1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự chuyển biến của phong trào yêu nước chống Pháp ở Thái Bình cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

163 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 163
Dung lượng 2,28 MB

Nội dung

120 Chương 3: NHẬN XÉT CHUNG VỀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP Ở THÁI BÌNH CUỐI THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX .... Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa về mặt lý

Trang 1

HÀ NỘI - 2002

Trang 2

MỤC LỤC Lời cam đoan 1

Mục lục 2

Danh mục các bảng, bản đồ 4

MỞ ĐẦU 5

Chương 1 BỐI CẢNH KINH TẾ – CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP Ở THÁI BÌNH CUỐI THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX 18

1.1 Vài nét về mảnh đất và con người Thái Bình trong lịch sử 18

1.2 Thái Bình cuối thế kỷ XIX 23

1.2.1 Chính trị – xã hội 23

1.2.2 Kinh tế 27

1.2.3 Văn hoá 32

1.3 Thái Bình đầu thế kỷ XX 34

1.3.1 Chính trị 34

1.3.2 Kinh tế 37

1.3.3 Văn hoá 43

1.3.4 Chuyển biến mới trong giai cấp xã hội 45

Tiểu kết chương 1 50

Chương 2 NHỮNG CHUYỂN BIẾN CỦA PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP Ở THÁI BÌNH CUỐI THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX 52

2.1 Chuyển biến về tư tưởng 52

2.1.1 Chủ chiến, ái quốc - tư tưởng cốt lõi của người dân Thái Bình trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX 52

2.1.2 Chuyển hướng tư tưởng theo khuynh hướng dân chủ tư sản 55

2.1.3 Chuyển hướng tư tưởng theo khuynh hướng vô sản 60

2.2 Chuyển biến về hình thức đấu tranh 67

2.2.1 Vũ trang chống Pháp – hình thức chủ yếu của phong trào yêu nước chống Pháp ở Thái Bình cuối thế kỷ XIX 67

2.2.1.1 Cuộc chiến đấu tại thành Nam Định 68

2.2.1.2 Đánh Pháp xâm lược ở khắp các phủ , huyện trong tỉnh 71

Trang 3

2.2.1.3 Phong trào Kỳ Đồng - Mạc Đĩnh Phúc 78

2.2.2 Những hình thức mới của phong trào yêu nước chống Pháp ở Thái Bình đầu thế kỷ XX 81

2.2.2.1 Đi du học 81

2.2.2.2 Mở trường học nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí, bồi dưỡng nhân tài 89

2.2.2.3 Những hình thức khác 103

2.2.3 Phong trào đấu tranh đòi quyền sống, độc lập dân tộc 111

Tiểu kết chương 2 120

Chương 3: NHẬN XÉT CHUNG VỀ NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP Ở THÁI BÌNH CUỐI THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX 123

3.1 Cơ sở của sự chuyển biến 123

3.1.1 Những chuyển biến về kinh tế – chính trị – xã hội ở Thái Bình cuối thế kỷ X I X - đầu thế kỷ XX 123

3.1.2 Truyền thống đấu tranh bất khuất, sáng tạo, nhạy cảm trước những biến động lịch sử của người dân Thái Bình 126

3.1.3 Vai trò của lớp trí thức, đặc biệt là ở các dòng họ giàu có, yêu nước tiêu biểu 128

3.1.4 Ảnh hưởng của phong trào yêu nước vùng phụ cận ( Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định) 134

3.2 Đặc điểm của sự chuyển biến 139

3.2.1 Sự chuyển biến diễn ra liên tục, không đứt đoạn 139

3.2.2 Sự ra đời sớm của Ban Tỉnh uỷ Thái Bình (6/1929) – nét độc đáo trong quá trình vận động đi đến thành lập Đảng Cộng sản ở một tỉnh nông nghiệp 142

3.3 Những ưu điểm và hạn chế 143

3.3.1 Những ưu điểm 144

3.3 2 Hạn chế 147

KẾT LUẬN 149

Chú thích 158

Danh mục các công trình đã công bố của tác giả có liên quan đến luận án 163

Sách tham khảo 164

Phụ lục 178

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG, BẢN ĐỒ

Bảng Trang

Bảng 1.1: Thuế điền thổ và thuế thân (1893 – 1899) 24

Bảng 1.2: Tương quan số dân và ruộng đất (1894) 28

Bảng 1.3: Thống kê những lần vỡ đê lớn (1892 – 1899) 30

Bảng 1.4: Số lượng lính khố xanh tỉnh Thái Bình (11/1913) 35

Bảng 1.5: Tình hình phân bố lính cơ ở Thái Bình ( 11/1913) 36

Bảng 1.6: Các khoản thu cho ngân sách địa phương (1913) 37

Bảng 1.7: Thống kê số trường và học sinh năm 1913 45

Bảng 1.8: Thống kê số địa chủ lớn ở Thái Bình 47

Bảng 2.1 Danh sách người Thái Bình tham gia phong trào Đông Du 83

Bảng 2.2: Người Thái Bình sang Trung Quốc tham gia Việt Nam Quang phục hội 86

Bảng 2.3: Người Thái Bình sang Trung Quốc tham gia Việt Nam cách mạng thanh niên 88

Bảng 2.4: Các hiệu buôn ở Thái Bình gây quỹ ủng hộ phong trào Đông du và phong trào Nghĩa thục 91

Bảng 2.5: Một số cuộc đấu tranh của nông dân Thái Bình (1929) 114

Bảng 3.1: Hệ phả họ Nguyễn ở Động Trung 130

Bản đồ Bản đồ hành chính tỉnh Thái Bình ngày nay 17

Bản đồ 1.1: Lịch sử phát triển của đồng bằng Bắc bộ 19

Bản đồ 2.1: Phong trào chống Pháp ở các phủ, huyện (1885 – 1896) 73

Bản đồ 2.2: Các hiệu buôn - một hình thức gây quỹ ủng hộ Phong trào Đông du và Nghĩa thục 92

Bản đồ 2.3: Phong trào Nghĩa thục ở Thái Bình (1907 – 1908) 95

Bản đồ 3.1: Bản đồ Thái Bình thuộc trấn Sơn Nam hạ tỉnh Nam Định 136

Trang 5

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam ngày nay là sản phẩm của phong trào cách mạng sâu rộng trong nhân dân, được nâng cao và phát triển lên một trình

độ mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong những điều kiện mới của lịch sử

Sở dĩ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam có một sức mạnh to lớn đến như vậy

là vì nó không chỉ chứa đựng sức mạnh thời đại mà còn có sức mạnh truyền thống yêu nước của dân tộc đã được tích luỹ từ hàng nghìn năm lịch sử Bởi vậy, muốn hiểu chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện đại phải hiểu cội nguồn của nó từ trong chiều sâu của lịch sử dân tộc, đặc biệt là từ trong các phong trào yêu nước chống xâm lược bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quê hương, làng xóm Phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX ở Việt Nam đã được nhiều thế hệ sử học nghiên cứu và cũng đã thu được nhiều kết quả đáng kể Những bài học rút ra từ thực tế lịch sử đấu tranh chống thực dân xâm lược và bọn phong kiến bán nước đã góp phần quan trọng vào sự

Trang 6

nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xây dựng đạo đức cách mạng, xây dựng nền văn hoá mới Việt Nam Tuy nhiên, công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đang đặt ra cho công tác giáo dục tư tưởng nói chung, cho việc nghiên cứu các phong trào yêu nước chống xâm lược nói riêng những nhiệm vụ và yêu cầu mới Do đó, việc bổ sung tư liệu mới, việc giải quyết một số vấn đề

về các phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX ở Việt Nam trên phương diện lý luận và thực tiễn là việc làm cần thiết góp phần chứng minh sự hình thành đường lối cứu nước mới theo hướng cách mạng vô sản nhằm phát huy sức mạnh của cả cộng đồng, của truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tạo nên sức mạnh tổng hợp để dân tộc Việt Nam bước vào thời kỳ mới với đủ thế và lực hội nhập cùng khu vực và quốc tế

Với ý nghĩa trên, việc nghiên cứu các phong trào yêu nước, trong đó có các phong trào yêu nước chống Pháp ở những thế kỷ trước là một việc làm

cần thiết và cấp bách Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài “ Sự chuyển biến của phong trào yêu nước chống Pháp ở Thái Bình cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình

Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa về mặt lý luận cũng như thực tiễn:

- Là một tỉnh nông nghiệp, bốn bề sông biển nên có những khó khăn nhất định về thu nhận thông tin với bên ngoài, nhưng Thái Bình lại là địa bàn sớm bùng nổ các phong trào đấu tranh yêu nước và cách mạng với những người con ưu tú như: Nguyễn Công Thu, Nguyễn Danh Thọ, Nguyễn Danh Đới, Nguyễn Đức Cảnh Ngay sau khi Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên

do Nguyễn Ái Quốc thành lập ở Quảng Châu (6/1925), vào đầu năm 1927 chi

bộ Thanh Niên đầu tiên ở Thái Bình đã được thành lập (chỉ sau Hà Nội) Tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên ở Thái Bình không những ra đời sớm mà còn có số hội viên đông đảo hơn so với nhiều tỉnh thành trong cả

Trang 7

nước và có tổ chức hoàn chỉnh từ tỉnh bộ, huyện bộ đến chi bộ cơ sở, có hệ thống giao thông liên lạc giữa các cấp bộ, có cơ quan in và xuất bản báo

- Khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tổ chức cộng sản ở Thái Bình đã sâu rễ, bền gốc trong quần chúng, là nguyên nhân dẫn đến những cuộc biểu tình có quy mô lớn: cuộc biểu tình của gần 1000 nông dân Duyên Hà - Tiên Hưng nhân ngày Quốc tế lao động (1/5/1930); cuộc biểu tình của nông dân Tiền Hải (14/10/1930)

Có nhiều nguyên nhân để lý giải hiện tượng này Một trong những nguyên nhân đó là truyền thống kháng Pháp từ Cần Vương đến các phong trào yêu nước như Đông du, Nghĩa thục và nhiều hoạt động yêu nước khác đã diễn ra liên tục, sôi nổi ở Thái Bình từ những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế

kỷ XX Đây cũng là một trong những địa phương hội tụ các yếu nhân của phong trào cả nước

- Nghiên cứu phong trào yêu nước giai đoạn này ở Thái Bình trong bối cảnh kháng Pháp ở Bắc kỳ với những đặc điểm cụ thể sẽ góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử Cận đại Việt Nam nói chung và lịch sử Thái Bình nói riêng Qua đó, cũng góp phần lý giải thêm một trong những nguyên nhân ra đời và trưởng thành nhanh chóng của Đảng Cộng sản Việt Nam trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước tại một địa phương cụ thể là tỉnh Thái Bình

2 Mục đích nghiên cứu:

Thực hiện đề tài “ Sự chuyển biến của phong trào yêu nước chống Pháp ở Thái Bình cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX”, chúng tôi nhằm ba mục

đích:

Trang 8

- Trên cơ sở tìm hiểu bối cảnh hình thành và phát triển của phong trào yêu nước chống Pháp ở Thái Bình, nhận thức được đầy đủ hơn nội dung và bản chất của phong trào

- Làm sáng tỏ khuynh hướng mới của phong trào (gồm nội dung đấu tranh, hình thức biểu hiện ) để thấy được sự chuyển biến (về tư tưởng, hình thức ) của phong trào yêu nước chống Pháp ở Thái Bình cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX

- Làm rõ thêm các đặc điểm và vị trí của phong trào yêu nước chống Pháp ở Thái Bình trong bối cảnh khu vực Bắc kỳ giai đoạn này, góp phần

phục vụ nhu cầu nghiên cứu thực tiễn và lý luận hiện nay

3 Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu:

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự chuyển biến của phong trào

yêu nước chống Pháp ở Thái Bình cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, trên bình diện tư tưởng và hình thức biểu hiện

- Phạm vi: Luận án tập trung nghiên cứu về phong trào yêu nước chống

Pháp ở Thái Bình cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX (mốc cụ thể từ 1873 đến năm 1930) Đây là hai mốc quan trọng đánh dấu sự chuyển biến của phong trào yêu nước chống Pháp ở Thái Bình

Cuối năm 1873, mặc dù chưa có sự chuẩn y của chính phủ Pháp, Soái phủ Nam kỳ là Đuyprê (Dupré) quyết định đánh chiếm Bắc kỳ với lý do: Bắc

kỳ là miếng mồi ngon mà Anh - Đức đang dòm ngó và buộc triều đình Huế phải thừa nhận về pháp lý chủ quyền của Pháp tại ba tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) đã bị chúng chiếm từ năm 1867 nhưng vẫn chưa

Trang 9

được công nhận Kết quả là ngày 20/11/1873, thành Hà Nội thất thủ, tiếp sau

đó, hàng loạt các tỉnh thành khác cũng rơi vào tay quân Pháp: Hà Nam (26/11), Hải Dương (3/12), Ninh Bình (5/12), Nam Định (12/12)

Sự đầu hàng của chính quyền phong kiến, đặc biệt sau Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874), đã cho quần chúng có thực tiễn để nhận thức: chống Pháp phải đi đôi với chống triều đình phong kiến đầu hàng Từ đây, phong trào yêu nước Thái Bình đã có kẻ thù cụ thể trên quê hương mình

Đầu năm 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời khẳng định giai cấp công nhân nước ta đã trưởng thành và có đủ khả năng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp, nông dân chiếm đa

số, đội ngũ công nhân chưa hình thành, nhưng do những điều kiện chủ quan

và khách quan nhất định, Đảng bộ Thái Bình là một trong những Đảng bộ được thành lập sớm nhất trong cả nước (tháng 6/1929) Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt lịch sử trên chặng đường đấu tranh cách mạng của nhân dân trong tỉnh

Cũng như cả nước, phong trào yêu nước Thái Bình từ khi có Đảng Cộng sản lãnh đạo đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng đường lối Vì vậy, năm

1930 được chọn là thời điểm kết thúc cho một thời kỳ chuyển biến của phong trào yêu nước chống Pháp ở Thái Bình mà Luận án đề cập

3.2 Nội dung nghiên cứu:

Trong Luận án này, chúng tôi tập trung nghiên cứu một số nội dung chính sau:

- Bối cảnh kinh tế, chính trị – xã hội ở Thái Bình cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, trong đó đi sâu xem xét các yếu tố kinh tế, chính trị - xã hội

Trang 10

tác động đến quá trình hình thành và phát triển của phong trào yêu nước chống Pháp

- Sự chuyển biến về tư tưởng và hình thức thể hiện của phong trào yêu nước chống Pháp ở Thái Bình cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX Những nét riêng của phong trào yêu nước ở Thái Bình trong phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam giai đoạn này

4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

Phong trào yêu nước chống Pháp ở Thái Bình cuối thế kỷ XIX - đầu thế

kỷ XX đã có một số giáo trình, sách tham khảo; một số công trình nghiên cứu lịch sử địa phương đăng trên các tạp chí khoa học ở Trung ương và địa phương đề cập tới Có thể kể đến các công trình tiêu biểu như:

- Phan Bội Châu: “ Việt Nam vong quốc sử”, 1905, phần viết về Nguyễn

Quang Bích

- Phan Bội Châu - Đặng Đoàn Bằng: “ Việt Nam nghĩa liệt sử”, 1918, viết về

Nguyễn Hữu Cương và gia đình ông

- Trần Văn Giàu: “Chống xâm lăng” NXB Xây dựng Hà Nội, 1957

- Đào Duy Anh: “Lịch sử cách mạng Việt Nam từ 1862 – 1930”, 1955

- Phạm Văn Thụ: “Thái Bình phong vật chí”, 1900, chữ Hán (Phần III: Nhân

vật, phần V: Tình trạng việc đánh dẹp)

- P Pasquier: “Tỉnh Thái Bình”, 1904 (chương II: quá trình lịch sử, tr 11 - 33)

- P.Grossin: “Lịch sử tỉnh Thái Bình” 1921

- “Lịch sử đội lính khố xanh Trung – Bắc kỳ”- tập 1 1930

- “ Lịch sử quân sự xứ Đông Dương” Tập 2, 1933

Trang 11

- Đinh Xuân Lâm: “Thái Bình trong phong trào chống xâm lược Pháp nửa sau thế kỷ XIX”, 1998

- Chương Thâu; “Đồng kinh Nghĩa thục và phong trào cải cách văn hoá đầu thế kỷ XX” 1997 ( Chương II, Phần 3 : Phong trào Nghĩa thục ở các tỉnh.)

- “Danh nhân Thái Bình” (nhiều tác giả), tập 1, 1986; tập 2, 1988; tập 3,

1989

- “Ngàn năm đất và người Thái Bình” (nhiều tác giả), 1989 (từ trang 203 –

240)

- “ Thái Bình truyền thống và hiện tại” (nhiều tác giả), 1991

- Phạm Xanh: “ Sự đóng góp của dòng họ Nguyễn ở Động Trung (Thái Bình)

và bước chuyển của phong trào cách mạng theo khuynh hướng mới.”, 1994

- Trần Việt Phương: “Một số hoạt động yêu nước chống Pháp vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX có liên hệ với Nguyễn Mậu Kiến và gia đình ông”, 1994

- Đoàn Ngọc Hân: “Động Trung trong phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX”, 1994

- Trần Thị Băng Thanh: “Cha và con, bước chuyển trên con đường cứu nước

Trang 12

Các công trình, luận văn trên đều trực tiếp hay gián tiếp đề cập đến hoạt động của các thủ lĩnh kháng Pháp người Thái Bình và người ở các tỉnh khác về hoạt động ở Thái Bình Các sách của Phạm Văn Thụ, P Pasquier, và các bài viết của Trần Việt Phương, Nguyễn Tiến Đoàn cũng đề cập đến một

số nhân vật và dòng họ kháng Pháp tiêu biểu ở Thái Bình nửa cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX

Các công trình nghiên cứu của Đinh Xuân Lâm, Chương Thâu và của một số nhà nghiên cứu ở địa phương như: Nguyễn Thanh, Vũ Mạnh Quang, Nguyễn Thanh Vân, Đoàn Ngọc Hân đề cập đến phong trào yêu nước của Thái Bình ở một giai đoạn cụ thể cuối thế kỷ XIX, hoặc đầu thế kỷ XX và gắn với địa danh làng, thôn cụ thể

Công trình của Phạm Xanh và Trần Thị Băng Thanh có đề cập đến sự chuyển biến trong hai dòng họ: dòng họ Nguyễn ở Động Trung (Vũ Trung, Kiến Xương) và dòng họ Ngô ở Trình Phố (An Ninh, Tiền Hải)

Nhìn chung, các công trình thường tập trung giới thiệu các danh nhân (con người và sự nghiệp), hay một dòng họ cụ thể; hoặc khái quát những diễn biến chính của phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX Việc nghiên cứu có hệ thống các phong trào và đặc biệt là về quá trình chuyển biến của phong trào chưa sâu sắc, đầy đủ; ví dụ về những tác động của tình hình kinh tế, chính trị xã hội ở Thái Bình cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX tới phong trào yêu nước ở địa phương hoặc sự chuyển biến về tư tưởng và hình thức thể hiện của phong trào yêu nước ở Thái Bình giai đoạn này

Có thể nói, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào đề cập một cách hệ thống sự chuyển biến của phong trào yêu nước chống Pháp ở Thái Bình cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX Tuy nhiên, các công trình của các tác giả đi trước đã tạo cho chúng tôi cơ sở, phương hướng tốt để sưu tầm, khai thác, xử lý tư liệu nhằm giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra

Trang 13

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu:

5.1 Các nguồn tư liệu:

- Nguồn tư liệu chung:

Chúng tôi đã sử dụng một số bộ sử biên niên, các bộ địa chí chính thống

do Quốc sử quán Triều Nguyễn thế kỷ XIX biên soạn hiện đã được dịch ra

chữ quốc ngữ như: Đại Nam thực lục chính biên, Đại Nam Nhất thống chí, Đại Nam chính biên liệt truyện Ngoài ra chúng tôi còn khai thác sử dụng tư liệu trong các tác phẩm Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu, Thái Bình tỉnh thông chí của Phạm Văn Thụ, Đồng Khánh địa dư chí lược…

- Nguồn tài liệu lưu trữ:

+ Tài liệu hiện lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I thuộc

“Phông Thống sứ Bắc kỳ” Gồm các tài liệu về địa chí, những ghi chép, báo cáo có liên quan đến bộ máy cai trị - đàn áp của thực dân Pháp và tình hình kinh tế, chính trị – xã hội, văn hoá của Thái Bình cuối thế kỷ XIX - đầu thế

kỷ XX; tài liệu thuộc “Phông Nha kinh lược”gồm các thông báo, các bản án

do nhà cầm quyền Pháp lập có liên quan đến các thủ lĩnh và các địa phương tham gia phong trào yêu nước chống Pháp ở Thái Bình cuối thế kỷ XIX Ngoài ra còn có các tài liệu đang được lưu trữ tại Lưu trữ Trung ương Đảng Các tài liệu này chủ yếu được viết bằng chữ Pháp và chữ Hán

+ Bên cạnh đó, tác giả Luận án còn khai thác các tài liệu lưu trữ tại các thư viện: Thư viện Hán nôm, Thư viện Quốc gia và Thư viện Thái

Trang 14

bình gồm những cuốn sách xã chí, địa bạ; các bản báo cáo thống kê của cá nhân, cơ quan hành chính thời thuộc Pháp có liên quan đến đề tài

- Nguồn tài liệu thực địa cũng được khai thác gồm các bản gia phả, (toàn

văn và trích lục) của nhiều họ tộc có cha, ông liên quan đến việc đánh Pháp,

mở mang kinh tế, văn hoá ở Thái Bình cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX Một

số tập hồi ký, thơ văn yêu nước, ảnh, hiện vật của nhiều họ tộc trong tỉnh có liên quan đến công cuộc chống Pháp ở Thái Bình cũng được chúng tôi sưu tập khai thác nhằm bổ sung cho các tài liệu thư tịch

- Các ấn phẩm đã xuất bản hoặc công bố:

Đó là các loại sách báo, tạp chí, Luận án Phó tiến sĩ, Luận án Tiến sĩ, báo

tiếng Việt có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến Luận án

Ngoài ra chúng tôi cũng tham khảo một số công trình nghiên cứu và các tài liệu viết về tỉnh Thái Bình của các quan chức và học giả người Pháp

5.2 Các phương pháp nghiên cứu:

Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic,

đồng thời khi cần thiết có vận dụng các phương phápiiLLaapj bản đồ, mô tả,

so sánh lịch sử đồng đại và lịch đại

Trang 15

6 Đóng góp của Luận án:

6.1 Đóng góp khoa học:

- Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và tương đối toàn diện về phong trào yêu nước chống Pháp ở Thái Bình cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, đặc biệt đã làm rõ sự chuyển biến về tư tưởng, hình thức thể hiện của phong trào

- Việc bổ sung những tư liệu lịch sử mới sẽ góp phần vào việc nghiên cứu Lịch sử Cận - Hiện đại Việt Nam nói chung, Lịch sử Cận - Hiện đại Thái Bình nói riêng

6.2 Giá trị thực tiễn:

Với một khối lượng tư liệu phong phú, được khai thác từ nhiều nguồn, Luận án góp phần xây dựng bộ lịch sử Thái Bình, làm cơ sở cho công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào về quê hương, làng xóm cho các thế hệ tiếp nối

Những bài học rút ra từ thực tế lịch sử của phong trào yêu nước chống Pháp xâm lược ở Thái Bình là những gợi ý quan trọng cho việc tổ chức các phong trào thi đua yêu nước xã hội chủ nghĩa, xây dựng và củng cố tình đoàn kết trong làng xóm, dòng họ, nhằm thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn hiện nay ở địa phương

7 Kết cấu luận án:

Trang 16

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, Luận

án gồm ba chương, được sắp xếp như sau:

Chương 1: Bối cảnh kinh tế, chính trị – xã hội của phong trào yêu nước

chống Pháp ở Thái Bình cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX

Chương 2: Những chuyển biến của phong trào yêu nước chống Pháp ở

Thái Bình cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX

Nhân đây, xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất của mình đối với những cá nhân và tập thể đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình hoàn thành Luận án

Trang 17

Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng do năng lực bản thân có hạn, chắc chắn Luận án không tránh khỏi những thiếu sót Chúng tôi kính mong nhận được

sự góp ý, chỉ bảo của các Giáo sư, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp

Trang 18

Chương 1

BỐI CẢNH KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP Ở THÁI BÌNH

CUỐI THẾ KỶ XIX - ĐẦU THẾ KỶ XX.

Những năm cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước chống Pháp ở Thái Bình có sự chuyển biến rất cơ bản từ khuynh hướng quân chủ qua dân chủ tư sản đến khuynh hướng vô sản và được diễn ra trong bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội trong và ngoài tỉnh có nhiều biến đổi

1.1 Vài nét về mảnh đất và con người Thái Bình trong lịch sử

Ngày 21/3/1890 Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh

Thái Bình trên cơ sở cắt phần đất các huyện Đông Quan, Phụ Dực, Quỳnh Côi, Thuỵ Anh, Thanh Quan, Tiền Hải, Trực Định, Vũ Tiên, Thư Trì của tỉnh Nam Định và huyện Thần Khê của tỉnh Hưng Yên hợp thành Năm 1894, hai huyện Hưng Nhân và Duyên Hà của tỉnh Hưng Yên được cắt về Thái Bình, và

từ đó tên gọi cùng địa dư của tỉnh Thái Bình về cơ bản không thay đổi

Như vậy, tên tỉnh Thái Bình đến nay mới có 112 năm, nhưng mảnh đất này đã có bề dày lịch sử hàng ngàn năm Trải qua bao triều đại với nhiều tên gọi khác nhau, song Thái Bình từ xa xưa vẫn là vùng đất ven biển thuộc hạ lưu sông Hồng nằm trong lòng châu thổ Bắc Bộ, được xác định giữa các vĩ tuyến 2017’ - 2043’ Bắc và các kinh tuyến 10606’ - 10639’ Đông Ngày nay Thái Bình có diện tích rộng 1.533km2, từ Tây sang Đông dài 54km, từ Bắc xuống Nam dài 49 km Bắc cách Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng bằng sông Luộc, sông Hóa; Tây Nam cách Nam Định bằng sông Hồng; Đông giáp vịnh Bắc Bộ

Trang 19

Theo lịch sử phát triển của châu thổ sông Hồng thì toàn bộ vùng đất thuộc hai huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà, phần lớn đất đai thuộc phía Tây Bắc huyện Đông Hưng và Thư Trì (cũ) một phần Thuỵ Anh (cũ), Đông Quan (cũ) có lịch

sử từ 3000-2000 năm Hầu hết đất đai thuộc các huyện Vũ Thư, Thuỵ Anh (cũ), Đông Quan (cũ) và vùng Bắc Kiến Xương có lịch sử từ 2000-1000 năm Vùng Nam Kiến Xương, Tiền Hải và vùng ven biển huyện Thái Ninh (cũ) có lịch sử từ 1000 năm trở lại đây theo xu hướng muộn dần, gần như song song với bờ biển hiện nay Và những vùng đất có độ tuổi xấp xỉ 1000 năm trở lại đây ngày càng chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng diện tích đất đai của Thái Bình

do sự bức xúc sức ép về dân số mà xu hướng khai phá bằng phương thức lấn biển ngày càng được đẩy mạnh và cũng do công cuộc đắp đê, trị thuỷ khẩn hoang ngày càng mở rộng, đặc biệt từ thời kỳ phong kiến tự chủ (thế kỷ XI) Nằm trong địa vực châu thổ sông Hồng, nhưng Thái Bình mang nét độc đáo là tỉnh đồng bằng duy nhất không có núi Theo phân vùng cảnh quan đồng bằng của các nhà nghiên cứu địa văn hóa thì đồng bằng sông Hồng được chia thành 3 vùng lớn: vùng rìa đồng bằng Bắc Bộ, vùng trung tâm đồng bằng

và vùng duyên hải hiện tại Với cách phân chia này, Thái Bình vừa có cảnh quan của vùng trung tâm đồng bằng, vừa có cảnh quan của vùng duyên hải Nếu quan niệm Thái Bình là một đồng bằng lớn thì trên đồng bằng này cũng có vùng cao, vùng trũng, vùng hình thành sớm, vùng hình thành muộn với các yếu tố về khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau, thích hợp với quá trình canh tác cấy lúa, trồng màu, trồng cây công nghiệp, ươm tơ dệt vải, các nghề thủ công…

Chúng ta biết rằng, hàng vạn năm trước đây, đồng bằng sông Hồng vốn

là một vùng đất màu mỡ (do được phù sa của hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp, với địa hình và khí hậu thuận lợi Thái Bình nằm trong lòng châu thổ Bắc Bộ nên cùng được hưởng sự ưu đãi đó của tự nhiên, nhưng

Trang 20

là một miền đất ven biển mới được bồi tụ nên đất đai Thái Bình có nhiều vùng chua mặn nặng cần phải trải qua quá trình cải tạo mới có thể canh tác được Mặt khác, Thái Bình nằm ở vùng đất thấp thuộc hạ lưu sông Hồng, có

độ cao trung bình từ 1-2m, xen kẽ có những vùng dưới 0,5m hoặc có một số nơi khác có độ cao trên 2-3m, điều này gây khó khăn cho địa phương trong việc giữ hoặc tiêu thoát nước và thường gây ra úng hạn Một khó khăn nữa cho Thái Bình là với 50km bờ biển, nước thuỷ triều ở vùng biển có chiều cao trung bình từ 1,9m đến 2,4m, có ngày lên tới 3,8m lại luôn luôn có mối đe doạ của gió bão, sóng triều, nước mặn, không chỉ đối với các làng mạc ven biển

mà đối với cả các vùng đất cách xa biển 15km - 30km như miền Đông các huyện Quỳnh Phụ, Đông Hưng, Kiến Xương

Các sông lớn chảy ven và qua đất Thái Bình, đặc biệt là sông Hồng, hàng năm mang ra biển gần 1 tỷ m3

nước và hơn 100 triệu tấn phù sa Vì độ dốc thấp, dòng chảy quanh co, lại có nhiều cồn bãi nên việc thoát nước ra biển chậm Mùa mưa, lũ nguồn dồn về nhanh, cộng với lượng nước mưa trong tỉnh làm nước sông dâng lên rất cao, dễ xảy ra vỡ đê, úng lụt

Về dân cư, kết quả của các công trình nghiên cứu về lịch sử đất đai và cư

dân đồng bằng sông Hồng cho thấy: từ hơn 4000 năm về trước, người Việt cổ gốc Việt-Mường đã từ vùng đất tổ thuộc các tỉnh Phú Thọ, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tây … tiến xuống khai phá và chiếm lĩnh đồng bằng theo quá trình biển lùi và lấn biển Từ những di chỉ khảo cổ học như những gò, đường, đống, những di vật khảo cổ học như những mũi tên, mũi giáo, lưỡi rìu… bằng đồng

và những phế tích mộ cổ tìm được ở các vùng Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Thái Thụy, Vũ Thư, Đông Hưng cho thấy: những lớp dân cư đầu tiên đến tụ cư ở Thái Bình theo những gò đất, những dải đất cao ven sông, ven biển, tương đối tập trung ở Hưng Hà, Quỳnh Phụ và một phần thuộc Thụy Anh (cũ ), Thư Trì (cũ) và Tiên Hưng (cũ) vào cuối thời đại đồng thau cách đây từ 3000 - 2700

Trang 21

năm, lớp cư dân đầu tiên này từ các vùng trung du thuộc Phú Thọ, Bắc Giang, Sơn tây … xuống Đến thời đại đồ sắt, với nền văn hóa Đông Sơn cách ngày nay từ 2700-1800 năm, cư dân Thái Bình đã khá đông đúc

Qua ngàn năm Bắc thuộc, đặc biệt từ Nhà nước phong kiến Đại Việt tự chủ (thế kỷ XI) về sau, cư dân Thái Bình về cơ bản được bổ sung theo các luồng nói trên và đến thế kỷ XV- thế kỷ XVIII, do nhiều lý do khác nhau, các luồng dân cư từ các vùng Nam Định, Hải Dương, Đông Triều tiếp tục về cư trú tại Thái Bình Ngoài ra còn có những cư dân khác nhập cư vào Thái Bình

do các công hầu khanh tướng các triều Lý - Trần đưa tù binh về khai phá tại các điền trang thái ấp được triều đình ban cấp Khi Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ tổ chức cuộc khẩn hoang trên quy mô lớn lập ra huyện Tiền Hải vào năm 1828 thì cư dân chủ yếu thuộc các làng của Kiến Xương, Vũ Thư cùng với cư dân của các vùng Nam Định, Hà Nam về hợp cư

Một đặc điểm đáng chú ý của cư dân Thái Bình là, hầu như trong mọi thời kỳ lịch sử, người Kinh chiếm tỉ lệ tuyệt đối Đây là một trong những cơ

sở để tìm hiểu vốn văn hóa truyền thống của người Việt thuộc đồng bằng sông Hồng Chủ thể của nền văn minh sông Hồng còn lưu truyền đậm nét ở Thái Bình, biểu hiện ở kỹ thuật trồng lúa nước, kinh nghiệm đắp đê sông, đê biển, phong tục tập quán, cách làm nhà ở, cơ cấu gia đình, dòng họ, hình thái quần cư nông thôn…

Ở Thái Bình điều kiện tự nhiên, đất đai, sông ngòi… rất thuận tiện cho việc thâm canh lúa, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, làm muối và các nghề dệt vải, rèn sắt đúc đồng… Tất cả đã tạo nên và làm ổn định nền kinh tế tự cung, tự cấp với hệ thống chợ nông thôn, góp phần phát triển đời sống kinh tế - xã hội của cư dân Thái Bình theo tiến trình chậm

mà chắc, ít có sự đột biến lớn

Trang 22

Có thể nói, trồng lúa nước là nét đặc trưng tiêu biểu về kinh tế của dân

cư đồng bằng sông Hồng Sức hút mạnh mẽ đối với cư dân đồng bằng sông Hồng là những vùng thuận tiện trồng lúa nước Bởi vậy, quá trình hình thành, khai phá vùng đất Thái Bình gắn liền với xu hướng hội tụ của các luồng cư dân đổ về đây sinh sống Sự hội tụ của nhiều luồng dân cư về khai phá, chinh phục và cải tạo vùng đất Thái Bình đã biến nơi đây trở thành một vùng nông nghiệp điển hình và phát triển trong điều kiện trống vắng những đô thị trung tâm, yếu tố thị dân mờ nhạt Đó là một trong những đặc trưng quan trọng của tỉnh Thái Bình

1.2 Thái Bình cuối thế kỷ XIX:

- Ở miền xuôi: Mỗi tỉnh được chia thành nhiều phủ, huyện Đứng đầu

Phủ là Tri phủ và đứng đầu huyện là Tri huyện; dưới huyện là tổng, xã, làng

- Ở miền núi: Chia thành đạo và châu Đứng đầu đạo là Chánh quản

đạo hoặc Quản đạo và đứng đầu châu là Tri châu hoặc Phó châu; đối với những đạo hoặc châu có địa bàn quá rộng có thể đặt thêm chức Bang tá để giúp việc cho Chánh quản đạo hoặc Tri châu; dưới châu là các tổng, làng, bản

Như vậy, qua việc tổ chức - sắp xếp bộ máy cai trị, Toàn quyền Đume

đã tập trung mọi quyền hành ở Việt Nam vào tay thực dân Pháp với hệ thống các quan cai trị từ Toàn quyền đến Thống sứ (Bắc Kỳ), Khâm sứ (Trung Kỳ), Thống đốc (Nam Kỳ)

Tháng 11/1873 thực dân Pháp tiến đánh Nam Định lần thứ nhất, mười năm sau (1883) chúng chiếm đóng Nam Định lần thứ hai (lúc đó Thái Bình

Trang 23

còn thuộc Nam Định - PTL) Đây là thời điểm đánh dấu sự có mặt của người Pháp trên mảnh đất này

Năm 1894 (sau 4 năm thành lập tỉnh), các cấp hành chính của tỉnh Thái Bình gồm có:

- 3 phủ (Kiến Xương, Thái Bình, Phân phủ Thái Ninh và Tiên Hưng )

- 12 huyện; 95 tổng; 802 xã, thôn, phường, xóm, trại, ấp

- Dân số: 161.927 người (trong đó đinh hạng nhất: 50.427 người, đinh hạng nhì : 108.090 người, hạng miễn lao dịch : 3.410 người)

- Ruộng đất: 365.783 mẫu (trong đó số ruộng là 290.250 mẫu; đất là 75.533 mẫu [130,5]

Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp, nên ngoài nỗi khổ cực do thiên tai, dịch bệnh làm mất mùa, nông dân trong tỉnh còn bị cơ cực do bị bóc lột tô thuế của bọn địa chủ cường hào Để bổ sung vào sự thiếu hụt về vốn do nhà nước thực dân không đầu tư vào Thái Bình, chính quyền ở đây đã tăng cường

vơ vét, bóc lột nhân dân, lập ra ngân sách tỉnh bằng nhiều cách: tăng thuế, tăng phụ thu, bán công trái… Nhà nước cũng cho phép chính quyền các địa phương tăng thuế, tăng phụ thu

Ngày 21/12/1893, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cho phép Thái

Bình được lập ngân sách riêng và quy định phần trăm thuế được thu thêm Từ

ngày 1/1/1897 trở đi, Toàn quyền Đông Dương cho phép tăng phần trăm phụ thu nạp thuế thổ trạch ở Thái Bình [162]…Vì vậy các khoản tiền mà chính phủ thực dân thu của nhân dân ngày càng tăng lên Chỉ tính riêng thuế điền thổ và thuế thân, số tiền thu được hàng năm là:

Bảng 1.1: Thuế điền thổ và thuế thân (1893 – 1899) [96,46]

(Đơn vị tính: đồng Đông Dương)

Năm Thuế điền thổ và thuế thân Ghi chú

1893 278.000đ59

Trang 24

- Chưa tính đến tiền đóng thay cho lao dịch

- Chưa tính 5% thuế điền thổ thu cho ngân sách hàng tỉnh

Như vậy, số tiền thuế thân và thuế điền thổ năm 1899 đã tăng gấp rưỡi năm 1893

Bên cạnh thuế, mỗi người dân “nội đinh” một năm phải đi làm phu không công 48 ngày, theo Nghị định ngày 18/10/1886 của Kinh lược sứ Bắc

Kỳ Nếu ai không muốn đi phu dịch đều phải bỏ tiền ra chuộc theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 2/6/1897 Với thủ đoạn này, hàng năm, thực dân Pháp vừa có thể bóc lột được “một số tiền khổng lồ vừa trút lên đầu, lên cổ những người nông dân cùng khổ toàn bộ khối lượng công việc lao dịch”[61,269]

Sự dung dưỡng của chính quyền thực dân đối với bọn quan lại cấp dưới

đã làm cho đời sống của người nông dân Thái Bình không chỉ cùng cực do việc bóc lột tô thuế mà còn điêu đứng trước nạn phu phen, tạp dịch liên miên Đây cũng là điều kiện thuận lợi để thực dân Pháp dễ dàng huy động nhân công phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của chúng

Cũng như nông dân một số tỉnh Bắc Kỳ lúc đó, nông dân Thái Bình bị chính quyền cưỡng bức đi phu theo chế độ luân phiên có thời hạn để làm đường Cách thức mộ phu của chúng được tiến hành bằng biện pháp hành chính Thống sứ Bắc Kỳ lệnh cho Công sứ các tỉnh phải mộ đủ số lượng phu nhất định theo yêu cầu từng đợt Lệnh này được truyền từ Công sứ đến các viên Tổng đốc hoặc Tuần phủ đầu tỉnh, rồi chuyển xuống cấp xã Bằng mọi cách, chính quyền làng xã phải đáp ứng yêu cầu về số lượng phu cho từng đợt

mà cấp trên đã sức xuống Ví dụ: cuối năm 1893 - đầu năm 1894, để khẩn

Trang 25

trương hoàn thành tuyến đường sắt Phủ Lạng Thương - Lạng Sơn, 10 tỉnh châu thổ Bắc kỳ phải cung cấp cho công trường mỗi đợt hàng ngàn người Trong các đợt đó Thái Bình luôn luôn đứng ở vị trí hàng đầu:

Viết về nỗi khổ của người nông dân Thái Bình do bị bóc lột về thuế, phu dịch, chính Phạm Văn Thụ (Tri phủ Tiên Hưng, sau làm Tổng đốc Thái Bình ) đã xác nhận: dân trong tỉnh “ còn khổ về nỗi thuế đinh, thuế điền thường phải chịu khống Khi vào chợ, qua bến đò còn phải chịu những khoản thu ngang; tiền sưu đã phải nộp mà các việc phu dịch vẫn hãy còn nhiều … thuế

má ngày càng tăng thêm mà dân không dám nộp thiếu, việc phu dịch ngày càng nặng mà không dám trốn Vạn nhất mà của cải, sức lực đều kiệt quệ cả thì biết tính thế nào?” [130,81]

Phạm Văn Thụ cũng chỉ rõ nguyên nhân của hiện tượng trên là: “ Việc thuê mướn phu phen, khoán đặt công xá, phân bổ thu góp các khoản tiền nong, thuế má hãy còn để cho kẻ gian lọt ra ngoài pháp luật Ấy là những thói

tệ hại do những kẻ tổng lý gây nên khi thừa hành công việc xuống bên

dưới.”[130,80]

Điều mà Phạm Văn Thụ lo lắng ấy đã đến “ Năm 1887 tỉnh thiếu gạo, nạn đói hoành hành, bệnh dịch tả khủng khiếp” Để rồi đến năm 1889, chính Pát – xkiê (Pierre Pasquier - Công sứ Thái Bình, sau làm Toàn quyền Đông

Dương) đã phải thừa nhận : “ Bắt đầu thời kỳ rối loạn nhất mà trong tỉnh

Trang 26

chưa hề xảy ra bao giờ kể từ khi chúng ta đặt chân đến xứ này.” [96,24] Đó

cũng là nguyên nhân trực tiếp buộc Toàn quyền Đông Dương phải ra Nghị định thành lập tỉnh Thái Bình vào ngày 21/3/1890 Nói theo cách của các nhà đương cục Pháp thì: Tỉnh Thái Bình ra đời nhằm để “ chấm dứt tình trạng cướp bóc”, thực hiện việc kiểm soát thường xuyên với những hoạt động của

“những toán cướp” (chỉ các cuộc nổi dậy của nghĩa quân - PTL.)

1.2.2 Kinh tế :

Đến năm 1884, với việc ký Hiệp ước Patơnôt (Patenôtre), nước Việt

Nam chính thức trở thành thuộc địa của thực dân Pháp Những năm tiếp theo, bên cạnh việc tập trung đàn áp các phong trào kháng chiến của nhân dân ta trong cả nước chúng còn từng bước thiết lập bộ máy cai trị, tiến hành đầu tư,

vơ vét các nguồn tài nguyên của nước ta bước đầu đề ra và thực hiện nhiều chính sách trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hoá - giáo dục

Cho đến cuối thế kỷ XIX, nông nghiệp và thủ công nghiệp vẫn là hai ngành kinh tế truyền thống của Việt Nam Sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính chất độc canh, lúa là cây trồng chủ yếu, năng suất thấp (9 tạ/ha) [60,23]; bên cạnh cây lúa đã xuất hiện một số cây trồng mới như thầu dầu, thuốc lá, cao su…Thủ công nghiệp bắt đầu có những thay đổi, song về cơ bản cơ cấu,

kỹ thuật và phương thức sản xuất, tiêu thụ chưa có thay đổi gì nhiều; chưa xuất hiện những xưởng thủ công có quy mô lớn và có tính chất tiền tư bản Thủ công còn gắn với nông nghiệp và có tính chất như kinh tế phụ gia đình Nền kinh tế Thái Bình cũng không nằm ngoài sự phát triển của nền kinh tế cả nước

a Nông nghiệp:

Trang 27

Nói về đặc trưng nghề nghiệp của người Thái Bình, tác giả P.Pasquier

trong cuốn: “ Thái Bình trong các tỉnh Bắc Bộ.” đã viết “ Có thể kết luận

rằng, ở Thái Bình, toàn bộ cư dân là người nông thôn làm ruộng, con số thợ thủ công và ngư dân chiếm một phần rất nhỏ… Người dân bản xứ chỉ trông chờ tất cả ở đất đai, hay nói đúng hơn là ở cây lúa.” [96,34 -35]

+ Về đất đai, căn cứ vào thống kê số đinh và ruộng đất của tỉnh (1894):

Bảng I.2: Tương quan số dân và ruộng đất [130]

Miễn lao dịch Tổng số Ruộng Đất

7.657 6.718 5.366 3.035

16.630 15.860 10.807 6.585

36.763 31.387 27.171 19.508

7.211 7.339 3.079

5.401 3.102 3.085

12.044 6.250 7.077

401

249

178

38.874 27.875 28.307

29.667 22.370 19.044

9.207 5.525 9.263 Phân phủ

Thái Ninh

Phụ Dực

Quỳnh Côi

5.349 8.974

2.225 2.799

3.025 6.071

99

104

20.257 26.113

16.928 20.601

3.329 5.512 Tiên

4.242 3.802 2.995

9.310 8.602 5.929

235

228

251

27.886 27.380 21.132

23.594 21.943 16.780

4.292 5.473 4.352

Qua bảng trên cho thấy: Tỷ lệ ruộng đất bình quân trên đầu người giữa các phủ, huyện trong tỉnh không đều nhau: huyện thấp nhất (Trực Định – nay thuộc huyện Kiến Xương) khoảng 1,57 mẫu/người; huyện cao nhất (Phụ Dực nay thuộc huyện Quỳnh Phụ) khoảng 3,78 mẫu/người Điều đáng lưu ý là ruộng đất của làng xã phổ biến ở trong tình trạng bị phân chia thành từng lô

Trang 28

Nếu ở một số huyện, ruộng đất tư được chăm sóc chu đáo đạt năng suất cao thì ở những huyện khác như huyện Tiền Hải cho đến năm 1894 lại không thấy có ruộng đất tư mà phần lớn là đất công hữu “Nếu như việc phân bố các đất đai ấy được giải quyết thích đáng, thì khó khăn không đến nỗi lớn lắm, nhưng khổ thay tình trạng chiếm đoạt xảy ra thường là do bọn hào mục giàu

có hưởng thụ làm người dân nghèo nằm trong tình trạng gần như cùng cực.”[96,35-36]

+ Về cây trồng, từ xa xưa Thái Bình đã là “ kho lúa gạo của nước nhà”

Lý Tử Tấn (người cùng thời với Nguyễn Trãi) đã nhận xét về đất Sơn Nam (trong đó có Thái Bình): “ Vùng đất Sơn Nam bằng phẳng, cao ráo cây lúa thích hợp, nhân công làm lụng hơn các nơi khác.”[142,223] Còn Phan Huy

Chú, khi khảo về đồng đất Thái Bình đã ghi rằng: “ Phủ Kiến Xương đất

rộng, ruộng tốt, nhiều người giàu ” [33,85]

Đến cuối thế kỷ XIX, lúa vẫn là cây trồng chính của tỉnh và có 4 loại chủ yếu: gạo nếp, gạo trắng loại I, gạo trắng loại II, gạo đỏ [34,3] Ngoài lúa, Thái Bình còn có nhiều loại nông sản khác: cây lương thực có ngô, sắn, đậu (các loại), khoai; cây công nghiệp có đay, cói, mía, dâu tằm

+ Về chăn nuôi, vật nuôi thường thấy trong các làng xã của tỉnh là lợn,

vịt, trâu bò (khoảng 9000 con) Năm 1896, tại Thụy Anh nhân dân đã thử nuôi

bò để lấy giống, nhưng chưa có kết quả [96,41]

+ Về công tác thuỷ lợi, vào cuối thế kỷ XIX đã có những cải tiến hoặc

làm thêm được một số công trình thủy lợi mới:

1890: đào sâu thêm sông Tề (phủ Tiên Hưng - nay là huyện Đông Hưng) 1892: đào nhánh sông mới Nguyễn (huyện Đông Quan - nay là Đông Hưng)

1894: đào sâu sông Đan Hội (phủ Tiên Hưng - nay là Đông Hưng)

1895: đào sông Thượng Bái (huyện Duyên Hà - này là Hưng Hà), mở

Trang 29

rộng sông Kiến Giang (Phủ Kiến Xương- nay là huyện Kiến Xương)

1896: nắn lại sông Văn Giang, đào sông mới Sa Lung

1897: đào đoạn kéo dài sông Đô Kỳ (phủ Tiên Hưng - nay là Đông Hưng)

1898: khơi sông Sa Lung, đào sông Trực Giang (Thái Ninh - nay là huyện Thái Thuỵ) [140,19-20]

Chất lượng và hiệu quả kinh tế của các hệ thống thủy lợi có nhiều hạn

chế và không có sự thay đổi lớn so với hệ thống thủy lợi của địa phương từ trước năm 1883 Năm 1893, trận lụt năm Qúy tỵ đã gây ra úng lụt toàn tỉnh; năm 1897: “Bất chấp sự chống đỡ của con người và của các con đê, một trận bão đã làm tan tành trong vài giờ đồng hồ, công cuộc lao động cần cù và liên tục trong nhiều năm” của nhân dân Thái Bình [96,11]

Trong tài liệu “Tỉnh Thái Bình” (Ghi chú của Công sứ tỉnh) đã viết về

hạn chế của các công trình thuỷ lợi Thái Bình trước 1883:

Đã từ lâu, trước khi người Pháp sang, nhân dân trong tỉnh đã hiểu rõ lợi ích của việc sử dụng hệ thống sông ngòi chằng chịt mà thiên nhiên đã dành cho họ Với bàn tay của mình, họ đã đào thêm một số kênh Thông thường những con kênh này bị vùi lấp ít lâu sau khi đào Nhưng nhìn chung họ không có chương trình chính xác, không có kế hoạch nhất quán trong công việc đồng áng, mà chỉ bằng lòng sử dụng nước sẵn có Tuỳ theo sức mình có thể làm được Vì vậy nhiều diện tích rộng lớn thiếu nước để làm vụ tháng 5, rất nhiều vùng trũng không làm được vụ tháng 10 Vì vậy tiêu úng quá kém, còn lại là vô số đất đai vùng giữa tỉnh khô cứng làm hai vụ tháng 5

và tháng 10 bấp bênh [140]

Trang 30

Bão lũ đã làm cho nạn vỡ đê xảy ra ngày càng nhiều và nghiêm trọng Một thống kê của Ty công chính Thái Bình (đề ngày 5/7/1927) đã ghi lại số lần vỡ đê ở Thái Bình thời kỳ này như sau:

Đại Nẫm (Sông Luộc)

Đế Đô (Sông Luộc)

Ngọc Quế (Sông Luộc)

Hưng Nhân (Sông Hồng)

Hải Triều (Sông Hồng)

7-1892 7-1892 7-1892 7-1894 7-1894

Nước thẩm lậu Nước xói mòn, ngập chìm

Bị ngập chìm

Đê thấp, thẩm lậu, ngập

Bị thẩm lậu

80m 70m 80m 80m 210m

b Thủ công nghiệp và thương nghiệp:

- Thủ công nghiệp

Như chúng tôi đã trình bày, dân Thái Bình chủ yếu làm ruộng còn thợ

thủ công và ngư dân chiếm một phần rất nhỏ Điều này nói lên một thực tế là: giai đoạn này Thái Bình chưa có sản xuất công nghiệp tập trung; thủ công nghiệp phát triển chủ yếu trong các gia đình và ở một số nghề: dệt vải, dệt chiếu cói

Văn hóa dân gian đã ghi lại nhiều trung tâm dệt vải cổ xưa của nhân dân Thái Bình: “ Lụa Bộ La, là Sóc, đũi Ngọc Đường”, “ Sồi se, đũi, nái không bằng vải Bái nhuộm nâu.”; hoặc “Ăn cơm hom, nằm giường hòm, đắp chiếu Hới.”(1) Đến thế kỷ XIX, về nghề dệt: “ Ở Vũ Tiên đàn bà con gái các làng phần nhiều làm nghề dệt vải tơ lụa Ở Thụy Anh, xã An Chỉ giỏi dệt vải mịn Huyện Thanh Quan hàng năm dệt vải bán ra nhiều hơn các huyện khác (cụ thể

có 6 thôn làm nghề dệt vải) Huyện Thần Khê ở xã Nguyên Xá (nay thuộc

Trang 31

huyện Đông Hưng), đàn bà con gái có nghề dệt vải lụa ”[44] Năm 1899 mới xuất hiện một cơ sở dệt chiếu ở Hải Triều - Hưng Nhân (nay thuộc huyện Hưng Hà) của người Trung Hoa [34,95]

Như vậy, thủ công nghiệp làng xã Thái Bình còn mang nặng tính chất gia đình, mỗi gia đình là một đơn vị sản xuất, nhờ vậy có điều kiện tận dụng sức lao động của mọi lứa tuổi Đây không chỉ là điều kiện kích thích sản xuất

mà còn là nguyên nhân quan trọng để thủ công nghiệp Thái Bình tồn tại trên

cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp

- Thương nghiệp

“ Tỉnh Thái Bình là nơi buôn bán khá mạnh” [34,3], người Pháp đã đánh giá về tình hình thương nghiệp Thái Bình cuối thế kỷ XIX như vậy Từ Thái Bình, người ta đã xuất đi các mặt hàng có giá trị kinh tế cao như: tơ sống, tơ quấn, gạo, vải, rượu nếp, các loại da, sừng gia súc và nhập về tỉnh các loại tạp hóa, đồ chơi trẻ em, dầu hỏa, các loại đèn, nỉ nhẹ, các loại thuốc chữa bệnh…

Tơ sống hoặc tơ quấn, tơ gốc và xơ tơ được người Hoa mua với lượng lớn Người ta đem tơ Thái Bình bỏ nhãn hiệu, khéo léo trộn với tơ Quảng Đông mang bán ở Trung Quốc như là tơ bản xứ, rồi lại từ Trung Quốc gửi sang bán ở các vùng dệt lớn ở nước Pháp [34]

Cho đến cuối thế kỷ XIX, tỉnh Thái Bình có 108 chợ [44] Trong đó có những chợ lớn, sầm uất như chợ Hới, chợ Sóc, chợ Tứ Xã, chợ Trực Nội (2) Chợ thực sự đã trở thành những trung tâm buôn bán trao đổi sản phẩm của các thành viên trong làng xã, và của các địa phương trong vùng Văn hóa dân gian đã ghi nhận:

“Cói Vô Song, bông chợ Gù”

“Hải Triều chốn bán chốn mua”

hay: “Ai ơi một tháng sáu phiên

Mua bông đi chợ Mới Miên huyện Quỳnh.”(3)

Trang 32

Cùng với hệ thống chợ, ngay vị trí của các làng thủ công truyền thống cũng tạo điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi buôn bán hàng hoá Ví dụ: làng Hải Triều ở gần ngã ba sông, có bến đò, có chợ, dân 3 tỉnh Nam Định, Hải Dương, và Hưng Yên có thể theo đường thuỷ về buôn bán Và cũng từ đây người Hải Triều có thể theo đường sông lên bán hàng ở Kinh đô và vùng Kinh Bắc

Để giao thông đường sông được thuận tiện, người ta cho mở nhiều bến đò: bến đò An Hiệp mở năm 1897, bến Tân Đệ (4) (từ 1896 đắp đường quan

lộ từ tỉnh thành đi qua, vì thế bến Tân Đệ trở thành một nơi đông đúc) Theo

thống kê trong sách “Thái Bình địa dư ký” thì toàn tỉnh có 119 bến đò

1.2.3 Văn hóa:

Trong lịch sử khoa cử của Việt Nam, Thái Bình được coi là địa phương

có truyền thống khoa bảng nổi trội trong suốt các triều đại phong kiến Kể từ Đặng Nghiêm - người làng An Để (Vũ Thư) (5), đỗ đại khoa sớm nhất Thái Bình (1185) đến Trịnh Hữu Thăng - người làng Bách Tính (Vũ Thư) đỗ tiến

sĩ khoa thi Nho giáo cuối cùng (1919), Thái Bình đã có 111 ông trạng, ông nghè Trong nhiều khoa, người Thái Bình chiếm tỉ lệ đỗ đạt cao, điển hình là khoa Nhâm Thân (1752), toàn quốc chỉ lấy 6 người đỗ mà Thái Bình đã có 4 người (Lê Quý Đôn đỗ đầu - Hưng Hà; Nghiêm Vũ Đẳng - Thái Thụy; Nguyễn Như Thức - Vũ Thư; Đoàn Nguyễn Thục - Quỳnh Phụ) Có nhiều trường hợp trong một gia đình, một làng có anh - em, cha - con, ông - cháu, chú - cháu cùng đỗ đại khoa Điều đáng lưu ý là tất cả các truyền thống từ trị thuỷ khẩn hoang đến đánh giặc giữ nước của nhân dân Thái Bình ít nhiều đều gắn với tên tuổi của các nhà khoa bảng

Nếu trong sự nghiệp kiến quốc, những vị đại khoa ở Thái Bình đã khẳng định sự nghiệp trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa thì trong sự nghiệp kháng chiến giữ gìn nền độc lập quốc gia, lịch sử dân tộc cũng đã ghi công

Trang 33

nhiều vị nho sĩ, trí thức ở Thái Bình Đặc biệt ở thời kỳ chống thực dân Pháp

xâm lược nửa cuối thế kỷ XIX có là Nguyễn Quang Bích (1832 – 1891), còn

gọi là Ngô Quang Bích, người làng Trình Phố (nay là xã An Ninh huyện Tiền Hải), đỗ Đình nguyên Hoàng giáp năm 1869, làm quan đến chức Tuần phủ

Hưng Hoá; Tiến sĩ Doãn Khuê (1813 – 1878), người làng Ngoại Lãng (nay là

Song Lãng huyện Vũ Thư) đỗ tiến sĩ khoa Mậu tuất (1838), làm quan tới chức

Hàn lâm biên tu, Tri phủ Ứng Hoà, Giám sát ngự sử; cha con Phó bảng Phạm Quý Đức, Tiến sĩ Phạm Huy Du (1868 – 1910), còn gọi là Nghè Du, quê Cần

Phán, huyện Quỳnh Côi, nay thuộc xã Quỳnh Hoàng huyện Quỳnh Phụ; Phó

bảng Trần Xuân Sắc, Cử nhân Phạm Huy Quang (1845 – 1897), quê làng Phù

Lưu, nay thuộc xã Đông Sơn huyện Đông Hưng

Nói đến văn hóa truyền thống của Thái Bình còn phải kể đến một truyền thống văn học dân gian và văn học thành văn lâu đời với nội dung phong phú

và nghệ thuật khá hấp dẫn Văn hóa dân gian phản ánh tinh thần “có cứng mới đứng đầu gió” của người Thái Bình trong công cuộc cải tạo thiên nhiên, lao động sản xuất, chống thiên tai, chống áp bức, bóc lột qua các thời kỳ

Năm 1858, Pháp xâm lược Việt Nam, từ mất 3 tỉnh miền Đông, rồi 3 tỉnh miền Tây Nam bộ và sự đầu hàng nhục nhã của bọn vua quan nhà Nguyễn, một bài vè lưu truyền ở Thái Bình đã ghi lại sự việc này:

“Tưởng rằng việc nhỏ cỏn con Bằng lông mà nổi như cồn Thái Sơn Rằng năm Tự Đức hãy còn

Có dăm ba chiếc tàu con nó vào Tâu rằng: Nó ở nước nào?

Nó sang buôn bán ai nào chẳng cho Dần dần thấy những tàu to,

Nó mang súng ống, ta lo từ rầy

Trang 34

Tàu này, tàu của nước Tây,

Nó sang làm giặc, sự này tại đâu? ” [36,33]

Với ưu thế của một thể loại văn học truyền miệng, đề tài yêu nước chống Pháp ở giai đoạn này đã được thể hiện trong nhiều bài vè lịch sử Bài vè sưu tầm được ở vùng Đồng Sâm - Kiến Xương (nay là xã Hồng Thái, Kiến Xương) đã nêu khá chi tiết hành động yêu nước của nhà sư chùa Lãng Đông Hay một bài vè phản ánh khí thế hừng hực của nghĩa quân cùng khí phách của những thủ lĩnh trong phong trào Đề Hiện, Bang Tốn (6) chống Pháp

Phương ngôn, tục ngữ, ca dao, vè… lưu truyền ở Thái Bình mang tính chất trong sáng giản dị, hồn nhiên nhưng không kém phần sắc sảo; nội dung không chỉ ngợi ca lòng dũng cảm hy sinh của những sỹ phu yêu nước, mà cao hơn còn phản ánh cuộc đấu tranh quyết liệt của đông đảo quần chúng yêu nước Thái Bình chống thực dân Pháp xâm lược thời kỳ cuối thế kỷ XIX

1.3 Thái Bình đầu thế kỷ XX:

1.3.1 Chính trị:

Khi tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), mục

đích lớn nhất của tư bản Pháp là nhanh chóng biến Đông Dương thành một thuộc địa khai khẩn bậc nhất, bảo đảm thu được siêu lợi nhuận Để đạt được mục đích này, về chính trị Pháp thực hiện chính sách “chia để trị”, chính sách

“địa phương phân quyền” cho từng xứ thuộc Liên bang Đông Dương Ở Thái Bình, chúng áp dụng chính sách này triệt để tới tận cấp hành chính cơ sở - cấp

Trang 35

thuế quan, tài chính, giáo dục, y tế, công chính, bưu điện Ngoài ra, để

thường xuyên theo dõi và sẵn sàng đàn áp khi cần thiết, còn có một lực lượng

lính khố xanh làm nhiệm vụ bảo vệ các cơ quan ở tỉnh; một số được điều đi

đóng giữ tại các đồn: Diêm Hộ (huyện Thái Thuỵ), Tân Đệ (huyện Vũ Thư),

Bến Hiệp (huyện Quỳnh Phụ), Ninh Cù Đến 2/11/1913 lực lượng lính khố

xanh trong tỉnh được thống kê như sau:

Bảng 1.4 : Số lượng lính khố xanh tỉnh Thái Bình (11/1913) [164]

và được hưởng lương

Phân phối

Tổng số Nha lại

Thị trấn

Về quan lại người Việt: có 3 viên quan đầu tỉnh (1 Tuần phủ, 1 Án sát, 1

Đốc học), 3 Tri phủ và 8 Tri huyện (Trước năm 1919, cấp huyện trực thuộc

cấp phủ, từ năm 1919 trở đi phủ và huyện là 2 cấp tương đương)

Về lực lượng bảo vệ: có một số lính chuyên làm việc hầu hạ các quan

gọi là lính lệ Số lính này do làng cung cấp và chịu sự sắp xếp, quản lý của

các lệ mục Bên cạnh lính lệ còn có lính cơ Đến tháng 11/1913 tình hình

phân bố lính cơ ở Thái Bình như sau:

Trang 36

Bảng 1.5 : Tình hình phân bố lính cơ ở Thái Bình (11/1913) [164] (Xem phụ lục1.1)

Nhân sự

các cấp và

số lương

Tổng số nhân viên làm

Ở mỗi phủ hoặc huyện có 10 lính cơ để bảo vệ; cơ quan tỉnh lỵ có 30 lính cơ canh gác Theo quy định của chính quyền thực dân, tỉnh nào có dưới

100 lính cơ thì có một viên đội chỉ huy, còn nếu trên 100 thì có một viên quản chỉ huy Thường thường chức “đội” và “quản” này đều do Thống sứ Bắc kỳ lựa chọn trong đội lính khố xanh Lính cơ được hưởng lương , được miễn thuế thân, được trang bị đồng phục và súng đạn Gia đình của lính ở quê được nhận phần ruộng do làng cấp gọi là lương điền

Về tổ chức làng - xã, theo số liệu năm 1905, toàn tỉnh chia thành 658 làng, như vậy cũng sẽ có 658 Hội đồng kỳ mục; đến 1920 số làng này đã tăng lên 820, nghĩa là tăng 162 làng so với năm 1905 Đây là một trong nhiều thủ đoạn của thực dân Pháp nhằm dễ bề cai trị nhân dân địa phương [111,123-124]

1.3.2 Kinh tế:

Từ năm 1900 trở đi, theo chủ trương của Toàn quyền Đume, hoạt động bóc lột về kinh tế được đưa lên thành một chính sách cụ thể, có hệ thống

Trang 37

Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp rất toàn diện, đặc biệt trong việc khai thác đất đai, bóc lột sức lao động, vơ vét thóc gạo để xuất khẩu Với mục đích này, trong thời kỳ thuộc Pháp, nền kinh tế cả nước nói chung và kinh tế Thái Bình nói riêng vẫn nằm trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu Theo báo cáo tháng 10 năm 1913 các khoản thu cho ngân sách của tỉnh như sau:

Bảng 1.6 : Các khoản thu cho ngân sách địa phương (năm 1913) [165]

(Xem phụ lục 1.1)

Trước tháng 10 Trong tháng 10 Tổng cộng Các khoản thu theo sổ thuế

+Thuế đất (người Âu+Á)

Thuế môn bài (Âu+Á)

Thuế chợ + thuế đò

+Thuế đất (của người Việt)

Thuế thân (người Việt)

Thuế thân (người Việt) ở đô thị

1/100 thuế thân

Thuế môn bài của người Việt

Thuế bè, mảng đi trên sông

Thuế đô thị

Thuế đò và thuế chợ

148.39 907.75 1.588.00 196.808.10 225.274.60 417.00 70.50 251.50 507.20

161.57 907.75 1.596.00 196808.10 225.346.60 417.00 75.00 864.00 541.70 111.68 268.05

21.00

1.00 24.00 25.00

175.00 24.00 192.00 501.70 185.00

Trang 38

Thuế xe tay và xe kéo

Bồi thường các hình phạt thể

xác

4.507.80 500.10

267.60 68.40

4.775.40 568.50

- Về nông nghiệp,

Sang đầu thế kỷ XX, sản xuất nông nghiệp ở nước ta vẫn chiếm chủ

yếu trong các ngành kinh tế nhưng bắt đầu có những biến đổi trước sự ra đời

và phát triển của một loạt nhân tố kinh tế mới Quyền sở hữu ruộng đất thuộc

về chính quyền thực dân Hiện tượng tư hữu hoá đất đai ngày càng lan rộng

do việc cấp nhượng, mua bán diễn ra phổ biến Hơn 90% dân số Việt Nam chỉ giữ 30% tổng số ruộng đất [109,185]

Ngoài việc bị mất ruộng đất, nông dân còn bị bóc lột đến xương tủy vì phải nộp nhiều loại thuế mới Từ 1897 đến 1907, thuế đinh và thuế điền ở Bắc

kỳ tăng gấp 2 lần Năm 1897, thuế muối mỗi tạ 0 $50, đến năm 1907 tăng lên 2$25 Khi Đume hết nhiệm kỳ về nước thì thuế thuốc phiện thu được đã tăng gấp đôi so với thời điểm viên Toàn quyền này mới sang

Bên cạnh đó, khi nói về những hạn chế của công tác thuỷ lợi giai đoạn này, chính Pát-xkiê đã thừa nhận: Sau khi thực hiện kế hoạch thuỷ lợi, chỉ có

3 huyện Thần Khê, Trực Định, Thanh Quan diện tích canh tác 2 vụ lúa được tăng lên, vì nước tưới tiêu thuận lợi Nhưng “ còn 2/3 các phủ, huyện khác ruộng chỉ có thể làm được một vụ.” Năm 1904, diện tích chỉ cấy được một vụ chiếm 72% tổng số diện tích đất canh tác của tỉnh (khoảng 231.630

mẫu/317.898 mẫu) [96,36]

Công tác thuỷ lợi, khai hoang phục hóa được chú ý đã góp phần tăng diện tích đất canh tác và đất ở Hiện chưa tìm được một tài liệu nào ghi chép

Trang 39

thuỷ lợi, khai hoang đã dẫn đến sự ra đời một số làng trại mới Địa bạ làng Thanh Giám, huyện Tiền Hải có ghi: năm Thành Thái thứ 13 (1901) dân làng đắp đê khai khẩn được thêm 96 mẫu chia cho 122 xuất đinh tham gia khẩn hoang, mỗi phần được 6 sào 2 khấu (mỗi khấu 36 m2) Các trại Bạch Long, Tân Lạc, Đông Hoàng lần lượt tách ra khỏi làng cũ và lập ra các làng mới Một thực tế không thể phủ nhận là, mặc dù có những thay đổi, cải tiến, hoặc làm thêm một số công trình mới, nhưng chất lượng và hiệu quả kinh tế của các hệ thống thuỷ lợi còn nhiều hạn chế Bởi vậy, thiên tai lũ lụt, úng hạn,

nước mặn tràn vào ruộng vẫn xảy ra thường xuyên: Bài “ Vè vỡ đê Phú Chử”

(1913) đã miêu tả cảnh thiệt hại và khổ cực của 4 huyện miền Nam tỉnh:

“ Năm Quý Sửu thượng huyền tháng bảy,

Vỡ đường đê nước chảy như lao

Từ Phú Chử đến hạ lưu Tính vừa 4 huyện biết bao đồng điền

“ Ngày 17 nấp theo gió bão Thảm dân tình khó vẽ nên tranh Nhà thời nước ngập mái tranh Nhà thì siêu đổ tan tành trước sau Vườn cây nọ chè, cam chết ối Đồng lúa kia trôi nổi còn chi Người đi trú ngụ qua thì ” [36,352]

Ngày 12/7/1915, vỡ đê sông Trà Lý (đê hữu) tại làng An Để làm ngập 11

làng với 1600 ha bị ngập lụt [165]

Có lẽ không có ở đâu vấn đề ruộng đất và thuỷ lợi lại trở thành vấn đề nóng bỏng, cấp thiết đối với đời sống nông dân như ở Thái Bình Những chính sách, biện pháp bất công, vô lý của chính quyền thực dân khi giải quyết vấn đề ruộng đất, khai hoang thuỷ lợi đã làm cho mâu thuẫn dân tộc giữa

Trang 40

nông dân Thái Bình với chế độ thực dân phong kiến vốn đã gay gắt lại càng gay gắt thêm Đây là một trong nhiều nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ các cuộc đấu tranh chống đế quốc, phong kiến của người nông dân Thái Bình giai đoạn này

- Về công - thương nghiệp

Đến đầu thế kỷ XX, ở nước ta các nghề thủ công cổ truyền và công nghệ hiện đại đã bắt đầu có mối giao lưu và song song tồn tại, phát triển, trong đó thủ công nghiệp vẫn chiếm vị trí quan trọng Ở vùng đồng bằng Bắc

bộ cũng đã xuất hiện một số làng thủ công nghiệp, chuyên sản xuất tơ lụa, chiếu cói phục vụ cho xuất khẩu

Thương nghiệp cũng có sự chuyển biến, đặc biệt là ngoại thương Đến

đầu thế kỷ XX, người Pháp đã kiểm soát được hầu hết những ngành xuất - nhập khẩu ở Đông Dương, việc buôn bán hai chiều giữa Pháp và Đông Dương tăng nhanh Từ 1888 đến 1913 hàng hóa Pháp bán sang Đông Dương, (chủ yếu là Việt Nam), tăng 4 lần và đã thu được những món lợi khổng lồ do việc gần như độc chiếm thị trường Hàng hoá Việt Nam không những không chỉ bán ở trong nước mà còn được xuất khẩu:

Năm 1912 xuất khẩu: - Lụa: 17 tấn (năm 1889: 3 tấn);

- Chiếu, cói: 1.500 tấn (năm 1901: 2.900 tấn);

- Đường, tơ… mỗi năm xuất đi nước ngoài hàng

trăm tấn [152,77]

Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp, nhưng thời kỳ này công - thương nghiệp dân gian có sự phát triển; năm 1899 mới chỉ có một cơ sở dệt chiếu ở Hải Triều (Hưng Nhân, nay là huyện Hưng Hà) của người Trung Hoa với trên

100 thợ và sản xuất 5000 cuốn chiếu (mỗi cuốn dài 35m) và số chiếu này được xuất sang Trung Hoa, thì đến cuối năm 1908 đã thành lập thêm 2 nhà

Ngày đăng: 23/03/2015, 07:57

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w