- Tăng cường năng lực hoạt động của văn phòng hỏi đáp và hệ thống các cơ quan quản lý chất lượng liên quan ở các bộ ngành để có năng lực trao đổi thông tin, yêu cầu hợp lý của các thành viên và các cơ quan liên quan trong tổ chức WTO.
- Thiết lập một cơ chế theo dõi và phổ biến thông tin có liên quan và đẩy mạnh trao đổi và hợp tác quốc tế.
Thiếu thông tin là một yếu tố chính gây ra khó khăn cho hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Cần thiết lập một cơ chế để theo dõi và phổ biến thông tin về các tiêu chuẩn và các yêu cầu về môi trường của nước ngoài cho các nhà xuất khẩu Việt Nam.
Trung tâm thông tin thuộc Tổng cục tiêu chuẩn hoặc các cơ quan chức năng liên quan khác nên theo dõi chặt chẽ phát triển mới về các tiêu chuẩn và yêu cầu cho các sản phẩm và cung cấp các thông tin kịp thời thông qua Internet hoặc các kênh nội bộ khác.
- Cục xúc tiến thương mại, phòng thương mại phải thường xuyên tổ chức các cuộc hội chợ, triển lãm, giới thiệu các thương hiệu dệt may Việt Nam đến thị trường các nước, đồng thời cung cấp trao đổi kinh nghiệm giữa nhà sản xuất trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài.
trường
Mặc dù hiểu biết về môi trường của công chúng nói chung đã tăng lên ở Việt Nam nhưng một số bộ phận quản lý và công ty thiếu sự hiểu biết cần thiết và sự thông hiểu về các vấn đề thương mại và môi trường. Sự hiểu biết không đầy đủ của họ về các vấn đề môi trường ngày càng ngặt nghèo ở nước ngoài và sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế đang tăng lên mạnh mẽ đã dẫn đến thua thiệt không cần thiết.
Do vậy, cần tăng hiểu biết của những người liên quan thông qua sự công khai thông tin, đào tạo và hội thảo, học hỏi kinh nghiệm từ nước ngoài và đẩy mạnh trao đổi hợp tác với các cơ quan nước ngoài.
Trong trao đổi quốc tế, Việt Nam nên làm rõ ràng rằng phát triển bền vững là nguyên tắc cơ bản mà Việt Nam theo đuổi. Điều này có thể tăng cường sự hiểu của cộng đồng quốc tế về các cố gắng mà Việt Nam hướng tới. Việt Nam nên tham gia càng nhiều càng tốt vào các cuộc đàm phán quốc tế nhằm vào hài hòa hóa các tiêu chuẩn và các yêu cầu về môi trường; đồng thời nên tích cực tiếp xúc với tổ chức xây dựng tiêu chuẩn nước ngoài để có được thông tin có liên quan và cần thiết và nhận được sự trợ giúp kĩ thuật.
2.2.2.4 Phát triển các yếu tố đầu vào (bao gồm nguyên phụ liệu cung cấp cho ngành may và nguồn nhân lực) may và nguồn nhân lực)
- Phát triển vùng nguyên liệu và những ngành công nghiệp phụ trợ cho dệt may: Hiện nay nguyên phụ liệu của ngành dệt may chủ yếu là nhập khẩu, thị trường nhập khẩu lớn của ta bao gồm Trung Quốc, Đài Loan…Trong khi tỷ lệ nội địa hóa sẽ quyết định xuất xứ của hàng hóa. Vì vậy, nếu ta muốn được hưởng những ưu đãi của các nước phát triển dành cho thì cần phải nâng cao tỷ lệ nội địa hóa hơn nữa. Ví dụ như Nhật Bản, trong đàm phán về Hiệp định Đối tác kinh tế với Việt Nam – EPA (dự kiến kết thúc vào cuối năm nay và có hiệu lực ngay sau đó) đã đưa ra tiêu chí xuất xứ “hai công đoạn”. Xuất xứ “hai công đoạn” có nghĩa là hàng dệt may VN xuất sang Nhật phải được sản xuất từ nguyên phụ liệu trong nước, hoặc của Nhật hoặc của các nước ASEAN. Thực hiện theo EPA, xuất khẩu
được xem là bài toán khó với dệt may Việt Nam khi mà nguyên phụ liệu nhập khẩu chiếm tới 60-70%. Vì vậy, Nhà nước nên có quy hoạch cụ thể, biến những vùng đất nông nghiệp có điều kiện phù hợp với trồng bông, trồng dâu thành những khu chuyên cung cấp nguyên phụ liệu cho ngành dệt may. Bên cạnh đó, phải xây dựng trung tâm thu mua, tránh tình trạng như mía, sắn…người dân trồng rồi không biết bán cho ai, đến khi doanh nghiệp cần mua thì người dân lại không trồng nữa.
- Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực: cần tổ chức các chương trình đào tạo nghề, giải quyết vấn đề thiếu hụt và nâng cao chất lượng nguồn lao động; mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý kinh tế- kỹ thuật và cán bộ pháp chế, cán bộ bán hàng chuyên ngành Dệt may; mở các khóa đào tạo về thiết kế và phân tích vải, kỹ năng quản lý sản xuất; cử cán bộ, học sinh tham gia các khóa đào tạo ở nước ngoài chuyên về quản lý và thiết kế thời trang; xây dựng trường Đại học Dệt may và Thời trang để tạo cơ sở vật chất cho các lớp đào tạo.
2.2.3 Kiến nghị với Hiệp hội dệt may Việt Nam
- Đối với Hiệp hội, cần nâng cao vai trò của Hiệp hội ngành trong việc thu thập, cập nhật và phổ biến thông tin về rào cản kỹ thuật toàn diện tại các thị trường xuất khẩu đích và các thị trường mà ngành hướng tới. Bộ phận này phải được cấp kinh phí để duy trì hoạt động thường xuyên đều đặn. Thông tin về rào cản kỹ thuật cần được phổ biến rộng rãi trong một mục riêng trên website của Vinatex và Viện Dệt May.
- Hiệp hội cần trợ giúp thông tin cho doanh nghiệp về các hóa chất thân thiện với môi trường, hỗ trợ kinh phí để tiến hành nghiên cứu thích ứng công nghệ cho quá trình sản xuất thân thiện với sinh thái và áp dụng sản xuất sạch hơn vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
- Tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong Hiệp hội trao đổi thông tin với nhau cũng như giải quyết các bức xúc của doanh nghiệp khi thâm nhập thị trường quốc tế, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp khi cần thiết.
hành trên thế giới.
- Bên cạnh việc cạnh tranh để cùng tiến bộ, các doanh nghiệp Việt Nam cần hợp tác lẫn nhau, trợ giúp nhau cùng phát triển để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam nói chung ra thị trường thế giới chứ không phải giành giật thị phần của đối phương. Chúng ta cần xác định rõ đối thủ là những nhà xuất khẩu từ các quốc gia khác trên thế giới và các doanh nghiệp trong nước chính là những người bạn đồng hành trong cuộc chiến vươn ra thị trường thế giới.
Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, các nước phát triển luôn thúc ép các nước đang phát triển phải đẩy nhanh quá trình hội nhập, mở cửa thị trường, thực hiện tự do hóa thương mại, cắt giảm thuế quan..Nhưng ngược lại, những nước phát triển lại luôn luôn tìm mọi cách đặt ra các rào cản thương mại nhằm mục đích bảo hộ sản xuất trong nước, làm giảm sức cạnh tranh của những hàng hóa xuất khẩu của những nước nghèo đang phát triển. Việt Nam gia nhập WTO đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam phải tham gia vào “chợ toàn cầu”. Vì vậy, để có thể kinh doanh tốt, các doanh nghiệp cần tìm hiểu kĩ lưỡng đối tác, những rào cản thương mại của họ, từng bước đưa ra những đối sách đúng đắn.
Tuy nhiên, với thực lực của các doanh nghiệp trong ngành dệt may của Việt Nam như hiện nay, trình độ sản xuất vẫn còn yếu kém nên khó có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của thị trường quốc tế, thiếu kĩ năng và kinh ngiệm trong thực hiện các hoạt động thương mại quốc tế, cộng với sự cạnh tranh lẫn nhau giữa các nước đang phát triển…thì để có thể tạo dựng được thị phần tại các thị trường khó tính, không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng của từng doanh nghiệp riêng lẻ như công ty cổ phần May 10, mà còn cần sự tác động tích cực từ phía Hiệp hội dệt may và Nhà nước. Nếu bị vấp phải các loại rào cản thương mại, các doanh nghiệp cần phải tỉnh táo tháo gỡ, kết hợp những biện pháp của chính doanh nghiệp với sự trợ giúp của Nhà nước và Hiệp hội ngành nghề.
Trên đây là toàn bộ những phân tích của em về đề tài:” Những rào cản kỹ thuật đối
với hàng may mặc Việt Nam và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc tại công ty cổ phần May 10”.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC I: QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN BAO BÌ VÀ PHẾ LIỆU BAO BÌ
Yêu cầu Mô tả
Các giới hạn cho kim loại nặng: chì, cadimi,
- Tổng nồng độ tối đa các kim loại nặng trong bao bì không được vượt quá 100ppm theo khối lượng.
+ Các thùng plastic từ thanh thưa và giá đỡ plastic làm từ vật liệu tái chế có dùng thêm vật liệu nội địa tới 20% thì không áp dụng các giới hạn này miễn là các điều kiện khác đã đáp ứng.
+ Bao bì thủy tinh được sản xuất từ vật liệu tái chế Liên quan đến sản
xuất, thành phần, tái sử dụng và thu hồi
- Các yêu cầu như là giảm trọng lượng và thể tích tới mức thấp nhất, phù hợp với tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng hoặc làm phân ủ.
Ghi dấu và nhận biết Bản thân bao bì hoặc trên nhãn phải ghi dấu thích hợp: nhìn rõ, dễ đọc, lâu mờ kể cả khi bao bì được mở.
Các nhà sản xuất đưa thêm các dấu hiệu nhận biết (hệ thống ghi dấu được hài hòa với các thị trường quốc tế khác) ở phàn giữa hoặc ở phía dưới với biểu tượng hình vễ để có thể xác định bao bì là tái sử dụng hoặc thu hồi lại được.
PHỤ LỤC II: DANH SÁCH CÁC AMIN BỊ CẤM
STT Số CAS Chỉ số Số EC Chất 1 92-67-1 612-072-00-6 202-177-1 Biphenyl1-4-ylamin 2 92-87-5 612-042-00-2 202-199-1 Benzidine 3 95-69-2 202-441-6 4-chloro-o-toluidine 4 91-59-8 612-022-00-3 202-080-4 2-napthylamine 5 97-56-3 611-006-00-3 202-591-2 o-aminoazotoluen 4-amino-2 6 99-55-8 202-756-8 5-nitro-o-toluidine 7 106-47-8 203-401-0 4-chloroaniline
4,4-diaminodiphenylmethane 10 91-94-1 612-068-00-4 202-109-0 3,3-dichlorobenzidine 3,3-dichlorobuphenyl-4,4’-yelenediamine 11 119-90-4 612-036-00-X 204-658-0 3,3’-dimethoxybenzidine 12 119-93-7 612-041-00-7 204-658-0 3,3’-dimethoxybenzidine; 4,4’-bi-o-toiluidine 13 838-88-0 612-058-00-7 212-658-8 4,4-methy;enedi-o-toluidine 14 102-71-8 204-419-1 6-methoxy-m-toluidine pcresidine 15 101-14-4 612-078-00-9 202-918-9 4,4-methylene-bis-2-chloro-aniline 2,2’-dichloro-4,4’-methylenediamine 16 101-80-4 202-977-0 4,4’-oxydianiline 17 139-65-1 202-370-9 4,4’-oxydianiline 18 95-53-4 612-091-00-X 202-429-0 o-toluidine; 2-aminotoluence 19 95-80-7 612-099-00-3 202-753-1 4-mrthyl-m-phenyleneduamine 20 137-17-7 202-282-0 2,4,5-trimethylaniline 21 90-04-4 612-035-00-4 201-963-1 o-anisidine; 2-methoxyaniline 22 60-09-3 611-008-00-4 200-453-6 4-amino azobenzence
PHỤ LỤC III: NHỮNG CHẤT ĐƯỢC CHO LÀ CÓ NGUY CƠ RẤT CAO 1. Triethylarsenate (CAS 427-700-2)
Lý do: chất gây ung thư
Các lĩnh vực sử dụng: • Các sản phẩm Plastic/ PVC • Hàng thủy tinh
• Tấm thủy tinh đánh dấu trên tường • Thiết bị điện và điện tử
• Vật liệu dệt và mỹ phẩm
• Chất bảo quản gỗ và thuốc bảo vệ thực vật 2. Anthracene (CAS 204-371-1)
• Sản xuất các sản phẩm pháo hoa được dùng trong sản xuất phim và sản xuất sân khấu dưới dạng thành phần của khói đen.
• Tạp chất trong các loại dầu của chất dẻo hóa hoặc các pigment đen.
• Chất trung gian hoặc anthraquinone, được dùng trong sản xuất thuốc nhuộm hoặc sản xuất bột gỗ.
3. 4-4’-Diaminodiphenylmethane (MDA) (CAS. 202-974-4)
Lý do: chất độc gây ung thư
Các lĩnh vực sử dụng:
• Chất trung gian để sản xuất các polyme có hiệu năng cao • Chất trung gian để sản xuát sản phẩm poliuretan cuối cùng • Các chất làm cứng cho nhựa epoxy và các chất kết dính 4. Dibutyl phthalate (DBP) (CAS. 201-557-4)
Lý do: chất độc với quá trình sinh sản
Các lĩnh vực sử dụng:
• Chất dẻo hóa cho nhựa và polyme tổng hợp (chủ yếu là PVC)
• Sử dụng trong mực in, chất kết dính, vữa lỏng, sơn nitroxenlulo, lớp tráng cho phim và xơ thủy tinh
5. Coban Dicclorua (CAS. 231-589-4)
Lý do: chất độc gây ung thư
Các lĩnh vực sử dụng:
• Chất phụ gia trong sản xuất cao su • Chất làm khô trong sơn, vecni, mực
• Chất chỉ thị ẩm trong ẩm kế/ phong vũ biển • Sản xuất vitamin B12
• Thuốc nhuộm gắn màu trong thủy tinh được sơn • Mực vô hình
• Mạ điện (đồ trang sức, khóa thắt lưng) • Chất bôi trơn trong công cụ cắt
• Sản xuất kim loại màu (đặc biệt là niken) 6. Diarsenic pentaoxide (CAS. 215-116-9)
Lý do: chất độc gây ung thư
Các lĩnh vực sử dụng:
• Được sử dụng trong ngành nhuộm • Luyện kim (làm cứng đồng, chì, vàng) • Các loại thủy tinh đặc biệt
• Chất bảo quản gỗ
7. Diarsenic troixide (CAS> 215-481-4)
Lý do: chất độc gây ung thư
Các lĩnh vực sử dụng:
• Tác nhân khử màu cho thủy tinh và men • Thủy tinh và pha lê chì
• Chất bảo quản gỗ
8. Natri dicromat (CAS. 234-190-3)
Lý do: chất độc gây ung thư, gây đột biến gen và độc đối với sinh sản
Các lĩnh vực sử dụng:
• Thủy tinh nhuộm màu và men bóng gốm • Sản xuất tinh dầu và nước hoa
• Sản xuất các hợp chất crom hoặc các pigment • Hoàn tất kim loại để chống ăn mòn
• Chất găn màu trong nhuộm • Sản xuất vitamin K
Lý do: chất thuộc nhóm vPvB
Các lĩnh vực sử dụng:
• Hương thơm ứng dụng tỏng các sản phẩm mỹ phẩm hoặc chất tẩy rửa, chất làm mềm vải, các sản phẩm vệ sinh gia dụng.
10. Bis (2-ethylhexyl) phthalate (DEHP) (CAS. 204-211-0)
Lý do: chất độc với quá trình sinh sản
Các lĩnh vực sử dụng:
• Chất dẻo hóa tỏng các sản phẩm polyme, chủ yếu trong PVC • Đồ chơi plastic
• Vật liệu xây dựng như vật liệu trải sàn, dây cáp, vật liệu lợp mái • Các sản phẩm y tế (như túi đựng máu và thiết bị thẩm tách)
11. Hexabromocyclododecane (HBCDD) (CAS. 247-184-4 và 221-695-9) và tất cả các diasteroisomer được xác định
Lý do: chất thuộc nhóm PBT
Các lĩnh vực sử dụng:
• Chất làm chậm cháy, chủ yếu trong polystyren
• Chất làm chậm cháy chủ yếu trong vật liệu dệt và sản phẩm điện và điện tử 12. Các alkane, C10-13, clo (các parafin clo hóa mạch ngắn) (CAS. 287-476-5)
Lý do: chất thuộc nhóm PBT và vPvB
Các lĩnh vực sử dụng:
• Chất làm chậm cháy dùng trong vật liệu dệt và cao su • Sơn, sealant và chất kết dính
13. Bis (tributyltin) oxide (TBTO) (CAS. 200-268-0)
Lý do: chất thuộc nhómPBT
Các lĩnh vực sử dụng:
• Bọt xốp poliuretan và các polyme khác được dùng trong vật liệu trải sàn, gạch và thảm
Xử lý lông vũ
14. Chì Hydrogenarsenate (CAS. 232-064-2)
Lý do: chất gây ung thư và chất độc với quá trình sính sản
Các lĩnh vực sử dụng: • Các sản phẩm plastic/ PVC
• Hàng hóa thủy tinh (thủy tinh làm cửa sổ, pha lê, thủy tinh chì) • Tấm thủy tinh đánh dấu trên tường
• Thiết bị điện và điện tử • Vật liệu dệt và mỹ phẩm
• Chất bảo quản gỗ và thuốc bảo vệ thực vật
• Cũng được áp dụng trong sealant, chất kết dính sơn, mực và lacquer 15. Benzyl butyl phthalate (BBP) (CAS. 201-622-7)
Lý do: chất độc với quá trình sinh sản
Các lĩnh vực sử dụng:
• Chất dẻo hóa trong các sản phẩm PVC, chủ yếu là cho vật liệu trải sàn.
• Cũng được áp dụng trong các chất sealant, chất kết dính sơn, mực và lacquer
Danh mục tài liệu tham khảo
• PGS.TS Tô Xuân Dân; Giáo trình Chính sách kinh tế đối ngoại, lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế; Nhà xuất bản thống kê.
• Tập đoàn dệt may Việt Nam, Viện dệt may; Những rào cản kỹ thuật trong thương mại dệt may; Nhà xuất bản Bách Khoa, Hà Nội
- Cái “duyên” May 10- Báo diễn đàn doanh nghiệp (03/08/2005)