Phong trào đấu tranh đòi quyền sống, độc lập dân tộc

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến của phong trào yêu nước chống Pháp ở Thái Bình cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX (Trang 114)

a. Từ Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đến các chi bộ cộng sản - hạt nhân của phong trào đấu tranh đòi quyền sống, độc lập dân tộc ở Thái Bình.

Trong khi các đồng chí Nguyễn Danh Đới, Nguyễn Tường Loan nhận nhiệm vụ chuẩn bị cho việc thành lập Xứ bộ “Thanh niên” thì đồng chí Vũ Trọng được cử về địa phương công tác. Đầu năm 1927, tại nhà đồng chí Vũ Trọng (Trình Nhất, An Ninh, Tiền Hải), một chi bộ Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên được thành lập gồm 7 người (23).

Đến đầu năm 1928, nhiều chi bộ mới của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên tiếp tục được thành lập. Chỉ tính riêng huyện Vũ Tiên đã có tới 6

chi bộ với tổng số 54 hội viên, Thư Trì có 5 chi bộ với 40 hội viên. Cở sở của “Thanh Niên” đã lan rộng khắp các địa phương: Ở huyện Tiền Hải, ngoài chi bộ Trình Phố còn phát triển hội viên sang các làng khác như Nam Huân, Thanh Nê, Thư Điền, An Bồi, Tiểu Hoàng, Hoàng Môn, An Khang, Ngọc Lũ, Đông Cao, Phương Công, Nho Lâm, Dương Liễu, Mỹ Đức…

Sự phát triển rộng rãi của các cơ sở “Thanh Niên” trong toàn tỉnh đòi hỏi phải có một cơ quan lãnh đạo thống nhất. Đây cũng là yêu cầu của Xứ bộ Thanh Niên Bắc kỳ: thành lập Tỉnh bộ để hình thành hệ thống tổ chức từ trung ương đến cơ sở. Sau một thời gian chuẩn bị, một số đồng chí lãnh đạo phong trào “ Thanh niên” đã quyết định triệu tập Đại hội đại biểu “Thanh Niên” toàn tỉnh.

Tháng 3-1928, Đại hội đại biểu Việt Nam cách mạng Thanh niên Thái Bình khai mạc tại trường tư Minh Thành, có sự tham dự của đại biểu Xứ bộ “Thanh niên” Bắc kỳ.

Đại hội đã tập trung thảo luận một số vấn đề quan trọng:

- Các biện pháp phát triển, củng cố tổ chức, nội dung công tác tuyên truyền và huấn luyện; xuất bản báo.

- Lập cơ quan in truyền đơn, biểu ngữ, báo địa phương và in lại báo “Thanh niên” của Tổng bộ phát xuống cơ sở

- Bầu ra Ban tỉnh bộ “Thanh niên” gồm 7 đồng chí, do đồng chí Nguyễn Văn Năng làm Bí thư (24).

Đại hội đại biểu “Thanh Niên” Thái Bình đã trở thành dấu mốc đánh dấu sự phát triển của phong trào cách mạng toàn tỉnh. Đó là một phong trào mạnh, có một lực lượng cán bộ trưởng thành, đủ sức lãnh đạo phong trào cách mạng trên một địa bàn rộng.

Đến mùa thu năm 1928, tổ chức “Thanh Niên” đã có ở 17 cơ sở trong khu vực Thần Duyên (nay thuộc huyện Đông Hưng và Thư trì). Ở Hưng -

Nhân, một cán bộ từ Ân Thi (Hưng Yên) sang làng Dương Thôn xây dựng một cơ sở “ Thanh Niên” gồm 3 hội viên. Một số hội viên từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh cũng về quê xây dựng cơ sở “Thanh Niên” ở Bến Hiệp (Quỳnh Côi), Đông Linh, An Hiệp (Phụ Dực), An Định (Thuỵ Anh). Tháng 4 -1929, đồng chí Tống Văn Phổ thành lập một tổ chức “Thanh Niên” ở Bích Du (Thuỵ Anh), gồm 4 hội viên. Ở huyện Thư Trì, đến cuối năm 1928 đã có 5 chi bộ “Thanh Niên” với 40 hội viên…

Cuối tháng 1-1929, Hội nghị đại biểu “ Thanh Niên” toàn tỉnh được triệu tập tại nhà đồng chí Hà Ngọc Thiến (Hoài Nam Tử) ở làng Thuyền Quan, tổng Trừng Hoài, phủ Thái Ninh với sự có mặt của 20 đại biểu “ Thanh Niên” trong toàn tỉnh và đồng chí Ngọc (Nam Hải) - cán bộ của Xứ bộ “Thanh Niên”. Trong hai ngày, hội nghị đã thảo luận việc xây dựng thêm cơ sở cách mạng ở các phủ huyện, nhấn mạnh công tác tuyên truyền. Đặc biệt hội nghị đã giành nhiều thời gian thảo luận chủ trương thành lập Đảng cộng sản và đã có sự thống nhất cao với chủ trương này, đồng thời cử đồng chí Nguyễn Văn Năng - Bí thư Tỉnh bộ đi dự hội nghị “Thanh Niên” do Xứ bộ sắp triệu tập.

Hội nghị đại biểu “Thanh Niên” toàn tỉnh đã mang đến một sinh khí mới cho phong trào cách mạng Thái Bình. Đến tháng 6/1929, hầu hết các địa bàn trong tỉnh đã có cơ sở “ Thanh niên’. Đội ngũ hội viên ngày càng đông đảo hơn:

- Huyện Vũ Tiên có 135 hội viên (riêng Thuận An có tới 43 hội viên). - Huyện Kiến Xương có 133 hội viên

- Huyện Tiền Hải có 120 hội viên

- Huyện Duyên Hà - Tiên Hưng có 60 hội viên.

Đến giữa năm 1929, số hội viên “Thanh Niên” toàn tỉnh lên tới trên 400 người, bằng 1/3 số hội viên “Thanh Niên” toàn Bắc Kỳ và chiếm 1/5 số hội

viên “ Thanh Niên” cả nước. Tỉnh bộ thành lập các huyện bộ, phủ bộ ở những nơi có nhiều chi bộ và số hội viên đông. Toàn tỉnh có 5 huyện, phủ bộ. Với kết quả này, Thái Bình đã trở thành tỉnh duy nhất trong cả nước có tổ chức thanh niên ở 3 cấp: tỉnh, huyện và cơ sở [43,104 -105].

Ngày 17/6/1929, Đông Dương Cộng sản Đảng Bắc Kỳ thành lập thì đến cuối tháng 6 năm 1929, Ban chấp hành Tỉnh bộ “Thanh Niên” Thái Bình triệu tập phiên họp bất thường tại nhà số 9 ngõ 1, phố Juyn Pích-kê (phố Lê Lợi thị xã Thái Bình ngày nay). Được thông báo chủ trương chung của Xứ uỷ, hội nghị đã thảo luận và nhất trí quyết định giải tán tổ chức “Thanh Niên”, chuyển Ban Tỉnh bộ “Thanh Niên” thành Ban Tỉnh uỷ của Đảng bộ và bầu đồng chí Tống Văn Phổ làm Bí thư.

Tháng 7/1929, thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy, 6 chi bộ cộng sản được thành lập:

- Thị xã Thái Bình

- Thần Duyên (Tiên Hưng và Duyên Hà) - Thư Vũ (Thư Trì - Vũ Tiên)

- Trình Phố ( Kiến Xương)

- Đa cao (Đa cốc - Cao Mại , Kiến Xương) - Tiền Hải.

Đến năm 1930, số chi bộ Đảng đã tăng lên con số 33 với số lượng hàng trăm đảng viên [40,132].

Được sự chỉ đạo của các chi bộ Đảng, hàng loạt các tổ chức quần chúng như Nông hội đỏ, Thanh niên cộng sản đoàn, Học sinh đoàn, Hội hữu ái... được gây dựng và củng cố về mọi mặt. Một số cuộc đấu tranh đòi quyền sống và độc lập dân tộc đã nổ ra ở nhiều thôn xóm...

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ và các chi bộ Đảng, nhiều cuộc đấu tranh đòi giảm sưu thuế, đòi chia lại ruộng công, chống chiếm đoạt ruộng đất, chống hà lạm công quỹ, đòi giảm tô, đòi tăng công làm thuê… đã nổ ra liên tiếp ở Thái Bình.

Bảng 2.5: Một số cuộc đấu tranh của nông dân Thái Bình

( năm 1929) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Địa điểm Nội dung đấu tranh Kết quả

Nam Huân (Kiến Xương)

- Gửi đơn kiện lên Tri phủ Kiến Xương đòi 100 mẫu ruộng công mà bọn hào lý trong làng âm mưu chiếm đoạt.

- Đòi số tiền bọn quan lại địa phương đã chiếm đoạt trong việc chữa cống Đồng Lôi (1928).

-Tri phủ Kiến Xương phải về tận làng sử kiện.

- Bắt bọn cường hào trả lại ruộng đất và số tiền đã hà lạm.

Vũ Lăng (Kiến Xương)

Vụ thuế tháng 5/1929, lý dịch Vũ Lăng thu thêm 5 xu/ mẫu ruộng với lý do để giao dịch. Dựa vào hội Nông dân tương tế, chi bộ lãnh đạo nông dân đấu tranh buộc lý trưởng chỉ thu 1 xu.

Bọn lý dịch chỉ thu được1 xu/người (đối với người trong hội) và 2 xu/người (đối với người ngoài hội).

Vân Đài (Duyên Hà)

- Đấu tranh chỉ nộp thuế chính, không nộp khoản tiền bọn hào lý thu thêm. - Tự gom tiền cử người lên huyện nộp

Khi Tri huyện Duyên Hà dung túng cho bọn cấp dưới không nhận tiền của làng nộp,

quần chúng cử người mang tiền nộp

thẳng lên kho bạc tỉnh.

Quân Bắc (Kiến Xương)

Lên Phủ đấu tranh đòi lý trưởng công bằng trong việc chia ruộng

Tri phủ Kiến Xương phải về tận làng chứng kiến việc chia lại ruộng

Tổng Đội Trạch (Kiến

Xương)

Huy động 170 quần chúng đến nhà Chánh Sinh đòi trả tiền hoàn đê, sau biến thành cuộc biểu dương lực lượng

Ba ngày sau, lý trưởng các làng trong tổng phải mời nhân dân đến tính công (trả 5xu/người) Vũ Lăng

(Kiến Xương)

Cuối 1929, 300 quần chúng kéo đến nhà hội đồng đòi trả lại số tiền quỹ của làng. Lấy cớ “ gây náo động làng xã”, Tri phủ Kiến xương cho lính bắt đi 4 người. Nông dân kéo nhau lên phủ phản đối việc bắt người.

- Tri phủ phải trả tự do cho những người bị bắt

- Sau cuộc đấu tranh chi bộ kết nạp thêm 1 đảng viên và tách thành chi bộ riêng Các làng ở

Vũ Tiên

Đấu tranh không đi đắp đường ở địa phương, đòi nhà nước phải cứu chẩn, phải trả tiền.

Cuộc đấu tranh kéo dài đến 5/1930.

Như vậy, phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân đã có sự chuyển biến cả về nội dung, hình thức và đạt được kết quả như đã định.

Ngoài các hình thức đấu tranh trên, lúc này ở Thái Bình còn xuất hiện hình thức đấu tranh mới: treo cờ, rải truyền đơn tuyên truyền cho sự ra đời của Đông Dương cộng sản Đảng, ủng hộ Liên bang Xô viết, hưởng ứng ngày toàn thế giới chống chiến tranh đế quốc (1/8/1929) và kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cũng như cả nước, vào vụ giáp hạt đầu năm 1930, hàng chục vạn nông dân trong tỉnh Thái Bình đang trong tình trạng bị nạn đói đe doạ. Ban Tỉnh uỷ quyết định mở cuộc vận động tương trợ trong nội bộ nông dân, vận động những nhà giàu cho nông dân vay thóc với lãi suất thấp. Những nơi nhà giàu không tự giác cho vay, Ban Tỉnh uỷ trực tiếp chỉ đạo quần chúng đấu tranh và thực tế phong trào đã nổ ra ở nhiều làng:

- Làng Nam Huân (huyện Kiến Xương), 500 nông dân đến nhà Hào Lịch vay được 1000 thùng thóc và 600 đồng tiền Đông Dương (thùng = 12kg).

- Nông dân làng Nam Huân và làng Cao Bạt đến nhà địa chủ Hai Lộc vay được 600 thùng thóc và 300 đồng tiền Đông Dương.

- 500 nông dân của làng Trình Phố, Kiến Xương đấu tranh với Chánh Bân để vay thóc.

- 300 nông dân ở làng Đại Đồng, Thư Trì đấu tranh lấy đi từ kho của Chánh Khang 400 thùng thóc.

- 1000 nông dân làng Phúc Khê Tiền, Phúc Khê Trung, Phúc Khê Quài kéo đến nhà Bá Chất đấu tranh [43,148-149].

Thắng lợi lớn nhất thu được sau các cuộc đấu tranh của nông dân đòi vay thóc của nhà giàu là giúp cho những người lãnh đạo thấy rõ hơn sức mạnh to lớn của quần chúng một khi họ được tập hợp lại. Quần chúng nhân dân thì nhận thức được: chỉ có đi theo Đảng cuộc sống của họ mới được đảm

bảo. Đây cũng là những cuộc tập duyệt để quần chúng vững vàng hơn trong những cuộc đấu tranh sắp tới.

Ngoài những cuộc đấu tranh đòi vay thóc của nhà giàu, để khích lệ tinh thần cho quần chúng, các chi bộ còn tổ chức nhiều hình thức đấu tranh khác: Tổ chức cuộc diễn thuyết ở đình làng Hội Khê (Vũ Thư), mít tinh tại chợ Thần Huống (Thái Ninh), ở Gò Chiêng thuộc làng Lịch Bài (Vũ Thư) với những khẩu hiệu: “ Đảng Cộng sản Việt Nam vạn tuế”

“ Công nông đoàn kết vạn tuế”...

Đầu năm 1930, có một cuộc đấu tranh lớn ảnh hưởng trực tiếp đến Thái Bình, đó là cuộc bãi công của 4000 công nhân Nam Định kéo dài từ 25/3 đến 16/4/1930. Là một tỉnh liền kề với Nam Định về mặt địa lý, lại có mối quan hệ gắn bó từ trước với Nam Định về các mặt kinh tế, xã hội, văn hoá, Đảng bộ Thái Bình đã tổ chức đợt quyên góp ủng hộ công nhân nhà máy sợi Nam Định. Thực dân Pháp đã phải thừa nhận “ cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy sợi Nam Định đã có ảnh hưởng sâu rộng ở Việt Nam lúc bấy giờ”[43,153].

Trên cơ sở phong trào công nhân phát triển và các tầng lớp nhân dân đã giác ngộ, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương phát động một phong trào cách mạng rộng lớn trong cả nước nhân ngày 1/5.

Tháng 4/1930, Tỉnh uỷ Thái Bình triệu tập cuộc họp tại làng Hội Khê (Vũ Tiên), quyết định phát động một cuộc đấu tranh lớn nhằm biểu dương lực lượng quần chúng, đòi giải quyết một số yêu cầu cấp bách của nhân dân, phản đối hành động đàn áp dã man của thực dân Pháp trong và sau bạo động Yên Bái (2/1930) của Việt Nam Quốc dân đảng. Hình thức đấu tranh: treo cờ, rải truyền đơn trong toàn tỉnh, tổ chức một cuộc biểu tình lớn kéo lên tỉnh lỵ. Tỉnh uỷ quyết định chọn các làng thuộc hai huyện Tiên Hưng và Duyên Hà làm đội quân chủ lực cho cuộc biểu tình.

Sáng1/5, đoàn biểu tình từ các làng Nhuệ, Vân Đài, Hậu Thượng (25) chia làm hai hướng tiến về chợ Khô - nơi tập kết đã định trước. Từ chợ Khô, hàng ngàn người với tấm băng có dòng chữ “ Ngày 1/5 vạn tuế ” gắn trên vai áo, với lá cờ búa liềm đi đầu, tiếp sau là tấm băng trắng nổi bật những hàng chữ màu đen:

- Thực dân Pháp phải giảm thuế, miễn sưu. - Tha những người bị bắt.

- Đền tiền các làng bị tàn phá…

dưới băng có dòng chữ “Đảng cộng sản Việt Nam”, đoàn người tiến thẳng vào thị xã...

Hưởng ứng cuộc biểu tình của nông dân Duyên Hà - Tiên Hưng, nông dân ở nhiều nơi trong tỉnh đã nổi dậy treo cờ, rải truyền đơn. Hàng trăm người ở làng Đại Đồng, Bình An, Sáo Đền, Lịch Bài, Văn Môn, Hội Khê, Cổ Việt ( thuộc hai huyện Thư Trì và Vũ Tiên) đã tập trung chờ sẵn ở thị xã để phối hợp với đoàn biểu tình. Trước sức mạnh của quần chúng, thực dân Pháp cùng bọn tay sai phải huy động một lực lượng lớn quân lính để đàn áp. Cho tới chiều chúng mới giải tán được đoàn biểu tình.

Sau cuộc đàn áp của thực dân Pháp đối với cuộc biểu tình của nông dân Nghệ Tĩnh và nông dân Thái Bình, hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Đảng, một cao trào cách mạng đã nổ ra mạnh mẽ chưa từng thấy trong cả nước. Riêng Nghệ Tĩnh, chỉ tính từ 1/5 đến tháng 8/1930 đã có 97 cuộc bãi công, biểu tình của nông dân, công nhân. Ở Thái Bình, Tỉnh uỷ quyết định giao cho Đảng bộ Tiền Hải tổ chức một cuộc biểu tình lớn mở đầu cho cao trào toàn tỉnh.

5 giờ sáng ngày 14/10/1930, sau loạt trống báo hiệu từ các làng Nho Lâm, Đông Cao, Thanh Giám (26), đoàn biểu tình gồm 700 người với cờ Đảng dẫn đầu, cùng những khẩu hiệu:

- Không được đụng đến công nông Nghệ Tĩnh. - Trả lại tiền đào sông Cốc Giang.

- Yêu cầu giảm sưu thuế. - Ủng hộ Liên bang Xô Viết.

- Phá tư điền gián thành công điền quân cấp.

đoàn biểu tình tiến về huyện đường Tiền Hải. Bọn quan lại hoảng sợ phải cho lính đóng cổng huyện. Tri huyện Phan Duy Tiếp bỏ công đường lẩn trốn.

Sau cuộc biểu tình, thực dân Pháp đã bắt đi 78 người, trong đó có 33 đảng viên, 8 phụ nữ, nâng tổng số người bị bắt sau hai cuộc biểu tình (Duyên Hà - Tiên Hưng và Tiền Hải) lên 161 người [43,175]. Ba làng Nho Lâm, Đông Cao, Thanh Giám cùng các làng xung quanh bị địch càn quýet, khủng bố suốt một tuần lễ, 64 nóc nhà bị đốt cháy, nhiều trâu, bò, lợn, gà…bị chúng giết hại.

Sau hai cuộc biểu tình của nông dân Duyên Hà - Tiên Hưng và nông dân Tiền Hải, một cao trào đấu tranh lại bùng lên mạnh mẽ ở các địa phương trong tỉnh: Thị xã; Kiến Xương (Cao Mại, Nam Huân, Kênh Son, Lịch Bài), Vũ Thư (Thuận An); Phụ Dực (Đông Linh, An Ninh, An Mỹ, An Hiệp)… dưới các hình thức phong phú: mít tinh, diễn thuyết, rải truyền đơn, biểu tình, treo cờ Đảng, truy điệu các liệt sĩ Tiền Hải.

Ở trong nước, phong trào bãi công, biểu tình… đã nổ ra ở nhiều nơi nhằm ủng hộ nông dân Tiền Hải. Công nhân Hải Phòng, Nam Định, Hồng Gai, Cẩm Phả bãi công và quyên tiền ủng hộ nông dân Tiền Hải. Cuối tháng 10/1930, 3.000 công nhân nhà máy dệt Nam Định mít tinh, làm lễ truy điệu 8 liệt sĩ Tiền Hải đã hy sinh trong cuộc biểu tình…

Cao trào cách mạng 1930 ở Thái Bình mà đỉnh cao là hai cuộc biểu tình

Một phần của tài liệu Sự chuyển biến của phong trào yêu nước chống Pháp ở Thái Bình cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX (Trang 114)