnh lân cận như Nghệ An, Ninh

Bình Từ tháng 11-1885 thực dân Pháp tiến công vào Thanh Hóa gặp ngay sự

phản kháng quyết liệt của nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh

1.2.2 Về quân sự

Theo hệ thống tổ chức quân đội thời Nguyễn thì cấp tỉnh có tên gọi là

cơ Mỗi cơ có 10 đội, chia thành 5 thập và 10 ngũ

Lãnh binh cai quản bộ binh và tượng binh; thủy sư lãnh binh trông nom thủy binh Đứng đầu cơ có chánh phó quản cơ, đứng đầu đội là cai đội, suất đội

Theo qui định của triều đình, tượng binh được chia thành đội, mỗi đội

có 40 thớt Theo quy định của triều đình, Thanh Hóa được quản 15 thớt Tượng binh các địa phương được chỉ huy độc lập, còn bộ binh và thủy binh do nhà nước thống nhất quản lý Có quân đội thường trực ở Trung ương và địa phương

Có cấm binh và thân binh ở trung ương, còn địa phương ngoài quân thường trực có biên binh, giãn binh và lính thú

Nhìn chung, quân đội thời Nguyễn tổ chức chặt chẽ, trang bị vũ khí hiện đại hơn nhiều so với các thời đại trước đó

Ở tỉnh, phủ, huyện và những nơi xung yếu được xây thành đắp lũy, biến lỵ sở của cơ quan hành chính thành pháo đài phòng thủ kiên cố Ở những nơi lị sở bình thường cũng được đắp bằng đất hoặc rào bằng lũy tre gai

Thanh Hóa trước phong trào Cần Vương có một hệ thống thành bảo

vệ đồn sở đáng lưu ý sau đây:

Trang 30

Bảo Biện Sơn: Ở cách huyện Ngọc Sơn 25 dặm về phía Đông Nam, ngoài Cửa Bạng, chu vi 58 trượng 8 thước 8 tấc, cao 8 thước 2 tấc, có một kỳ đài, 1 nhà quân, 12 khẩu đại bác, 1 kho thuốc súng, đặt từ thời Gia Long

Bảo Thổ Sơn: Ở địa phận thôn Cư Nhân, xã Vân Trai, huyện Ngọc Sơn Thành xây bằng gạch, chu vi 252 trượng, cao 9 thước 2 tấc, hào rộng hai trượng, nguyên trước ở Thổ Sơn xã Văn Liễn, năm Minh Mạng thứ 3 (1822) dời đến chỗ mới vẫn theo tên cũ Năm Minh Mạng thứ 4 (1823) đổi thành phủ Tĩnh Gia, xây 3 cửa, năm thứ 8 xây kỳ đài, đặt 8 khẩu đại bác, hào rộng 2 trượng, sâu 5 thước, năm thứ 13 xây cao thêm 1 thước 7 tấc, cổng cao 10 thước 9 tấc Từ khi xây thành trở đi khí lam chướng rất nặng, phủ nha đóng ở đây không lợi, phải đóng ở ngoài thành, năm Tự Đức thứ 3 (1849) dời phủ lỵ đến Liên Xá, lại dùng chỗ này làm bảo, có biền binh đóng giữ

Lị sở phủ Tĩnh Gia: Trước ở xã Hải Châu (huyện Ngọc Sơn), năm Minh Mạng thứ 4 (1823) dời đến thành Thổ Sơn, thành đắp bằng đất, năm Tự Đức thứ 3 (1849) dời đến Liên Xá, thành cũ để làm đồn đóng binh

Thành tỉnh: Chu vi 630 trượng (mỗi trượng 4 m), cao 1 trượng, mở 4 cửa, hào rộng 8 trượng 8 thước, thuộc địa phận xã Thọ Hạc, trước thành đắp

bằng đất, năm Minh Mạng thứ 9 (1828) xây gạch và đá [29, tr 704] Sách Đại Nam thực lục chính biên cho biết "xây thành trấn Thanh Hóa, lấy 1.200 lính ở

trấn và 2.500 lính ở Nghệ An do trấn thủ Ngô Văn Vĩnh trông coi, vài tháng xây xong được thưởng" [20, tập 11, tr 11]

Pháo đài Tĩnh Hải: Ở phía Tây Biện Sơn, chu vi 11 trượng 8 tấc, cao

5 thước 5 tấc, có một kỳ đài, 1 nhà quân, 4 khẩu đại bác, xây dựng từ năm Minh Mạng thứ 9 (1828)

Bảo Trấn Nam: Ở địa phận huyện Tống Sơn, lũy bằng đất chu vi 80 trượng, cao 5 thước 5 tấc, đắp từ năm Minh Mạng thứ 14 (1833)

Trang 31

Thành Triệu Tường: Chu vi 182 trượng, mở 3 cửa, hào rộng 2 trượng

ở Quý hương huyện Tống Sơn (Hà Trung ngày nay) xây vào năm Minh Mạng thứ 16 (1835)

Pháo đài Vân Tụ: Ở phía Tây thành Triệu Tường thuộc huyện Tống Sơn, chu vi 13 trượng 8 thước, cao 5 thước 5 tấc, có 4 khẩu đại bác, xây từ năm Minh Mạng thứ 17 (1836)

Bảo Ninh Lương: Ở xã Mỹ Chánh, châu Lang Chánh, đắp 1 bảo lớn năm Minh Mạng thứ 18 (1837), đặt quân phòng thủ, sau đổi thành châu lỵ

Bảo Tùng Hóa: Ở xã Hồi Xuân, châu Quan Hóa:

Chỗ này thượng lưu có ba con sông: sông Mã từ động Lung Linh chảy xuống, sông Lũng từ động Sơn Trà chảy xuống, sông Lò

từ động Tam Lô chảy xuống hợp lưu từ ở sông Hồi Xuân Chỗ này rộng thoáng, trước kia lỵ sở châu Quan Hóa đóng ở đây, bị giặc tàn phá, năm Minh Mạng thứ 18 (1837) quan quân kinh lí đến đấy đắp một bảo lớn, gọi là động Tùng Hóa, phái binh đóng giữ [29, tr 705]

Bảo Sơn Châu: Ở địa phận thôn Sơn Châu, huyện Ngọc Sơn, giáp địa phận thôn Vĩnh Lộc, tỉnh Nghệ An, đặt năm Thiệu Trị thứ nhất (1841)

Như vậy tỉnh lị, quý hương (làng quê nhà Nguyễn), ngoài biển, ven biển, thượng du gần biên giới đều được xây thành đắp lũy bảo vệ, đề phòng bên ngoài tấn công vào địa phận tỉnh Thanh

Các thành, đồn bảo vệ đều trang bị vũ khí và phái binh lính coi giữ Lính

bộ binh được phiên trong vệ Hùng Võ thuộc doanh Hổ Uy, mỗi vệ khoảng 500 quân

Như trên đã nói, bộ binh, thủy binh là do trung ương quản lý, do đó việc trang bị vũ khí loại nào cho thành trì và tàu thuyền là do nhà nước qui định Chẳng hạn, năm Minh Mạng thứ 16 (1835): chuẩn định chia đặt các cỗ

Trang 32

súng đại bác ở các thành, phủ huyện Tỉnh Thanh Hóa: 14 cỗ hồng y cương pháo, 6 cỗ phách sơn cương pháo; 16 cỗ quá sơn đồng pháo còn, phủ thành Tĩnh Gia chỉ có phách sơn cương pháo và quá sơn đồng pháo mỗi thứ 4 cỗ

Từ cách bố phòng trên ta thấy, Thanh Hóa chỉ được trang bị cho bộ binh ở hai nơi tỉnh lị và Tĩnh Gia có 44 cỗ pháo Còn thủy binh thì tiếc rằng chưa tìm được tài liệu để biết được trang bị vũ khí cho tàu thuyền của Thanh Hóa thế nào Chỉ biết rằng "đồn thủy binh tỉnh Thanh Hóa đóng ở trên dòng sông Mã, khoảng phía dưới Hàm Rồng một chút Quân được phiên chế thành

2 cơ hữu thủy và tả thủy, khoảng 500 người mỗi cơ" [20, tập 20, tr 140]

"Với chỉ tiêu 7 suất đinh bắt một suất lính đặt ra từ Gia Long thứ nhất thì Thanh Hóa vào năm Gia Long thứ 18 (1819) có 5.755 lính, năm Minh Mạng thứ 10 (1829) Thanh Hóa có hơn 6.400 và thời Tự Đức khoảng 7 300 người" [29, tr 705], không rõ số binh lính này phân bố như thế nào trong các loại quân chính quy do triều đình quản lý và quân địa phương (biền binh) do tỉnh quản lý?

Tuy đất nước trong hoàn cảnh hòa bình (trước 1858), nhưng về hoạt động quân sự, nhà Nguyễn vẫn một mặt có ý thức cao, cảnh giác với những

âm mưu xâm lược của bên ngoài; mặt khác, cũng thẳng tay đàn áp những cuộc nổi dậy từ bên trong, tiễu trừ giặc biển cướp phá

Riêng cách phiên chế đội ngũ, tổ chức bố phòng và phân bố các thành trì đồn bảo, ta thấy lực lượng quân sự của Thanh Hóa khá mạnh Vì thế, thực dân Pháp khi xâm lược nước ta, do những hoạt động tình báo, chúng đã thấy điều đó, cho nên khi tiếng súng Cần Vương bùng nổ, Pháp chiếm hai tỉnh liền

kề Ninh Bình và Nghệ An, sau đó tháng 11-1885 mới tấn công Thanh Hóa, nhằm dập tắt phong trào yêu nước của nhân dân, đặt ách đô hộ của Pháp tại đây Trong thực tế, kể từ 1858 đến 1895, Thanh Hóa luôn là chiến trường nóng bỏng, sự đối đầu giữa hai phía Pháp - Việt

Trang 33

1.2.3 Sự chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức của các lãnh tụ yêu nước chống Pháp ở Thanh Hóa

Các Hiệp ước năm Quý Mùi (25-8-1883), rồi năm Giáp Thân (6-6-1884) được ký kết giữa triều đình Huế với thực dân Pháp đã đánh dấu sự đầu hàng của toàn bộ giai cấp phong kiến Việt Nam trước sự tấn công hung bạo của tư bản Pháp, đồng thời cũng xác lập quyền đô hộ lâu dài của chúng trên toàn bộ đất nước ta Trước và sau đó, quân đội viễn chinh Pháp đã giày xéo lên hầu khắp các vùng của đất nước từ trong Nam ra đến ngoài Bắc, kể cả hai tỉnh liền

kề Thanh Hóa là Ninh Bình (ở phía Bắc) và Nghệ An (ở phía Nam), nhưng Pháp vẫn chưa tới Thanh Hóa Tại sao giặc Pháp lại không chiếm ngay tỉnh Thanh Hóa vốn đất rộng, người đông, lại nằm ngay trên trục đường giao thông Bắc - Nam rất thuận lợi cho việc hành quân của chúng? Phải chăng chúng ngần ngại đưa quân vào một địa phương có đông đảo văn nhân, sĩ phu yêu nước, một lực lượng mà chúng biết trước sẽ là đối thủ quyết liệt của chúng, địa phương đó lại là đất khởi nghiệp của triều Nguyễn với ông vua trẻ Hàm Nghi

- linh hồn của phong trào chống Pháp trong cả nước và được Tôn Thất Thuyết vốn có nhiều quan hệ mật thiết với những người yêu nước tỉnh Thanh Hóa hết lòng phụ tá? Các lý do trên đều đúng, nhưng quan trọng hơn cả là vì thông qua các hoạt động điều tra bí mật lâu dài của Pháp, chúng biết Thanh Hóa đã có

sự chuẩn bị chu đáo cho cuộc kháng chiến chống Pháp Chính vua Hàm Nghi cùng Tôn Thất Thuyết đã đặt nhiều kỳ vọng vào Thanh Hóa, được thể hiện trong chiếu Cần Vương lần thứ hai ban hành ngày 19-9-1885 tại sơn phòng Phú Gia,

Ấu Sơn (Hương Khê, Hà Tĩnh) Hàm Nghi đã chỉ thị cho quan lại, binh sĩ và dân

chúng Thanh Hóa: "Khi nào trừ khử được chúng (chỉ giặc Pháp - TG) thì đến

gặp Trẫm Trẫm sẽ đóng đô tại tỉnh Thanh Hóa Đây là một địa điểm quý" [74, tr 12]

Trang 34

Thực vậy, nhân dân Thanh Hóa với truyền thống yêu nước mạnh mẽ

và ý thức cảnh giác cao đã chuẩn bị lực lượng chiến đấu từ rất sớm trước khi quân Pháp kéo tới thể hiện ở các sự kiện:

Từ năm 1879, Tôn Thất Thuyết khi về dưỡng bệnh tại tỉnh lỵ Thanh Hóa đã bắt liên lạc với những người tâm huyết trong tỉnh và đã có kế hoạch xây dựng cơ sở kháng chiến ở tỉnh này

Tiến sĩ Tống Duy Tân (Nghè Bồng) đã được Tôn Thất Thuyết đặc cách bổ dụng chức Đốc học Thanh Hóa, rồi Chánh sứ sơn phòng ở Quảng Hóa để lo liệu việc tuyển mộ quân lính, tích trữ lương thực, chuẩn bị chống Pháp Tôn Thất Thuyết còn phái Đề đốc Trần Xuân Soạn là một tướng lĩnh xuất sắc và thân cận dưới quyền, quê làng Thọ Hạc là nơi sở tại tỉnh lỵ đóng,

về trực tiếp chỉ đạo phong trào Cần Vương trong toàn tỉnh Chính trong thời gian này, Tôn Thất Thuyết đã có cơ hội tiếp xúc với Cầm Bá Thước, một thủ lĩnh của đồng bào Thái trên núi rừng Thường Xuân của miền Tây Thanh Hóa,

và giữa hai người có sự tâm đầu ý hợp với nhau trong nhiệm vụ cứu nước

Tôn Thất Hàm (em Tôn Thất Thuyết) đang là tri phủ Nông Cống, khi

có chiếu Cần Vương liền từ bỏ chức quan trở về sơn phòng Quảng Trị bắt liên lạc với triều đình kháng chiến và sau đó được cử ra đánh giặc ở Nông Cống

Sau cuộc tập kích thành Thanh Hóa, tháng 3 năm 1886 (ngày 4 tháng 5 năm Bính Tuất), nghĩa quân họp tại Bồng Trung (theo Dương Đình Lập, Phan Huy Thiệp, thì cuộc họp Bồng Trung (Vĩnh Lộc) chưa chọn căn cứ kháng chiến

Ba Đình, mà đây chỉ là một cuộc hội quân ; còn cuộc họp tại chùa Trang Các, huyện Hà Trung mới bàn phương sách đẩy mạnh phong trào chống Pháp trong toàn tỉnh lên một bước mới [65, tr 40]), dưới sự chỉ đạo của Tôn Thất Thuyết, nhằm thống nhất kế hoạch, mở rộng địa bàn hoạt động, phối hợp chiến đấu trong toàn tỉnh Tại hội nghị này, những người lãnh đạo phong trào đã thống nhất ý kiến phải nhanh chóng xây dựng Thanh Hóa thành một căn cứ vững chắc cho phong trào chung của toàn quốc Căn cứ Ba Đình (Nga Sơn) được hội nghị quyết

Trang 35

định giao cho Phạm Bành, Hoàng Bật Đạt, Đinh Công Tráng đứng ra xây dựng nhằm bảo vệ "cửa ngõ" miền Trung và làm bàn đạp tỏa rộng ra đánh địch ở đồng bằng

Trần Xuân Soạn và Hà Văn Mao cũng được cử phụ trách chỉ đạo xây dựng đồn Mã Cao (Yên Định) hỗ trợ Ba Đình, thiết lập một hành lang nối liền hoạt động của nghĩa quân suốt từ vùng ven biển lên tận miền núi Thanh Hóa Có thể nói, trước bùng nổ cuộc binh biến ở kinh đô Huế (đêm 4 rạng sáng 5-7-1885), mạng lưới chống Pháp của Thanh Hóa đã được thiết lập trên toàn tỉnh Trên cả ba vùng: đồng bằng, miền biển và miền núi, đâu đâu cũng

có cơ sở kháng chiến, sẵn sàng đối phó khi quân thù tới

Tuy nhiên, các vùng đồng bằng và trung du là nơi có phong trào phát triển mạnh hơn Ở huyện Hà Trung có Lãnh Toại (Nguyễn Viết Toại), Lãnh Phi (Đỗ Văn Quýnh); huyện Đông Sơn có Tán Tháo (Lê Khắc Tháo) Suốt cả một vùng tả ngạn sông Mã, từ Yên Định lên Vĩnh Lộc, và mở rộng cả tới Thạch Thành, Cẩm Thủy, tiếp giáp với các châu miền núi, nghĩa quân Tống Duy Tân

và Cao Điển (hoặc Cao Bá Điển) đóng bản doanh tại Hùng Lĩnh (Vĩnh Lộc) cũng đẩy mạnh hoạt động

Ở miền biển đã có các trung tâm kháng chiến khá mạnh, sẵn sàng đánh địch khi chúng tới: Hậu Lộc với đội quân Phạm Bành và Hoàng Bật Đạt; tại Hoằng Hóa có đội quân của Nguyễn Đôn Tiết, Lê Trí Trực, Lê Khắc Quýnh; ở Tĩnh Gia có nghĩa quân của Nguyễn Phương; Quảng Xương với đội quân của

Đỗ Đức Mậu, Nguyễn Ngọc Lưỡng v.v Trong khi đó, nghĩa quân miền núi dưới sự chỉ huy của Hà Văn Mao ở Quan Hóa cũng ráo riết chuẩn bị lực lượng

để hành động, có sự kết hợp khá chặt chẽ với phong trào chống Pháp dưới miền xuôi Từ những phong trào đấu tranh tự phát, nhỏ lẻ ở các làng xã tiến lên có

sự chỉ huy chung, sự chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức dần dần chặt chẽ hơn Đó là điều kiện để nhân dân các dân tộc Thanh Hóa bước vào cuộc chiến đấu quyết liệt với kẻ thù

Trang 36

* *

*Trong lịch sử dựng nước và giữ nước lâu dài của dân tộc, Thanh Hóa luôn luôn là địa bàn chiến lược quan trọng, nơi sản sinh ra nhiều anh hùng tuấn kiệt, danh nhân, võ tướng Truyền thống yêu nước và tinh thần quật khởi chống ngoại xâm của nhân dân Thanh Hóa được ghi nhận đậm đà trong các trang sử vẻ vang của dân tộc

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta (1858) mãi tới tháng 11 năm 1885 Pháp mới tấn công vào Thanh Hóa, trong khi đó chúng đã chiếm hai tỉnh liền

kề là Ninh Bình (ở phía Bắc) và Nghệ An (ở phía Nam) trước đó, vì thực dân Pháp đã tiến hành những cuộc điều tra, thăm dò và nghiên cứu qua sử sách trước đó về cả nước nói chung và Thanh Hóa nói riêng Việc thực dân Pháp chiếm Thanh Hóa muộn hơn, chứng tỏ sự am hiểu của họ về địa bàn chiến lược, về truyền thống chống ngoại xâm của nhân dân Thanh Hóa và thực sự mảnh đất này đã là như vậy trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược

Nhân dân Thanh Hóa thông qua những văn thân, sĩ phu yêu nước của mình đã hiểu rõ âm mưu xâm lược của thực dân Pháp nên đã có sự chuẩn bị, khi có chiếu Cần Vương họ đã vùng lên với tinh thần yêu nước quật khởi, đã thành truyền thống, đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược

Do vị trí chiến lược ấy, với truyền thống yêu nước và tinh thần quật khởi chống xâm lược ấy, nên lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc đã đặt lên mảnh đất này những nhiệm vụ hết sức nặng nề và cũng hết sức vinh quang

Trang 37

Chương 2

TỪ CĂN CỨ ỔN LÂM - KỲ THƯỢNG ĐẾN KHỞI NGHĨA BA ĐÌNH (1885 - 1887)

2.1 CĂN CỨ ỔN LÂM - KỲ THƯỢNG VÀ ĐỘI NGHĨA QUÂN NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG

2.1.1 Vài nét về Nguyễn Ngọc Phương

Tú Phương tên là Nguyễn Ngọc Phương (thường gọi là Nguyễn Phương) sinh năm 1832 trong một gia đình mà dòng tộc rất có uy tín ở thôn Yên Tôn,

xã Hương Trì, tổng Văn Trường, phủ Tĩnh Gia (nay là thôn Yên Minh, xã Trường Sơn, huyện Nông Cống)

Theo Nguyễn tộc gia phả (toàn bộ Nguyễn tộc gia phả được tác giả công

bố trong Luận văn Thạc sĩ bảo vệ 2001, tại Trường Đại học Vinh, do cử nhân Hán Nôm Nguyễn Văn Hải (thư viện Thanh Hóa) dịch, PGS Hoàng Văn Lân (Đại học Vinh) hiệu đính) do Tú Phương soạn thảo ngày 7 tháng 10 năm Tự Đức thứ 33, Tú Phương là cháu kế tự, thuộc đời 21 Bố của Tú Phương húy là Nhuyễn, tự Đức Thể Mẹ họ Nguyễn, hiệu là Từ Chiêm, người cùng xã, thôn Thành Đông

Tú Phương được sinh ra trong dòng họ có nhiều người tham gia chính quyền Lê - Nguyễn từ tỉnh, huyện, xã Chính nguồn gốc gia đình, dòng họ có

uy tín đã ảnh hưởng đến tính cách, tâm lý của Tú Phương

Sau khi đỗ tú tài (năm Mậu Dần - 1878), ông không ra làm quan mà

mở trường dạy học Học trò của ông trước sau có tới hàng trăm người Tú Phương đã bồi dưỡng, đào tạo được đội ngũ học trò, phần lớn là người có chí

Trang 38

hướng cứu nước, mà sau này một số người đã tham gia tích cực phong trào chống Pháp do ông khởi xướng ngay tại quê Hương Trì

Tú Phương cũng sinh ra và lớn lên ở Nông Cống, một vùng có truyền thống yêu nước bất khuất kiên cường

Hình thế sông núi của Nông Cống đã tạo nên vị trí quân sự thuận lợi Đất đai đồng ruộng ở Nông Cống phì nhiêu, có điều kiện vừa sản xuất, vừa chiến đấu tạo nguồn lương thực dồi dào Bởi vậy, trong tiến trình lịch sử chống xâm lăng của dân tộc, trải qua nhiều thời đại, mỗi lần có giặc ngoại xâm, Nông Cống thường trở thành địa bàn chiến lược quan trọng và căn cứ kháng chiến lâu dài

Những nét nổi bật về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm, Nông Cống được sử sách và nhân dân lưu truyền, gìn giữ từ thế hệ này đến thế hệ khác

Bên cạnh truyền thống yêu nước nổi bật ấy, truyền thống hiếu học cũng khá đậm nét Tuy điều kiện giao lưu kinh tế, văn hóa đương thời còn gặp nhiều khó khăn, nhưng nhân dân trong huyện vẫn có nhiều người học giỏi, đỗ đạt cao, nhất là ở thời Lê Số người đỗ đại khoa ở Nông Cống đã lên tới 20 vị [29, tr 351] Hiếu học đã làm đẹp thêm truyền thống đấu tranh chống xâm lược, đấu tranh chống áp bức của người dân Nông Cống

Đến nửa sau thế kỷ XIX, Nông Cống vẫn có những trí thức tiêu biểu như: Cử nhân Lê Ngọc Toản (Cổ Định), Cử nhân Trần Doãn Văn (Cung Điền), Tú tài Lê Ngọc Chương (Cổ Định), Tú tài Lưu Văn Khoan (Đại Trầu - nay là xã Vạn Thiện) Riêng làng Yên Lai, tổng Văn Trường cũ của Tĩnh Gia (nay thuộc xã Trường Giang huyện Nông Cống) có thầy giáo Ngô Xuân Quỳnh đã đào tạo được nhiều học trò yêu nước mà tiêu biểu là tú tài Nguyễn Phương

Trang 39

Chính các yếu tố tốt đẹp về gia đình, dòng tộc và quê hương nói trên đã thôi thúc Tú Phương cùng nhân dân Nông Cống đứng lên chiến đấu chống quân Pháp xâm lược, bảo vệ quê hương góp phần giành lại độc lập cho dân tộc

Hưởng ứng Chiếu Cần Vương, phong trào đấu tranh yêu nước do các văn thân, sĩ phu Thanh Hóa đã diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ Ở huyện Nông Cống, phong trào dấy nghĩa diễn ra sôi động tại nhiều vùng rộng lớn và ngay

từ đầu đã xây dựng được những căn cứ nghĩa quân quan trọng, làm chỗ dựa cho cuộc chiến đấu về sau

Trong thời kỳ này, phong trào dấy nghĩa ở Nông Cống và Tĩnh Gia đã diễn ra sớm và khá mạnh mẽ, với sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân Nhân

tố tác động quan trọng là phong trào nơi đây được chuẩn bị tư tưởng từ sớm, ngay lúc Tôn Thất Hàm còn làm tri huyện, và nhất khi Tú Phương được Tôn

Thất Thuyết thay mặt vua Hàm Nghi phong cho chức "Tham biện sơn hải phòng quân vụ", một trọng trách chỉ đạo phong trào kháng chiến ở khu vực Tĩnh Gia

(phủ Tĩnh Gia gồm: huyện Ngọc Sơn, huyện Quảng Xương, huyện Nông Cống)

Cũng qua phong trào giai đoạn này, Tú Phương dần dần liên lạc bắt mối xây dựng lực lượng cùng các thủ lĩnh khác Qua vận động, tổ chức rèn luyện phối hợp, vai trò của Tú Phương nổi trội hơn Từ căn cứ Hương Trì tại quê hương, sau này ông và cả gia đình ông đã xây dựng căn cứ Ổn Lâm - Kỳ Thượng

Như vậy, quê hương, gia đình, tư tưởng, tính cách và lòng yêu nước

đã hun đúc Tú Phương thành một lãnh tụ tiêu biểu của phong trào Cần Vương

ở vùng Nam Thanh Hóa

Tháng 7-1885, khi có chiếu Cần Vương của Hàm Nghi, Tú Phương liền từ giã học trò đi cứu nước Theo tài liệu do các cụ già ở các xã Trường Sơn, Trường Trung, Trường Giang ngày nay cung cấp thì Tú Phương lúc bấy

Trang 40

giờ đã tới sơn phòng Quảng Trị, bắt liên lạc được với Tôn Thất Thuyết và đã

được phong chức "Tham biện sơn hải phòng quân vụ" kiêm "quản phủ Tĩnh Gia" Nhân dân đã đặt vè mừng ông:

"Mừng quan Đô Thống nên rồi Vua ban tham biện khéo tài dạy quân

Khắp ba sáu tỉnh xa gần Quan quân nổi dậy góp phần đánh Tây

Đánh cho Tây cút về Tây

Nước ta khôi phục dân nay thái hòa"

(Vè quan Tham Phương)

Cũng từ lúc đó, nhân dân thường gọi ông là "Quan Tham", hoặc "Tham Phương" "Trong thời gian này, ông đã gặp được vị thủ lĩnh Cần Vương Nghệ

An là Tiến sĩ Nguyễn Xuân Ôn, quê huyện Diễn Châu đã bỏ quan về nhà dấy nghĩa tại làng Quần Phương, có hàng ngàn nghĩa quân tham gia" [117, tr 40 ]

Từ sơn phòng Quảng Trị trở về, Tôn Thất Hàm và Nguyễn Phương đã nhanh chóng phát động phong trào Cần Vương toàn phủ Tĩnh Gia (gồm ba huyện Ngọc Sơn, Nông Cống và Quảng Xương) Được sự khuyến khích của thầy học Nguyễn Xuân Quỳnh, sự cộng tác của người bạn là Ngô Xuân Khuê (con trai ông Quỳnh), Tú Phương dốc sức ngày đêm chiêu mộ nghĩa quân và ông đã chọn Hương Trì, tổng Văn Trường làm căn cứ đầu tiên chống giặc tại quê nhà

Từ Hương Trì có ba ngả đường về các nơi: Phía Đông qua đò Trạp tới chợ Chìa, chợ Kho và lỵ sở Tĩnh Gia Phía Tây đi lỵ sở Cầu Quan - Nông Cống Phía Nam đi Thị Long vào đến Bến Chuồng Phía Bắc đi Đò Tuần tới Văn Trinh là lỵ sở Quảng Xương ra tỉnh lỵ Thanh Hóa

Ngày đăng: 21/03/2015, 09:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w