1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ 1.PDF

28 1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 688,3 KB

Nội dung

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ 71 3.1.1.. Đi tìm câu trả lời cho các vấn đề như hiện tr

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HÀ NỘI - 2011

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ii

DANH MỤC CÁC HỘP iv

PHẦN MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1

2 Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ……… 5

5 Phương pháp nghiên cứu ……… 6

6 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ……… 8

7 Khung lý thuyết ……… 10

PHẦN NỘI DUNG CHÍNH 13 Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 11 1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ……… 11

1.2 Sơ lược về địa bàn nghiên cứu ……… 16

1.3 Cơ sở phương pháp luận ……… 19

1.4 Các lí thuyết được sử dụng trong đề tài 20

1.4.1 Nghịch lí LaPieE ……… 20

1.4.2.Quan điểm về “ngưỡng tình huống” trong các nghiên cứu về thái độ …… 21

1.5 Các khái niệm công cụ 1.5.1 Nhận thức ……… 22

1.5.2 Thái độ ……… 22

1.5.3 Hành vi ……… 23

1.5.4 Hành vi lệch chuẩn ……… 24

1.5.5 Sinh viên ……… 24

1.5.6 Phương pháp học tập theo học chế tín chỉ ……… 24

CHƯƠNG 2: Thực trạng nhận thức – thái độ - hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ 26 2.1 Nhận thức học tập của sinh viên về phương pháp học tập theo tín chỉ 26 2.1.1 Nhận thức của sinh viên về phương pháp học tập trên lớp trong phương pháp học tập của hệ thống đào tạo tín chỉ ……… 28

Trang 4

và trên thư viện của hệ thống đào tạo tín chỉ ………

2.1.3 Nhận thức của sinh viên về các hoạt động biểu hiện tính tích cực học tập của phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ ……… 37

2.2 Thái độ của sinh viên với phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ 42 2.2.1 Thái độ của sinh viên với thời gian học tập trên lớp, ở nhà trong hệ thống đào tạo tín chỉ ……… 44

2.2.2 Thái độ của sinh viên với phương pháp giảng dạy của giảng viên theo học chế tín chỉ ……… 46

2.2.3 Thái độ của sinh viên với phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo học chế tín chỉ ……… 48

2.3 Hành vi học tập của sinh viên trong phương pháp học tập của hệ thống đào tạo tín chỉ 51 2.3.1 Hành vi học tập tích cực ……… 54

2.3.2 Hành vi học tập thụ động ……… 58

2.3.3 Hành vi học tập lệch chuẩn ……… 60

2.3.4 Hành vi học nhóm ……… 62

CHƯƠNG 3: Các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ 69 3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ 71 3.1.1 Đặc điểm của cá nhân của sinh viên ……… 72

3.1.2 Quy định của nhà trường ……… 74

3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của sinh viên với phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ 76 3.2.1 Các đặc điểm cá nhân của sinh viên ……… 76

3.2.2 Phương pháp giảng dạy của giáo viên ……… 80

3.2.3 Quy định của nhà trường ……… 82

3.3 Các nhân tổ ảnh hưởng đến hành vi học tập của sinh viên trong hệ thống đào tạo tín chỉ 86 3.3.1 Các đặc điểm cá nhân của sinh viên ……… 86

3.3.2 Phương pháp giảng dạy của giáo viên ……… 91

3.3.3 Cơ sở vật chất của nhà trường ……… 94

Trang 5

TÀI LIỆU THAM KHẢO………

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Sau mười năm chuyển mình đổi mới, đến Đại hội toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1996 thì “Giáo dục, đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu”1 Trong quá trình toàn cầu hóa, nền giáo dục nước ta cũng đứng trước những thách thức to lớn Nắm bắt được xu hướng này, Đảng và Nhà nước ta đề

ra nhiệm vụ đổi mới giáo dục là nhiệm vụ cấp bách để làm động lực cho đất nước vươn lên tầm quốc tế

Riêng về giáo dục đại học, nguyên thủ tướng Phan Văn Khải đã nói: “Đổi mới giáo dục đại học là vấn đề quan trọng và cấp bách Đây là vấn đề có tính chất quyết định để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” 2

Trong những năm gần đây, giáo dục đại học ở nước ta đã không ngừng nâng cao về cơ sở vật chất kĩ thuật, trình độ giảng viên, phương pháp đào tạo… Đặc biệt quan trọng là sự đổi mới hình thức đào tạo từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ

Đào tạo tín chỉ là phương thức đào tạo linh hoạt và mềm dẻo trong đó sinh viên được chủ động lập

kế hoạch và đăng kí học tập, tích lũy từng phần kiến thức theo tiến độ phù hợp với năng lực, điều kiện của bản thân và nhà trường nhằm hoàn tất chương trình đào tạo để được cấp bằng tốt nghiệp.3

Hình thức đào tạo tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải có một phương pháp học thật sự khoa học, chủ động, tích cực hơn, dành nhiều thời gian hơn cho việc tự học và tự tìm tài liệu nghiên cứu Mục đích của đào tạo tín chỉ là phát huy tính tích cực học tập của sinh viên để nâng cao chất lượng giáo dục đại học

Với mục đích nâng cao chất lượng giáo dục đại học, trường Đại học Hồng Đức chuyển từ hình thức đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ từ năm 2008 nhằm nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên Với hình thức đào tạo mới này, sinh viên trường Đại học Hồng Đức nhận thức thế nào về hình thức đào tạo tín chỉ? Họ có thái độ như thế nào với hình thức đào tạo này? Và hành vi (việc thực hành) phương pháp học tập theo hình thức đào tạo theo tín chỉ có gì đáng chú ý?

Đi tìm câu trả lời cho các vấn đề như hiện trạng của nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với việc học tập theo học chế tín chỉ, độ chênh giữa nhận thức về hình thức đào tạo theo tín chỉ với hành vi học tập theo hình thức này, thiết nghĩ nghiên cứu về “Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ” là điều cần thiết

2 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

2.1 Ý nghĩa khoa học

Đề tài góp phần làm rõ hơn hệ thống khái niệm trong nghiên cứu nhận thức, thái độ và hành vi và cũng là một đóng góp nhỏ giúp chúng ta có thể kiểm chứng một số lí thuyết xã hội học như: lí thuyết ngưỡng tình huống, nghịch lí LaPie trong việc giải quyết các vấn đề xã hội

2.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài này giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quan về nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ và những nhân tố ảnh hưởng đến thực trạng này, từ đó có những giải pháp nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

1 Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội

công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, 1996, xem

trên http://cpv.org.vn/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang ngày 26/10/2008

2 Xem bài Thủ tướng: Đổi mới giáo dục đại học là chuyện cấp bách trên http://vietnamnet.vn/giaoduc/2005/05/436509 cập nhật ngày 26/10/2008

3 Quy định về đào taoh Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, Ban hành kèm theo quyết định số

Trang 7

3.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài này được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức – thái độ - hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ cũng như các yếu tố tác động tới thực trạng này Qua đây người nghiên cứu phần nào có những cơ sở để lí giải cho chất lượng học tập của sinh viên trường Đại học Hồng Đức để từ đó có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập của sinh viên

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên trường Đại học Hồng Đức về phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ ở các nhóm vấn đề sau:

- Sinh viên nhận thức đúng hay sai về phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ

- Sinh viên nhận thức đúng hay sai về phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ thông qua các hoạt động học tập như: học tập trên lớp, học tập ở nhà, học tập trên thư viện

Đề tài cũng tìm hiểu thái độ của sinh viên với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ như:

- Sinh viên có thái độ thích hay không thích với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ

- Sinh viên có thái độ thích hay không thích với một số hoạt động học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ như: phương pháp kiểm tra, đánh giá, phương pháp giảng dạy của giáo viên và thời gian học tập của sinh viên

Bên cạnh đó, đề tài hướng đến tìm hiểu hành vi học tập của sinh viên với các nhóm hành vi học tập sau:

- Hành vi học tập tích cực

- Hành vi học tập thụ động

- Hành vi phản học tập

- Hành vi học nhóm – một hành vi tiêu biểu trong hoạt động học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ

Đề tài cũng nhằm chứng minh sự tồn tại của độ chênh lệch giữa nhận thức, hành vi trong phương pháp học tập theo học chế tín chỉ của sinh viên

Đồng thời, cũng tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên về phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ

4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ

4.2 Khách thể nghiên cứu

Sinh viên trường Đại học Hồng Đức

4.3 Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi thời gian: tháng 3/2010 đến 11/2011

* Phạm vi không gian: Trường Đại học Hồng Đức

* Nội dung nghiên cứu

- Nhận thức: Nghiên cứu giới hạn trong việc tìm hiểu và phân tích xem sinh viên trường Đại học

Hồng Đức có nhận thức đúng về phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ không và tìm hiểu nhận thức của sinh viên thông 15 biểu hiện về hoạt động học tập trên lớp, ở nhà và trên thư viện

- Thái độ: Nghiên cứu chỉ tìm hiểu các biểu hiện trong thái độ của sinh viên khi tham gia hoạt động

học tập: Sinh viên thích hay không thích phương pháp học tập theo học chế tín chỉ, sinh viên thích hay không thích một số hoạt động liên quan đến học tập như: phương pháp giảng dạy của giáo viên, phương pháp kiếm tra, đánh giá và thời gian học tập

- Hành vi (thực hành phương pháp học tập):

Chúng tôi hướng đến tìm hiểu hành vi học tập của sinh viên trong hệ thống đào tạo tín chỉ ở 18 loại hành vi phổ biến trong các hoạt động học tập trên lớp, ở nhà, trên thư viện với các nhóm hành vi học tập tích

Trang 8

cực, hành vi học tập thụ động, hành vi học tập lệch chuẩn, ngoài ra còn tìm hiểu hành vi học nhóm – một đặc trưng của phương pháp học tập theo học chế tín chỉ

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp chọn mẫu

Thông tin được thu thập từ mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên từ các khoa của trường Đại học Hồng Đức Dung lượng mẫu là 300 sinh viên Tính đại diện của mẫu nghiên cứu được đảm bảo bằng quy trình chọn mẫu ngẫu nhiên theo cụm nhiều giai đoạn

5.2 Phương pháp thu thập thông tin

5.2.1 Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi

Tôi đã tiến hành phát 300 phiếu trưng cầu ý kiến cho sinh viên các khoa trong trường : Khoa Xã hội,

bộ môn Tâm lí, Khoa Tự nhiên, Khoa Kĩ thuật công nghệ, Khoa Ngoại ngữ:

Nội dung phiếu trưng cầu ý kiến gồm 2 phần lớn: Phần nội dung chính của phiếu hỏi và phần thông tin cá nhân

Nghiên cứu đã thực hiện cả quan sát tham dự và quan sát không tham dự để tìm hiểu: nhận thức, thái

độ, hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ

5.3 Phương pháp xử lí thông tin

Các thông tin định lượng được xử lí bằng phần mền thống kê chuyên dụng SPSS 15.0

6 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Chúng tôi đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu sau:

1) Sinh viên trường Đại học Hồng Đức nhận thức về phương pháp học tập theo tín chỉ như thế nào?

2) Sinh viên trường Đại học Hồng Đức có thích phương pháp học tập theo học chế tín chỉ không?

3) Sinh viên trường Đại học Hồng Đức đang thực hành phương pháp học tập theo tín chỉ ra sao?

4) Liệu có tồn tại một độ chênh giữa nhận thức và hành vi thực hành phương pháp học theo tín chỉ của sinh viên trường đại học Hồng Đức không?

5) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức trong phương pháp học tập theo học chế tín chỉ

Từ những câu hỏi nghiên cứu này cũng như phân tích những nghiên cứu từ trước, tôi đặt ra một số giả thuyết nghiên cứu như sau:

6.1 Phần đông sinh viên Đại học Hồng Đức có nhận thức đúng về phương pháp học tập theo tín chỉ, tuy nhiên số sinh viên thích phương pháp học tập này không chiếm tỉ lệ cao như tỉ lệ nhận thức đúng

6.2 Mức độ nhận thức đúng khá cao của sinh viên về phương pháp học tập theo tín chỉ chưa chuyển hóa thành các hành vi học tập đúng theo phương pháp này

6.3 Nhận thức, thái độ và hành vi học tập của sinh viên trong hệ thống đào tạo tín chỉ, cũng như độ chênh giữa các biến số này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Phương pháp giảng dạy của giáo viên, vị trí ngồi trên lớp, giới tính, ngành học, năm học, điểm trung bình học tập, cơ sở vật chất của nhà trường

Trang 9

thanh, hệ thống thư viện

Đặc điểm của sinh viên +Đặc điểm nhân khẩu: Giới tính, năm học, ngành học… + Một số đặc điểm khác: vị trí chỗ ngồi, điểm học kì gần nhất…

của sinh viên

Thái độ của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ:

- Sinh viên thích hay không thích phương pháp học tập theo học chế tín chỉ

-Sinh viên thích hay không thích thời gian học tập ở nhà, trên lớp theo hệ thống đào tạo tín chỉ

- Sinh viên thích hay không thích phương pháp dạy học của giáo viên

-Sinh viên thích hay không thích phương pháp kiếm tra, đánh giá kết quả học tập

Hành vi học tập của sinh viên với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ:

-Hành vi học tập đúng với tinh thần của phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ

+Hành vi học tập tích cực

- Hành vi không đúng với tinh thần của phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ +Hành vi học tập thu động

+ Hành vi lệch chuẩn trong học tập

- Hành vi học nhóm

Trang 10

NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Trong những năm vừa qua, rất nhiều những hội thảo về phương thức đào tạo trong hệ thống tín chỉ được tổ chức ở các trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học Hà Tĩnh, Đại học Vinh, Đại học Hồng Đức, Đại học Đà Lạt, Đại học Thái Nguyên, Đại học dân lập Thăng Long Đặc biệt có những hội thảo mang tầm

quốc gia như Hội thảo về phương thức đào tạo trong hệ thống tín chỉ tại Đại học Đà Nẵng vào năm 2006 đã

thu hút được sự tham gia của rất nhiều giảng viên, nhà nghiên cứu ở các trường đại học, các viện nghiên cứu trên mọi miền trên tổ quốc

Đưa ra các giải pháp để triển khai phương pháp học tập theo học chế tín chỉ, PGS.TS Nguyễn Văn

Nhã – Trưởng ban đào tạo Đại học Quốc Gia Hà Nội đã có bài viết: “Các giải pháp triển khai phương thức đào tạo theo tín chỉ ở Đại học Quốc Gia Hà Nội” trong hội thảo này

Bên cạnh những bài viết đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo trong học chế tín chỉ, nhiều học giả còn đưa ra những phân tích dựa trên kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục phát triển và

đã có những thành công trong hoạt động ứng dụng phương pháp học tập theo học chế tín chỉ như Trung Quốc, Mĩ, Malaixia… Đưa ra những kinh nghiệm của Malaixia trong hoạt động đào tạo theo tín chỉ và so

sánh với Việt Nam trong tiến trình đào tạo này TS Lê Văn Hảo – Trường Đại học Nha Trang đã viết “Tổ chức đào tạo đại học theo tín chỉ: Kinh nghiệm của Malaixia và so sánh với Việt Nam

TS Eli Mazul &TS Phạm Thị Ly đã chỉ ra hệ thống giáo dục đại học tốt nhất thế giới - Mĩ là một hệ

thống không có hệ thống qua bài viết “Hệ thống đào tạo theo tín chỉ của Mĩ và những cải cách cho hệ thống giáo dục đại học Việt Nam”

Không chỉ quan tâm đến những hoạt động trong lĩnh vực đào tạo chính quy, hội thảo cũng có nhiều bài viết quan tâm đến lĩnh vực đào tạo văn bằng 2, không chính quy như Th.S Phan Thị My với bài viết

“Tiếp cận hệ thống tín chỉ trong đào tạo không chính quy”

Ngoài hội thảo trên còn rất nhiều các hội thảo khác như hội thảo “Đổi mới phương thức dạy theo học chế tín chỉ” của Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP Hồ Chí Minh diễn ra vào năm 2008

Không chỉ có hội thảo, các bài nghiên cứu dưới hình thức bài báo về phương thức đào tạo tín chỉ cũng xuất hiện khá nhiều trên các tạp chí với nhiều nội dung khác nhau Tuy nhiên, các bài nghiên cứu này chủ yếu tập trung ở một số những nhóm như sau:

Thứ nhất, những bài nghiên cứu tập trung tìm hiểu về bản chất của tín chỉ cũng như sự ứng dụng nó

ở Việt Nam thu hút được sự tham gia nghiên cứu của rất nhiều nhà giáo, nhà nghiên cứu, những người quan tâm đến lĩnh vực giáo dục như:

Nghiên cứu về lịch sử và bản chất của học chế tín chỉ, PGS.TS Hoàng Văn Vân đã có bài viết

“Phương thức đào tạo theo tín chỉ: lịch sử, bản chất và những hàm ý cho phương pháp giảng- dạy ở bậc đại học” trong tạp chí khoa học số 3 năm 2010 Trên trang web của Đại học Quốc Gia, GS.TS Lê Thạc Cán đã phân tích về “Tổ chức giảng dạy và học tập theo chương trình định sẵn và học chế tín chỉ” trên trang web

của Đại học Quốc Gia Hà Nội Cũng phân tích về bản chất của học chế tín chỉ và việc áp dụng nó tại Việt

Nam, Giáo sư Lâm Quang Thiệp đã phân tích về “Về học chế tín chỉ và việc áp dụng ở Việt Nam” trong tạp

chí khoa học số 3 năm 2007 Không những chỉ ra bản chất của học chế tín chỉ, PGS.TS Phan Quang Thế đã

phân tích những điểm dễ và khó khi học theo hệ thống đào tạo tín chỉ trong bài viết “Học theo tín chỉ, dễ và khó ở đâu” đăng trên web của Đại học Thái Nguyên

Sau khi áp dụng hình thức đào tạo này tại trường Đại học Hà Tĩnh, Th.S Nguyễn Thị Hương Giang

cũng có bài viết “Tìm hiểu về phương thức đào tạo theo tín chỉ” đăng trên tạp chí Giáo dục số 4 năm 2009

Nhóm thứ hai là những bài nghiên cứu tập trung về các hình thức tổ chức dạy học, các phương pháp dạy và học trong hình thức đào tạo tín chỉ Nhóm nghiên cứu này thường đi vào những vấn đề cụ thể trong việc áp dụng phương thức đào tạo này ở Việt Nam Một số những bài viết liên quan đến những vấn đề này như:

Trang 11

Bàn về phương pháp dạy học nhóm, TS Ngô Thu Dung đã có bài “Phương pháp dạy học nhóm, một phương pháp tích hợp cần sử dụng trong giảng dạy và tổ chức một số môn học và hoạt động giáo dục theo học chế tín chỉ” trên tạp chí giáo dục số 3 năm 2007 Cùng nhóm bài này, TS Tôn Quang Cưởng đã phân tích về “ Các hình thức tổ chức dạy học trong mối quan hệ với phương pháp dạy học và phương pháp kiểm tra đánh giá trong đào tạo tín chỉ” trên trang web của Đại học Quốc Gia Hà Nội

Có thể nói rằng, nghiên cứu của chúng tôi ở đây tiếp nối những mạch nghiên cứu trên Nghiên cứu

“Nhận thức, thái độ và thực hành của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo tín chỉ” đi vào phân tích đối tượng người học trong hệ thống đào tạo tín chỉ với phương pháp học tập trong hệ

thống đào tạo này với các câu hỏi nghiên cứu: Sinh viên trường Đại học Hồng Đức nhận thức như thế nào về phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ? Họ có thái độ và hành vi ra sao trong hệ thống đào tạo này? Liệu

có độ chênh giữa nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trong phương pháp học tập theo hệ thống đào tạo tín chỉ hay không? Đây là một hướng nghiên cứu còn khá mới mẻ trong những hướng nghiên cứu về hệ thống đào tạo theo tín chỉ ở Việt Nam

1.2 Sơ lược về địa bàn nghiên cứu

Trường Đại học Hồng Đức được thành lập theo Quyết định số 797/TTg ngày 24/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở của trường Cao đẳng Sư phạm, Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, Cao đẳng Y tế Thanh Hoá Trường lấy Hiệu của Hoàng đế Lê Thánh Tông làm tên gọi

Là trường công lập trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, Ngành Trung ương trong phạm vi chức năng quyền hạn có liên quan

Trường Đại học Hồng Đức đã bắt đầu chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ từ năm 2008, đến nay nhóm sinh viên bắt đầu học theo hệ thống đào tạo này đã bước sang năm thứ 4 Trong quá trình chuyển đổi

từ hình thức đào tạo niên chế sang hình thức đào tạo tín chỉ, trong giai đoạn đầu, nhà trường, đội ngũ giảng viên và sinh viên đã gặp phải không ít những khó khăn Tuy nhiên, sau 4 năm học triển khai hình thức đào tạo này với sự học hỏi kinh nghiệm từ nhiều trường đi trước, nhà trường đã chuẩn hóa thành những quy định trong mọi hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học khiến tập thể giảng viên và sinh viên yên tâm giảng dạy và học tập

Mặc dù, đang là những năm đầu triển khai hệ thống đào tạo này nhưng nhà trường, giảng viên và sinh viên rất tích cực tìm hiểu và vận dụng sáng tạo những ưu điểm của phương pháp học tập theo hệ thống đào tạo tín chỉ vì thế chất lượng học tập và giảng dạy đang từng bước được nâng cao

1.3 Cơ sở phương pháp luận

Nghiên cứu này được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng

Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo tín chỉ là một hành vi xã hội Nó không chỉ chịu tác động của mục đích, nhu cầu, đặc điểm của cá nhân người học mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: phương pháp giảng dạy của giáo viên, môi trường xã hội xung quanh… Bởi thế, muốn tìm hiểu và lí giải được “Nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo tín chỉ” chúng ta phải xem xét nó trong các mối quan hệ với các yếu tố chủ quan của người học cũng như nhưng yếu tố khách quan khác

Mặt khác, sự ra đời và phát triển của phương pháp học tập theo tín chỉ tại các trường Đại học của nước ta nói chung và Đại học Hồng Đức nói riêng cũng là sự phản ánh thực tiễn của xã hội Việt Nam với xu thế phát triển của thời đại về việc vươn tới một xã hội tri thức Nghiên cứu về “Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo tín chỉ” có thể coi là một sự đánh giá

về đặc trưng của bối cảnh giáo dục nước ta hiện nay

1.4 Các lí thuyết sử dụng trong đề tài

1.4.1 Nghịch lí LaPieE

LaPieE là nhà nghiên cứu xã hội người Mĩ Vào năm 1934, để tìm hiểu thái độ của người dân châu

Mĩ với người dân châu Á, LaPiere đã thực hiện thí nghiệm về sự tiếp đón của người dân Mĩ với một cặp vợ

Trang 12

chồng người Trung Quốc ở 251 nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, gara ô tô và có 250 địa điểm ông và cặp vợ chồng người Trung Quốc được tiếp đón nhiệt tình

Sau đó 6 tháng LaPiere đã gửi tới 251 địa điểm mà ông đã cùng đến với cặp vợ chồng người Trung

Quốc lá thư với câu hỏi “Ông bà có sẵn lòng đón tiếp những người Trung Quốc làm khách của mình không”

Kết quả có 128 thư trả lời và chỉ có 1 lá thư đồng ý rõ ràng, 9 lá thư bộc lộ thái độ lưỡng lự và 118 thư từ chối thẳng thừng

Những kết quả này đã chứng minh được rằng: thái độ cần phải được nghiên cứu trực tiếp qua hành

vi Ông cũng đặt ra câu hỏi: Liệu có sự mâu thuẫn giữa hành vi và thái độ hay không?

Từ cách tiếp cận chuyên biệt theo nghich lí LaPieE, trong đề tài này, chúng ta có thể tìm hiểu được mối liên hệ giữa nhận thức, thái độ và hành vi thực hành phương pháp học tập theo tín chỉ là có hay không? Liệu có độ chênh giữa nhận thức, thái độ và hành vi không?

1.4.2 Quan điểm về “ngưỡng tình huống” trong một số nghiên cứu về thái độ

Thuật ngữ “thái độ” có nhiều định nghĩa khác nhau Thái độ “là một tâm thế ủng hộ hay phản đối với một nhóm đối tượng nhất định” [ 15, tr 163] , hoặc thái độ là “những mạng lưới của các niềm tin liên kết đan chéo nhau vốn được lưu giữ lâu dài trong trí nhớ của chúng ta và được kích hoạt khi chúng ta gặp đối tượng của thái độ hoặc vấn đề liên quan” [ 15, tr 164]

Tiếp nối việc nghiên cứu cấu trúc của thái độ liên quan đến nghịch lí LaPierE, người ta chỉ cấu trúc của thái độ gồm 3 thành phần và mỗi thành phần có một ngưỡng tình huống Đây là những điều kiện, bối cảnh xã hội mà trong đó thành phần đó có thể biểu hiện ra hay là xác suất mà thành phần đó xuất hiện Lí thuyết này chỉ ra rằng: tuỳ theo ngưỡng tình huống mà một thành phần trong một tình huống cụ thể sẽ hiện

ra, việc tìm ra ngưỡng tình huống cho từng thành phần sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thái độ

Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng quan điểm về “ngưỡng tình huống” trong nghiên cứu về thái độ nhằm xác định sự tồn tại các ngưỡng tình huống giữa các thành phần: nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên về phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ

1.5 Các khái niệm công cụ

Trang 13

1.5.5 Sinh viên

Trong đề tài này, sinh viên là những người đang theo học tại trường Đại học Hồng Đức

1.5.6 Phương pháp học tập theo học chế tín chỉ:

1.5.6.1 Phương pháp học tập:

Phương pháp học tập là: phương pháp tự điều khiển hoạt động nhận thức và rèn luyện khả năng

thu thập thông tin để hình thành hệ thống tri thức và kỹ năng thực hành, hình thành nhân cách của người học

và thành đạt mục tiêu học tập [8, tr 3]

1.5.6.2 Học chế tín chỉ:

Học chế tín chỉ: là phương thức đào tạo linh hoạt và mềm dẻo, trong đó sinh viên được chủ động lập

kế hoạch và đăng kí học tập, tích lũy từng học phần kiến thức theo tiến độ phù hợp với năng lực, điều kiện của bản thân và nhà trường nhằm hoàn tất chương trình đào tạo để được cấp bằng tốt nghiệp [6, tr 15] Sau

khi quy chế 43 của bộ giáo dục ban hành khái niệm học chế tín chỉ còn có một tên gọi khác nữa là hệ thống tín chỉ Vì vậy, trong đề tài này, chúng tôi sẽ đồng nhất 2 khái niệm học chế tín chỉ và hệ thống tín chỉ, 2

khái niệm này sẽ được hiểu theo nghĩa giống nhau

Phương pháp học tập theo học chế tín chỉ là: phương pháp học tập mà người học chủ động lựa

chọn kế hoạch học tập và tích cực thực hiện kế hoạch đó Đây là phương pháp mà người học phát huy cao độ tính tự học của mình và học nội dung cốt lõi là chính

Trong đề tài này, phương pháp học tập theo học chế tín chỉ có thể được hiểu theo những khía cạnh sau:

+ Cần phải có phương pháp lập kế hoạch cho cả khóa học

+Phương pháp học tập trong giờ lí thuyết là nghe, viết, suy ngẫm còn giờ thảo luận là nói và tranh luận nhiều hơn

+ Tăng cường thời lượng học trên thư viện và ở nhà

+ Tăng cường thời gian học nhóm

+ Sinh viên phát huy khả năng độc lập, sáng tạo trong học tập

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NHẬN THỨC - THÁI ĐỘ - HÀNH VI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH HỒNG ĐỨC VỚI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP THEO TÍN CHỈ

2.1 Nhận thức của sinh viên về phương pháp học tập theo tín chỉ

Nghiên cứu nhận thức của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ chúng tôi đã đưa ra 15 nhận định về phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ với các nhóm hoạt động như: hoạt động học tập trên lớp, ở nhà, trên thư viện và một số hoạt động khác liên quan đến học tập

Trang 14

Trong từng hoạt động chúng tôi đưa ra 3 phương án trả lời: đúng, sai và phân vân Tuy nhiên, để tính chỉ số nhận thức đúng về phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ, chúng tôi quan niệm phương

án trả lời chỉ có phương án đúng và chưa đúng Thực hiện phép tính toán thống kê để đo lường mức độ nhận thức đúng chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 2.1: Mức độ nhận thức đúng về phươg pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ

Chỉ số mức độ nhận thức về phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ 78.6/100

2.1.1 Nhận thức của sinh viên về phương pháp học tập trên lớp trong phương pháp học tập của hệ thống đào tạo tín chỉ

Để nghiên cứu nhận thức của sinh viên về phương pháp học tập trên lớp trong hệ thống đào tạo tín

chỉ, chúng tôi đưa ra 6 nhận định với 5 nhận định đúng và 1 nhận định sai, cụ thể là: “Dám tranh luận với giáo viên khi có ý kiến khác”, “Mạnh dạn tranh luận với các bạn trong lớp, trong nhóm khi có ý kiến khác nhau về một vấn đề”, “Tham gia phát biểu ý kiến trên lớp”, “Biết nghe giảng một cách phê phán”, “Tăng cường học nhóm” và “Dành nhiều thời gian học tập trên lớp” Thực hiện tính toán thống kê để đo lường

mức độ nhận thức đúng chúng tôi thu được kết quả

Bảng 2.2: Mức độ nhận thức đúng về phương pháp học tập trên lớp

Chỉ số mức độ nhận thức về phương pháp học tập trên lớp trong hệ thống đào tạo tín chỉ 77.3/100

Tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này thông qua thống kê cụ thể các chỉ số tần suất chúng tôi thu được kết

quả trong bảng sau:

Bảng 2.3: Tần suất về nhận thức của sinh viên về phương pháp học tập trên lớp trong hệ thống đào tạo tín chỉ (đơn vị %)

Nhận định Đúng Sai Phân

vân Học tập trong đào tạo theo hình thức tín chỉ là dám tranh luận với giáo viên khi có ý

kiến khác

89.3 3.9 6.8

Học tập trong đào tạo theo hình thức tín chỉ là tích cực trình bày vấn đề lại theo cách

hiểu của mình trong các giờ học thảo luận, các buổi xemina

88.2 5.4 6.4

Ngày đăng: 20/03/2015, 16:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Mức độ nhận thức đúng về phương pháp học tập trên lớp - Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ  1.PDF
Bảng 2.2 Mức độ nhận thức đúng về phương pháp học tập trên lớp (Trang 14)
Bảng 2.3: Tần suất về nhận thức của sinh viên về phương pháp học tập trên lớp trong hệ thống đào tạo  tín chỉ (đơn vị %) - Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ  1.PDF
Bảng 2.3 Tần suất về nhận thức của sinh viên về phương pháp học tập trên lớp trong hệ thống đào tạo tín chỉ (đơn vị %) (Trang 14)
Bảng 2.4: Mức độ nhận thức đúng về hoạt động tự học của phương pháp học trên thư viện và ở nhà  trong đào tạo tín chỉ - Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ  1.PDF
Bảng 2.4 Mức độ nhận thức đúng về hoạt động tự học của phương pháp học trên thư viện và ở nhà trong đào tạo tín chỉ (Trang 15)
Bảng số liệu trên cho thấy số lượng sinh viên nhận thức đúng về phương pháp học tập trong hoạt  động học trên lớp đều khá cao - Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ  1.PDF
Bảng s ố liệu trên cho thấy số lượng sinh viên nhận thức đúng về phương pháp học tập trong hoạt động học trên lớp đều khá cao (Trang 15)
Bảng thống kê cho thấy, số lượng sinh viên nhận thức đúng về bản chất của nó đều trên 80%, tỉ lệ  nhận thức sai dưới 10%, tỉ lệ còn phân vân đều trên 5% - Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ  1.PDF
Bảng th ống kê cho thấy, số lượng sinh viên nhận thức đúng về bản chất của nó đều trên 80%, tỉ lệ nhận thức sai dưới 10%, tỉ lệ còn phân vân đều trên 5% (Trang 16)
Bảng 2.10: Chỉ số hành vi học tập đúng với phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ - Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ  1.PDF
Bảng 2.10 Chỉ số hành vi học tập đúng với phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ (Trang 17)
Bảng 2.14 : Thời lượng học nhóm sau giờ lên lớp của sinh viên trường Đại học Hồng Đức - Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ  1.PDF
Bảng 2.14 Thời lượng học nhóm sau giờ lên lớp của sinh viên trường Đại học Hồng Đức (Trang 19)
Bảng 2.13: Tần suất các hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên trường ĐH Hồng Đức - Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ  1.PDF
Bảng 2.13 Tần suất các hành vi lệch chuẩn trong học tập của sinh viên trường ĐH Hồng Đức (Trang 19)
Bảng 2.17: Thái độ của sinh viên với hoạt động học nhóm - Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ  1.PDF
Bảng 2.17 Thái độ của sinh viên với hoạt động học nhóm (Trang 20)
Bảng 3.1 : Tương quan giữa biến số giới tính và biến số nhận thức về tăng thời lượng học trên thư viện - Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ  1.PDF
Bảng 3.1 Tương quan giữa biến số giới tính và biến số nhận thức về tăng thời lượng học trên thư viện (Trang 20)
Bảng 3.2:Tương quan giữa năm học và nhận thức về  tăng thời lượng học ở nhà và thư viện (%) - Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ  1.PDF
Bảng 3.2 Tương quan giữa năm học và nhận thức về tăng thời lượng học ở nhà và thư viện (%) (Trang 21)
Bảng 3.5 : Tương quan giữa biến số điểm trung bình học tập và  thái độ với phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ (%) - Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ  1.PDF
Bảng 3.5 Tương quan giữa biến số điểm trung bình học tập và thái độ với phương pháp học tập trong hệ thống đào tạo tín chỉ (%) (Trang 22)
Bảng 3.6: Tương quan giữa phương pháp giáo viên chỉ đọc cho sinh viên chép với thái độ với phương  pháp học tập (%) - Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ  1.PDF
Bảng 3.6 Tương quan giữa phương pháp giáo viên chỉ đọc cho sinh viên chép với thái độ với phương pháp học tập (%) (Trang 22)
Bảng 3.8 : So sánh chỉ số thực hành đúng phương pháp học tập của hệ thống tín chỉ của sinh viên với - Nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trường Đại học Hồng Đức với phương pháp học tập theo học chế tín chỉ  1.PDF
Bảng 3.8 So sánh chỉ số thực hành đúng phương pháp học tập của hệ thống tín chỉ của sinh viên với (Trang 23)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w