Ngày nay, xu hướng tự do hóa thương mại ngày càng phát triển, một tất yếu khách quan là khi các nước ngày càng giảm sử dụng các hàng rào thuế quan trong quan hệ thương mại quốc tế thì các hàng rào phi thuế ngày càng được gia tăng áp dụng để bảo hộ nền sản xuất trong nước. Trong các hàng rào phi thuế quan, hệ thống hàng rào kỹ thuật được xem là một trong những nhóm biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn hàng xuất khẩu. Nhìn chung, hầu hết các thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn của ta đều áp dụng những biện pháp như sau:
- Các biện pháp bảo vệ sự an toàn và sức khỏe của con người: Bao gồm những tiêu chuẩn được đặt ra để bảo vệ an toàn và sức khoẻ của cá nhân như các tiêu chuẩn về thiết bị điện, hoặc các quy định về sử dụng các vật liệu chậm cháy, các quy định về chất lượng sản phẩm (ví dụ các yêu cầu không sử dụng các nguyên liệu gây nguy hiểm để sản xuất sản phẩm, ghi nhãn chính xác về hàm lượng, trọng lượng và con số đo lường chính xác v.v...). - Các biện pháp bảo vệ sự sống, sức khỏe của động vật và thực vật, các biện pháp để bảo vệ các loài sinh vật nguy hiểm, hoặc để bảo vệ các loài cây quý hiếm. Đặc biệt, ở một số nước phát triển, việc buôn bán các sản phẩm từ một số động vật cũng có những quy định cụ thể, như việc sử dụng da của một số loài động vật quý hiếm để sản xuất ra các loại áo choàng, túi xách…
- Các biện pháp bảo vệ môi trường: Bao gồm, việc sử dụng các loại thuốc nhuộm, hóa chất trong may mặc và công nghệ xử lý rác thải và nước thải công nghiệp. Các nước công nghiệp tiên tiến cũng ngày càng quan tâm đến các vấn đề về môi trường, liên quan đến phế thải và yêu cầu cần tái chế, điều này dẫn đến việc tăng chi phí của các nhà sản xuất. - Các qui định để bảo vệ công chúng, người tiêu dùng hoặc để cung cấp dữ liệu phục vụ
về chất lượng của sản phẩm khi đưa ra thị trường.
- Các biện pháp bảo vệ an ninh quốc phòng Dưới đây, em xin được trình bày cụ thể những rào cản kĩ thuật đã được 3 thị trường nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất của ta áp dụng bao gồm: EU, Hoa Kì và Nhật Bản.