Chuyển hướng tư tưởng theo khuynh hướng dân chủ tư sản

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến của phong trào yêu nước chống Pháp ở Thái Bình cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX (Trang 56)

Thất bại của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX ở nước ta đã đưa đến cho những người lãnh đạo phong trào bài học thực tế là: để đánh thắng thực dân Pháp – một kẻ thù có trình độ văn minh, có khoa học kỹ thuật tiên tiến, dân tộc Việt Nam không thể chỉ có lòng yêu nước với vũ khí

thô sơ, mà phải làm cho dân mạnh, nước giàu, phải thực hành cải cách đổi mới theo hướng tư bản chủ nghĩa.

Sự xuất hiện hệ tư tưởng tư sản đã trở thành nhân tố mới trong đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam. Những nhà yêu nước Việt Nam đã đón nhận một tư tưởng triết học và quan điểm mới của phương Tây thông qua các nhân vật như: Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, Đàm Tự Đồng, Tôn Trung Sơn (của Trung Quốc); Cát Điền Tùng Âm, Phúc Trạch Dụ Cát (của Nhật Bản). Những tư tưởng đó đã trở thành vũ khí mới để những người yêu nước Việt Nam giai đoạn này vận dụng vào cuộcchiến đấu của mình.

Bước sang những năm đầu của thế kỷ XX, đứng trước yêu cầu mới của lịch sử dân tộc, các sỹ phu yêu nước và những người có tinh thần dân tộc đã trăn trở suy ngẫm về nguyên nhân mất nước và cố gắng tìm một con đường cứu nước mới.

Phan Bội Châu trong thư viết từ Nhật gửi về nước xin đồng bào góp tiền cho học sinh du học có đoạn viết:

Ngồi ngẫm nghĩ về lí do vì đâu nước ta mất, vì đâu dân ta khốn khổ, thì thấy có hai nguồn cơn là ngu và hèn. Ngẫm lại dân ta cũng tai mắt, mặt mày như người Nhật Bản, cũng ruột gan như người Nhật Bản, cũng đội trời đạp đất như ai, đều là con yêu của tạo vật, cũng là khí thiêng đúc lại, đều là bạn tốt của non sông; thì cái ngu cái hèn sao lại riêng để cho quốc dân ta phải chịu? Xin trả lời rõ thêm: một là vì chúng ta không có đường lối mở mang dân trí, hai là vì chúng ta không có quyền bính để cổ động dân khí. Trí khôn của dân chưa mở mang thì sao không ngu được? Chí khí của nhân dân chưa phấn chấn thì trách gì mà chẳng hèn [49,35-36].

định dân trí. Theo các cụ, để khai dân trí phải thay đổi việc học và công việc đầu tiên là phải thay đổi nội dung học tập. Bởi vậy tài liệu học tập của các trường học ở Thái Bình được các nhà sáng lập đặc biệt chú ý.

Trước tiên là cuốn “Quốc dân độc bản” (7) - cuốn sách giáo khoa quan trọng, đề cập đến các chủ đề khác nhau: chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, tư tưởng giáo dục... có chú trọng tới tình hình Nhật Bản. Tất cả đều nhằm tuyên truyền giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức đổi mới, tự lực, tự cường.

Cuốn “Luân lý giáo khoa (Tân đính)” của Phạm Tư Trực (8), với tiêu đề “Các bài văn đả kích và các bài nhục mạ chính phủ bảo hộ Pháp năm 1907- 1908”, như một sự tổng kết mọi luân lý của con người trước cuộc sống dựa trên tư tưởng mới của thời đại là tư tưởng dân chủ tư sản.

Quốc văn tập đọc” (9) khuyết danh, tập hợp nhiều bài thơ viết bằng chữ quốc ngữ do Đông kinh nghĩa thục tuyển chọn, biên soạn, ấn hành

Một tác phẩm có thể coi là tiêu biểu cho chí hướng của các sĩ phu duy tân đầu thế kỷ XX và được các sĩ phu yêu nước Thái Bình coi là cương lĩnh hành động - đó là cuốn “ Văn minh tân học sách” (Cuốn sách học mới để đạt đến văn minh) (10). Mở đầu, tác phẩm khẳng định văn minh là một giá trị chỉ có thể đạt đến sau một quá trình đấu tranh gian khổ, và quan hệ mật thiết với trình độ dân trí; “Văn minh với dân trí hai đàng cùng làm nhân quả lẫn nhau”. Từ cách nhìn này, tác giả khẳng định: “Đại Nam ta vốn là một nước lớn văn minh, nhưng trái với văn minh châu Âu có tính luôn luôn động thì văn minh nước ta lại có tính luôn luôn tĩnh, chậm biến đổi lại thiên về văn chương tiêu khiển, ít chuyên chú tới thực nghiệp, dẫn đến cảnh suy đồi trước mắt”.

Theo cương lĩnh “Văn minh tân học sách” nêu ra, những lãnh tụ của phong trào Nghĩa thục Thái Bình đã tập trung tuyên truyền, khích lệ tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, giáo dục sự đoàn kết để tiến tới thực hiện

quang phục, giáo dục lòng căm thù, tìm hiểu thực chất của chủ nghĩa thực dân, tuyên dương tư tưởng và hành động dũng cảm trong chiến đấu...

Mở đầu cuốn Việt sử, Phạm Tư Trực đã khảng khái nêu bật lòng tự hào dân tộc:

“Nước ta vốn văn minh đã trải, Dân ta nào có phải hèn đâu ? Văn phong ngang sách nước Tàu, Võ công đánh dẹp bấy lâu lẫy lừng.”

Để giáo dục lòng tự hào dân tộc, các nhân sĩ Thái Bình đã tiến hành dạy địa lý, lịch sử. Đây là điểm mới trong nội dung dạy học. Theo tinh thần đó, trong bài “Dạy sử Việt Nam” Phạm Tư Trực viết:

“Giống ta chẳng giống mọi, Lòng ta chẳng phải hèn. Bạch Đằng phá quân Nguyên Chi Lăng đuổi tướng Minh. Cõng rắn cắn gà nhà,

Người xưa rất khinh bỉ”

Mượn lời mẹ khuyên con để khuyên thanh niên, ông viết: “Con ơi nghe mẹ lời này

Muốn khôn thì phải có thày mới nên. Con làm sao cho thù báo, nghĩa đền

Cho yên việc nước kẻo phiền mẹ cha. Con làm sao cho ích nước lợi nhà Nước kia có vẹn thì nhà mới xong. Con làm sao cho nổi tiếng Lạc Hồng Văn minh đôi chữ đọ cùng Á-Âu.

Sầu về một nỗi bấy lâu ngu hèn. Mẹ có tham cũng chẳng tham tiền

Tham về một nỗi đua chen với đời" [117, 195-196]

Bên cạnh việc tuyên truyền, khích lệ tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc... một số tác giả thơ văn yêu nước Thái Bình còn chú ý vạch rõ thực chất của chủ nghĩa thực dân. Nguyễn Thúc Khiêm (11) đã kịch liệt phản đối tư tưởng thờ ơ trước sự nghiệp “Tân học”. Trong đôi câu đối viết cho đình làng, ông đề:

“ Bốn trụ bốn nghê cười, cười các kẻ tranh thịt, tranh xôi mà chẳng biết tranh đua cùng thế giới.

Hai hồi hai long cuốn, cuốn những ai, cuốn nước mây rồi mai đây cuốn sạch lũ bài Tây”[117,212].

Để mở mang dân trí, chống lối học xa rời thực tiễn của Hán học, Đông kinh nghĩa thục kêu gọi mọi người phải học chữ quốc ngữ: “ Phàm người trong nước đi học nên lấy chữ làm phương tiện, để cho trong thời gian vài tháng đàn bà, con trẻ cũng đều biết chữ và người ta có thể dùng chữ quốc ngữ để ghi việc đời xưa và chép việc đời nay và thư từ thì có thể chuốt lời và đạt ý. Đó là bước đầu tiên trong việc mở mang trí khôn vậy.”[147]. Phạm Tư Trực cũng tuyên truyền chủ trương này trong bài “ Cải cách lối học”:

“ Chí làm trai đứng trong trời đất Phải sao cho tỏ mặt non sông Kia kìa mấy bậc anh hùng

Cũng vì thủa trước học không sai đường Cuộc hoàn hải liệt cường tranh cạnh Mở trí dân giàu mạnh biết bao Nước Nam học vấn thế nào Chẳng lo bỏ dại lẽ nào còn khôn

Chữ quốc ngữ là hồn trong nước Phải đem ra tỉnh trước dân ta Sách các nước, sách Chi-na

Chữ nào, nghĩa ấy định ra tỏ tường.” Và: “ Một người học muôn người đều biết Trí ta khôn muôn việc đều hay

Lợi quyền nắm được vào tay

Có cơ tiến hoá, có ngày văn minh.”

Trong việc vận động nếp sống văn minh, bài trừ những hủ tục phong kiến, khuyến khích học chữ quốc ngữ, Hoàng giáp Đào Nguyên Phổ có nhiều sáng kiến, ông đã làm nhiều câu đối dán ở trường học quê ông:

- “Lấy quốc ngữ làm chuông cảnh tỉnh, khua vang ngõ hẹp, hang cùng, - Đem báo chương thay đuốc văn minh, soi rạng miền Nam, cõi Bắc” [117,237].

Ngoài việc vận động toàn dân học chữ quốc ngữ, các lãnh tụ phong trào Nghĩa thục ở Thái Bình còn có những bài thơ khuyên cắt tóc ngắn, để răng trắng. Trong con mắt của những người vận động phong trào, búi tóc tiêu biểu cho thủ cựu, cắt búi tóc là khẳng định ý muốn đổi mới, cắt búi tóc đã trở thành hành động chính trị.

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến của phong trào yêu nước chống Pháp ở Thái Bình cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)