5. Bố cục luận văn
2.2.4. Văn hó a giáo dục
Nhƣ chúng ta biết, cuối thế kỷ XIX, Việt Nam đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp. Thất bại mang tính chất toàn diện của chính quyền nhà Nguyễn đƣợc thể hiện trên nhiều lĩnh vực, trong đó, sự bất lực của nền giáo dục phong kiến trƣớc thách thức từ các thế lực đại dương đƣợc xem là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất. Sẽ là toàn diện và sâu sắc hơn khi chúng ta so sánh nhận thức về giáo dục và tầm quan trọng của việc học tập phƣơng Tây trong tƣ tƣởng một số nhà cải cách Việt Nam cuối thế kỷ XIX với các nhà cải cách giáo dục tiêu biểu của Nhật Bản và Trung Quốc.
96
Cũng giống nhƣ Việt Nam, Nhật Bản là quốc gia từng chịu ảnh hƣởng sâu sắc của nền giáo dục Khổng giáo Trung Hoa, nhƣng ―Nhật Bản vốn là một dân tộc nhạy cảm với những biến đổi bên ngoài và có khả năng thích nghi cao‖ [82, tr. 169]. Điều đó đƣợc khẳng định bởi thành công của cuộc cải cách Minh Trị năm 1868, đƣa nƣớc Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các thế lực đại dương. Quan trọng hơn, Nhật Bản đã vƣơn lên trở thành quốc gia tƣ bản đầu tiên ở châu Á. Có thể nói, một trong những thành tựu quan trọng nhất mà Nhật Bản đạt được là xây dựng được một nền giáo dục hiện đại, theo mô hình phương Tây.
Nói đến giáo dục Nhật Bản thời kỳ Minh Trị, chúng ta không thể không nhắc đến Fukuzawa Yukichi (1834-1901) - nhà tƣ tƣởng có ảnh hƣởng sâu rộng nhất đối với xã hội Nhật Bản thời cận đại, ngƣời có công lao lớn nhất đối với sự nghiệp phát triển giáo dục ở đất nƣớc mặt trời mọc thời Minh Trị. Ông đƣợc tôn vinh là ―Người Thầy của dân tộc‖, ―Người Cha của nước Nhật cận đại‖ và ―Voltaire của Nhật Bản‖. Theo Fukuzawa, các nƣớc phƣơng Đông sở dĩ chậm tiến trong thời cận đại là bởi giáo dục Khổng giáo quá thiên về hƣ học, không chú trọng đến thực học. Vì vậy, việc trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật và thực nghiệm là mục tiêu quan trọng hàng đầu của giáo dục Nhật Bản, là cơ sở giúp cho Nhật Bản vƣơn lên trở thành cƣờng quốc tƣ bản. Giáo dục kỹ thuật không chỉ góp phần vào quá trình công nghiệp hóa mà còn nâng cao sức mạnh quân sự, đƣa Nhật Bản bƣớc vào hàng ngũ các nƣớc tƣ bản hùng mạnh nhất trên thế giới cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Khi nói đến vai trò của giáo dục, Fukuzawa cho rằng: ―Ngƣời ta, do trời sinh ra tất cả đều bình đẳng. Không có sự khác biệt bẩm sinh nào giữa cao và thấp… Tuy nhiên, nhƣ ta thƣờng thấy trong quảng đại loài ngƣời, có ngƣời khôn kẻ dại, ngƣời giàu kẻ nghèo, ngƣời thƣợng lƣu kẻ hạ tiện; điều kiện của ngƣời này khác với điều kiện của kẻ kia nhƣ mây trời với bùn đen. Lý do vì sao thật là rõ ràng… kẻ nào không học, anh ta sẽ dốt và kẻ dốt thì ngu. Cho
97
nên, sự khác biệt giữa ngƣời khôn và kẻ ngu là do vấn đề giáo dục mà ra‖ [24, tr. 19]. Hơn nữa, về cách học, ông cho rằng chính Nhật Bản đã tự làm cho bản thân mình rơi vào tình cảnh bất bình đẳng và lạc hậu hơn với các nƣớc khác trong lĩnh vực tri thức khoa học và dĩ nhiên nhƣ vậy sẽ chẳng bao giờ đƣa nƣớc Nhật lên hàng các quốc gia giàu có. Theo ông: ―Trƣớc tiên phải biết viết, biết thảo những văn bản ích dụng, biết làm tính, biết đo lƣờng; kế đến cần phải biết thêm nhiều thứ khác nữa, nhƣ địa lý học, kinh tế học, đạo đức học‖, ―phải biết chắt lọc lấy từ mỗi ngành tri thức, mỗi bộ môn khoa học ấy những gì hữu ích cho thực tiễn; khi nghiên cứu mỗi sự vật, mỗi sự việc, khi khảo cứu các quy luật của những sự vật, sự việc, phải hƣớng vào những nhu cầu cần thiết hiện thời‖ [54, tr. 82]. Nói cách khác, quan niệm về học tập của Fukuzawa là thực học, là tiếp thu không hạn chế văn minh phƣơng Tây để phát triển đất nƣớc và trên cơ sở đó để bảo vệ, củng cố nền độc lập dân tộc, theo nguyên lý Độc lập - Tự tôn (Dokuritsu - Jison). Trong tác phẩm Khuyến học của Fukuzawa, ông quan niệm về thực học nhƣ sau: ―… cần thiết phải đọc tất cả các quyển sách của châu Âu đã đƣợc dịch ra tiếng Nhật. Đối với các bạn trẻ có khả năng thì tôi khuyên nên đọc trực tiếp các nguyên bản bằng tiếng Anh, Pháp, Đức. Khi học phải nắm đƣợc nội dung chủ yếu của môn học, trên cơ sở đó phải hiểu đƣợc bản chất cơ bản của mọi sự vật. Học nhƣ vậy mới có ích cho cuộc sống. Đó là ―Thực học‖ mà ai cũng phải học, là học vấn mà hết thảy mọi ngƣời đều phải tự trang bị, không phân biệt đẳng cấp, khoảng cách giàu nghèo… Cá nhân có độc lập thì gia đình mới độc lập. Và nhƣ thế quốc gia cũng độc lập‖ [25, tr. 27]. Có thể nói, Khuyến học là cuốn sách có ảnh hƣởng lớn nhất, làm thay đổi hoàn toàn tƣ tƣởng và ý thức học tập của dân tộc Nhật Bản.
Với khẩu hiệu ―Văn minh khai hóa‖, nƣớc Nhật thời Minh Trị đã đƣa ra ―chiến lược giáo dục lập quốc‖, dành cho giáo dục một mục tiêu đặc biệt để sử dụng giáo dục nhƣ một cứu cánh theo đúng phƣơng châm ―học tập phƣơng Tây, đuổi kịp phƣơng Tây, đi vƣợt phƣơng Tây‖ [82, tr. 190].
98
Tóm lại, Nhật Bản dưới thời Minh Trị đã thực sự chủ động tiếp thu sức mạnh của các thế lực đại dương (khoa học kỹ thuật, kinh tế, quân sự, giáo dục,…) một cách toàn diện, hệ thống, có chọn lọc và trên cơ sở duy trì bản sắc dân tộc. Tất cả những điều đó là điều kiện trọng yếu nhất hội tụ nên sức mạnh để nƣớc Nhật thực hiện thành công sự nghiệp Duy tân chấn động thế giới và khu vực. Trong ý nghĩa đó, nhìn lại diễn trình lịch sử phát triển của Trung Quốc và Việt Nam, chúng ta không khỏi cảm thấy xót xa và tiếc nuối vì chính giới cầm quyền của hai nƣớc đã không thực hiện đƣợc phong trào học tập phƣơng Tây hiệu quả nhƣ Nhật Bản.
Mặc dù nhận thức đƣợc sức mạnh vƣợt trội của các thế lực đại dương, nhƣng chính quyền Mãn Thanh vì quyền lợi giai cấp, vì gánh nặng của văn hóa truyền thống với sự trói buộc chặt chẽ về mặt tƣ tƣởng của Khổng giáo, thiếu một cơ sở xã hội và chính trị để nuôi dƣỡng và thúc đẩy phong trào duy tân… Do đó, Trung Quốc thời cận đại đã bỏ lỡ cơ hội chủ động học tập và tiếp thu sức mạnh của các thế lực phƣơng Tây để tự cƣờng, củng cố và phát triển đất nƣớc, ngõ hầu bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Có chung kết cục với Trung Quốc là Việt Nam. Ảnh hƣởng của Trung Quốc đối với Việt Nam nhìn một cách toàn diện về văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội quả thực sâu sắc và nặng nề. Ảnh hƣởng đó kéo dài liên tục cùng với sự thăng trầm của quan hệ Việt - Trung qua các thời kỳ lịch sử. Xét ở khía cạnh nào đó, sự thất bại của triều Nguyễn và phong trào đấu tranh chống Pháp cuối thế kỷ XIX của Việt Nam cũng hàm chứa nhân tố Trung Hoa trong đó.
Chính quyền Tự Đức, khi phải đối diện với thách thức của các thế lực phƣơng Tây xét về tƣ tƣởng, nhận thức và cả đối sách chƣa thể vƣợt qua đƣợc tƣ duy và cách ứng đối của chính quyền Bắc Kinh. Hơn thế, triều đình Tự Đức còn có tƣ tƣởng chờ xem thái độ của “thiên triều” nhƣ thế nào rồi mới dám quyết định. Điều đó phần nào lý giải vì sao các đề nghị cải cách của Việt
99
Nam cuối thế kỷ XIX đã bị triều đình bỏ qua, cho dù tính khả thi, ý nghĩa tiến bộ, hợp thời của chúng là rõ ràng.
Đề nghị cải cách về giáo dục của Nguyễn Trƣờng Tộ, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ Trạch tuy không toàn diện và hệ thống bằng Fukuzawa, nhƣng từ trong nội dung của các đề nghị đó chúng ta thấy có sự gặp gỡ về nhận thức và tƣ tƣởng của những trí thức cấp tiến ở hai quốc gia trong cùng thời đại. Giống nhƣ Fukuzawa, Nguyễn Trƣờng Tộ và Phạm Phú Thứ là những trí thức đƣợc tiếp xúc trực tiếp với văn minh phƣơng Tây, chứng kiến sức mạnh trội vƣợt của khoa học công nghệ phƣơng Tây. Các nhà cải cách Việt Nam nhận thức đƣợc rằng: giáo dục là mục tiêu hàng đầu của quốc gia, chính giáo dục đã tạo nên sức mạnh của các thế lực đại dương.
Trong Di thảo số 18 (Về việc học thực dụng), Nguyễn Trƣờng Tộ nói: ―Ngƣời phƣơng Tây cũng là ngƣời, họ đâu có thể vƣợt ra ngoài trời đất mà học, thế sao cái học của họ đƣợc công hiệu. Nhƣ tôi đã bẩm trong bài nói về: ―Ngôi vua, chức quan‖ là do họ biết lấy những thực tế của tạo vật ra mà học. Cho nên trong âm thầm họ đƣợc mặc khải để làm nên cái diệu dụng của trời đất, để giúp tạo hóa những cái mà tạo hóa chƣa kịp làm. Ngƣời nƣớc ta không phải con dân của tạo vật đó sao, thế mà bây giờ lại thấp hèn làm vậy!...‖ [13, tr. 224]. Nhận thức đƣợc yêu cầu của thời đại mới, khi mà cả thế giới hƣớng đến phƣơng Tây để học tập, tiếp thu những giá trị tiên tiến - cái đã tạo nên sức mạnh của các cƣờng quốc đại dƣơng. Nguyễn Trƣờng Tộ kiến nghị lên triều đình thành lập khoa nông chính (phỏng theo phƣơng Tây về sản xuất nông nghiệp), khoa thiên văn và địa lý (tham khảo sách thiên văn địa lý của phƣơng Tây), khoa kỹ nghệ (lựa những sách Tây có hữu dụng cho phát triển kinh tế đất nƣớc nhƣ: sách về khoáng sản, máy móc…), khoa luật học. Ông đƣa ra một chƣơng trình học tập mới khác hẳn nền giáo dục truyền thống với phƣơng châm là: học nay, học thực dụng, học khoa học, gắn liền với thực tế nƣớc nhà. Ông cực lực chống lại tƣ tƣởng ―xƣa hơn nay‖.
100
Sau khi đề ra nguyên lý mới của việc học tập, Nguyễn Trƣờng Tộ liền phê phán mãnh liệt cái học của nƣớc Nam lúc bấy giờ. Cái học đời nay đều là những việc ở bên Bắc quốc: Sở học thuở bé là Sơn Đông, Sơn Tây bên Trung Quốc mắt không từng trông thấy, mà cái sở hành của tráng niên là Nam kỳ, Bắc kỳ chân đi chƣa đến nơi [28, tr. 405]. Ông muốn công kích cái lối học không thiết thực, học không đi cùng với hành. Học nhƣ vậy thì dù bút trọc hết lông, môi ráo hết nƣớc cũng không đƣợc gì. Từ đó, Nguyễn Trƣờng Tộ đề nghị phải học lịch sử, địa lý, luật lệ, phong hóa nƣớc mình để biết mà hăng hái, hăng hái mà làm, chớ sao lại học những cái ấy của Bắc quốc và chỉ Bắc quốc thôi? Ông đề nghị triều đình lập hai hệ thống trƣờng: một là quốc học dạy văn hóa và khoa học cơ bản, hai là chuyên nghiệp dạy nghề nghiệp thiết thực: nông, khoáng, cơ khí, hải lợi, sơn lợi... Khuyến khích du học. Cụ thể là
về việc gởi người sang Pháp học (Di thảo số 33), ông cho rằng: ―Những học sinh học máy móc thì tuổi phải 20 trở lên, học chữ Anh, chữ Pháp thì phải 12, 13 trở lên‖ [13, tr. 346]. Đặc biệt khi nói đến việc học tập phƣơng Tây, Nguyễn Trƣờng Tộ nhấn mạnh đến việc học ngoại ngữ và vai trò của bộ phận thông dịch. ―Tôi thiết nghĩ ngôn ngữ các nƣớc trên thế giới đều khác nhau, nhƣng sở dĩ có thể hợp nhau trao đổi làm việc, đều do con đƣờng thông dịch làm cơ sở. Phàm chiến tranh hay minh ƣớc, cho đến những sự giao tế bình thƣờng, đều dựa vào lời ngƣời thông ngôn. Nếu dịch sai lầm, thì sai một ly đi xa ngàn dặm. Cho nên các nƣớc trên thế giới đều xem học ngành ngôn ngữ này là quan trọng và cấp thiết. Nƣớc ta hiện nay, việc học tiếng Anh, tiếng Pháp rất là khẩn cấp‖ [13, tr. 426]. Riêng về điểm này, chúng ta có thể nhận thấy Nguyễn Trƣờng Tộ không chỉ là nhà tƣ tƣởng có tƣ duy thực tế mà trong vấn đề giáo dục tƣ tƣởng của ông cũng mang tính chiến lƣợc sâu sắc. Cùng với những việc làm ấy, theo ông cần phải khuyến khích dịch sách, viết sách. Các vốn liếng của cha ông để lại ta phải hết sức trân trọng, sƣu tầm lại kho sách cũ, chỉnh lý, bổ sung để mà dạy học.
101
Điểm nổi bật và cũng là sự khác biệt trong tƣ tƣởng của Nguyễn Trƣờng Tộ so với các nhà cải cách cùng thời là đề nghị cải cách văn tự. Học bằng chữ gì? Viết bằng cách nào? Triều đình và các nhà nho không hề đề cập đến vấn đề này. Không nhà nho nào có ý nghĩ phải tạo một thứ chữ Việt Nam khác hẳn với chữ ―thánh hiền‖. Chữ Nôm bị khinh rẻ. Nguyễn Trƣờng Tộ táo bạo viết: Các nƣớc cũng vậy. Nƣớc nào có chữ viết riêng của nƣớc ấy. Nƣớc ta là một nƣớc có tên tuổi vào hàng nhì của phƣơng Đông vậy mà chỉ một mình nƣớc ta không có chữ viết [13, tr. 296]. Vì để tránh bị thành kiến nên ông không chủ trƣơng thay đổi Hán văn bằng chữ la-tinh cho dù ông giỏi về ngôn ngữ này. Ông muốn thỏa hiệp với các nhà nho, đề nghị chế ra một thứ chữ mới rút từ chữ Hán mà chuyển đọc theo tiếng Việt. Thí dụ nhƣ chữ ―thực phạn‖ thì đọc là ―ăn cơm‖, hoặc viết chữ ―ăn cơm‖ thay chữ ―thực phạn‖. Ông gọi đó là ―chữ Hán quốc âm‖ [13, tr. 298]. Rõ ràng đề nghị cải cách này, theo thời, cũng có ý nghĩa dân tộc và tiến bộ, nhƣng nó hoàn toàn không có một tiếng vang nào.
Tƣ tƣởng cải cách của Nguyễn Trƣờng Tộ hình thành hầu nhƣ cùng thời với Minh Trị Duy tân. Năm 1867, ông sang Pháp và một số nƣớc châu Âu. Trong chuyến đi này, Nguyễn Trƣờng Tộ biết có một phái đoàn Nhật Bản đã sang tham quan dự triển lãm quốc tế ở Paris. Trong ―Tế cấp bát điều‖, ông viết: ―Nhật Bản đã cho nhiều ngƣời sang phƣơng Tây du học, đồng thời để dò xét tình hình. Hiện có một Hoàng tử và 35 ngƣời cùng đi với một Linh mục mới đến Ba Lê và đã thiết lập ở đó một Đại học xá để phái ngƣời sang học‖ [13, tr. 107]. Những hiểu biết về Nhật Bản thông qua các sách báo ở châu Âu và Trung Quốc; cũng nhƣ sự có mặt của ngƣời Nhật Bản trong cuộc triển lãm quốc tế tại Paris đã làm cho ông có những ấn tƣợng mạnh mẽ đối với Nhật Bản. Theo ông, sở dĩ Nhật Bản bảo vệ đƣợc nền độc lập của họ một cách tƣơng đối là nhờ họ có cải cách và đƣờng lối ngoại giao mềm dẻo. Về giáo dục, Nguyễn Trƣờng Tộ muốn noi gƣơng Nhật Bản, phái ngƣời sang châu Âu học tập văn minh phƣơng Tây để canh tân đất nƣớc.
102
Chƣơng trình cải cách giáo dục mà Nguyễn Trƣờng Tộ kiến nghị lên triều đình mang tính hệ thống và khá toàn diện. Điều đó phản ánh hoài bão lớn của một trí thức yêu nƣớc, mong muốn đem những điều mắt thấy tai nghe của mình để cùng triều đình cải cách, nhằm tạo nên sức mạnh cho quốc gia, đặng đƣa đất nƣớc thoát khỏi nguy cơ đô hộ của thực dân Pháp. Nhƣng thực tế cho thấy, để đƣa những đề nghị cải cách giáo dục của Nguyễn Trƣờng Tộ thành hiện thực thì cần phải có nhiều yếu tố khác nữa, trong đó phải có một tầng lớp thị dân với nền kinh tế định hƣớng tƣ bản chủ nghĩa làm sức ép cho những cải cách nói trên và đƣờng lối chủ trƣơng của triều đình vẫn là động lực quan trọng, có ý nghĩa thúc đẩy hoặc kìm hãm mọi nỗ lực canh tân. Số phận của đề án canh tân giáo dục đƣợc cho là hiện đại của Nguyễn Trƣờng Tộ cũng giống nhƣ nhiều bản điều trần khác, đều bị triều đình lãnh đạm. Mặc dù vẫn biết rằng những kiến nghị đó là đúng nhƣng chỉ vì không tín nhiệm con