1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhận thức về biển và sức mạnh của các thế lực đại dương trong tư tưởng một số nhà cải cách Việt Nam cuối thế kỷ XIX

162 779 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 162
Dung lượng 2,88 MB

Nội dung

Nhiệm vụ nghiên cứu: Khảo cứu những nhận thức chung về biển và sức mạnh của các cường quốc đại dương trong các bản điều trần của một số nhà cải cách Việt Nam; Nêu được đặc điểm chung về

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN VĂN BẮC

NHẬN THỨC VỀ BIỂN VÀ SỨC MẠNH CỦA CÁC THẾ LỰC ĐẠI DƯƠNG TRONG TƯ TƯỞNG MỘT SỐ NHÀ CẢI CÁCH VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

NGUYỄN VĂN BẮC

NHẬN THỨC VỀ BIỂN VÀ SỨC MẠNH CỦA CÁC THẾ LỰC ĐẠI DƯƠNG TRONG TƯ TƯỞNG MỘT SỐ NHÀ CẢI CÁCH VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Mã số: 60 22 50

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Văn Kim

Hà Nội - 2013

Trang 3

MỤC LỤC

Trang PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn, nhiệm vụ, mục đích và ý nghĩa của đề tài 3

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12

4 Phương pháp nghiên cứu 13

5 Bố cục luận văn 14

PHẦN NỘI DUNG Chương 1: QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP CỦA CÁC THẾ LỰC ĐẠI DƯƠNG VÀ CÁCH ỨNG ĐỐI CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG Á 15

1.1 Quá trình xâm nhập Đông Á 16

1.1.1 Các thế lực đại dương với mục tiêu thương mại 1511-1799 17

1.1.2 Xâm chiếm thuộc địa - sự thay đổi mang tính bản chất 19

1.2 Cách ứng đối của các quốc gia Đông Á 21

1.2.1 Chủ động hội nhập và thực hiện cải cách thành công 22

1.2.2 Bế quan tỏa cảng và hệ quả 33

1.3 Tiểu kết 45

Chương 2: BIỂN VÀ SỨC MẠNH CỦA CÁC THẾ LỰC ĐẠI DƯƠNG TRONG NHẬN THỨC CỦA MỘT SỐ NHÀ CẢI CÁCH VIỆT NAM 48

2.1 Biển trong lịch sử Việt Nam 49

2.2 Nội dung cơ bản trong nhận thức của một số nhà cải cách 57

2.2.1 Chính trị 59

2.2.2 Kinh tế 74

2.2.3 Khoa học quân sự 83

Trang 4

2.2.4 Văn hóa - giáo dục 95

2.3 Tiểu kết 104

Chương 3: MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM TRONG NHẬN THỨC VỀ BIỂN VÀ SỨC MẠNH CỦA CÁC THẾ LỰC ĐẠI DƯƠNG 108

3.1 Sự tiếp nối và trưởng thành không ngừng về tư tưởng 109

3.2 Nhận thức vai trò quan trọng của biển gắn với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng - nét nổi bật trong tư tưởng của một số nhà cải cách Việt Nam 111

3.3 Lựa chọn đối tác chiến lược - nhận thức có tính thời đại 113

PHẦN KẾT LUẬN 118

TÀI LIỆU THAM KHẢO 122

PHỤ LỤC 134

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn, nhiệm vụ, mục đích và ý nghĩa của đề tài

1.1 Thế giớ i luôn vâ ̣n đô ̣ng không ngừng, sự va cha ̣m giữa các nền văn minh trong li ̣ch sử đã cho thấy một kết quả dường như là quy luâ ̣t , đó là: Nền văn hóa tiên tiến hơn, ưu viê ̣t hơn luôn khẳng định được sức mạnh trước những nền văn hóa trì trê ̣ và lạc hậu Điều đó được khẳng định chắc chắn hơn khi cuộc xung đột Tây - Đông diễn ra vào thời cận đại Với ưu thế vượt trội về khoa học

kỹ thuật, quân sự và sâu xa hơn là tính ưu việt của một phương thức sản xuất mới (TBCN) đã giúp cho phương Tây giành được nhiều thắng lợi trong quá trình chinh phục phương Đông Lịch sử đã ch ứng minh, để trở thành cường quốc tư bản hùng m ạnh trên thế giới nhất đi ̣nh phải hướng ra biể n: từ đế quốc Anh , Bồ Đào Nha , Tây Ban Nha đến Pháp, Hà Lan và Mỹ đều đi theo lộ trình đó Biển và sức ma ̣nh biển có ý nghĩa chi ến lược quan tro ̣ng , nó là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự hình thành và phát tri ển của các cường quốc thế giới Quá trình xâm nhập và xác lập quyền thống trị của phương Tây đối với phương Đông đã phản ánh: thời đa ̣i của các ―Đế chế l ục địa‖, ―Đế chế nông nghiê ̣p‖ đã cơ bản chấm dứt để thay vào đó là mô ̣t thời đa ̣i mới - thời đại của các ―Đế chế đại dương‖ [44, tr 11]

Cuối thế kỷ XIX , ngoại trừ Nhật Bản và Thái Lan là hai quốc gia duy nhất ở châu Á đã thoát khỏi ách đô hộ của thực dân phương Tây, các quốc gia còn lại đều bị cuốn vào cơn lốc của chủ nghĩa tư bản một cách mạnh mẽ Sự thất ba ̣i của các qu ốc gia phong kiến ở châu Á gợi cho chúng ta nhiều s uy nghĩ: Phải chăng đến thế kỷ XIX , sự tồn ta ̣i của chế đô ̣ phong kiến cùng với

hê ̣ tư tưởng của nó không còn là mô hình phù hợp nữa ? Hay vì các quốc gia châu Á do thiếu thô ng tin, châ ̣m trễ trong viê ̣c nắm bắt bước chuyển của thời đại nên phải nhận lấy những thất bại thảm hại đó? Do giới cầm quyền ở các quốc gia châu Á yếu kém , không nhâ ̣n thức đươ ̣c vai trò của biển và sức

mạnh của các thế lực đại dương? Vai trò và trách nhiệm của chính quyền nhà

Trang 6

nước trong việc để mất độc lập chủ quyền dân tộc vào tay thực dân đế quốc nhìn ở góc độ ―chiến lược phát triển quốc gia‖? Nhằm mục đích đưa ra lời

giải đáp cho những băn khoăn đó, học viên chọn đề tài: ―Nhâ ̣n thức về biển và sức mạnh của các thế lực đại dương trong tư tưởng một số nhà cải cách Viê ̣t Nam cuối thế kỷ XIX‖ làm đề tài luâ ̣n văn Tha ̣c sĩ của mình

1.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Khảo cứu những nhận thức chung về biển

và sức mạnh của các cường quốc đại dương trong các bản điều trần của một

số nhà cải cách Việt Nam; Nêu được đặc điểm chung về bối cảnh của khu vực

và Đại Nam cuối thế kỷ XIX; Thống kê và so sánh nhằm khẳng định những nét tương đồng và dị biệt trong tư tưởng của các nhà cải cách; Đưa ra những liên hệ với Nhật Bản, Thái Lan và Trung Quốc khi đánh giá về sức mạnh của phương Tây

1.3 Luận văn hướng đến những mục tiêu sau:

- Tổng hợp nhận thức về biển và sức mạnh của các thế lực đại dương

trong tư tưởng một số nhà cải cách Việt Nam cuối thế kỷ XIX Từ đó, so sánh

và đánh giá những điểm giống và khác nhau trong nhận thức giữa các nhà cải cách Việt Nam; đối sánh với các nhân vật tiêu biểu cùng thời của Trung Quốc

và Nhật Bản nhằm rút ra những nhận xét mang tính toàn diện và khách quan

- Thông qua nội dung các bản điều trần, ghi chép và hành động thực tiễn của một số nhà cải cách, luận văn chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự ―thất bại‖ của các đề án canh tân đất nước Từ nội dung chân thực được thể hiện trong các bản điều trần cho đến những đánh giá của các học giả trong nước, kết hợp với ý kiến của cá nhân người viết, đề tài góp phần làm cơ sở để nhận diện sự thực lịch sử, đánh giá đúng hơn về tư tưởng của con người trong thời đại ấy, đặc biệt là số phận của những cá nhân được coi là ―bi kịch của thời đại‖

- Đánh giá sức mạnh của các thế lực đại dương; sự điều chỉnh hay đúng

hơn là sự lựa chọn mô hình phát triển của các quốc gia Đông Á được thể hiện

Trang 7

trong luận văn; đồng thời, hệ quả của sự lựa chọn mô hình phát triển của Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam cũng được thể hiện

- Trong diễn tiến của lịch sử dân tộc, Việt Nam thường xuyên phải đương đầu với các thế lực ngoại xâm mạnh hơn nhiều lần cả về kinh tế và quân sự Bởi vậy, lịch sử chiến tranh đã chiếm vị trí rất lớn trong kho tàng lịch sử chung của dân tộc Tuy nhiên, lịch sử Việt Nam không chỉ là lịch sử chiến tranh với những thiên anh hùng ca bất diệt trong sự nghiệp dựng nước

và giữ nước, lịch sử Việt Nam còn bao gồm nhiều nội dung quan trọng khác nữa như: kinh tế, chính trị, văn hóa,… Và trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi muốn làm rõ thêm sự phong phú của lịch sử dân tộc qua việc tìm

hiểu nhận thức về biển và sức mạnh của các thế lực đại dương cuối thế kỷ XIX

- Nội dung của nhận thức về biển và sức mạnh của các thế lực đại

dương cuối thế kỷ XIX đã khẳng định vai trò, vị trí của biển và an ninh biển

đối với sự an định và phát triển của các quốc gia Bên cạnh việc củng cố và phát triển sức mạnh của lục địa, đối với các quốc gia có biển, vấn đề chiến lược đặt ra là phải mở cửa, vươn ra biển và làm chủ vùng biển của mình; kết

hợp sức mạnh của lục địa với sức mạnh của đại dương là nhân tố quan trọng,

đảm bảo vững chắc cho sự phát triển lâu dài của đất nước Bởi vậy, ý nghĩa

của nhận thức về biển và sức mạnh của các thế lực đại dương mang tính thực

tiễn, nhất là trong thời đại ngày nay, khi mà thế kỷ XXI được coi là thế kỷ của đại dương

Trong đề tài này, thuâ ̣t ngữ các thế lực đại dương được người viết dùng

để chỉ các cường quố c trên biển ở thế kỷ XIX và cũng chính là các qu ốc gia

tư bản chủ nghĩa m ạnh nhất thời bấy giờ Từ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Hà Lan và đến Mỹ đã lần lươ ̣t thay thế nhau , trở thành những thế lực

đại dương hùng mạnh nhấ t thế giới

Trang 8

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Mặc dù chưa có công trình nào đề câ ̣p đầy đủ và toàn diê ̣n về chủ đề

mà chúng tôi nghiên cứ u, nhưng tư liê ̣u viết về thời kỳ bản lề của li ̣ch sử hi ện

đa ̣i Viê ̣t Nam thì tương đ ối phong phú

Tài liệu tiếng Việt: Để tập trung phân tích sáng rõ những nội dung chính của đề tài luận văn, trước tiên chúng tôi dựa vào những tư liệu gốc của

một số nhà cải cách Việt Nam như: 58 bản Điều trần trình lên triều đình Tự Đức của Nguyễn Trường Tộ được thể hiện trong tác phẩm ―Nguyễn Trường

Tộ con người và di thảo‖ của học giả Trương Bá Cần; cuốn ―Đặng Huy Trứ: con người và tác phẩm‖ xuất bản năm 1990; ―Trúc Đường Phạm Phú Thứ với

xu hướng canh tân‖ của Nxb Trẻ phát hành năm 1999; ―Thời vụ sách”

(quyển Thượng, quyển Hạ) của Nguyễn Lộ Trạch Người viết căn cứ vào

những văn bản gốc này để nghiên cứu, phân tích và đánh giá nhận thức về

biển và sức mạnh của các thế lực đại dương

Tác phẩm ―Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến

Cách mạng tháng Tám‖ 2 tập của GS Trần Văn Giàu được Nxb Thành phố

Hồ Chí Minh phát hành năm 1993 Hướng đến nội dung của đề tài, chúng tôi

khai thác chủ yếu là tập 1 ―Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước

các nhiệm vụ lịch sử‖ Tập sách là cơ sở quan trọng giúp người viết phân tích

và đánh giá được hạn chế trong tư tưởng của triều đình và những trí thức nho giáo Qua đó, hiểu rõ hơn trách nhiệm của triều đình Tự Đức trong việc để nước ta mất vào tay thực dân Pháp Đó là sự thất bại về tư tưởng và cũng chính là sự thất bại của cả một hình thái ý thức xã hội

Cuốn ―Phong trào cải cách ở một số nước Đông Á giữa thế kỷ XIX -

đầu thế kỷ XX‖ do GS Vũ Dương Ninh chủ biên, xuất bản vào năm 2007

Cuốn sách đã trình bày khái quát bối cảnh chung của thế giới và khu vực, xu thế phát triển và những khả năng vận động trong thời đại mà chủ nghĩa tư bản đang mở rộng phạm vi kiềm tỏa trên quy mô thế giới, cách ứng xử của nhà

Trang 9

cầm quyền các quốc gia phương Đông và những hệ quả của nó Mặc dù cuốn sách đã cung cấp nhận thức tương đối rõ ràng về sức mạnh của các thế lực phương Tây, nhưng vấn đề vai trò của biển đối với quá trình xâm nhập Đông

Á chưa được thể hiện một cách cụ thể trong tác phẩm Bổ sung và làm rõ thêm vai trò của biển đối với quá trình xâm nhập Đông Á dựa vào nguồn tài liệu này là mục đích chúng tôi hướng đến

Nghiên cứu về biển và quan hệ giao thương, bang giao trên biển không

thể không đề cập đến tác phẩm ―Việt Nam trong hệ thống thương mại châu Á

thế kỷ XVI-XVII‖ do Nxb Thế giới phát hành năm 2007 Nội dung của cuốn

sách bao gồm các bài viết chuyên sâu của nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế về biển, thương mại biển và mối quan hệ giao thương giữa các quốc gia châu Á trong khoảng hai thế kỷ đó Tác phẩm đã tái hiện lại một thời kỳ hết sức sôi động của các hoạt động kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia châu Á

và châu Âu Một trong những nguyên nhân quan trọng mang tính chi phối đến

sự thịnh suy của hoạt động thương mại thời kỳ này được thể hiện đó là: vai

trò của chính thể - Nhà nước Với nội dung phong phú, tổng hợp kết quả

nghiên cứu công phu về biển và thương mại biển, cuốn sách là tài liệu tham khảo hết sức ý nghĩa, tạo cơ sở về nhận thức cho người viết khi nghiên cứu về

biển và sức mạnh của các thế lực đại dương cuối thế kỷ XIX

Năm 2011, với sự ra đời của cuốn sách ―Người Việt với biển‖ do PGS

TS Nguyễn Văn Kim chủ biên, chúng tôi đặc biệt chú ý nghiên cứu các ý tưởng và nội dung liên quan đến tri thức về biển của người Việt Tác phẩm tập trung khai thác và lý giải mối quan hệ giữa đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam với thế giới bên ngoài qua đường biển Điều đó được diễn đạt sinh

động và giàu tính thuyết phục với ba nội dung chính: Bắt đầu từ Cơ tầng văn

hóa biển; Quan hệ giao thương đến Chủ quyền và an ninh biển Tác phẩm

cho thấy một cái nhìn đa chiều và sâu sắc về vị trí, vai trò của biển đối với sự hình thành và phát triển của lịch sử, văn hóa Việt Nam

Trang 10

Các tác phẩm nước ngoài có nội dung liên quan đến đề tài luận văn đã

dịch sang tiếng Việt cũng được chúng tôi tham khảo Cụ thể: cuốn sách ―Lịch

sử nhìn từ quan điểm sinh thái học‖ của Tadao Umesao xuất bản năm 2007;

cuốn ―Đợt sóng thứ ba‖ của Alvin Toffler do Nxb Khoa học Xã hội phát hành năm 2007; cuốn ―Khuyến học‖ của Fukuzawa Yukichi Nxb Tri thức phát hành năm 2008; tác phẩm của học giả Shiraishi Masaya ―Phong trào dân

tộc ở Việt Nam và quan hệ của nó với Nhật Bản và châu Á - Tư tưởng của Phan Bội Châu về cách mạng và thế giới‖ được Nxb Chính trị Quốc gia ấn

hành năm 2000

Bên cạnh các tài liệu kể trên, chúng tôi còn khảo cứu các tạp chí chuyên ngành lịch sử, tôn giáo, dân tộc học có nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu

Về tài liệu nước ngoài: Người viết tập trung khai thác các tài liệu tiếng Trung Quốc Một trong những tài liệu quan trọng được Nxb Đại học Bắc Kinh phát hành năm 1997 mà chúng tôi bước đầu khai thác đó là tác phẩm

―Hải quyền luận‖ (海权论) nổi tiếng của Alfred Thayer Mahan Tác phẩm

―Hải quyền luận‖, hiểu theo tiếng Việt nghĩa là Thuyết sức mạnh biển là một

công trình đồ sộ của A T Mahan - nhà lý luận quân sự, chuyên gia hải quân

nổi tiếng của Hoa Kỳ thời cận đại ―Hải quyền luận‖ - bộ sách đã làm thay đổi

cả thế giới, bộ sách kinh điển đó gồm 4 tập: Ảnh hưởng của thế lực biển đối

với lịch sử 1663-1783 (tập 1); Xung đột châu Âu (tập 2); Vấn đề châu Á (tập 3)

và Lợi ích của Mỹ (tập 4) Trong lý luận về sức mạnh biển của Mahan chứa đựng tư duy lôgích sâu sắc về sức mạnh của các thế lực đại dương Do yêu cầu và mục đích của đề tài, chúng tôi tập trung khai thác tập 1 ―Ảnh hưởng

của thế lực biển đối với lịch sử 1660-1783‖ được xuất bản lần đầu tiên năm

1890 và đến năm 1997 được dịch sang tiếng Trung do Nxb Đại học Bắc Kinh phát hành

Trang 11

Nội dung của cuốn sách được Mahan trình bày hết sức sinh động với sự phong phú của các thuật ngữ khoa học Tác giả đã khái quát , tổng kết các vấn

đề về phát triển lực lượng trên biển và kiểm soát mặt biển trong lịch sử

phương Tây ; mô tả, phục dựng các cuộc chiến trên biển trong thời kỳ 1783; giải thích sự hình thành sức mạnh của các thế lực đại dương Thông

1660-qua viê ̣c phác ho ̣a những nét chính yếu về li ̣ch sử thăng trầm của các cường quốc hàng hải , nghiên cứu tỉ mỉ và tổng kết những yếu tố xây dựng và duy trì thành công vị trí cường quốc trên biển Theo Mahan, để có thể trở thành mô ̣t cường quốc hàng hải cần phải có sáu yếu tố : Vị trí địa lý , Hình thể địa lý

(gồm cả điều kiê ̣n tự nhiên và khí hâ ̣u ), Diê ̣n tích lãnh thổ , Dân số, Dân tính

và Đặc tính của Chính phủ [132, tr 14] Căn cứ vào sáu điều kiê ̣n này, Mahan

chứng minh và lý giải nguyên nhân khiến cho nước Anh vượt trên tất cả các đối thủ của mình , đồng thời đánh giá tiềm năng của các quốc gia lớn như Pháp, Hà Lan, Mỹ,

Dựa vào kiến thức li ̣ ch sử phương Tây (bao gồm cả châu Âu và Bắc Mỹ), Mahan đã ―viết mô ̣t bô ̣ li ̣ch sử hải chiến có phê phán , chứ không phải viết liên miên các biến cố trên mă ̣t biển‖ như tâm nguyê ̣n của ông Bên ca ̣nh đó, Mahan chứng minh mối tương qu an giữa li ̣ch sử hàng hải và li ̣ch sử chính

trị Ông tin tưởng sâu sắc rằng : Sức mạnh kinh tế đi đôi với sự kiểm soát mặt

biển sẽ đưa một quốc gia lên đi ̣a vi ̣ đứng đầu thế giới [132, tr 65]

Theo quan niê ̣m của Mahan , khái niê ̣m thế lực đại dương rô ̣ng lớn hơn khái niệm lực lượng hải quân , vì thế lực đại dương không chỉ bao gồm lực

lươ ̣ng hải quân , mà là toàn bộ sức mạnh của quốc gia để kiểm soát mặt biển

Ông khẳng đi ̣nh : Lịch sử thế lực đạ i dương là phần rất lớn lao của lịch sử

quân sự, vì nó bao gồm mọi yếu tố tạo nên một quốc gia hùng cường trên biển Ông luôn nhấn ma ̣nh rằng , hải quân, các cuộc viễn chinh và những trận chiến đều chỉ là những phương thứ c để đa ̣t được mô ̣t mục đích , đó là kiểm soát mặt biển

Trang 12

Với những kiến thức sâu sắc về kỹ thuâ ̣t đi biển, thuâ ̣t ngữ chuyên ngành hàng hải và những chi tiết về chiến thuật của các trận hải chiến trong lịch sử đươ ̣c diễn đa ̣t rõ ràng và chính xác , Mahan xây dựng lý thuyết của mình dựa

trên nền tảng tư liê ̣u và lâ ̣p luâ ̣n đầy thuyết phục Lý thuyết về sức mạnh biển

có thể thu gọn trong câu: ―Ngự tri ̣ trên sóng nước sẽ ngự tri ̣ thế giới‖

Sau lần xuất bản đầu tiên (1890), tác phẩm ― Ảnh hưởng của thế lực đại

dương đối với li ̣ch sử 1660-1783‖ đã tạo được sự chú ý đ ặc biệt của thế giới

Tác phẩm c ủa Mahan đươ ̣c di ̣ch ra nhi ều thứ tiếng khác nhau như : tiếng Đức, Nhâ ̣t, Pháp, Ý, Nga, Tây Ban Nha Ở khắp nơi , đă ̣c biê ̣t là ở Anh , Đức, Nhâ ̣t

và Mỹ, tư tưởng của Mahan đã c ổ vũ ma ̣nh mẽ cho quá trình xâm nhâ ̣p vào

Đông Á của các thế lực đại dương từ giữa thế kỷ XIX Tác phẩm tài liệu tham

khảo giá trị, đặc biệt khi đánh giá về các yếu tố tạo nên sức mạnh của các thế lực đại dương

Bên cạnh tập sách của Mahan, tài liệu tiếng Trung thứ hai mà người

viết đã tham khảo đó là cuốn ―Phong trào Dương vụ với Trung Quốc cận đại

hóa‖ (中国近代化与洋务运动 ) do Khổng Lãnh Nhân và Lý Đức Chinh chủ

biên được Nxb Đại học Sơn Đông phát hành năm 1992 Cuốn sách đã tái hiện khá toàn diện đời sống chính trị xã hội của Trung Quốc thời cận đại và

sự thất bại của phong trào Dương vụ Đúng như nhan đề của tác phẩm, nội

dung của cuốn sách tập trung chủ yếu vào bốn vấn đề cơ bản đó là: Phong trào Dương vụ với bối cảnh xã hội Trung Quốc thời cận đại; Phong trào Dương vụ và các nhà lãnh đạo phái Dương vụ; Phong trào Dương vụ với kinh

tế Trung Quốc thời cận đại; Phong trào Dương vụ với chính trị, quân sự,

ngoại giao và văn hóa Trung Quốc thời cận đại Cuốn ―Phong trào Dương vụ

với Trung Quốc cận đại hóa‖ là một trong những tài liệu quan trọng, là cơ sở

để người viết tìm hiểu, so sánh nhận thức về biển và sức mạnh của các thế lực

đại dương giữa Trung Quốc và Việt Nam Thông qua một số nhân vật tiêu

biểu của phong trào Dương vụ như: Tăng Quốc Phiên, Tả Tông Đường, Lý

Trang 13

Hồng Chương, chúng tôi so sánh với một số nhà cải cách Việt Nam cùng thời như: Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Đặng Huy Trứ, Phạm Phú Thứ và Bùi Viện để chỉ ra những điểm tương đồng, tiến bộ trong tư tưởng và nhận thức

của trí thức hai nước khi đánh giá về sức mạnh của các thế lực đại dương

Ngoài hai tác phẩm kể trên, một số tư liệu tiếng Trung khác có liên

quan đến đề tài luận văn đó là: cuốn ―Trung Quốc cận đại sử ký‖ (中国近代

史记) của Từ Thái Lai được Nxb Nhân dân Hồ Nam phát hành năm 1989;

cuốn “Lương Kha ̉i Siêu văn tuyển ‖ (梁启超文选) của Hạ Hiểu Hồng xuất

bản năm 1992; học giả La Vinh Cừ với cuốn ―Hiện đại hóa tân luận - tiến

trình hiện đại hóa của Trung Quốc và thế giới‖ (现代化新论 -界与中国的现 代化进程) do Nxb Đại học Bắc Kinh phát hành năm 1993; Tôn Lập Bình với

―Phân tích nguyên nhân thất bại của những nỗ lực hiện đại hóa trong lịch sử

cận đại Trung Quốc (中国近代史上现代化努力失败原因的动态) Đây là những tác phẩm nghiên cứu sâu sắc về Trung Quốc thời kỳ cận đại Một trong những nội dung chính được đề cập đến trong hầu hết các tác phẩm đó là vấn

đề ―Cận đại hóa ở Trung Quốc‖ Tác giả Vương Tường với bài viết ―Luận về

ba cấp độ của cận đại hóa Trung Quốc‖ (论中国近代化的三个层次) đăng

trên tạp chí Trung Châu năm 1988 nhấn mạnh: Cận đại hóa văn hóa Trung

Quốc trải qua quá trình phát triển từ cận đại hóa kỹ thuật đến cận đại hóa tư

tưởng, cuối cùng là cận đại hóa chính trị Cụ thể là, từ Nha phiến chiến tranh đến Dương vụ vận động, người Trung Quốc chú trọng học tập khoa học kỹ thuật phương Tây Sau Chiến tranh Giáp Ngọ, nhận thấy việc học tập khoa

học kỹ thuật phương Tây không thể cứu vãn đất nước, người Trung Quốc bắt đầu đi tìm con đường mới Kể từ đó, Trung Quốc bước vào quá trình cận đại

hóa trên lĩnh vực tư tưởng, tích cực dự nhập vào đời sống chính trị Biến pháp

Mậu Tuất, Cách mạng Tân Hợi là mốc đánh dấu sự chuyển hình từ cận đại hóa tư tưởng sang cận đại hóa chính trị Thông qua các tác phẩm nghiên cứu

về quá trình cận đại hóa và nguyên nhân thất bại của quá trình đó, chúng tôi

Trang 14

muốn nhấn mạnh : Một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho quá trình cận

đại hóa của Trung Quốc thất bại là do nghi ngờ và tiếp thu thiếu tính hệ thống sức mạnh của các thế lực đại dương Với khát vọng canh tân, học tập văn minh

phương Tây, mưu cầu ―phú quốc cường binh‖, trong tư tưởng, nhận thức của một số nhà cải cách Việt Nam cuối thế kỷ XIX cũng tương tự như vậy

Tóm lại, nêu qua lịch sử nghiên cứu vấn đề chúng tôi muốn được chia

sẻ đôi điều: Thứ nhất, nghiên cứu về biển và sức mạnh của các thế lực đại

dương là một chủ đề quan trọng, từ lâu đã là đề tài thu hút được sự chú ý của

nhiều học giả trên thế giới, do đó, nguồn tư liệu nước ngoài mà chúng tôi cập

nhật chắc chắn vẫn còn hạn chế; Thứ hai, đối với Việt Nam, nghiên cứu về biển và sức mạnh của các thế lực đại dương cuối thế kỷ XIX vẫn còn ―khoảng

trống‖ về nhận thức lịch sử, bởi vậy rất cần thiết có những công trình nghiên cứu cụ thể, chuyên sâu để nhận diện sâu sắc hơn trên nền thông sử chung

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài sẽ tập trung phân tích sức mạnh tổng thể của các thế lực đại

dương trên những phương diện cụ thể như: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa giáo dục Thông qua tư tưở ng , nhâ ̣n thức của mô ̣t số nhà c ải cách Việt Nam cuối thế kỷ XIX như Nguyễn Trường Tô ̣ , Nguyễn Lô ̣ Tra ̣ch , Đặng Huy Trứ, Phạm Phú Thứ , Bùi Viện , người viế t tổng hợp , so sánh những điểm giống và khác nhau trong tư tưởng của họ và khẳng định giá trị, ý nghĩa của các tư tưởng, nhận thức đó

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Mặc dù phạm vi thời gian trong luận

văn được xác định là cuối thế kỷ XIX, nhưng khi đi vào nội dung cụ thể,

người viết có đề cập đến cơ sở hình thành và sự phát triển trong nhận thức về

biển và sức mạnh của các thế lực đại dương qua từng thời kỳ lịch sử Mặt

khác, qua so sánh vớ i tư tư ởng, nhận thức của một số nhà cải cách tiêu bi ểu cùng thời ở Nh ật Bản, Thái Lan và Trung Quốc trong t ừng nội dung cụ thể

giúp chúng ta có được cái nhìn toàn diện, đa chiều Do đó, phạm vi không

Trang 15

gian của đề tài luận văn đề cập đến 4 quốc gia: Nhật Bản, Thái Lan, Trung

Quốc và Việt Nam Trong đó, Việt Nam được coi là trung tâm để đối sánh với

ba quốc gia kể trên

4 Phương pháp nghiên cứu

Thông qua lịch sử nghiên cứu vấn đề, phương pháp lịch sử được thể

hiện trong luận văn là phương pháp nghiên cứu chủ đạo Xuất phát từ việc nghiên cứu giai đoạn theo những lát cắt lịch sử, đặt sự kiện trong tổng thể khu

vực và thế giới đồng đại để đối chiếu, nhận xét, do đó phương pháp so sánh

và tiếp cận khu vực cũng được chúng tôi vận dụng Mặt khác, nhằm khẳng định tính đúng đắn cũng như những hạn chế trong tư tưởng của một số nhà cải

cách Việt Nam cuối thế kỷ XIX, phương pháp logic và tiếp cận liên ngành sử

học, dân tộc học, tôn giáo cũng được chúng tôi hết sức chú ý Điều đó giúp chúng ta có thể nhận diện tương đối đầy đủ về một vấn đề lịch sử với những quan điểm liên ngành

Với chủ đề ―Nhận thức về biển và sức mạnh của các thế lực đại dương

trong tư tưởng một số nhà cải cách Việt Nam cuối thế kỷ XIX‖, phương pháp

hệ thống cấu trúc đặc biệt phù hợp, giúp cho việc phân tích và đánh giá các

mối quan hệ quốc tế (Đông - Tây, Việt Nam - Nhật Bản, Việt Nam - Trung Quốc,…) được toàn diện và có tính thuyết phục Cũng dựa trên quan điểm của

phương pháp hệ thống cấu trúc, sự thất bại của Việt Nam trước thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX đã khẳng định sự khủng hoảng (thất bại) mang tính hệ thống

về mặt hình thái kinh tế - xã hội (HTKTXH); đó là sự thất bại đã được dự đoán giữa một HTKTXH cũ, lạc hậu và suy yếu trước một HTKTXH mới, tiên tiến và đang trong thời kỳ sung mãn nhất Với đặc trưng là một một công

trình nghiên cứu chuyên ngành lịch sử thế giới, phương pháp lịch sử kết hợp

với quốc tế học cũng được vận dụng trong luận văn này

5 Bố cục luận văn

Trang 16

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục; Nô ̣i dung của luận văn đươ ̣c chia thành 3 chương:

Chương 1: QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP CỦA CÁC THẾ LỰC ĐẠI DƯƠNG VÀ CÁCH ỨNG ĐỐI CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG Á

1.1 Quá trình xâm nhập Đông Á 1.2 Cách ứng đối của các quốc gia Đông Á

Chương 2: BIỂN VÀ SỨC MẠNH CỦA CÁC THẾ LỰC ĐẠI DƯƠNG TRONG NHẬN THỨC CỦA MỘT SỐ NHÀ CẢI CÁCH VIỆT NAM

2.1 Biển trong lịch sử Việt Nam 2.2 Nội dung cơ bản trong nhận thức của một số nhà cải cách

Chương 3: MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM TRONG NHẬN THỨC VỀ BIỂN

VÀ SỨC MẠNH CỦA CÁC THẾ LỰC ĐẠI DƯƠNG

3.1 Sự tiếp nối và trưởng thành không ngừng về nhận thức 3.2 Nhận thức vai trò quan trọng của biển gắn với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng - nét nổi bật trong tư tưởng của một số nhà cải cách Việt Nam

3.3 Lựa chọn đối tác chiến lược - nhận thức có tính thời đại

PHẦN NỘI DUNG Chương 1 QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP CỦA CÁC THẾ LỰC ĐẠI DƯƠNG

Trang 17

VÀ CÁCH ỨNG ĐỐI CỦA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG Á

―Lịch sử nhân loại là lịch sử các nền văn minh Người ta không thể nói đến

sự phát triển của loài người mà lại không nói đến lịch sử các nền văn minh‖ [97, tr 32] Lịch sử đó trải suốt qua các thế hệ từ nền văn minh Sumeria và Ai Cập cổ đại đến các nền văn minh Trung Mỹ, văn minh Cơ Đốc giáo và Hồi giáo, cho đến văn minh có nguồn gốc Trung Hoa và văn minh Hindu Xuyên suốt lịch sử, các nền văn minh đã giúp các dân tộc tự định vị mình Do vậy, nguyên nhân, sự trỗi dậy, phát triển, giao lưu, thành công, thoái trào và suy vong của các nền văn minh được các sử gia, triết gia và các chuyên gia nhân chủng học nổi tiếng như Max Weber, Emile Durkheim, Oswald Spengler, Pitirim Sorokin, Arnold Toynbee, Alfred Weber, Kroeber, Philip Bagby, Corroll Quigley và rất nhiều người khác nghiên cứu từ lâu Điều đó nói lên rằng, lịch sử phát triển của nhân loại không phải và không bao

giờ là một đường thẳng liền mạch, nó có những giai đoạn mà ta gọi là khúc

quanh của lịch sử Có thể coi sự phát triển rực rỡ, huy hoàng, xán lạn của văn

minh phương Đông thời cổ đại đã bị văn minh phương Tây vượt qua vào thời

trung đại và bị khuất phục trong thời cận đại là một khúc quanh như thế

Một câu hỏi lớn được đặt ra đó là: Tại sao lại như vậy? Phải chăng đến thời kỳ cận đại, văn minh phương Đông, cụ thể là các quốc gia, các dân tộc phương Đông đã hoàn thành sứ mệnh của mình trong sự phát triển chung của thế giới? Hay do các dân tộc phương Đông đã quá say sưa với ánh hào quang của quá khứ mà không để tâm đến sự vươn lên mạnh mẽ của nửa kia thế giới, không chịu tiếp thu, thay đổi cho phù hợp với xu thế vận động của lịch sử? Đi tìm câu trả lời cho vấn đề này thật không đơn giản, bởi mỗi quốc gia ở phương Đông xuất phát từ điều kiện địa lý, điều kiện tự nhiên, cơ sở kinh tế, văn hóa - xã hội khác nhau nên có những quan điểm không giống nhau khi lý giải vấn đề này Hơn nữa, hệ quả của cuộc tiếp xúc Tây - Đông thời cận đại đối với mỗi quốc gia là không hoàn toàn như nhau Trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây vào cuối thế kỷ XIX các quốc gia châu Á

Trang 18

đã có những phản ứng khác nhau, nhưng tựu chung lại tất cả các biện pháp đó

đều khẳng định một điều đó là: Thời đại của các “Đế chế lục địa”, “Đế chế

nông nghiệp” đã cơ bản chấm dứt để thay vào đó là sự xuất hiện các tuyến buôn bán trên biển và xác lập quyền lực của các cường quốc thương nghiệp hay “Đế chế đại dương” và “Văn minh công nghiệp” [44, tr 11]

1.1 Quá trình xâm nhập Đông Á

Trước tiên, chúng ta cần phải lưu ý rằng, không phải cho đến thế kỷ XIX mới diễn ra cuộc tiếp xúc Đông - Tây Diễn trình lịch sử thế giới đã

khẳng định rằng, từ thời kỳ cổ đại, văn minh phương Đông đã chủ động tiếp

xúc văn minh phương Tây Với những phát minh, sáng kiến của mình, văn

minh phương Đông đã góp phần thúc đẩy lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử văn minh phương Tây nói riêng Đặc biệt, từ thế kỷ VII trở đi, cùng với

Con đường tơ lụa trên đất liền (Continental silk road) là sự ra đời của Con đường tơ lụa trên biển (Maritime silk road) có ý nghĩa hết sức quan trọng

trong việc kết nối và duy trì sự phát triển của văn minh phương Tây đối với phương Đông và ngược lại

Đến thời kỳ trung đại, quá trình giao thoa giữa văn minh phương Đông

và phương Tây đã diễn ra liên tục và hằng xuyên hơn nhờ hệ quả của các phát kiến địa lý cùng với nhu cầu về thị trường của các ―Đế chế đại dương‖

(Ocean empire), mở ra một thời kỳ mới - thời kỳ mà chủ nghĩa tư bản đã khẳng định được sức mạnh của một hình thái kinh tế - xã hội mới, cao hơn

hình thái kinh tế - xã hội cũ (chế độ phong kiến) đã giành được quyền chủ

động tiếp xúc văn minh mà trước đây do phương Đông nắm giữ Cuộc tiếp

xúc Tây - Đông được đẩy lên đến đỉnh cao vào thời cận đại và để lại nhiều hệ quả sâu sắc nhất Ngoại trừ Nhật Bản và Thái Lan là hai nước duy nhất ở châu

Á thoát khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân, các quốc gia châu Á còn lại đều chịu chung kiếp nạn bị thực dân xâm chiếm và thống trị

Trang 19

Lịch sử cho thấy, quá trình xâm nhập của các thế lực đại dương sang

Đông Á được bắt đầu đồng thời với bước chân của các đoàn thám hiểm phương Tây đầu tiên đến khu vực này trong thời đại của những phát kiến địa

lý, khi mà chủ nghĩa tư bản cũng vừa mới manh nha ở Tây Âu Ngay sau sự kiện Vasco da Gammar tìm ra con đường sang Ấn Độ vào năm 1498 và trở về

Bồ Đào Nha năm 1499, quốc vương Bồ Đào Nha ngay lập tức đã cử một đoàn thuyền vũ trang dướ i sự chỉ huy của Affon so de Albuquerque (1459-1515) - Thống chế Hải quân Bồ Đào Nha tiến sang châu Á nhằm tìm kiếm cơ hội buôn bán Năm 1510, đoàn chiến thuyền của Bồ Đào Nha đã đánh chiếm Goa (một thành phố nhỏ ven bờ biển phía Tây Ấn Độ) và lập ra một cứ điểm buôn bán đầu tiên của Bồ Đào Nha ở Viễn Đông Một năm sau (1511), quân đội Bồ Đào Nha tiếp tục đánh chiếm Malacca, độc chiếm con đường buôn bán trên

eo biển quan trọng này Đó là những sự kiện mở đầu cho toàn bộ lịch sử bành

trướng của các thế lực đại dương sang Đông Á

Cũng giống như Bồ Đào Nha, thực dân Tây Ban Nha thực hiện quá trình xâm nhập châu Á theo sát bước chân của những nhà thám hiểm Ngay khi vừa đặt chân tới quần đảo Philippines, đoàn thám hiểm của Ferdinand Magellan lập tức tấn công các tộc người đang cư trú tại đây nhằm khẳng định quyền thống trị của Tây Ban Nha ở xứ xa lạ mà họ mới phát hiện ra Trong trận chiến đấu ngày 27-4-1521, Magellan cùng phần lớn thành viên đoàn thám hiểm đã thiệt mạng [82, tr 27] Như vậy, thời kỳ thứ nhất của quá trình xâm

nhâ ̣p vào Đông Á c ủa các thế lực đại dương được diễn ra khá sớm và kéo dài tới năm 1799 Chúng tôi gọi đó là thời đại thương mại tự do cạnh tranh

1.1.1 Các thế lực đại dương với mục tiêu thương mại 1511-1799

Thời kỳ này, các nước tư bản phát triển sớm nhất và cũng là những thế

lực đại dương hùng mạnh nhất ở phương Tây gồm có Bồ Đào Nha, Tây Ban

Trang 20

Nha, Ý, Hà Lan và Anh Ngay khi mới hình thành, các thế lực đại dương đã

sớm vươn những cái vòi bạch tuộc của nó ra cả châu Mỹ, châu Phi và châu Á Tuy nhiên, đối với từng châu lục, chúng lại chọn phương thức xâm thực riêng nhằm thu được tối đa những nguồn lợi kếch xù mà chúng đang khao khát

Mặc dù thương mại là mục tiêu chủ yếu của quá trình xâm nhập vào Đông Á ở giai đoạn này, nhưng không phải ngay từ đầu thực dân phương Tây

đã chiếm ngay được vị trí bá chủ trên lĩnh vực này Các thương thuyền của Nhật Bản, Trung Quốc và các thương gia Hồi giáo vẫn đóng vai trò quan trọng, vừa là đối thủ cạnh tranh, vừa là đối tác buôn bán của các thương thuyền phương Tây

Đầu thế kỷ XVII, sau khi thế lực thương mại của thực dân Bồ Đào Nha

và Tây Ban Nha ở Đông Á bị suy giảm, các thương gia Hà Lan và Anh ngày càng tăng cường hoạt động và từng bước thay thế vai trò bá chủ của hai cường quốc đại dương đến châu Á trước đó Điều đó được khẳng định bằng

sự ra đời của Công ty Đông Ấn (East India Company-EIC) của thực dân Anh năm 1600 và Công ty Thống nhất Đông Ấn (Vereeinigde Oost Indische

Compagnie-VOC) của Hà Lan năm 1602 Nhìn chung, hoạt động thương mại

của hai công ty này đều được yểm trợ bởi lực lượng hải quân khá hùng mạnh, vừa để kiềm chế lẫn nhau, chống hải tặc, nhưng đồng thời cũng sẵn sàng tổ chức các cuộc chinh phục những vị trí chiến lược bằng sức mạnh quân sự giữa họ với nhau nếu cần thiết

Một đặc điểm nổi bật không thể không nhắc đến trong thời kỳ đầu của quá trình xâm nhập vào Đông Á của các thế lực đại dương là sự du nhập của

đạo Kitô Hoạt động thương mại của thực dân phương Tây ở Đông Á gắn liền với hoạt động truyền giáo của Giáo hội Kitô Giáo hội Kitô đã từng cổ vũ mạnh mẽ cho các hoạt động thám hiểm và phát kiến địa lý Ngay khi khai thông con đường đi tới các ―miền đất lạ‖, Giáo hội đã cử các nhà truyền giáo

đi theo các đoàn thuyền buôn để truyền bá Đức tin ra toàn thế giới, bởi đó

Trang 21

chính là ―bổn phận thiêng liêng‖ của Tòa thánh Trong những thế kỷ tiếp theo,

nhiều Giáo đoàn thừa sai được thành lập, chuyên tổ chức việc truyền đạo

Kitô ở các vùng đất mới để ―mở rộng nước Chúa‖ Vì mục đích truyền đạo,

Tòa thánh Roma đã ra sức ủng hộ các nỗ lực bành trướng của các thế lực đại

dương

Tóm lại, thời kỳ thứ nhất của quá trình xâm nhập vào Đông Á của các

thế lực đại dương diễn ra trong kho ảng 300 năm cho thấy, mức độ xâm thực

còn ở quy mô và tốc độ hạn chế, chủ yếu dưới hình thức hoạt động thương mại tự do Gắn liền với đó là quá trình truyền bá đạo Kitô sang khu vực này Tuy có mặt và tham dự vào diễn trình lịch sử khu vực trong một thời gian khá dài như vậy, song ảnh hưởng của các thế lực phương Tây đến hệ thống chính trị và đời sống các cộng đồng dân tộc ở Đông Á chưa thật sâu sắc Điều đó trên thực tế đã không làm biến đổi cấu trúc kinh tế và cơ cấu vận hành của đời sống kinh tế bản địa Các xung đột quân sự đã xuất hiện, nhưng chỉ là xung đột nhỏ Chưa xuất hiện một phong trào đấu tranh quyết liê ̣t trong thời kỳ đầu Những cuộc đối đầu quyết liệt mang tính hệ thống với những hành động quân

sự được xem là biện pháp chủ yếu chỉ xuất hiện trong thời kỳ thứ hai

1.1.2 Xâm chiếm thuộc địa - sự thay đổi mang tính bản chất

Thời kỳ này được bắt đầu từ cuối thế kỷ XVIII, với sự kiê ̣n công ty VOC của Hà Lan tự giải thể vào năm 1799 Đây được coi là mốc đánh dấu sự chấm dứt thờ i kỳ thứ nhất của các thế lực đại dương trong quá trình xâm nhâ ̣p vào Đông Á Trong thời kỳ thứ hai này, các thế lực đại dương bộc lộ đầy đủ

nhất những đặc điểm thuộc về bản chất của chủ nghĩa thực dân với việc sử dụng sức mạnh quân sự là phương thức chủ yếu để khuất phục các quốc gia Đông Á, nhằm mục đích biến các quốc gia này trở thành thuộc địa và thị trường đô ̣c chiếm

Sau cách mạng công nghiệp, chủ nghĩa tư bản phát triển đến đỉnh cao

và chuyển dần sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc Bởi vậy, đối với các nước tư

Trang 22

bản, các khu vực thuộc địa giờ đây không chỉ là nơi tước đoạt của cải, là nơi

di dân, buôn bán hương liệu hay truyền bá đức tin nữa, mà hơn thế, phải là nơi cung cấp nguyên vật liệu và nhân công, là thị trường tiêu thụ sản phẩm của nền công nghiệp mẫu quốc Tất cả những dã tâm và tham vọng của họ được ngụy tạo bằng khẩu hiệu nhân đạo khi chúng coi việc xâm chiếm thuộc địa, tàn sát các phong trào phản kháng của các dân tộc bản địa là hành động

cao cả, góp phần thực hiện ―sứ mệnh khai hóa văn minh‖!

Xuất phát từ những thay đổi căn bản về tính chất, yêu cầu và mục đích của quá trình xâm nhập nên từ đầu thế kỷ XIX, thủ đoạn xâm thực của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở Đông Á cũng thay đổi Trong giai đoạn này, chinh phục và thiết lập chế độ thống trị thực dân là thủ đoạn chủ yếu và là mục tiêu hàng đầu Các cuộc chinh phục thường được mở đầu và kết hợp chặt chẽ với hoạt động ―ngoại giao pháo hạm‖ Dựa vào lực lượng quân sự áp đảo,

các thế lực đại dương thường cử các sứ đoàn ―ngoại giao‖ tới thương thuyết

với các nhà cầm quyền bản địa, yêu cầu được đặc quyền thương mại, quyền lãnh sự tài phán, quyền khai thác những nguồn tài nguyên thiên nhiên và quyền tự do truyền bá đạo Kitô Nếu những yêu cầu đó không được đáp ứng thì ngay lập tức thực dân phương Tây sẽ dùng sức mạnh quân sự tiến hành chiến tranh, khuất phục bất cứ quốc gia và chính quyền nào dám từ chối yêu sách của chúng

Mặc dù chiếm ưu thế vượt trội về quân sự, nhưng quá trình chinh phục

Đông Á của các thế lực đại dương diễn ra không hề dễ dàng Họ cần gần như

trọn vẹn thế kỷ XIX để hoàn thành mục tiêu xâm nhập của mình Thực tiễn quá trình xâm nhập vào Đông Á cho thấy mô ̣t đă ̣c trưng khá phổ biến : Hầu hết các cuộc chinh phục đều được bắt đầu từ biển vào lục địa Điều đó, mô ̣t

mă ̣t nói lên vai trò quan trọng của biển đối với quá trình xâm nhâ ̣p vào Đông

Á của các thế lực phương Tây; mặt khác , nó cũng phản ánh biển và đường biển có ý nghĩa quan tro ̣ng về chiến lược trong quá trình bảo vệ an ninh chủ

Trang 23

quyền của các quốc gia Đông Á trước nguy cơ xâm chiếm từ đa ̣i dương Vấn

đề đặt ra ở đây là : Vào thời cận đại, các chính thể quân chủ Đông Á có nhận

thức được vai trò quan trọng về chiến lược của biển đối với sự an định và phát triển của dân tộc hay không? Họ đã đánh giá như thế nào về sức mạnh của các thế lực đại dương cũng như vị thế của đất nước mình? Vai trò và trách nhiệm của giới cầm quyền ở các quốc gia này đối với các chính sách

mà họ đưa ra? Nội dung này , sẽ trình bày cụ thể trong chương 2

1.2 Cách ứng đối của các quốc gia Đông Á

Nhìn lại lịch sử xâm lược của các thế lực phương Tây cũng như quá trình chống xâm lược của các dân tộc Đông Á trong thế kỷ XIX, chúng tôi nhận thấy có hai cách ứng phó nổi bật nhất: Một là, chủ động hội nhập và thực hiện cải cách thành công (trường hợp của Nhật Bản và Thái Lan); Hai là, tiếp tục thi hành chính sách bảo thủ trước đây, bế quan tỏa cảng để rồi nhận lấy hệ quả là sự thất bại bi thảm trước sức mạnh quân sự của thực dân phương Tây (tiêu biểu là Trung Quốc và Việt Nam)

Đương nhiên, trước nguy cơ xâm chiếm của các thế lực đại dương thì

hai cách ứng phó trên không phải là duy nhất Điều mà chúng tôi muốn nhắc đến ở đây, đó là lựa chọn chấp nhận dễ dàng ách chiếm đóng của thực dân phương Tây Trường hợp Campuchia là một ví dụ điển hình Từ giữa thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, vương quốc này nằm trong địa bàn tranh chấp quyền lực giữa Xiêm (Thái Lan) và Việt Nam Các vua Campuchia thường phải thần phục, tìm kiếm sự che chở của hai nước ―tôn chủ‖ mạnh hơn ở phía Đông và phía Tây Cho dù họ ngả về phía nào thì cuối cùng vẫn bị sức ép từ

cả hai phía Do đó, năm 1863, khi thực dân Pháp cho chiến thuyền ngược dòng Mêkông đến Phnôm Pênh thì nhà vua Nôrôđôm đã tự nguyện xin thần phục, hy vọng rằng bằng cách đó sẽ thoát khỏi sức ép từ hai nước láng giềng Nhưng thực tế lịch sử diễn ra ngược lại hoàn toàn với niềm hy vọng nói trên, chủ quyền của vương quốc đã mất vào tay một thế lực thống trị ngoại bang

Trang 24

mới, xa lạ hơn, đời sống của quốc dân khó khăn hơn nhiều so với trước đây;

và khi đó Nôrôđôm mới tìm cách chống trả thì đã quá trễ Chính bởi vậy, việc chấp nhận dễ dàng ách chiếm đóng của thực dân phương Tây chúng tôi không xem đó là cách ứng đối tiêu biểu mà chỉ tập trung đi sâu vào hai cách ứng đối nêu trên

1.2.1 Chủ động hội nhập và thực hiện cải cách thành công

Đây là phương thức được lựa chọn không những để ứng phó với nguy

cơ xâm lươ ̣c của các thế lực đại dương mà còn nhằm giúp cho các dân tộc

Đông Á thay đổi mô hình và quỹ đạo phát triển, tự giải phóng mình khỏi sự trì trệ và bế tắc Trước sức ép ngày càng mạnh mẽ từ đại dương, với nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, ở Đông Á, vào cuối thế kỷ XIX duy nhất chỉ có Nhật Bản và Xiêm (Thái Lan) đã thoát khỏi ách đô hộ của thực dân phương Tây, giữ vững được chủ quyền dân tộc Chúng tôi cho rằng, Nhật Bản và Thái Lan có thể thoát khỏi kiếp nạn chung mà các dân tộc Đông Á đang phải đương đầu vào thời điểm bấy giờ, nguyên nhân chính và được xem

là mạch nguồn dẫn đến thành công đó là: Hai quốc gia này đã sớm nhận ra sự yếu kém, lạc hậu của mình; đồng thời tự nguyện và chủ động tiếp thu sứ c

mạnh của các thế lực đại dương Sự thừa nhận đất nước mình yếu, đối

phương mạnh không phải chỉ xuất hiện ở những trí thức với tư cách là thần dân, mà điều quan trọng hơn ở hai quốc quốc gia này, nhận thức đó được chính quyền trung ương thừa nhận với những vị vua tài năng và bộ máy đình thần ưu tú Thừa nhận và tiếp thu văn minh phương Tây trở thành một trong những tiền đề tư tưởng quan trọng nhất cho một phong trào cải cách sâu rộng trong toàn quốc và chính điều này đã tạo nên thành công vĩ đại của cải cách Minh Trị ở Nhật Bản và cải cách của Chulalongkorn ở Thái Lan

Trường hợp Nhật Bản

Là một quốc gia có vị trí chiến lược ở khu vực Đông Bắc Á, từng là một trung tâm kinh tế lớn của châu Á trong các thế kỷ XVI-XVIII, đến thế kỷ

Trang 25

XIX, nhiều tàu buôn và chiến hạm của Nga, Hà Lan, Anh và Mỹ đã đến Nhật

Bản yêu cầu chính quyền Edo (1600-1867) từ bỏ chính sách tỏa quốc (sakoku)

để mở cửa thông thương với thế giới Nhưng cho đến giữa thế kỷ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia tương đối tách biệt với thế giới Việc thâm nhập vào

xã hội Nhật Bản và buộc chính quyền phong kiến Edo thay đổi chính sách đối ngoại không phải là điều có thể thực hiện dễ dàng Trong nhận thức của một

số chính giới phương Tây, Nhật Bản vẫn là một nước mạnh so với nhiều dân tộc khác ở châu Á: Đó là một quốc gia được tổ chức tốt với nhiều thiết chế xã hội chặt chẽ Người dân ở đây có tinh thần kỷ luật, ý chí tự cường và lòng tự tôn dân tộc cao độ Thêm vào đó, sau hơn 2 thế kỷ thực thi chính sách đóng cửa để giữ vững chủ quyền, duy trì sự ổn định chính trị trong nước và cũng để bảo vệ địa vị thống trị của mình, chính quyền phong kiến Nhật Bản vẫn chủ trương tiếp tục theo đuổi chính sách tỏa quốc Tuy nhiên, trước áp lực ngày

càng tăng của Mỹ và các thế lực đại dương lúc bấy giờ, chính quyền Nhật

Bản đã phải suy tính đến một khả năng có thể phải điều chỉnh lại chính sách đối ngoại

Năm 1853 trở thành dấu mốc quan trọng trong diễn trình lịch sử Nhật

Bản Đó là năm những korobune (chiến hạm đen) của Mỹ do đô đốc Matthew

Calbraith Perry (1794-1858) dẫn đầu đến cảng Uraga trong vịnh Tokyo yêu cầu chính phủ Nhật Bản mở cửa giao thương Thái độ cứng rắn của M C Perry đã khiến cho Mạc phủ Edo phải đi tới quyết định nhân nhượng Nhật Bản đã phải từ bỏ nguyên tắc vốn có trước đây là không nhận quốc thư của bất cứ nước nào ngoại trừ Triều Tiên và Lưu Cầu (Ryukyu), để tiếp nhận quốc thư của Mỹ và hẹn một năm sau sẽ trả lời Bức thư của Millard Fillmore

(1800-1874) gửi chính quyền Nhật Bản có ba yêu cầu cơ bản: 1 Mở cửa đất

nước để giao thương và thiết lập quan hệ hữu nghị giữa hai nước; 2 Cứu trợ

và chữa trị nhân đạo đối với các thủy thủ Mỹ bị đắm tàu hay gặp nạn ở vùng biển Nhật Bản; 3 Cho phép Mỹ được mở một trạm tiếp nhiên liệu cho các đoàn tàu qua lại định kỳ giữa California và Trung Quốc

Trang 26

Bức thư của Tổng thống Mỹ đã trực tiế p đặt chính quyền Edo đứng

trước hai sự lựa chọn: Thứ nhất, nếu tiếp tục thực hiện chính sách đóng cửa

thì Nhật Bản phải tăng cường hơn nữa khả năng phòng thủ đất nước Nếu vậy thì rất khó có thể tăng thêm binh lực vì nguồn tài chính của Mạc phủ cũng như nhiều lãnh chúa địa phương đã cạn kiệt Nguy hại hơn, nếu Nhật Bản tiếp tục duy trì chính sách tỏa quốc, chống lại đề nghị của các thế lực phương Tây (Mỹ) thì chiến tranh sớm muộn cũng xảy ra và Nhật Bản sẽ lặp lại bài học đau

đớn của Trung Quốc Thứ hai, nếu như chấp nhận yêu cầu của Mỹ thì Nhật

Bản phải sửa đổi, thậm chí phải đoạn tuyệt với chính sách đóng cửa truyền

thống Chủ quyền và nền độc lập dân tộc sẽ bị Mỹ và các thế lực đại dương

xâm phạm Nhưng Nhật Bản sẽ tránh được nguy cơ của một cuộc chiến tranh đang đến gần mà phần thắng nghiêng hẳn về phía đối phương; đồng thời, phương án này có nhiều khả năng vẫn tiếp tục duy trì được nền độc lập tương đối của Nhật Bản

Trong khi chính quyền Edo còn chưa đưa ra được một lựa chọn giải pháp tối ưu nào thì ngày 13-1-1854, chiến hạm của Mỹ do Matthew C Perry gồm 9 chiếc tàu cùng 1.800 quân trong tư thế sẵn sàng chiến đấu lại xuất hiện

ở vịnh Uraga, cửa ngõ của Edo Không còn cách nào khác, Mạc Phủ phải hẹn gặp đại diện của chính phủ Mỹ tại Kanagawa (Yokohama), một cảng thị phía nam Edo Sau nhiều vòng đàm phám, trước sức ép liên tục từ phía Mỹ, ngày 31-3-1854 Nhật Bản phải nhượng bộ và ký ―Hiệp ước hòa bình và hữu nghị‖ với Mỹ

Bản hiệp ước là sự kiện lịch sử trọng đại, chấm dứt 215 năm theo đuổi

chính sách đóng cửa của chính quyền Edo Điều đó có thể khẳng định rằng,

trong bối cảnh chính trị mới, Mạc phủ Edo đã không thể tiếp tục duy trì chính sách đóng cửa để bảo vệ an ninh đất nước và địa vị thống trị của mình Sự kiện trên cũng cho thấy sự yếu kém, bế tắc mang tính lịch sử của xã hội Đông

Á thời cận đại trước sức mạnh của văn minh công nghiệp phương Tây Phải

Trang 27

chăng đã đến lúc cần phải thay đổi mô hình thể chế chính trị truyền thống bằng mô hình mới? Với Nhật Bản thì mô hình thể chế nào sẽ là phù hợp cho

sự tồn tại và phát triển lâu dài của dân tộc? Và bước ngoặt của lịch sử dân tộc Nhật Bản được đánh dấu bằng sự thiết lập của chính quyền Minh Trị vào năm

1867 Ngày 6 tháng 4 năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị tuyên bố ―Ngũ điều ngự thệ văn‖ Có thể coi đây là một cương lĩnh chính trị xây dựng đất nước theo mô hình phương Tây Trong bản tuyên bố đó, Điều 5 khẳng định rằng, Nhật Bản cần phải học hỏi tri thức thế giới (phương Tây - TG) để xây dựng đất nước Ngày 11 tháng 4 năm 1868, chính phủ công bố ―Chính thể thư‖

(Seitaisho), trong đó nêu rõ việc Nhật Bản sẽ thực hiện chế độ tam quyền

phân lập, tức là thực hiện một thể chế dân chủ như mô hình chính trị của nhiều nước phương Tây Sự thành lập của chính quyền Minh Trị và những chủ trương ban đầu đầy ý nghĩa đó đã tạo điều kiện cho một phong trào cải cách sâu rộng và toàn diện từ trên xuống dưới theo một hệ thống hoàn bị với

những nội dung và cách thức khoa học

Để có đủ sức mạnh chống lại các thế lực đại dương và canh tân đất

nước, một trong những mục tiêu của chính quyền mới là phải xóa bỏ chế độ cát cứ và xây dựng chính quyền trung ương tập quyền do Thiên hoàng đứng đầu Với mục đích đó, chính quyền Minh Trị đã tập trung tất cả mọi nỗ lực và ban hành chính sách nhằm thực hiện bằng được khẩu hiệu ―Phú quốc cường

binh‖ (Fukoku kyohei) mà chính phủ đã đề ra sau khi thành lập Những cải cách này có thể được chia làm hai nhiệm vụ trọng tâm: thứ nhất, triệt bỏ

những định chế lạc hậu của chính thể phong kiến, cản trở sự phát triển của đất

nước; thứ hai, tạo dựng những cơ chế thích ứng để thúc đẩy sự phát triển của

chủ nghĩa tư bản, nhanh chóng hiện đại hóa đất nước

Nhằm xóa bỏ hoàn toàn chế độ phân quyền và tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền trung ương tập quyền, ngày 14 tháng 7 năm

1871, chính phủ Minh Trị đã ban hành chiếu cải cách Phế phiên lập huyện

Trang 28

(Haihanchiken no mikotonori) Đồng thời, chính phủ cũng bãi miễn các Tri

phiên sự (Chihanji), triệu tập tất cả về Tokyo và phái cử các quan lại mới làm Huyện tri sự (Kenchiji) Ban đầu Nhật Bản được chia làm 300 phủ huyện,

nhưng đến tháng 11 năm 1871 sáp nhập lại thành 3 phủ, 72 huyện Có thể coi

đây là một bước ngoặt trong quá trình cải cách thể chế chính trị ở Nhật Bản

Trên thực tế, ―Sự kiện này đã đánh dấu sự chấm dứt vĩnh viễn vai trò của các

daimyo với tư cách là các lãnh chúa phong kiến‖ [37, tr 141] Như vậy, chính

quyền Minh Trị đã tiến hành một sự cải tổ lớn mang tính cách mạng chưa từng có trong hệ thống chính trị hành chính quốc gia Đó là sự thừa nhận và

tiếp thu tính tiến bộ của bộ máy quản lý đất nước theo kiểu phương Tây (các

thế lực đại dương) Những cải cách này, đặc biệt là cải cách Phế phiên lập huyện có ý nghĩa hết sức to lớn: ―Một mặt, nó khẳng định quyền lực của

chính quyền mới trên quy mô toàn quốc, mặt khác, nó tạo ra tiền đề căn bản

và rất quan trọng cho việc chính phủ thực thi những cải cách khác trong thời

gian tới‖ [37, tr 250]

Về mặt quân sự, với tinh thần coi lực lượng quân sự là cần thiết để

phòng vệ đất nước và bảo vệ nhân dân Lực lượng bộ binh hiện đại đầu tiên được thành lập vào năm 1869, đặt dưới sự lãnh đạo của thiên tài quân sự

Omura Masujiro (1824-1869) xuất thân từ han Choshu Sau khi thi hành chính sách Phế phiên lập huyện, vào tháng 2 năm 1872, chính phủ đã thành

lập 2 bộ: Bộ Lục quân và Bộ Hải quân thay thế cho Bộ binh Trong đó, hải quân thờ i Minh Tri ̣ được tổ chức theo mô hình của hải quân Anh

Đến tháng 1 năm 1873, Lệnh trưng binh (Chohei rei) được ban bố Tất

cả nam thanh niên từ 20 tuổi, không phân biệt nguồn gốc, địa vị xuất thân đều phải có trách nhiệm tham gia quân đội Mục đích của việc thực hiện chế độ

này là hiện đại hóa quân đội theo mô hình các thế lực đại dương, xây dựng

một đội quân thường trực mạnh có thể bảo vệ nền độc lập của đất nước trước

sự đe dọa ngày càng mạnh mẽ và liên tục từ các thế lực đại dương Đây là

Trang 29

đường lối của chính phủ mới nhằm hiện đại quân sự Nhật Bản, đuổi kịp các nước Âu Mỹ

Về kinh tế, để khuyến khích phát triển sản xuất, đặc biệt là kinh tế hàng

hóa tư bản chủ nghĩa, chính quyền Minh Trị đã tiến hành hủy bỏ những cơ chế kinh tế mang tính chất phong kiến truyền thống, nhằm thiết lập một nền kinh tế hiện đại Chúng ta cùng điểm lại những nhân tố mới, mang tính hiện đại đã xuất hiện trong nền kinh tế Minh Trị

Năm 1870, Bộ Công nghiệp được thành lập Năm 1874 là Bộ Nội vụ và sau đó là Bộ Tài chính lần lượt ra đời với tư cách là cơ quan trung tâm quản

lý các công việc trong lĩnh vực kinh tế Năm 1869, Nhật Bản khánh thành hệ thống điện tín Tokyo – Yokohama; đến năm 1873, mạng lưới điện tín từ Tokyo đến Nagasaky và năm 1874, từ Tokyo đến Aomori đã hoàn thành Đường điện thoại giữa Tokyo và Yokohama đưa vào sử dụng năm 1876, nghĩa là chỉ một năm sau khi máy điện thoại được phát minh ở Canada Ngành bưu chính cũng nhanh chóng được tổ chức để đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại Năm 1871, Nhật Bản thiết lập đường bưu chính giữa Tokyo và Osaka Và năm sau, hệ thống bưu chính đã được áp dụng trong toàn quốc Đường xe lửa đầu tiên của Nhật Bản nối Tokyo với Yokohama khánh thành năm 1872 có sự giúp đỡ của chuyên gia Anh; đến năm 1889, toàn bộ tuyến đường Tokaido nổi tiếng nối liền Tokyo với Kobe đã được đưa vào hoạt động

Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế nói chung, chính phủ đã tổ chức lại hệ thống tài chính, thiết lập chế độ tiền tệ hiện đại Năm 1871, chính phủ ban hành quy định chế độ tiền tệ mới của Nhật Bản và thiết lập hệ thống ngân hàng quốc gia theo mô hình Hoa Kỳ Năm 1873, Ngân hàng quốc gia đầu tiên được thành lập Đến đây, chính quyền Minh Trị mới thực sự thoát khỏi nguy cơ bất ổn của tình hình chính trị trong nước và bắt đầu nhận thấy cần phải tích cực hơn trong việc đề ra chính sách hiện đại hóa Nhật Bản theo

mô hình của các thế lực đại dương

Trang 30

Về giáo dục, để đạt được mục đích hiện đại hóa đất nước, thoát khỏi

nguy cơ trở thành thuộc địa của các thế lực đại dương, chính phủ Nhật Bản

nhận thấy cần phải xây dựng một nền giáo dục hiện đại theo mô hình tiên tiến kiểu phương Tây Nền giáo dục thời Edo đã để la ̣i cho ho ̣ mô ̣t tỷ lê ̣ cư dân biết chữ cao , thâ ̣m chí còn cao hơn nhiều so với mô ̣t số nướ c phương Tây đương thời : ― Ở Nhâ ̣t Bản có 43% đàn ông và 10% đàn bà biết chữ vào năm

1868, còn ở Anh số người đi học của năm 1837 chỉ đạt khoảng 20-25%‖ [37,

là các giáo sư Đức, sau đó đến Anh và Mỹ Đặc biệt, trong lĩnh vực y ho ̣c , các giáo sư người Đức có ảnh hưởng lớn nhất Nhiều người tro ng số ho ̣ đã góp công lớn cho sự nghiê ̣p hiê ̣n đa ̣i hóa Nhâ ̣t Bản

Trang 31

Trong bối cảnh sôi đô ̣ng của thời đa ̣i mới , nhiều luồng tư tưởng phương Tây đã tràn vào Nhâ ̣t Bản Fukuzawa Yukichi (Phúc Trạch Dụ Cát ; 1834-1901) là đại diện tiê u biểu nhất cho giớ i trí thức Nhâ ̣t Bản thời kỳ này Ông là người có công lớn nhất trong viê ̣c tiếp thu và truyền bá tư tưởng phương Tây vào Nhật Bản thời kỳ Minh Trị Dựa trên những điều mắt thấy , tai nghe trong

3 lần cù ng sứ đoàn Nhâ ̣t Bản sang phương Tây , ông cho xuất bản nhiều cuốn

sách nổi tiếng như Tây Dương sự tình (1866-1876), Khuyến học (1872-1876),

Văn minh luận chi khái lược (1875) để giới thiệu về lịch sử , chế đô ̣ chính tri ̣

của các nướ c Âu - Mỹ, trình bày những cái hay , cái lạ trong xã hội phương

Tây và từ đó khuyên người Nhâ ̣t hãy ho ̣c tâ ̣p , tiếp thu sức ma ̣nh của các thế

lực đại dương, nhằm đưa đất nước theo ki ̣p với phương Tây

Trong cuô ̣c đụng đầu li ̣ch s ử không thể tránh khỏi giữa cái cũ , cái lạc

hâ ̣u và bảo thủ (phong kiến) với cái mới, tiên tiến và có tính phổ quát (tư bản) thì kết quả thắng ba ̣i đã rõ Trong bối cảnh thời đa ̣i đó , Nhâ ̣t Bản thực sự là tấm gương đi đầu ở Đông Á nói riêng và châu Á nói chung cho tinh thần chủ

đô ̣ng thừa nhâ ̣n và tiếp thu sáng ta ̣o văn minh phương Tây để hiê ̣n đa ̣i hóa đất nước Thành công của cải cách Minh Trị chẳng những đã đưa đất nước vượt

qua nguy cơ bi ̣ biến thành thuô ̣c đi ̣a của các thế lực đại dương mà còn tạo

dựng đươ ̣c sức mạnh mới cho dân tộc Sau cải cách Minh Tri ̣ , Nhâ ̣t Bản trở thành cường quốc tư bản đầu tiên ở châu Á và có mă ̣t trong hàng ngũ các nước đế quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Trường hợp của Xiêm (Thái Lan)

Đến giữa thế kỷ XIX, Xiêm vẫn là nước nông nghiệp, nhưng có nền nội thương và ngoại thương phát triển nhờ có cơ cấu kinh tế - xã hội cởi mở

và vị trí địa lý thuận lợi Một trong những đặc điểm quan trọng của nền kinh

tế Xiêm ở thời kỳ này là sự phát triển của thương nghiệp và ngoại thương Trong sự phát triển đó, vai trò của người Hoa là nhân tố có tác động rất lớn

Trang 32

Theo tác giả Rebrikova trong cuốn Tóm lược lịch sử Thái Lan (1768-1917) thì

đến giữa thế kỷ XIX có 1,5 triệu người Hoa sinh sống ở Xiêm, trên tổng dân

số 6 triệu người của vương quốc [82, tr 204] Điều đó cũng cho thấy, điểm khác biệt căn bản giữa nền kinh tế Xiêm với các nước khác trong khu vực là

yếu tố kinh tế hàng hóa phát triển mạnh Chính yếu tố kinh tế hàng hóa đã tạo

đà cho quá trình tiếp thu sức mạnh của văn minh phương Tây và tạo cơ sở cho quá trình cải cách của Chulalongkorn (Rama V) diễn ra hiệu quả

Về chính trị, Chulalongkorn bắt tay thực hiê ̣n t ừ năm 1885 Thông qua viê ̣c áp dụng những kinh nghiê ̣m của nước ngoài , quy đi ̣nh mô hình nhà nước Xiêm là quân chủ lâ ̣p hiến kiểu Đức Vua vẫn là người có quyền lực cao nhất , nhưng điểm khác biê ̣t là bên ca ̣nh vua , Chulalongkorn cho thiết lập hai cơ quan: Hội đồng nhà nước và Hô ̣i đồng tư vấn Chức năng của hai cơ quan này nhằm giúp nhà vua xem xét các chính sách đối nô ̣i (Hô ̣i đồng nhà nước ) và có nhiê ̣m vụ báo cáo tình hình mo ̣i mă ̣t của quốc gia , đóng góp ý kiến giúp nhà vua trước khi đưa ra các quyết đi ̣nh quan tro ̣ng (Hô ̣i đồng tư vấn ) Lần đầu tiên trong li ̣ch sử Xiêm , bô ̣ máy hành pháp truyền thống trước đây được thay thế bằng Hô ̣i đồng chính phủ gồm 12 bô ̣ trưởng, có chức năng và q uyền ha ̣n như bô ̣ máy hành pháp hiê ̣n đa ̣i theo kiểu phương Tây , được cấu trúc theo chức năng Đó là thành quả có ý nghĩa quan trọng đối với nỗ lực canh tân đất nước của Chulalongkorn Sự hoàn thiện của bộ máy hành chính theo mô hình hiện đại sẽ mở ra khả năng thành công trong các lĩnh vực khác

Về giáo dục, đây là một trong những lĩnh vực được Chulalongkorn đă ̣c biê ̣t quan tâm Nhằm mục đích đào ta ̣o đô ̣i ngũ có trình đô ̣ chuyên môn và trung thành với lợi ích của hoàng gia , từ cuối năm 1870 Chulalongkorn đã quyết đi ̣nh thành lâ ̣p các trường phổ thông hiê ̣n đa ̣i theo phong cách châu Âu Cùng với viê ̣c thành lâ ̣p các trường ho ̣c hoàng gia , Chulalongkorn còn cho mở trường đào ta ̣o tiếng Anh vào năm 1872 Để n âng cao chất lượng giáo dục, chính phủ Xiêm cho mời các giáo sư nước ngoài sang giảng dạy Ông

Trang 33

Francis George Patterson , một người Anh đã ký hợp đồng giảng da ̣y ngoa ̣i ngữ 3 năm ở Xiêm [82, tr 219] Ngày 6-5-1887, Bô ̣ Giáo dục Xiê m chính thức được thành lâ ̣p , do hoàng tử Damrong lãnh đa ̣o Điểm đáng chú ý ở đây đó là Bô ̣ Giáo dục đã rất tích cực tìm hiểu nghiên cứu mô ̣t cách có cho ̣n lo ̣c kinh nghiê ̣m của nước ngoài để áp dụng vào điều kiê ̣n cụ thể của Xiêm

Về kinh tế , Chulalongkorn bắt đầu thực hiện sự thay đổi từ nông nghiê ̣p Đây là ngành chiếm vai trò quan tro ̣ng trong nền kinh tế quốc dân Trên cơ sở của quan hê ̣ ngoa ̣i thương đã phát triển từ những năm trước dưới triều Rama III và Rama IV , Chulalongkorn tâ ̣p trung mũi nho ̣n vào sản xuất gạo phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu Nói đến sự phát triển của ngành nông nghiệp Xiêm thời kỳ này không thể không nhắc đến đó là vai trò của người Hoa Vớ i tư cách là người buôn bán nhỏ , Hoa kiều là lực lươ ̣ng chủ yếu đươ ̣c nhà vua trao cho nhiệm vụ thu thuế nông nghiệp Chính giới thương gia Hoa kiều là lực lượng đã giúp cho nông thôn Thái Lan không trực tiếp chi ̣u ảnh hưởng của nền kinh tế hàng hóa, nhưng la ̣i phải lê ̣ thuô ̣c chă ̣t chẽ vào đô ̣i ngũ này Hoa kiều cũng là những người kiểm soát hầu như toàn bô ̣ ma ̣ng lưới

buôn bán ở thành phố ―Năm 1890, người Hoa chiếm 62% kim nga ̣ch buôn bán ở Bangkok , trong khi các công ty của Anh chỉ chiếm 26% và của Ấn Độ

là 8%‖ [53, tr 119] Nhờ có những biê ̣n pháp đầu tư thích đáng cho nông nghiê ̣p nên sản lượng ga ̣o xuất khẩu cuối thế kỷ XIX của Xiêm cũng tăng lên

rõ rệt và trở thành một trong nhữ ng mă ̣t hàng xuất khẩu chính Năm 1885, Xiêm mới xuất khẩu được 225.000 tấn, thì 5 năm sau , sản lượng gạo xuất khẩu của Xiêm đã tăng gấp đôi [80, tr 79]

Về quân sư ̣, Chulalongkorn và đô ̣i ngũ cố v ấn của mình nhận thấy yêu

cầu cấp bách phải hiện đại hóa quân đội Xiêm hơn lúc nào hết Năm 1885, Bộ Chiến tranh cùng các trường quân đô ̣i và hải quân được thành lâ ̣p Đến năm

1887, Bộ Quốc phòng ra đời , thay thế cho Bô ̣ Chiến tranh trước đây Nhà nước ban hành luật nghĩa vũ quân sự nhằm đảm bảo đủ lực lượng cần thiết để

Trang 34

phòng thủ đất nước Theo luâ ̣t này , lực lượng quân thường trực không lớn lắm Năm 1897, quân đô ̣i Xiêm có khoảng 15 nghìn người [82, tr 226] Nam giới trong đô ̣ tuổi quân di ̣ch vẫn tham gia lao đô ̣ng sản xuất bình thường Họ chỉ được động viên khi chiến tranh nổ ra Sứ thần nhà Nguyễn (Đại Viê ̣t) khi sang Xiêm đã báo cáo như sau : ―Binh bi ̣ chỉ đủ để canh giữ các công sở , còn thì cho về Viê ̣c làm thì thuê người Thanh và người Tây Khi có viê ̣c thì triê ̣u

tâ ̣p binh lính ở các trấn tỉnh lẻ dễ dàng Bên trong có các nước đồng minh chủ trì hòa cục , bên ngoài có các thuô ̣c quốc chống giữ , cho nên không bi ̣ nước

ngoài cưỡng chế‖ [103, tr 16]

Mă ̣c dù số lượng quân số không đông , nhưng quân đô ̣i Xiêm được tổ chức chă ̣t chẽ theo mô hình các nước phương Tây và có tính cơ đô ̣ng cao Viê ̣c mở rô ̣ng buôn bán với nước ngoài không chỉ ta ̣o điều k iê ̣n cho quân đô ̣i

có được những trang bị vũ khí hiện đại , mà còn giúp cho quân đội Xiêm học

tâ ̣p đươ ̣c các kiến thức , kinh nghiê ̣m quân sự quý báu Nhiều cố vấn quân sự nước ngoài được mời đến để huấn luyê ̣n tác chiến theo chương trình hiê ̣n đa ̣i lúc bấy giờ Những đơn vi ̣ hải quân kiểu mới đầu tiên cũng được thành lâ ̣p Các sĩ quan người Anh được mời đến huấn luyện các khóa học về khoa học và

kỹ thuật quân sự , kỹ thuật vẽ bản đồ và kỹ thu ật hàng hải Chulalongkorn còn cử người đi ho ̣c kỹ thuâ ̣t không quân để tăng cường khả năng chuyên chở , huy đô ̣ng lực lươ ̣ng của quân đô ̣i Nếu so sánh với quân đội các nước trong khu vực thì chúng ta thấy rõ , quân đô ̣i Xiêm thể hi ện sự hiện đại hóa hơn hẳn

và phần nào có đủ khả năng đương đầu được với những đợt tấn công ở quy

mô nhỏ của quân đô ̣i các nước phương Tây

Tóm lại, từ những nô ̣i dung được trình bày khái quát ở trên , người viết

muốn khẳ ng đi ̣nh tư tưởng thừa nhận và chủ động tiếp thu sức mạnh của các

thế lực đại dương mà chính quyền Nhâ ̣t Bản và Thái Lan đã cho ̣n lựa là giải

pháp đúng đắn , phù hợp với xu thế vâ ̣n đô ̣ng của thời đa ̣i Bởi vì, nếu không thực sự thừa nhâ ̣n sự la ̣c hâ ̣u , kém phát triển của dân tộc mình để chủ động

Trang 35

học hỏi, tiếp thu những giá tri ̣ tiến bô ̣ về khoa ho ̣c , kỹ thuật của phương Tây thì nguy cơ bị cuốn vào cơn lốc của chủ nghĩa thực dân là không thể tránh

khỏi Tư tưởng thừa nhâ ̣n sức ma ̣nh của các thế lực đại dương đã mở đường

cho mô ̣t trào lưu ho ̣c tâ ̣p phương Tây để tiến ki ̣p phương Tây , tạo đà cho thành công của công cuộc cải cách mang tính lịch sử ở Nhật Bản và Th ái Lan vào cuối thế kỷ XIX

Ý nghĩa của tư tưởng thừa nhận và tiếp thu sức mạnh của các thế lực

đại dương đươ ̣c thể hiê ̣n rất rõ, hiểu ở mô ̣t chiều ca ̣nh nào đó thì tư tưởng này

đã giữ vai trò nền tảng đưa đến thành c ông của cải cách ở Nhâ ̣t Bản và Thái Lan, giúp cho dân tộc của hai quốc gia châu Á này thoát khỏi ách đô hộ của thực dân phương Tây Điều mà hai nước Trung Quốc và Viê ̣t Nam cùng trong bối cảnh thời đa ̣i đó đã không làm được

1.2.2 Bế quan tỏa cảng và hệ quả

Trung Quốc - một trong những nền văn minh cổ xưa nhất của nhân loại, đại diện tiêu biểu cho văn hóa phương Đông , với nhiều yếu tố có giá tri ̣ cao cần được lưu giữ và khai thác Đó là niềm tự hào của ngườ i dân Trung Quốc , song nó cũng là nhân tố tạo nên sự trì trệ , tụt hậu của đất nước có bề dày nă m ngàn năm lịch sử, văn hóa Thế nhưng, cuối cùng đã bị khuất phục trước sức mạnh bất khả kháng của các thế lực đại dương vào cuối thế kỷ XIX

Đâu là nguyên nhân căn bản dẫn đến thảm ki ̣ch của Trung Quốc khi bi ̣ biến thành nước nửa thuô ̣c đi ̣a , nửa phong kiến? Chúng tôi cho rằng , mô ̣t

trong những nguyên nhân căn bản đó là do tư tưởng nghi ngờ và tiếp thu thiếu

tính hệ thống sư ́ c mạnh của các thế lực đại dương trong nhâ ̣n thức của gi ới

cầm quyền phong kiến Trung Quốc lú c bấy giờ Tuy rằng , vua Quang Tự và

mô ̣t bô ̣ phâ ̣n đình thần có tư tưởng tiến bô ̣ , muốn tiếp thu sức mạnh các thế

lực đại dương, nhưng thực tế cho thấy , bản thân họ lại coi viê ̣c tiếp thu tri

thức phương Tây không phải là cơ sở lâu dài cho sự phát triển đất nước , học

tâ ̣p phương Tây chỉ để chống la ̣i phương Tây Điều đó chi phối rất lớn đến

Trang 36

tinh thần và thái độ của giớ i trí thức Trung Qu ốc thời câ ̣n đa ̣i Hơn nữa, nhân dân Trung Quốc lúc bấy giờ vẫn bi ̣ hào quang của tư tưởng truyền thố ng chi phối Tiếp thu cái mới dù là văn minh tiến bộ đến đâu đi nữa , đối vớ i ho ̣ vẫ n rất khó để có thể vượt qua những lực cản của các ―giá trị ‖ truyền thống Sự nghi ngờ , thậm chí bài trừ văn minh phương Tây trong th ời kỳ đầu khi đối

diện với thách thức của các thế lực đại dương là một thự c tế tồn tại trong lịch sử Trung Quốc Thêm nữa , tư tưởng đó của dân chúng ở mô ̣ t góc đô ̣ nào đó lại thống nhất với tư tưởng của phái thủ cựu do Từ Hy (1835-1908) đứng đầu,

bởi vâ ̣y nên các phong trào học tập phương Tây như phong trào Dương vụ

(1861-1894) và phong tra ̀ o biến pháp Mậu Tuất (1898) đã thất ba ̣i Điểm la ̣i

những nô ̣i dung chính của hai phong trào cải cách ở Trung Quốc thời kỳ này , chúng ta sẽ hiểu rõ hơn nguyên nhân thất bại , ý nghĩa l ịch sử của nó đối với sự phát triển của tư tưởng Trung Quốc thời cận đại nói riêng và diễn tiến lịch sử Trung Quốc nói chung

Giữa thời Minh - Thanh, hoạt động truyền giáo của giáo sĩ ngoại quốc đến Trung Hoa được xem là một trong những con đường để du nhập Tây học vào Trung Quốc cận đại Năm 1581, sau lần đến Trung Hoa của Ricci - giáo

sĩ người Italia, một số giáo sĩ khác của Italia như: Longobardi, Aleni, Luo Jacob hay giáo sĩ Schall của Đức, Ferdinand Verbiest của Bỉ liên tục đến Trung Quốc vào các năm 1607, 1612, 1624, 1622 và năm 1659 [125 tr 346] Cuối thời Minh đầu thời nhà Thanh, việc truyền bá khoa học tự nhiên của phương Tây xét về quy mô và mức độ là tương đối khả quan, thời gian cũng tương đối dài, và thành quả được biểu hiện rõ nhất là trong lĩnh vực số học và thiên văn học Dưới ảnh hưởng tác động của Tây học, có một số học giả như

Lý Chi Tảo, Từ Quang Khải đã đưa ra một loạt các chủ trương như học tập kỹ thuật phương Tây, mua và chế tạo hỏa khí của Tây Dương, bắt đầu xuất hiện kiến nghị Dương vụ Đây chính là bước chuẩn bị đầu tiên về tâm lý và tri thức

để 200 năm sau xuất hiện một phong trào Tây học thực sự Đó là phong trào

Dương vụ với khẩu hiệu: học tập phương Tây để chống lại sự nô dịch của

Trang 37

phương Tây Đa ̣i diê ̣n của phái Dương vụ là mô ̣ t số quan la ̣i trong triều , có tư

tưởng tiến bô ̣ muốn ho ̣c tâ ̣p phương Tây , tiêu biểu là Tăng Quốc Phiên , Lý Hồng Chương và Tả Tông Đường Chủ trương chính của phong trào Dương vụ

là ―học tập người Tây để chống lại người Tây‖ (Sư Di trường kỹ dĩ chế Di) Đó cũng là tư tưởng cốt lõi trong bộ Hải quốc đồ chí của Ngụy Nguyên, ông chỉ ra rằng: ―giỏi học thiên hạ thì có thể chế ngự được thiên hạ , không gio ̉i học thiên hạ thì sẽ bị ngoại bang ức hiế p‖ [82, tr 252]

Đối diện với sức mạnh của các thế lực đại dương, trước những thất ba ̣i

thảm hại của triều đình Mãn Thanh và các phong trào khởi nghĩa , ngườ i Trung Quốc , mà đại diện là phái Dương vụ đã bừng tỉnh ra rằng : Muốn tư ̣ cường, muốn thoát khỏi thân phận nô di ̣ch , muốn theo ki ̣p thiên hạ , Trung Quốc phải đi theo còn đường khác , không thể tiếp tục theo lộ trình cũ được nữa Học tập phương Tây , tức là tiếp thu sức ma ̣nh của các thế lực đại dương

đươ ̣c xem như là mô ̣t biê ̣n pháp để đa ̣t được những mục đích đó ; đây là sự lựa

chọn thức thời, cũng là tư tưởng cải cách mà phái Dương vụ theo đổi Từ chỗ chỉ đơn thuần nhìn thấy sức mạnh của các thế lực đại dương qua viê ̣c sử dụng

vũ khí , tàu thuyền , phái Duơng vụ đã khẳng định giá trị đích thực của khoa học kỹ thuật phương Tây , đồng thời thừa nhâ ̣n sự kém cỏi của người Trung Quốc Học tập phương Tây lúc này chính là yêu cầu của thời đại đối với dân

tô ̣c Trung Quốc

Năm 1862, Tăng Quốc Phiên - đa ̣i diê ̣n tiêu biểu của phái Dương vụ cho rằng: Muốn tìm kiếm con đường tự cường , viê ̣c cấp thiết phải làm là sửa sang chính sự , chiêu tâ ̣p hiền tài để ho ̣c cách làm súng đạn , chế ta ̣o tàu thuyền; điều cốt yếu nhất của tự cường là luyê ̣n quân , muốn luyê ̣n quân trước hết phải có vũ khí Trung Quốc bi ̣ phương Tây ức hiếp , nô di ̣ch là do không

có súng đạn , tàu thuyền tối tân chống cự , do kém cỏi hơn về kiến thức và kỹ năng quân sự Bởi vâ ̣y , mua sắm , chế ta ̣o tàu thuyền , súng đạn và đào tạo người biết sử dụng vũ khí , phương tiê ̣n thông tin tân tiến là yêu cầu cấp bách

Trang 38

hàng đầu Phái Dương vụ đã tiến hành nhiều nô ̣i dung cải cách , nổi bâ ̣t nhất là những cải cách trong lĩnh vực quân sự và giáo dục

Về quân sự, với mục tiêu câ ̣n đa ̣i hóa công nghiê ̣p quân sự và đào ta ̣o

hải quân theo phương thức mới , cuối năm 1861, Tăng Quốc P hiên đã cho thành lập xưởng quân giới tại An Khánh , chế ta ̣o tàu thuyền và đa ̣n pháo theo kiểu phương Tây Đó chính là điểm khởi đầu trong tiến trình xây dựng nền công nghiê ̣p quốc phòng của phái Dương vụ , cũng là xưởng quân giới hiê ̣n

đa ̣i đầu tiên của Trung Quốc Năm 1864, sau khi chuyển xưởng quân giới An Khánh về Nam Kinh , Tăng Quốc Phiên và Lý Hồng Chương tiếp tục cho xây dựng các xưởng quân giới khác ta ̣i Thượng Hải và Tô Châu

Để đạt tới mục tiêu cận đại hóa quân sự, đặc biệt là hải quân, cần phải

có đội ngũ đông đảo những người chỉ huy quân sự và sử dụng thành thạo kỹ thuật quân sự cận đại Vì thế, nhà Thanh đã cho xây dựng các trường quân sự hướng đến tiêu chí ―hiểu sở trường của địch để tiêu diệt địch‖ Theo cách hiểu của phái Dương vụ, không hiểu biết điểm mạnh của địch thì không thể tiêu diệt địch, phải dùng kế của kẻ thù đánh bại kẻ thù, nếu chỉ đơn thuần dựa vào chí khí là mưu kế thì còn xoàng xĩnh Trong thời kỳ Dương vụ, nhiều trường quân sự đã được thành lập như: Trường đào tạo pháo binh (1874), Trường Thủy quân Bắc Dương Thiên Tân (1885), Trường Ngư lôi Quảng Châu (1886), Trường Thủy quân Nam Dương (1890), Trường Ngư lôi Lữ Thuận (1890), Trường Lục quân Giang Nam (1896), v.v… Việc thành lập nhiều trường hải quân như vậy, một mặt khẳng định rõ triều đình Mãn Thanh rất chú ý đến việc hiện đại hóa lực lượng hải quân, mặt khác cho thấy, trong giới cầm quyền của triều đình phong kiến Trung Quốc lúc bấy giờ đã nhận thức được vai trò đặc biệt quan trọng của biển đối với an ninh quốc gia trước sự đe

dọa bức bách của các thế lực đại dương Tuy nhiên, do còn nghi ngờ và tiếp thu không có tính hệ thống sức mạnh quân sự của các thế lực đại dương nên

kết quả của việc học tập phương Tây về mặt khoa học quân sự của Trung

Trang 39

Quốc thời cận đại đã không thành công Điều đó được đánh dấu bằng thất bại thảm hại của Trung Quốc trong cuô ̣c chiến Giáp Ngọ trên biển (1894-1895) với Nhâ ̣t Bản [132, tr 35]

Về giáo dục : Thời kỳ diễn ra phong trào Dương vụ, Tây học được du

nhập chủ yếu dựa vào mấy con đường sau: trước tiên, vào thế kỷ XIX, giáo sĩ truyền giáo là bộ phận sớm nhất tiếp xúc, truyền bá văn hóa phương Tây vào Trung Quốc Tháng 12 năm 1834, các giáo sĩ Anh, Mỹ và bộ phận thương nhân ở Trung Hoa lập ra ―Trung Quốc ích tri học hội‖; năm 1843, Medhurst - giáo sĩ người Anh đã lập ra cái gọi là ―Mặc hải thư quán‖, lấy việc biên dịch

in ấn ―thánh kinh‖, các sách truyền giáo và sách về khoa học tự nhiên làm mục đích Mở trường là hoạt động chủ yếu của giáo hội nước ngoài Từ năm 1840-1860, trường học Ki tô có 50 trường, số học sinh là 1000 người; khoảng năm 1875, tổng số trường học Ki tô là 800 trường với số học sinh là 2 vạn người Những trường học này chủ yếu được xây dựng ở thành phố duyên hải đông nam Trung Quốc [125, tr 348]

Các giáo sĩ truyền giáo với vai trò trung gian đã giới thiệu khoa học tự nhiên và du nhập Tây học vào Trung Quốc, mạnh mẽ nhất là sau Chiến tranh nha phiến Do xã hội Trung Quốc chưa có sự chuẩn bị cần thiết, lại thêm sự chống đối quyết liệt của phái bảo thủ và bị ép buộc phải mở cửa thông thương nên bộ phận giáo sĩ đã tiến lên một vị trí cao hơn trong trào lưu cải cách

Đến Trung Quốc, do phải đối diện với một quốc gia có truyền thống văn hóa lâu đời, các giáo sĩ chỉ còn cách lợi dụng, tuyên truyền những thành tựu khoa học của phương Tây, tạo dựng được tình cảm tốt và sự tín nhiệm của nhân sĩ tiên tiến Trung Quốc lúc bấy giờ Do đó, giáo sĩ nước ngoài đã phát triển thế lực của mình rất mạnh, đồng thời với việc truyền giáo, họ đã truyền

bá Tây học, khoa học kỹ thuật tự nhiên tạo nên điểm đột phá nối liền văn hóa Trung - Tây

Trang 40

Tóm lại, thời kỳ phong trào Dương vụ, phái Dương vụ và những phần

tử trí thức tiên tiến đã tạo nên những phản ứng tích cực đối với văn hóa tư bản chủ nghĩa, khiến cho Tây học có khả năng phát triển ổn định ―Trung học

vi thể, Tây học vi dụng‖ là hệ thống tư tưởng cơ bản của phái Dương vụ, cũng

là tư tưởng dẫn đường của phong trào này Lý luận về ―Trung thể Tây dụng‖

là sản phẩm của xã hội và thời đại Sau cuộc Chiến tranh nha phiến, xung đột văn hóa Trung - Tây xuất hiện, nhu cầu của văn hóa phương Tây đã thức tỉnh người Trung Quốc và yêu c ầu họ phải biểu hiện thái độ của mình, do đó tư tưởng ―Trung thể Tây dụng‖ đã manh nha xuất hiện Bắt đầu từ Ngụy Nguyên với chủ trương ―sư di trường kỹ‖ (师 夷 长 技) [125, tr 351], rồi đến Trương Chi Động trong cuốn ―Khuyến học biên‖ nêu lên một cách cụ thể: ―cựu học vi thể, tân học vi dụng‖ (旧 学 为 体, 新 学 为 用), hình thành nên một lý luận văn hóa lấy cái mới để bảo vệ cái cũ Nó trở thành nguyên tắc cơ bản để giải quyết văn hóa Trung - Tây; đồng thời nó là quy định của Trung - Tây học, là thước đo của tự cường cầu phú, có vai trò duy trì và bảo vệ địa vị thống trị của giai cấp phong kiến

Bản chất của ―Trung thể Tây dụng‖ là sự kết hợp của hai loại tư tưởng chủ nghĩa phong kiến và chủ nghĩa tư bản Nếu chúng ta sử dụng quan điểm động thái học, đem nó đặt vào trong tiến độ biến đổi của xã hội Trung Quốc cận đại mà khảo sát thì sẽ phát hiện được quá trình phát triển của nó từ tích cực, tiến bộ đến tiêu cực, phản động

―Trung thể Tây dụng‖ trong giai đoạn đầu của quá trình tiếp xúc văn hóa Trung - Tây là con đường chủ yếu để Trung Quốc cách tân văn hóa của mình, thúc đẩy văn hóa, giáo dục Trung Quốc tiến đến cận đại hóa một cách mạnh mẽ hơn Nhưng trong điều kiện xã hội lúc bấy giờ, nó đã tạo nên ảnh hưởng tiêu cực đến phương châm chỉ đạo của phong trào Dương vụ Đầu tiên, phái Dương vụ áp dụng tinh thần chủ nghĩa công lợi, đem Trung học và Tây học hai thể hệ khác nhau pha trộn với nhau là không phù hợp với quy luật

Ngày đăng: 31/03/2015, 14:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Alvin Toffler (1996), Đợt sóng thứ ba, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đợt sóng thứ ba
Tác giả: Alvin Toffler
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1996
2. Nguyễn Am - Kim Ngọc (1992), Việc chế tạo binh khí ở nước ta nửa cuối thế kỷ XIX, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việc chế tạo binh khí ở nước ta nửa cuối thế kỷ XIX", Tạp chí "Lịch sử quân sự
Tác giả: Nguyễn Am - Kim Ngọc
Năm: 1992
3. Brinton, Christopher, Wolff (1998), Văn minh phương Tây, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn minh phương Tây
Tác giả: Brinton, Christopher, Wolff
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 1998
4. Brocheux. P, Hémery. D (1995), Đông Dương nền thực dân nước đôi (1858-1954), Nxb La Découverte, Paris. Bản dịch của Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Chí Chỉ, Phạm Văn Trọng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đông Dương nền thực dân nước đôi (1858-1954)
Tác giả: Brocheux. P, Hémery. D
Nhà XB: Nxb La Découverte
Năm: 1995
5. Nguyễn Văn Bắc (2012), Kế sách tiễu trừ giặc biển trong tư tưởng cải cách Nguyễn Trường Tộ, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế sách tiễu trừ giặc biển trong tư tưởng cải cách Nguyễn Trường Tộ", Tạp chí "Lịch sử quân sự
Tác giả: Nguyễn Văn Bắc
Năm: 2012
6. Nguyễn Văn Bắc (2012), Tìm hiểu về sự truyền bá Tây học ở Trung Quốc trước và sau thập niên 60 của thế kỷ XIX, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu về sự truyền bá Tây học ở Trung Quốc trước và sau thập niên 60 của thế kỷ XIX
Tác giả: Nguyễn Văn Bắc
Năm: 2012
7. Nguyễn Văn Bắc (2013), Tàu ngư lôi trong chiến tranh Trung Nhật 1895-1895, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tàu ngư lôi trong chiến tranh Trung Nhật 1895-1895", Tạp chí "Lịch sử quân sự
Tác giả: Nguyễn Văn Bắc
Năm: 2013
8. Phan Trọng Báu (2006), Giáo dục Việt Nam thời cận đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục Việt Nam thời cận đại
Tác giả: Phan Trọng Báu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
9. Ngô Xuân Bình (1997), Quan hệ của Nhật Bản với châu Âu thời kỳ trước kỷ nguyên Minh Trị: Đóng cửa nhưng không cài then, Tạp chí Nguyên cứu Nhật Bản, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ của Nhật Bản với châu Âu thời kỳ trước kỷ nguyên Minh Trị: Đóng cửa nhưng không cài then", Tạp chí "Nguyên cứu Nhật Bản
Tác giả: Ngô Xuân Bình
Năm: 1997
10. C.Mác & F. Ăngghen (1970), Tuyển tập, Tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập
Tác giả: C.Mác & F. Ăngghen
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1970
11. C. Mác & F. Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C. Mác & F. Ăngghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
12. Caillaud (1880), Lịch sử can thiệp của người Pháp ở Bắc Kỳ từ 1872-1874, Nxb Challamel, Paris. Tư liệu Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Số KH: 0648 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử can thiệp của người Pháp ở Bắc Kỳ từ 1872-1874
Nhà XB: Nxb Challamel
13. Trương Bá Cần (1992), Nguyễn Trường Tộ - con người và di thảo, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trường Tộ - con người và di thảo
Tác giả: Trương Bá Cần
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1992
14. Lê Tiến Công (2007) Biển trong cái nhìn của các vua triều Nguyễn, Tạp chí Xưa & Nay, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biển trong cái nhìn của các vua triều Nguyễn", Tạp chí "Xưa & Nay
15. Phan Trần Chúc (1953), Bùi Viện với chính phủ Mỹ, Chính Ký xuất bản Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Viện với chính phủ Mỹ
Tác giả: Phan Trần Chúc
Năm: 1953
16. Phan Trần Chúc (2000), Bùi Viện với cuộc duy tân của triều Tự Đức, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bùi Viện với cuộc duy tân của triều Tự Đức
Tác giả: Phan Trần Chúc
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2000
17. Nguyễn Mạnh Dũng (2012), Âm mưu can thiệp quân sự của Pháp vào Việt Nam giữa thế kỷ XIX, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Âm mưu can thiệp quân sự của Pháp vào Việt Nam giữa thế kỷ XIX", Tạp chí "Lịch sử quân sự
Tác giả: Nguyễn Mạnh Dũng
Năm: 2012
18. Hoàng Thanh Đạm (2001), Nguyễn Trường Tộ - Thời thế và tư duy canh tân, Nxb Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trường Tộ - Thời thế và tư duy canh tân
Tác giả: Hoàng Thanh Đạm
Nhà XB: Nxb Văn nghệ
Năm: 2001
19. Đào Duy Đạt (2002), Những con đường du nhập Tây học ở Trung Quốc trong phong trào Dương vụ (1861-1894), Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những con đường du nhập Tây học ở Trung Quốc trong phong trào Dương vụ (1861-1894)", Tạp chí "Nghiên cứu Trung Quốc
Tác giả: Đào Duy Đạt
Năm: 2002
20. Đặng Huy Trứ - Con người và tác phẩm, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặng Huy Trứ - Con người và tác phẩm
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w