Đánh Pháp xâm lượ cở khắp các phủ, huyện trong tỉnh

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến của phong trào yêu nước chống Pháp ở Thái Bình cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX (Trang 72)

Hưởng ứng chiếu Cần Vương của Hàm Nghi (13/7/1885), nhiều sĩ phu, văn thân đã đứng lên lãnh đạo nhân dân chống Pháp. Phong trào lan rộng khắp các địa phương của cả nước và kéo dài đến hết thế kỷ XIX. Ở Thái Bình, phong trào chống Pháp được bùng lên mạnh mẽ và rộng khắp các phủ,

huyện. Đối phó với tình hình này, ngay khi chiếu Cần Vương vừa phát đi chưa đầy 5 tháng, thực dân Pháp đã phải tức tốc đưa đến Thái Bình 10 đại đội bộ binh, 2 trung đội pháo binh, 1 đoàn thuyền máy và mấy chiếc tàu phóng lôi do tướng Muy-ni-ê (Munier) và trung tá Can-lê (Callet) chỉ huy mở một cuộc càn quét lớn trên toàn vùng [71,134]. Từ tháng 2/1886 đến tháng 2/1887, lần lượt Pháp còn đem 4 binh đoàn thiện chiến nhiều lần về đốt phá, càn quét vùng đất Thái Bình [115,167-168], hy vọng có thể dập tắt phong trào kháng chiến của nhân dân trong tỉnh. Nhưng thực dân Pháp đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của lực lượng kháng chiến khắp các phủ huyện:

Vùng Quỳnh Côi – Hưng Hà có:

- Ngũ Dinh ở Quỳnh Côi (nay thuộc Quỳnh Phụ) - Hiệp Loan, Hiệp Khân ở An Đồng (Quỳnh Phụ)

- Hoàng Đình Tốn, chiếm cứ Diên Hà, dựng căn cứ ở Tam Nông (Điệp Nông - Hưng Hà)

- Lãnh Nhang, Lãnh Mè ở Phan Thôn, Bổng Thôn (Bình Lăng, Hưng Hà)

- Hiệp Vỡi ở Tịnh Xuyên trang (Hồng Minh, Hưng Hà)

Vùng Thái Thuỵ – Đông Hưng có:

- Đốc Nhưỡng nổi lên ở Đô Kỳ, chiếm cứ miền Phú Lãng, Đô Cả, Đô Kỳ, căn cứ ở Đô Kỳ (nay thuộc Đông Hưng)

- Lãnh Hoan ở Thọ Vực (Hoa Nam, Đông Hưng) - Lãnh Nhiệm ở Lịch Động (Đông Động, Đông Hưng)

- Phạm Huy Quang ở Phù Lưu - Đọ (Đông Sơn, Đông Hưng) - Đốc Đen ở Tự Tân (Đông Quang, Đông Hưng)

- Lãnh Chính ở Thanh Quan (Đông Quan, nay thuộc Đông Hưng) - Ba Phan ở An Tiêm (Thụy Dân, Thái Thụy)

- Đốc Phước ở Đồng Thanh - Tam Tỉnh (Hồng Lý, Vũ Thư).

Vùng Kiến Xương – Tiền Hải có:

- Nguyễn Hữu Cương, Giám Thố ở Động Trung, Cổ Ninh ( Vũ Quý, Kiến Xương)

- Nguyễn Tất ở Trình Phố (An Ninh, Tiền Hải)

- Lê Văn Tập ở Đa Cốc (Nam Bình, Kiến Xương) [115,207].

Trong những năm 1885-1886, lực lượng kháng chiến Thái Bình, dưới sự chỉ huy chung của Tạ Hiện, đã tổ chức nhiều cuộc tấn công vào các phủ huyện trong tỉnh.

Hoảng sợ trước sức lớn mạnh của phong trào yêu nước Thái Bình, nhiều lúc địch đã phải tung ra một lực lượng quân sự lớn từ Hưng Yên đánh xuống, Nam Định đánh sang, Hải Dương đánh vào; song các cuộc hành quân của địch, có cả thuyền máy và ngư lôi yểm trợ đều vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của nhân dân trong tỉnh.

Ở phía Nam tỉnh, các cánh quân cũng hoạt động ráo riết. Các trận đánh: Đa Cốc (Minh Tân, nay thuộc huyện Kiến Xương), Trà Lý (Tiền Hải), cánh đồng Vàng (Vũ An - nay thuộc Vũ Thư), Cầu Kìm (Vũ Lạc, nay thuộc Kiến Xương), Tống Vũ (xã Chính Lãm, nay thuộc Kiến Xương)… đã gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề. Đích thân Công sứ Pháp và Tổng đốc Phan Đình Bình đã nhiều lần mang quân về phối hợp cùng Tri phủ Trần Văn Kiệm và bọn công giáo phản động ở hai xứ đạo: Thân Thượng (Quang Bình, Kiến Xương), Bắc Trạch (Vân Trường, Tiền Hải) vây đánh nghĩa quân. Trước sức tấn công ác liệt của kẻ thù, nghĩa quân bị tổn thất nặng. Các căn cứ chống Pháp đến giữa năm 1887 về cơ bản đều bị tiêu diệt. Hai thủ lĩnh chính của phong trào là Tạ Hiện và Bang Tốn buộc phải vượt biên giới sang cầu cứu nhà Thanh,

nhưng không có kết quả. Bang Tốn biệt tích, Tạ Hiện bị bắt ở Bình Bắc (Đông Triều, Quảng Ninh), Phạm Huy Quang bị giết ở Châu Giang (Đông Hưng)…, các cánh quân còn sót lại buộc phải phân tán đi các nơi.

Về thời gian hoạt động của Tạ Hiện, Giáo sư Trần Văn Giàu (trong “Chống xâm lăng” [48,161) cho biết: ông bị bắt và bị giết vào đêm 2/2/1887 tại Bình Bắc. Nhưng theo Gờ rốt sanh (Grossin), trong “ Lịch sử tỉnh Thái bình” thì “Tạ Hiện bỏ đi nơi nào không rõ”. Hai tác giả Vũ Mạnh Quang và Lê Quý Rinh trong “Danh nhân Thái Bình “ tập 3 [114,172] cho biết: “Nhiều nguồn tài liệu khác lại cho thấy, sau năm 1887 Tạ Hiện vẫn còn để lại tên tuổi ở nhiều hoạt động tiếp theo… Đây là vấn đề còn tồn nghi.”

Chúng tôi, trong khi khai thác tài liệu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, có gặp hồ sơ 76337 ( Phông Thống sứ Bắc kỳ) có tiêu đề: “ Những hoạt động của Đề Tạ, Lãnh Hoan trong tỉnh Thái Bình và những biện pháp trấn áp việc kêu gọichống Pháp (1890). Hồ sơ có tờ “trát”ghi rõ:

Trát của giặc. Tạ Đề đốc tỉnh Nam Định làm tờ mật sức rằng: Xét nước An Nam từ khi kinh thành bị tây đánh lấy đến nay, quân giặc tây càng nhiều dữ như ong trùng, nó làm sự ngạo ngược…trên chỗ miếu đường đều những kẻ như gỗ mục mà làm quan, trong chỗ triều đình, đều những kẻ như muông cầm thú mà ăn lương nhà nước…Nay sức cho tên Đinh Trác và Đinh Trang là quân ở làng Yên Xá, tổng Thuỵ Lũng, huyện Chân Định, phải biện lương và khí giới cho sẵn đủ, hẹn ngày mồng hai tháng sau đều đem đến tại đồn lớn ở huyện Văn Giang, cho được tới kỳ để tiến đánh, chớ có chậm một khắc nào… Ngày 12 tháng 4 năm Thành Thái thứ sáu (tức 30 /5/ 1890).

Về việc này, chính Trần Lưu Huệ quyền Kinh lược Bắc kỳ đã phải gửi thư trình Thống sứ: “Xét hai trát ấy (một trát do Phạm Ngũ - Ngũ trưởng

huyện Chân Định và một trát do tên Đôn làng Động Trung nhặt được) dấu son đều là dấu mới đóng (đã mang trát ấy trình quan Công Sứ rồi). Và để đối phó: “ Kính thư trình quan lớn xét có ứng cấp súng cho tỉnh ấy, để dùng phòng giữ” [175]. Theo tài liệu này thì những hoạt động của Tạ Hiện còn kéo dài đến năm 1890 (Phụ lục2.5).

Dưới sự chỉ huy trực tiếp của các ông Đề, ông Lãnh… nghĩa quân vẫn tiếp tục bí mật hoạt động bất chấp sự khủng bố của kẻ thù. Đến đây, ngọn cờ lãnh đạo từ tay các văn thân, sĩ phu cũng mờ dần, nhường chỗ cho một số thủ lĩnh xuất thân từ nông dân, điển hình là Đốc Nhưỡng và Đốc Đen (14).

Ngày 25/8/1888, Đốc Đen bất ngờ cho quân đột kích đồn Bình Cách (nay thuộc xã Đông Xá, huyện Đông Hưng). Quân Pháp đã phải huy động toàn bộ lính ở đồn Thuỵ Anh tới mới giải vây được. Để đối phó với nghĩa quân, bên cạnh việc tăng cường càn quét các căn cứ của nghĩa quân, chúng còn cho tay chân trà trộn vào hàng ngũ quân khởi nghĩa để dò la tin tức. Đốc Đen đã lợi dụng điều này để làm nên một sự kiện đáng ghi nhớ vào ngày 9/9/1889 (tức ngày 15/8 âm lịch).

Ghi chép về sự kiện này, Phạm Văn Thụ (Tri phủ Tiên Hưng) trong cuốn “ Thái Bình phong vật chí” đã viết:

Ngày rằm tháng Tám năm ấy (Thành Thái thứ 1 – 1889), nhân ngày rằm trung thu “ quân giặc” (chỉ quân khởi nghĩa - PTL) kéo về làng chè chén, có người ở huyện ấy tên là Khái lén đi báo với đồn Phụ Dực. Viên quan một chỉ huy đồn Phụ Dực là Criviê cùng với Tri phủ Thái Ninh họ Bùi (Bùi Phủng - ND) liền đưa đội lính tập theo tên Khái chỉ đường về tận sào huyệt để rập bắt. Tới nửa đêm thì tới bủa vây xã ấy.

Quan một Criviê muốn bắt sống cho được, truyền lệnh cho đội lính tập ai nấy đứng im tại chỗ, rồi tự mình dẫn 5 tên lính rón bước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đi vào đình làng. Bấy giờ trăng sáng mờ mờ, phục binh của giặc đã bố trí sẵn ở các nơi trong vườn nhất loạt nổ súng. Quan một Criviê trúng đạn, bị giặc chặt đầu mang đi, một tên lính tập bị thương gẫy tay, kêu la bỏ chạy. Tri phủ họ Bùi lập tức dẫn đội lính tập tiến vào làng, bắn vãi đạn như mưa. Giặc dẫn bè đẳng phá luỹ tre phía sau làng tẩu thoát [130,70].

Chiến thắng của nghĩa quân Đốc Đen ở Yên Lũ như một làn gió mới thổi vào ngọn lửa chống Pháp ở Thái Bình đang có chiều hướng lắng xuống sau hàng loạt khó khăn : Đề đốc Tạ Hiện, Phạm Huy Quang, Bang Tốn…đã hy sinh hoặc chuyển địa bàn hoạt động. Các căn cứ Đô Kỳ của Đốc Nhưỡng, Thọ Vực của Lãnh Hoan bị địch càn quét, khủng bố nhiều lần… Việc chặt đầu viên quan một Pháp đã làm cho uy tín của Đốc Đen ngày càng nâng cao trong các toán nghĩa quân. Trong số những thủ lĩnh tìm về với Đốc Đen có Tạ Quang Hổ (con trai Tạ Hiện), Cả Tiến (con rể Phạm Huy Quang) từ Đông Quan, Thanh Quan về hợp sức.

Nói đến phong trào kháng Pháp ở Thái Bình những năm 1889 –1890 chúng ta không thể không nhắc đến Đốc Nhưỡng - một trong hai thủ lĩnh chính của phong trào giai đoạn này. Chính Phạm Văn Thụ đã phải thừa nhận: “ tụi đầu sỏ như Bang Tốn, Lãnh Hoan, Lãnh Điền chẳng qua nhất thời tụ tập …, duy có Đốc Đen, Đốc Nhưỡng dám cùng quan quân cự chiến” [126].

Hoạt động của nghĩa quân do Đốc Nhưỡng chỉ huy không chỉ bó hẹp trong việc phối hợp với nghĩa quân của Phạm Huy Quang, Lãnh Hoan, Lãnh Bí, Hiệp Khân, Hiệp Loan... của tỉnh Thái Bình mà còn mở rộng phối hợp hoạt động với nghĩa quân Bãi Sậy (Nguyễn Thiện Thuật, Hưng Yên), với Đốc Tít ( Hải Dương), với Đề Đinh (Hà Nam).

Một đặc điểm của các phong trào yêu nước chống Pháp nói chung và phong trào Cần Vương ở Thái Bình nói riêng là phong trào có mối liên hệ

chặt chẽ với phong trào các tỉnh lân cận. Trận tập kích phủ Thái Bình (tỉnh lỵ Thái Bình ngày nay) vào trung tuần tháng 6/1892 là một ví dụ. Sách Thái Bình Phong vật chí ghi lại sự kiện này như sau:

Tháng 6 năm Thành Thái thứ 3 (1892), đầu mục “giặc Hải Dương” là bọn Lãnh Quý, Đề Ban, Tiền quân Khái, Bẩy Thuật, Ba Lộng bị quan tỉnh Hải Dương lùng bắt, Nhưỡng cấu kết dẫn về huyện Thần khê thuộc tỉnh Thái Bình. Bè đẳng giặc hơn 100 người đều giả trang mặc quần áo lính tập, khí giới, súng ống đầy đủ vào hạng tốt. Ngày 16 tháng 6 năm nói trên, giặc đến trú quán ở xã Phú Khê, định mưu đánh úp thành Thái Bình. Có người ở xã ấy mật báo với đồn huyện. Tri huyện Thần Khê lập tức đi ngay về tỉnh bẩm báo.

Sáng sớm ngày 17, Công sứ tỉnh cấp tốc đem quân đi vây bắt. Bọn Đốc Nhưỡng chỉ huy bộ hạ đánh trả , xông lên đánh giáp lá cà. Công sứ Tri-mô-nê (Trimonet) hô lính nằm rạp xuống đất mà bắn. Đạn súng liên thanh bắn ra như mưa xối, quân giặc vừa bắn trả vừa lui chạy...[130].

Để cứu vãn tình thế, trấn an dư luận và cũng là do yêu cầu bức bách của kế hoạch bình định vùng đồng bằng, thực dân Pháp đã có hàng loạt biện pháp để đối phó hòng dập tắt phong trào. Từ phủ lỵ trở xuống, mạng lưới chỉ điểm, tuần đinh, phu tráng được tăng cường tuần phòng ngày đêm. Ở tỉnh lỵ, đội lính khố xanh (quân thường trực) sẵn sàng trong tình trạng chiến đấu.

Từ 1890 trở đi, hoạt động của các đội nghĩa quân Cần vương trong cả nước đã bị co hẹp trước sự khủng bố của thực dân Pháp, phong trào đã bị lắng xuống. Trong địa hạt miền Trung duy chỉ còn tồn tại cuộc khởi nghĩa Hương Khê do Phan Đình Phùng và Cao Thắng lãnh đạo.

Đánh giá về phong trào Cần Vương, một học giả nước ngoài đã khẳng định: “Thật là dễ dãi đối với một số nhà quan sát, đặc biệt là những người không thể và không muốn hiểu lòng tự hào mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam về bản thân và lịch sử của họ, để phủ nhận toàn bộ sự kiện Cần Vương, xem đó đơn giản chỉ là sự kháng cự cuối cùng của một lý tưởng lỗi thời, mù quáng. Tuy nhiên đó lại là một sự tiếp tục, một sợi dây nối liền cuộc kháng chiến “ lỗi thời” này với những cố gắng có kết quả hơn vào thế kỷ XX”[71,137-138].

2.2.1.3. Phong trào Kỳ Đồng Mạc Đĩnh Phúc.

Sau hàng loạt các cuộc khủng bố, đàn áp, Pháp tưởng rằng đã hoàn tất công cuộc bình định. Theo chúng: “Đến năm 1892, trong tỉnh Nam Định (bao gồm cả Thái Bình - PTL) những toán nghĩa quân bị đàn áp mới hoàn toàn biến mất hoặc ra hàng” [99,49]. Và theo Pasquier, với Thái bình: “…Thời kỳ giặc giã (chỉ quân khởi nghĩa - PTL) đã chấm dứt từ năm 1893, công cuộc bình định dài hơn và vất vả hơn cuộc đánh chiếm cuối cùng đã hoàn thành…Tỉnh Thái Bình từ nay trở đi đã chứng minh một cách đầy đủ nguồn gốc của hai chữ Thái Bình mà người ta đã đặt cho nó” [96,28]. Trên thực tế, mặc dù bị đàn áp khốc liệt và bị tổn thất nặng nề song phong trào yêu nước chống Pháp ở Thái Bình vẫn không hoàn toàn tan rã.

Cùng với một số địa phương trong cả nước như: Sơn Tây - Hà Nội với phong trào của Vương Quốc Chính (1895-1898); Phú Yên với phong trào của Võ Trứ – Trần Cao Vân (1897-1898 ); Bà Điểm- Hóc Môn (Gia Định) với các cơ sở Hội kín của Nguyễn Văn Bường, Phan Văn Hớn...(15), ở Thái Bình bắt đầu xuất hiện một hình thức đấu tranh mang màu sắc ma thuật, tôn giáo dưới sự chỉ huy của Nguyễn Bá Ôn (16). Trong phong trào còn một nhân vật có

ảnh hưởng rất lớn, không chỉ ở Thái Bình mà còn lan rộng tới các tỉnh lân cận như: Nam Định, Hải Dương, Kiến An, Hưng Yên, vùng Trung du (Yên Thế, Bắc Giang)... đó là Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm (17).

Sau 9 năm ở Algérie (Bắc Phi), Nguyễn Văn Cẩm đã hoàn thành chương trình tú tài toàn phần. Thực dân Pháp tưởng rằng có thể biến Kỳ Đồng thành người tuyệt đối trung thành với chính phủ bảo hộ Pháp, nhưng chúng đã thất bại.

Về nước vào cuối năm 1896, ông kiên quyết không ra làm việc cho Pháp, mà đi theo phong trào do Mạc Đĩnh Phúc phát động từ 1895 ở các tỉnh miền biển. Theo sự tuyên truyền của Mạc Đĩnh Phúc thì phong trào này vừa đánh đuổi người Pháp, vừa đánh đổ nhà Nguyễn để khôi phục nhà Mạc, Ông trấn an nhân dân không nên sợ súng đạn của Pháp và cho rằng mình có phép lạ làm cho súng Pháp không nổ và làm súng Pháp trở lại bắn Pháp.

Kỳ Đồng đã cùng một bác sỹ người Pháp là Gi-a (Gillard) mộ dân khai khẩn đồn điền Chợ Kỳ (Yên Thế, Bắc Giang), thực chất là chuẩn bị xây dựng căn cứ chống Pháp. Một mặt ông tìm cách liên lạc với nghĩa quân Hoàng Hoa Thám, mặt khác bí mật chuẩn bị bạo động vũ trang ở các tỉnh đồng bằng. Ông thường xuyên đi về đồng bằng, đặc biệt là về Hải Dương - cơ sở chính do Mạc Đĩnh Phúc (18) phụ trách. Trên thực tế, một bộ tham mưu của phong trào đã hình thành: Kỳ Đồng được tôn làm “ Quốc sư”, Mạc Đĩnh Phúc làm thủ lĩnh, Nguyễn Bá Ôn làm chủ suý. Họ đã cấp tới hơn 3000 bằng sắc phong chức tước cho các tướng sĩ, nghĩa quân. Trên các giấy tờ, bằng sắc đều có khẩu hiệu “ Bình Tây, diệt Nguyễn”.

Cũng trong thời gian này Kỳ Đồng đã liên lạc chặt chẽ với nghĩa quân Hoàng Hoa Thám. Ông đã ba lần giúp tiền, gạo, muối, lợn, gà cho nghĩa quân Yên Thế. Sự ủng hộ này đã góp phần củng cố lực lượng chống Pháp của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám, khích lệ, động viên tinh thần chống Pháp của

nhân dân vùng Trung du và vùng đồng bằng Bắc bộ. Câu ca: “ Nhất ông Kỳ, nhì ông Thám, thứ ba Bá hộ Quần Anh” (19) phần nào phản ánh mối quan hệ giữa hai vị thủ lĩnh chống Pháp nổi tiếng ở vùng trung du và vùng đồng bằng Bắc Bộ lúc đó.

Để chấm dứt những hoạt động của Kỳ Đồng, đêm 22/9/1897, theo lệnh của Toàn quyền Đume, viên chỉ huy đạo binh Yên Thế là Pê rô (Péroz) đã bí mật bắt Kỳ Đồng tại căn cứ chợ Kỳ. Tại đây, quân Pháp đã thu được nhiều tài liệu, tiền, vũ khí, đạn và cả danh sách của chính phủ Kỳ Đồng (gồm những bộ trưởng, thống soái, tướng tá và quan lại cùng những bản tuyên cáo hạ lệnh tổng khởi nghĩa [113,221].Trong bản án lập ở toà án Yên Thế, chính Phó quản đạo Yên Thế là Vi Viết Tính, phụ trách xét xử đã khẳng định: “ Những bản hiệu triệu, mệnh lệnh và thư tín do các nhà chức trách của đạo binh Yên Thế bắt được qua nhiều vụ lục soát ở Chợ Kỳ và các làng lân cận cho thấy rõ

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến của phong trào yêu nước chống Pháp ở Thái Bình cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX (Trang 72)