Mở trường học nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí, bồ

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến của phong trào yêu nước chống Pháp ở Thái Bình cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX (Trang 92)

dưỡng nhân tài.

a. Mở trường học theo mô hình Đông Kinh Nghĩa Thục:

Du học là con đường hiệu quả để mở mang dân trí, chấn hưng dân khí, nhưng đến đầu thế kỷ XX nước ta đã trở thành một nước thuộc địa, việc xuất dương du học đã trở thành bất hợp pháp. Bởi vậy, trong lúc Duy Tân hội bí mật tổ chức phong trào Đông du thì các sĩ phu tiến bộ trong nước lại công khai vận động phong trào Nghĩa thục (mở trường học). Cả hai phong trào này đều nhằm mục đích trước mắt là khai dân trí, chấn dân khí, trong đó Đông kinh nghĩa thục ở Hà Nội là một trong nhiều biểu hiện cụ thể của đường lối lớn lúc bấy giờ được gọi là “Tân học văn minh”.

Đông kinh nghĩa thục xuất hiện ở Hà Nội từ tháng 3/1907 đến tháng 11/1907, dưới hình thức một trường học hợp pháp và mở rộng hoạt động ra các tỉnh xung quanh trên các lĩnh vực văn hoá, giáo dục, xã hội, kinh tế...

Khi trường Đông kinh nghĩa thục ở Hà Nội khai giảng đã có không ít sĩ phu yêu nước người Thái Bình tham gia như Nguyễn Hữu Cương (1859- 1912, tức Tử Thăng, hiệu là Mai Hồ, là con cả của nhà văn thân yêu nước Nguyễn Mậu Kiến); Hoàng giáp Đào Nguyên Phổ (1868-1908), quê làng Thượng Phán – Quỳnh Côi , nay thuộc xã Quỳnh Hoàng huyện Quỳnh Phụ); Thủ khoa Phạm Tư Trực (1869-1921, quê thôn Hoàng Xá, nay thuộc xã Nguyên Xá huyện Vũ Thư, ông đỗ thủ khoa thi năm Bính Ngọ (1906)... Với sự giúp đỡ của Lương Văn Can và Nguyễn Quyền – những yếu nhân của Đông kinh nghĩa thục ở Hà Nội, các ông Nguyễn Hữu Cương, Đào Nguyên

Phổ, Phạm Tư Trực đã tích cực tham gia xây dựng và phát triển trường học theo mô hình Đông kinh nghĩa thục ở Thái Bình.

Trường được mở đầu tiên tại Từ đường nhà văn thân yêu nước Nguyễn Mậu Kiến (Động Trung, Kiến Xương). Có công lớn trong việc vận động xây dựng trường phải kể đến hai nhân vật: Cử Phát (ở Tri Lai) và Tú Chi (ở Ô Mễ) ( nay đều thuộc huyện Vũ Thư). Cho đến nay nhắc đến vai trò của hai ông, người dân quanh vùng còn lưu truyền hai câu ca:

“Cử Phát - Tri Lai mòn chân chạy.

Tú Chi - Ô Mễ khoẻ mồm gào” [115,121].

Để tăng thêm nguồn ngân quỹ, bổ sung nguồn tài chính ủng hộ phong trào Đông du và xây dựng trường Đông kinh nghĩa thục, các nhà yêu nước tiến bộ đã tổ chức ra các cơ sở kinh doanh công - thương nghiệp.

Bảng 2.4: Các hiệu buôn ở Thái Bình - một hình thức gây quỹ

ủng hộ phong trào Đông du và mở trường học.

TT Địa điểm Chủ hiệu Các mặt hàng buôn Địa điểm Trước đây thuộc Nay Thuộc

1 Đống Năm Đông Động- Đông Quan Đông Động Đông Hưng Cử Dị, Nguyễn Công Diệu Trao đổi sản vật biển

2 Thành Mỹ Tri Lai-Vũ Tiên Tri Lai Vũ Thư

Bùi Xuân Phát

Buôn bán hàng thủ công nghiệp nội địa,

hàng thêu đan, mỹ nghệ 3 Cổ Rồng Phương Công- Kiến Xương Phương Công- Tiền Hải Bán nông cụ, gỗ nứa, hàng thủ công nghiệp và hàng nội hóa

Kiến Xương) Thái-Kiến Xương nứa, hàng thủ công nghiệp và hàng nội hóa 5 Chợ Sóc Vũ Trung - Kiến xương Vũ Quý- Kiến Xương Giáo Quynh- Khoá Cới Bán nông cụ, gỗ nứa, hàng thủ công nghiệp và hàng nội hóa 6 Chợ Mới Luật Nội - Kiến

Xương Quang Bình Kiến Xương Bán nông cụ, gỗ nứa, hàng thủ công nghiệp và hàng nội hóa

Những hiệu buôn này đều đặt dưới sự chỉ đạo của Ấm Cương (tức Nguyễn Hữu Cương). Hàng bán chủ yếu ở các hiệu buôn là nông cụ, gỗ nứa, hàng thủ công nghiệp và hàng nội hóa. Mục đích quan trọng hơn là thông qua các hiệu buôn, những người yêu nước Thái Bình muốn giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự cường dân tộc, hướng quần chúng vào khoa học kỹ thuật mới, đề cao nền kỹ nghệ dân tộc.

Số tiền Nguyễn Hữu Cương và phong trào ở Thái Bình quyên góp cho Hội Duy Tân được chuyển ra nước ngoài bằng đường dây trực tiếp là Ngô Quang Đoan (em vợ Nguyễn Hữu Cương) và Lương Ngọc Quyến. Sau mỗi lần từ Nhật trở về nước vận động thanh niên du học và ủng hộ Hội Duy tân, các nhân vật này lại trở về Động Trung nhận số tiền mà các tổ chức của Thái Bình đã quyên góp cho Hội.

Thông qua hoạt động của các hiệu buôn và qua đóng góp trực tiếp của các hội viên (mỗi người đóng góp 20 đồng bạc trắng, có người đóng tới 300 đồng; gia đình ông Thuận Xương ở thị xã cho vay hàng ngàn đồng), nên sau gần 2 năm hoạt động sôi nổi, phong trào gây quỹ ở Thái Bình đã đóng góp

được một ngân quỹ khá lớn vào cuộc vận động Đông du, xây dựng trường học, mua giấy bút cho học sinh.

Một điều đáng chú ý là, nếu như ở Hà Nội, việc mở trường học là hoạt động có tính chất hợp pháp, thì ở Thái Bình lại không hoàn toàn như vậy. Chính Công sứ Thái Bình lúc đó là Ô-e (Auer) đã nhận xét: “Một số nhà nho đầy tham vọng, bất bình với chính phủ bảo hộ đã lao vào hành động một cách mạo hiểm chống lại chính sách của chúng ta”[168]. Bởi vậy chúng đã tích cực theo dõi, kiềm chế, hòng bóp nát “mầm mống chống đối”.

Trước tình hình đó, để duy trì và hoạt động có hiệu quả, ngay từ đầu phong trào Nghĩa thục Thái Bình đã chủ trương hoạt động bán công khai. Địa điểm của trường thường xuyên thay đổi: lúc ở làng Trình Phố (An Ninh -Tiền Hải), khi lại chuyển đến làng Thượng Gia (Hồng Thái - Kiến Xương), An Dục huyện Phụ Dực... Ở khắp các huyện như Kiến Xương, Quỳnh Côi, Phụ Dực, Vũ Tiên, Thư Trì đều có hoạt động của phong trào Nghĩa thục.

Có rất nhiều nho sĩ Thái Bình đã tích cực tham gia giảng dạy tại trường như ông Giáo Cới (tục gọi Khóa Cới), cụ Doãn Cảnh Tinh (Ngoại Lãng, Thư Trì), cụ Nguyễn Thế Bình (Việt Thuận, Vũ Tiên), ông Giáo Quynh (Nguyễn Quynh), Phó bảng Trần Xuân Sắc (Tiền Hải)...

Trường tổ chức dạy chữ quốc ngữ cho thanh thiếu niên ở các độ tuổi khác nhau nên đã thu hút được đông đảo học sinh trong các làng xã lân cận đến học. Hầu hết con cháu của các nhà lãnh đạo phong trào Nghĩa thục Thái Bình đều là những học sinh tích cực của trường như: Nguyễn Thị Hồng Đính, Nguyễn Danh Đới (con cháu Nguyễn Hữu Cương), hay Phạm Tư Gián (con Phạm Tư Trực)...

Giống như ở Hà Nội, phong trào mở trường học ở Thái Bình đã phát triển với nội dung phong phú. Ngoài việc dạy chữ quốc ngữ cho thanh niên ở các lứa tuổi khác nhau, tuyên truyền tư tưởng mới, nhà trường còn tuyên

truyền bài trừ các hủ tục. Trường còn có thêm nhiều môn học mới: vệ sinh, thể dục, giáo dục công dân, kinh tế chính trị, toán, học tập võ nghệ...Riêng chương trình học tập võ nghệ được nguỵ trang dưới hình thức luyện tập thể thao, thày dạy là Nguyễn Công Úc, Nguyễn Công Vĩ – những người đã tham gia tích cực trong phong trào yêu nước chống Pháp trước đó và là những học trò giỏi của thủ khoa võ Nguyễn Quang Hoan (người xã Vân Trường, huyện Tiền Hải).

Như vậy, trong quá trình giảng dạy, các trường ở Thái Bình vừa trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học, vừa bồi dưỡng khả năng quân sự để sẵn sàng chống Pháp cứu nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài việc lên lớp, phong trào Nghĩa thục Thái Bình còn cử các hội viên đến nhiều địa điểm trong tỉnh để diễn thuyết. Không khí:

“ Chuông độc lập vang đình diễn thuyết. Pháo hoan nghênh dậy biển Nam dương.”

đã có ảnh hưởng lớn đến nhân dân trong tỉnh.

Nội dung diễn thuyết thường kêu gọi quần chúng tham gia các hoạt động của Nghĩa thục, tiếp thu tư tưởng tiến bộ, bài trừ các hủ tục lạc hậu... Đặc biệt, vận động chống thuế được coi là nội dung tiêu biểu nhất trong hoạt động diễn thuyết ở Thái Bình.

Chúng ta biết rằng trong khi Bắc kỳ xuất hiện Đông kinh nghĩa thục ở Hà Nội và phong trào Nghĩa thục ở các tỉnh, thì ở Trung kỳ, từ tháng 3 đến tháng 5 năm 1908 lại nổ ra phong trào chống thuế quyết liệt của nông dân. Với mục tiêu là chống sưu thuế, cuộc nổi dậy của nông dân miền Trung thực chất là một phong trào quần chúng công khai đầu tiên ở Việt Nam được dấy lên bởi những tư tưởng dân tộc, dân quyền do các sỹ phu Duy Tân đầu thế kỷ XX khởi xướng. Chính Toàn quyền Bônua (Bonhoure) trong báo cáo ngày

22/7/1908 đã viết: “Bằng cách hành động có hệ thống, những người cầm đầu, trên thực tế không phải nhằm được giảm nhẹ vài thứ thuế. Họ vươn tới và chính điều đó, tôi xin nhắc lại, làm cho những triệu chứng này có tính chất nghiêm trọng và khiến chúng ta phải lo lắng cho tương lai - tạo ra sự phá vỡ tổ chức cai trị trong xứ và chuẩn bị cho sự thức tỉnh của một phong trào dân tộc” [152,204-205].

Ở Thái Bình, ngay từ đầu, phong trào chống thuế ủng hộ Quảng Nam, Trung Kỳ đã nhanh chóng lan đến nhiều địa phương như: Kiến Xương, Vũ Tiên, Tiền Hải... Cuộc vận động kháng thuế ở Thái Bình làm cho các nhà chức trách thật sự hoảng sợ. Tri phủ Kiến Xương - Trần Gia Du, trong một báo cáo gửi cấp trên đã phải thú nhận: “Nay tôi thấy... chỉ có tuyên truyền không thôi thì điều đó cũng chẳng làm sao, nhưng tôi sợ lòng dân chúng bị mê hoặc thì... khác nào như gió quạt vào lửa nó bùng lên mất.” [115,213].

Trong cuộc vận động kháng thuế ở Thái Bình, Nguyễn Hữu Cương giữ vai trò rất quan trọng. Trong khi tiếp cận tư liệu về Nguyễn Hữu Cương tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, chúng tôi gặp hồ sơ số 71894 - Phông Thống sứ Bắc kỳ. Tài liệu dày 20 trang viết tay bằng tiếng Pháp (Xem phụ lục 2.7).

Căn cứ vào tài liệu này thì trong 51 nhân chứng được hỏi, có 40 người khai nội dung diễn thuyết của Nguyễn Hữu Cương có liên quan đến vận động chống thuế, và địa bàn diễn thuyết không chỉ bó hẹp ở Động Trung quê ông mà còn lan rộng sang nhiều làng khác: Xuân Vũ, An Bồi, Trình Phố, Cổ Ninh, Cổ Am, Phụng Thượng, Đông Vinh, Luật Nội, Niềm Hạ, Lại trì, Tri Lễ, Nam Huân…

Chính Ô-e (Auer) trong một báo cáo mật đã thừa nhận: “Nguyễn Hữu Cương là tên đầu sỏ nguy hiểm nhất. Gia đình y có tư tưởng xấu và căm thù cao độ chống lại chúng ta”[168]. Trong tờ bẩm của Tri phủ Kiến Xương Trần

Ở quán rượu Nguyễn Hữu Cương thường nói: Nhà nước nay trọng dân quyền, nếu có sưu cao, thuế nặng thì nhân dân họp lại kéo nhau đi khiếu nại, Nhà nước phải xét miễn giảm. Mới đây nhân dân tỉnh Quảng Nam Trung kỳ kéo đến Toà sứ xin giảm thuế, hôm nay mấy nghìn người, ngày mai mấy nghìn người đi khiếu nại, Toà sứ không biết trả lời ra sao phải rút lên gác. Nhân dân nằm vạ ngay tại chỗ không về, Nhà nước không lý do nào mà giết hết được. Nhân dân Trung kỳ làm được như thế là nhờ có Phan Chu Trinh đứng đầu. Nay tỉnh Thái Bình ta hễ có việc gì bàn định nhà nước cứ bổ vào đầu dân Thái Bình trước, cho nên nhân dân thấy khổ cực, vậy nay cần bắt chước nhân dân tỉnh Quảng Nam thì nhà nước phải xét miễn giảm sưu thuế [168].

Và “Ông (chỉ Nguyễn Hữu Cương - PTL) còn viết một lá thư gửi Tổng đốc Phạm Văn Thụ vạch rõ chính sách ngu dân và thuế khoá nặng nề của thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam.”[168].

Trong số giấy tờ mà chính quyền địa phương thu được tại nhà Nguyễn Hữu Cương, chúng ta còn thấy được mối quan hệ giữa ông và Phan Bội Châu. Trong một bức thư gửi cụ Phan có đoạn viết: “ Các nhân sĩ Trung, Nam, Bắc thề cùng trời đất, mưu việc non sông, cùng sang Nhật Bản bàn việc thương lượng. Đồng bào ta bấy lâu yêu nước nồng nàn, ghét quân xâm lược, nên đồng tâm hiệp lực cùng lo giết giặc”[168].

Ảnh hưởng của Nguyễn Hữu Cương với phong trào của Thái Bình làm cho chính quyền bảo hộ rất lo ngại. Điều này được thể hiện rõ trong báo cáo của viên mật thám Si-mô-ni (Simoni) gửi Toàn quyền Đông Dương:

... Tôi cần thêm rằng, tên Cương được coi như có thói quen chỉ trích lung tung chính quyền nhà nước và luôn duy trì quan hệ với đảng cấp tiến của người bản xứ mà những đảng viên chính lại cư trú

tại Hà Nội (chỉ tổ chức Đông kinh nghĩa thục, Hà Thành đầu độc - PTL). Mặt khác, y đứng đầu một số huyện mà lính khố đỏ vừa qua đào ngũ đã bị bắt ở Hà Đông do gây ra chuyện cướp bóc và y lại có họ với một người tên là Úc (Bang Úc) đã phạm nhiều tội ác, từng qua nhiều vùng trong tỉnh Thái Bình để hành nghề cướp bóc (chỉ những trận chiến đấu chống Pháp - ND). Ngài Công sứ Thái Bình, trong một bức thư ngài gửi cho tôi có nói: “ hầu hết dân chúng có máu mặt (chỉ bọn Tổng lý- ND) đều nói xấu và thù ghét Cương... Tôi đề nghị cần bắt giam tên Cương ở một tỉnh thuộc Nam kỳ, đến khi hoàn cảnh cho phép hồi hương mà không có gì nguy hiểm cho xứ Bắc kỳ. Thưa ngài Toàn quyền, nếu ngài chấp nhận ý kiến của tôi, tôi rất hân hạnh được trình ngài ký nốt dự án bắt giam Cương theo hướng như vậy...[168].

Về thời gian Nguyễn Hữu Cương bị đi đày, các tài liệu ghi chưa thống nhất. Trong “Niên biểu Nguyễn Mậu Kiến và một số con cháu ông” [54,332] ghi: “ 1908... Tháng 6, Nguyễn Hữu Cương đi đày ở Cần Thơ cùng con cả

Nguyễn Công Vân.” Trong bài “ Phan Bội Châu với các chí sỹ yêu nước ở Thái Bình”, Tiến sĩ Trương Sỹ Hùng viết: “Năm Mậu Thân (1910) ông (chỉ

Nguyễn Hữu Cương) mưu với thổ binh đánh úp tỉnh Thái Bình. Việc bại lộ ông và con là Công Vân đều bị đày vào thành Gia Định”.

Tài liệu chúng tôi tiếp cận được từ Trung tâm lưu trữ Quốc gia I [169] (xem phụ lục 2.8) quyết định số 3317 do Toàn quyền Clô - bu – cốp – ski (A. Klobukowski) ký đã ghi:

“Quyết định

Điều 1: Tên Nguyễn Hữu Cương…bị đi đày bằng biện pháp hành chính tới một tỉnh của Nam kỳ trong thời gian 10 năm.

Điều 2: Các ông Thống sứ Bắc kỳ và Khâm sứ Trung kỳ chịu trách nhiệm thi hành quyết định này”.

Hà Nội, ngày 17/11/1908

Với quyết định này, Nguyễn Hữu Cương phải đi đày ở Cần Thơ. Do cuộc sống nơi đi đày quá kham khổ, mới được gần 4 năm ông đã mất tại bệnh viện Cần Thơ. Đây là thông báo số 432 D.B của Phủ Thống đốc Nam kỳ – phòng nhất:

“ Sài Gòn ngày 8/7/1912.

Quyền Thống đốc Nam kỳ gửi ngài Thống sứ Bắc kỳ tại Hà Nội.

Tôi lấy làm hân hạnh được thông báo cho ngài biết… Nguyễn Hữu Cương ở làng Động Trung, tổng Xuân Vũ, huyện Trực Định, phủ Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, bị kết án 10 năm đày tại Nam kỳ…, do một căn bệnh dịch tả đã chết tại bệnh viện Cần Thơ ngày 28/6 vừa qua…”[170] (xem phụ lục 2.9).

Phong trào mở trường học ở Thái Bình diễn ra từ đầu năm 1907 đến đầu năm 1908 - thời gian tồn tại dài hơn hai tháng so với Hà Nội và các địa phương khác. Nguyên nhân chính là do vai trò to lớn của những người sáng lập và của nhân dân Thái Bình chứ không phải do điều kiện địa lý hẻo lánh nên Pháp ít chú ý đàn áp hoặc đàn áp không mạnh như các địa phương khác, như có ý kiến đã từng nhận định .

Hoạt động dưới hình thức là một trường học, nhưng thực chất là phong trào Nghĩa thục, một tổ chức cách mạng; phong trào đã trở thành vũ khí sắc bén của nhân dân chống lại nền văn hoá, giáo dục thực dân phong kiến phản động lỗi thời, đặt nền móng cho một nền văn hoá giáo dục cách mạng, tiến bộ sau này ở nước ta. Mặc dù thất bại, phong trào Nghĩa thục Thái Bình đã góp phần vào việc củng cố, phát huy mạnh mẽ truyền thống hiếu học, truyền (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến của phong trào yêu nước chống Pháp ở Thái Bình cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX (Trang 92)