Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc Việt Nam, các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc ở công ty Cổ phần May 10.doc (Trang 37)

Bằng chất lượng và bằng việc thực hiện trọn vẹn các cam kết về chất lượng, dịch vụ và uy tín với khách hàng, May 10 đã và đang chinh phục được các tên tuổi lớn trong thị trường xuất khẩu và đã có tên trên “bản đồ may mặc” thế giới. Đến nay, với bề dày truyền thống, May 10 đã được xếp vào “Top 10” thương hiệu nổi tiếng của ngành dệt may Việt Nam. Công ty luôn đạt tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh ở mức cao so với nhiều doanh nghiệp khác trong nước. Từ năm 1992 đến nay, công ty luôn đạt tốc độ tăng trưởng từ 20-30%/ năm.

Bảng 1.7: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty

thu 2 Tổng chi phí Tỷ đồng 480,494 604,838 687,697 3 Tổng lợi nhuận Tỷ đồng 17,12 18,75 17,5 4 Lao động Người 7,480 7,800 7,700 5 Thu nhập bình quân Triệu đ/LĐ 1,520 1,601 1,979

Nguồn: Phòng kế hoạch- CTCP May 10

Qua bảng 1.7 ta thấy lợi nhuận của công ty tương đối cao, góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên ta thấy lợi nhuận của năm 2009 có giảm đôi chút so với năm trước đó. Điều này có thể lý giải do giá yếu tố nguyên vật liệu đầu vào tăng làm cho tổng chi phí tăng. Thêm nữa do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới, làm cho nhu cầu tiêu dùng hàng nhập khẩu của các nước có giảm, cộng thêm sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các nước đang phát triển có cùng một mặt hàng xuất khẩu.

Thu nhập bình quân của người lao động tăng lên đều đặn. Việc này là phù hợp với mức giá cả tiêu dùng leo thang như hiện nay nhằm đảm bảo cuộc sống của người lao động không ngừng được cải thiện, phát huy tinh thần nỗ lực làm việc của người lao động.

Từ thực tế phát triển của công ty và từ bối cảnh trong nước và quốc tế, công ty đã đưa ra định hướng đến năm 2020 như sau:

Về kinh tế:

Doanh thu bình quân hàng năm tăng 20% trở lên Lợi nhuận bình quân hàng năm tăng 10-15% Thu nhập bình quân/người/tháng tăng từ 10-12% Về xã hội:

Tạo thêm 5000-10000 chỗ làm việc mới ở các địa phương

(trong đó có May 10)

1.3.1 Một số rào cản kỹ thuật chung đối với hàng may mặc

Ngày nay, xu hướng tự do hóa thương mại ngày càng phát triển, một tất yếu khách quan là khi các nước ngày càng giảm sử dụng các hàng rào thuế quan trong quan hệ thương mại quốc tế thì các hàng rào phi thuế ngày càng được gia tăng áp dụng để bảo hộ nền sản xuất trong nước. Trong các hàng rào phi thuế quan, hệ thống hàng rào kỹ thuật được xem là một trong những nhóm biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn hàng xuất khẩu. Nhìn chung, hầu hết các thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn của ta đều áp dụng những biện pháp như sau:

- Các biện pháp bảo vệ sự an toàn và sức khỏe của con người: Bao gồm những tiêu chuẩn được đặt ra để bảo vệ an toàn và sức khoẻ của cá nhân như các tiêu chuẩn về thiết bị điện, hoặc các quy định về sử dụng các vật liệu chậm cháy, các quy định về chất lượng sản phẩm (ví dụ các yêu cầu không sử dụng các nguyên liệu gây nguy hiểm để sản xuất sản phẩm, ghi nhãn chính xác về hàm lượng, trọng lượng và con số đo lường chính xác v.v...). - Các biện pháp bảo vệ sự sống, sức khỏe của động vật và thực vật, các biện pháp để bảo vệ các loài sinh vật nguy hiểm, hoặc để bảo vệ các loài cây quý hiếm. Đặc biệt, ở một số nước phát triển, việc buôn bán các sản phẩm từ một số động vật cũng có những quy định cụ thể, như việc sử dụng da của một số loài động vật quý hiếm để sản xuất ra các loại áo choàng, túi xách…

- Các biện pháp bảo vệ môi trường: Bao gồm, việc sử dụng các loại thuốc nhuộm, hóa chất trong may mặc và công nghệ xử lý rác thải và nước thải công nghiệp. Các nước công nghiệp tiên tiến cũng ngày càng quan tâm đến các vấn đề về môi trường, liên quan đến phế thải và yêu cầu cần tái chế, điều này dẫn đến việc tăng chi phí của các nhà sản xuất. - Các qui định để bảo vệ công chúng, người tiêu dùng hoặc để cung cấp dữ liệu phục vụ

về chất lượng của sản phẩm khi đưa ra thị trường.

- Các biện pháp bảo vệ an ninh quốc phòng Dưới đây, em xin được trình bày cụ thể những rào cản kĩ thuật đã được 3 thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất của ta áp dụng bao gồm: EU, Hoa Kì và Nhật Bản.

1.3.2 Một số rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc nhập khẩu vào EU

EU là một trong những thị trường có các rào cản đối với hàng may mặc chặt chẽ nhất. Các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển phải tuân thủ với luật của EU khi xuất khẩu vào thị trường này. Vì vậy, tham vấn luật pháp là cần thiết cho bất kì nhà sản xuất hoặc xuất khẩu nào muốn xuất hàng vào thị trường EU.

Hiện nay luật sản phẩm của EU liên quan đến hàng may mặc chủ yếu liên quan đến vấn đề môi trường, sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng.

1.3.2.1Quy định về đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người tiêu dùng

Hiện nay, EU cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng các chất nghi là có hại cho sức khỏe con người trên sản phẩm may mặc. Cụ thể:

- Thông tư 2001/95/EC về an toàn sản phẩm: thông tư này áp dụng cho tất cả các sản phẩm trên thị trường EU, cấm đưa ra các sản phẩm gây rủi ro cho sức khỏe nguời tiêu dùng, do các chất nguy hại hoặc do cấu trúc không an toàn gây ra. Đối với sản phẩm dệt may, có 2 tiêu chuẩn về tính an toàn sản phẩm bao gồm:

Tiêu chuẩn EN 14682: 2004 về dây luồn trên quần áo trẻ em, áp dụng cho tất cả quần áo trẻ em dưới 14 tuổi. Tiêu chuẩn đặt ra yêu cầu: cấm sử dụng dây luồn ở vùng đầu và cổ của áo cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 7 tuổi; hạn chế sử dụng dây luồn ở vùng đầu và cổ cho trẻ em từ 7-14 tuổi (dây luồn có chức năng trang trí không được dài quá 75mm và cấm sử dụng dây nhựa). Mục đích của tiêu chuẩn nhằm giảm rủi ro tai nạn do dây luồn trên quần áo trẻ em gây ra (nghẹt cổ, một số vụ việc gây chết người đã xảy ra tại sân chơi).

Tiêu chuẩn EN 14878: 2007 về phản ứng cháy của quần áo ngủ trẻ em. Tiêu chuẩn đưa ra các yêu cầu thử nghiệm để phân loại khả năng cháy của quần áo ngủ trẻ em.

Loại Ứng dụng Các thông số được đo

Yêu cầu tối thiểu A Quần áo ngủ trẻ em

(không phải pyjama)

Tia sáng lóe trên bề mặt

Thời gian lóe sáng

Không có tia sáng lóe trên bề mặt Sợi chỉ đánh dấu thứ ba không cháy trong thời gian chưa đến 15 giây

B Pyjama trẻ em Tia sáng lóe trên bề mặt

Thời gian tia sáng lan truyền

Không có tia sáng lóe trên bề mặt Sợi chỉ đánh dấu thứ ba không cháy trong thời gian chưa đến 10 giây

C Quần áo ngủ của trẻ nhũ nhi

Không phải thử Không phải thử

Nguồn: Viện dệt may Việt Nam

- Thông tư 94/62/EC về bao bì và phế liệu bao bì: yêu cầu giảm thiểu phế liệu bao bì hoặc ưu ái các vật liệu bao bì từ nguyên liệu tái chế (xem phụ lục I).

- Thông tư 2002/61/EEC về thuốc nhuộm azo trong các sản phẩm dệt và da: EU cấm lưu thông các sản phẩm có chứa thuốc nhuộm azo nghi gây ung thư. Thuốc nhuộm azo thường được sử dụng để nhuộm các sản phẩm dệt và da (quần áo, sản phẩm dùng trên giường, khăn lông, tóc giả, mũ, túi ngủ, găng tay, dây đeo, túi xách, sợi và vải…), thuốc nhuộm azo có thể giải phóng một hoặc nhiều amin có thể gây ung thư (xem phụ lụcII).

- Thông tư 91/338/EC về Cadimi trong một số sản phẩm: các hợp chất Cadimi là các chất gây ung thư. Cadimi có thể có mặt trong một số thuốc nhuộm hàng dệt và da, và các hợp chất của Cadimi được sử dụng trong chất tráng PVC cho quần áo, túi và các mặt hàng quảng cáo. EU cấm sản xuất và bán các sản phẩm có sơn có chứa một lượng Cadimi cao hơn 0,01% theo khối lượng.

- Thông tư 2004/96/EC (sửa đổi từ thông tư 94/27/EC) đưa ra yêu cầu về Nikel trong các vật liệu xỏ lỗ, đồ trang sức và phụ kiện hàng may mặc. Do rất nhiều người bị dị ứng với Nikel, nên EU đã đưa ra quy định về hàm lượng Nikel trong các sản phẩm kim loại có

xúc trực tiếp với da không được lớn hơn 0,5 microgam/cm/tuần.

- Thông tư 83/264/EC và 2003/11/EC về các chất làm chậm cháy trong sản phẩm dệt: theo đó, EU cấm sử dụng các chất làm chậm cháy (TRIS, TEPA, PBB- các chất này gây ung thư và làm biến đổi gen, độc với sinh sản, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và hệ miễn dịch của con người) trong các mặt hàng có tiếp xúc với da người như quần áo, quần áo lót, khăn trải giường…; đồng thời cấm đưa ra bán các mặt hàng nếu các mặt hàng này hoặc bộ phận của chúng có chứa chất làm chậm cháy brom hóa (penta BDE, octa PDE- là chất tích lũy sinh học, gây ảnh hưởng đến môi trường và được tìm thấy trong sữa mẹ với hàm lượng tăng dần) với nồng độ vượt quá 0,1% theo khối lượng.

- Thông tư 2003/53/EC về Nonyl phenol và ethoxylat ( là các chất bền vững và tích lũy sinh học, nghi là có ảnh hưởng lên nội tiết): thông tư cấm bán các sản phẩm mà trong thành phần của nó có chứa các chất này với nồng độ vượt quá 0,1% theo khối lượng.

- Quy chuẩn EC 850/2004 về các chất hữu cơ bền vững gây ô nhiễm (POP): các chất hữu cơ bền vững gây ô nhiễm là các chất bền vững trong môi trường, tích lũy sinh học thông qua chuỗi thức ăn và có rủi ro gây ra tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường. Quy chuẩn này cấm sản xuất, bán và sử dụng các chất hữu cơ bền vững gây ô nhiễm ở EU.

- Thông tư 2006/122/EC về các chất Perluorooctane Sulphonat (PFOS). PFOS thường được sử dụng để tạo ra các chất chống bám dầu, mỡ và chống thấm nước. Nghiên cứu gần đây cho thấy PFOS bền vững, tích lũy sinh học và độc với động vật có vú. PFOS tiềm năng lan rộng đi rất xa và ảnh hưởng xấu đến môi trường. EU cấm việc bán các sản phẩm trong thành phần có chứa PFOS vượt quá 0,1% theo khối lượng.

- Thông tư 91/173/EC về Pentaclophenol (PCP). PCP là chất được sử dụng để tránh sự phát triển của nấm mốc và thối rữa do vi khuẩn gây ra. PCP có độ độc cao cho hệ thủy sinh, nguy hiểm cho sức khỏe con người và bền vững trong môi trường. EU cấm sử dụng PCP trong các sản phẩm quần áo hoặc phụ kiện.

Hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ban hành. ISO 9000 đưa ra các chuẩn mực cho một hệ thống chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. ISO 9000 hướng dẫn các tổ chức cũng như các doanh nghiệp xây dựng một mô hình quản lý thích hợp và văn bản hóa các yếu tố của hệ thống chất lượng theo mô hình đã chọn. Nó bao gồm 20 yêu cầu chia thành 4 nhóm chủ yếu:

ISO 9001: mô hình đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất, thiết kế, lắp đặt và dịch vụ.

ISO 9002: mô hình đảm bảo chất lượng trong quá trình sản xuất, lắp đặt và dịch vụ sau bán hàng.

ISO 9003: mô hình đảm bảo chất lượng trong quá trình kiểm tra cuối cùng và thử nghiệm.

ISO 9004: Những hướng dẫn cho thiết kế và thực thi các hệ thống chất lượng. Mục đích cuối cùng của ISO 9000 là cải thiện chất lượng các sản phẩm và dịch vụ. Tuy ISO 9000 không phải là một tiêu chuẩn bắt buộc, nhưng nhìn chung những hàng hóa được sản xuất bởi nhà sản xuất có chứng chỉ ISO 9000 sẽ được khách hàng đánh giá cao hơn.

1.3.2.3 Quy định đối với tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000

Hệ thống tiêu chuẩn SA 8000 được xây dựng dựa trên Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, Công ước của tổ chức Lao động quốc tế và tuyên bố toàn cầu về nhân quyền. Mục đích của SA 8000 là cải thiện điều kiện sống và làm việc cho người lao động. Tiêu chuẩn đưa ra những quy định về việc sử dụng lao động trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. SA8000 bao gồm các lĩnh vực sau của trách nhiệm giải trình:

- Lao động trẻ em: Bao gồm các vấn đề liên quan đến lao động của trẻ em dưới 14 (hoặc 15 tuổi tùy theo từng quốc gia) và trẻ vị thành niên 14(15)-18.

động để trả nợ cho người khác v.v

- An toàn và sức khỏe tại nơi làm việc: Các quy định về vận hành, sử dụng máy móc thiết bị, các điều kiện về môi trường như độ chiếu sáng, độ ồn, độ ô nhiễm không khí, nước và đất, nhiệt độ nơi làm việc hay độ thông thoáng không khí, các theo dõi-chăm sóc y tế thường kỳ và định kỳ (đặc biệt các chế độ cho lao động nữ), các trang thiết bị bảo hộ lao động mà người lao động cần phải được có để sử dụng tùy theo nơi làm việc, các phương tiện thiết bị phòng cháy-chữa cháy cũng như hướng dẫn, thời hạn sử dụng, các vấn đề về phương án di tản và thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ.

- Quyền tham gia các hiệp hội: Công đoàn, nghiệp đoàn

- Phân biệt đối xử: Các vấn đề về phân biệt đối xử theo các tiêu chuẩn tôn giáo- tín ngưỡng, dân tộc thiểu số, người nước ngoài, tuổi tác, giới tính. Tiêu chuẩn SA8000 không cho phép có sự phân biệt đối xử.

- Kỷ luật lao động: Các vấn đề liên quan đến các hình thức kỷ luật được phép và không được phép (đánh đập, roi vọt, xỉ nhục, đuổi việc, hạ bậc lương, quấy rối tình dục v.v)

- Thời gian làm việc: Nói chung được đưa ra tương thích với các tiêu chuẩn trong bộ Luật lao động của từng quốc gia cũng như các tiêu chuẩn của ILO về thời gian làm việc thông thường, lao động thêm giờ, các ưu đãi về thời gian làm việc đối với lao động nữ (trong hay ngoài thời kỳ thai sản và nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi).

- Lương và các phúc lợi xã hội khác (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế v.v)

- Quản lý doanh nghiệp: Các vấn đề về quản lý của giới chủ, bao gồm các vấn đề liên quan đến quyền được khiếu nại của người lao động và nghĩa vụ phải trả lời hay giải đáp khiếu nại của chủ.

cư trong khu vực.

1.3.2.4 Các quy định về bảo vệ môi trường

- Quy chuẩn về đăng kí, đánh giá và cấp phép hóa chất (REACH- Registration,

Evaluation, Authorization, Restriction of Chemical substances). Để cải thiện việc bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, Ủy ban châu Âu đã soạn thảo và ban hành REACH- một hệ thống quản lý hóa chất mới thay thế cho 40 luật về hóa chất ở EU. Đây là luật nghiêm ngặt nhất về hóa chất trên thế giới cho đến nay. REACH có hiệu lực từ ngày 1/6/2007. Đưa ra danh mục khoảng 900 chất được xếp loại theo mức độ độc hại và đề ra tỷ lệ cho phép tối đa trong sản phẩm.Trong danh mục đó, có khoảng 200 loại có liên quan đến ngành dệt may, da giày. REACH yêu cầu phải đăng kí các chất trong mặt hàng khi:

• Chất giải phóng ra khỏi mặt hàng một cách có chủ định trong điều kiện sử dụng

Một phần của tài liệu Rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc Việt Nam, các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc ở công ty Cổ phần May 10.doc (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w