Nhận thức vai trò quan trọng của biển gắn với phát triển kinh tế và

Một phần của tài liệu Nhận thức về biển và sức mạnh của các thế lực đại dương trong tư tưởng một số nhà cải cách Việt Nam cuối thế kỷ XIX (Trang 113)

5. Bố cục luận văn

3.2. Nhận thức vai trò quan trọng của biển gắn với phát triển kinh tế và

tế và an ninh quốc phòng - nét nổi bật trong tƣ tƣởng của một số nhà cải cách Việt Nam

Khi luâ ̣n về vai trò của biển đối với li ̣ch sƣ̉ nhân loa ̣i , chúng ta cần phải khẳng đi ̣nh rằng : phƣơng Tây đã có nhâ ̣n thƣ́c sớm hơn và toàn diê ̣n hơn phƣơng Đông. Điều mà chúng tôi muốn nhắc đến đó là thuyết ― Hải quyền luận‖ của A. T. Mahan (1840-1914) [119, tr. 735].

Vào thời cận đại, quốc gia đầu tiên ở Đông Á tiếp nhâ ̣n thuyết sức mạnh biển của Mahan là Nhật Bản : ―Ở Nhật Bản, hạm trƣởng chiến ha ̣m nào cũng đƣợc phát một tập sách của Mahan . Ngƣờ i Nhâ ̣t nôn nóng ho ̣c tâ ̣p đƣờng lối Tây phƣơng , và bắt đầu trao đổi thƣ từ rất nhiều với Mahan về vấn đề kiến tạo hải quân , cỡ súng và các vấn đề về hàng h ải. Nhâ ̣t Bản đã nhiều lần chính thƣ́c mời ông làm cố vấn cho hải quân , nhƣng Mahan đều tƣ̀ chối‖ [57, tr. 66]. Mặc dù không trƣ̣c tiếp sang làm cố vấn cho chính quyền Minh Tri ̣, nhƣng chúng ta tin chắc rằng, thuyết sức mạnh biển của Mahan là nhân tố quan trọng đƣa Nhật Bản trở thành cƣờng quốc đại dƣơng số một ở Viễn Đông.

Ở Việt Nam , cũng giống nhƣ Trung Quốc , trong vấn đề nhâ ̣n thƣ́c về biển và sƣ́c ma ̣nh của các thế lực đại dương, chúng ta đã đi sau so vớ i thế giới mô ̣t thời gian tƣơng đối dài . Trƣớc tiên, chúng ta cần phải khẳng định rằng:

nhận thức về biển và vai trò quan trọng của biển đối với sự phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng không phải đến cuối thế kỷ XIX mới xuất hiện; mà trƣớc đó, trong tƣ tƣởng truyền thống, vấn đề này đã đƣợc các chính thể quân chủ nhận thức và thực hiện khá thành công. Kỷ nguyên thƣơng mại ở châu Á trong thế kỷ XVI - XVII với sự phát triển sôi động của các tuyến buôn bán

112

trên biển, cùng với đó là sự hội nhập tích cực vào hệ thống thƣơng mại quốc tế và khu vực của các quốc gia châu Á (trong đó có Việt Nam) là minh chứng hết sức rõ ràng.

Tuy nhiên, ý nghĩa cần đƣợc nhấn mạnh ở đây là: Các nhà cải cách tiêu biểu như Nguyễn Trường Tộ, Bùi Viện, Nguyễn Lộ Trạch, Đặng Huy Trứ và Phạm Phú Thứ đã có chung một nhận thức về biển sâu sắc hơn so với tư tưởng truyền thống. Họ nhận thức biển không chỉ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng, mà biển còn có ý nghĩa quan trọng hơn - nó là ―lực đẩy‖ cho sự vƣơn lên của quốc gia. Từ nhận thức đó, họ đề nghị triều đình cần phải tiến hành cấp bách chiến lƣợc ―khai cảng‖, mở cửa giao thƣơng quốc tế và tranh thủ thời cơ hội nhập, tiếp thu sức mạnh của các

thế lực đại dương để phát tri ển đất nƣớc, đặng vƣơn lên trở thành một quốc gia giàu từ biển, mạnh từ biển. Cũng theo họ, đó là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để chấn hƣng đất nƣớc và cứu dân tộc thoát khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân. Mặt khác, từ nhận thức về biển đến tƣ tƣởng ―khai cảng‖, mở cửa giao thƣơng đã phản ánh rõ tính chất tiến bộ trong tƣ tƣởng của một số nhà cải cách Việt Nam cuối thế kỷ XIX. Họ thực sự đã nhận ra những hạn chế của tƣ tƣ ởng truyền thống, hy vo ̣ng bằng tiếng nói và hành đô ̣ng thƣ̣c tế của mình sẽ thay đổi đƣ ợc tƣ duy và nhận thức của chính quyền nhằm hƣớng đến xây dựng một mô hình nhà nƣớc tiến bộ. Đây chính là ý nghĩa và giá trị quan trọng nhất của nhận thức về biển trong tƣ tƣởng một số nhà cải cách Việt Nam. Trong một chừng mực nào đó, những nhận thức về biển đã ngầm báo trƣớc về một thời đại mới không xa đang đến và nhất định sẽ đến - thời đại mà cả thế giới sẽ hƣớng ra biển để hội nhập và khẳng định sức mạnh của dân tộc mình.

Nƣớc Việt Nam ta ở vào một vị trí địa lý đƣợc thiên nhiên đặc biệt ƣu đãi về biển. Cứ 100 km2

đất liền ta có 1 km2 bờ biển, trong lúc trên thế giới trung bình cứ 600 km2 lục địa mới có 1 km bờ biển. Với địa hình đất nƣớc dài

113

nhƣng hẹp chiều ngang, với những quần đảo rộng lớn ở ngoài khơi Biển Đông (nhƣ quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trƣờng Sa), ta có một vùng biển rộng lớn 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, một vùng biển giàu tài nguyên, nhƣ Bác Hồ sau kháng chiến chống Pháp đã nói: Ngày trƣớc ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển, mà biển của ta là ―biển vàng, biển bạc‖.

Vùng biển của chúng ta (bao gồm cả vùng lãnh hải, khu vực đặc quyền kinh tế, thềm lục địa…) là vùng xung yếu của Biển Đông, với chiều dài bờ biển trên 3260 km. Vì vậy, bảo vệ vùng biển Việt Nam là bảo vệ tài nguyên trên đảo, trên quần đảo, trên mặt biển, trong nƣớc và dƣới đáy đại dƣơng, trong khu vực đặc quyền kinh tế, trong thềm lục địa; bảo vệ chủ quyền và an toàn lao động để khai thác mọi tài nguyên; giữ vững an ninh trên biển, phát hiện và ngăn chặn kịp thời mọi hành động vi phạm chủ quyền, xâm phạm quyền lợi kinh tế, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Biển của ta là do nhân dân ta làm chủ.

Trong thời đại ngày nay, trƣớc xu thế hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, đặc biệt thế kỷ XXI đƣợc xác định là thế kỷ của đại dƣơng thì những nhận thức về biển của một số nhà cải cách Việt Nam càng có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoạch định chiến lược biển của Đảng và Nhà nƣớc ta.

Ôn cố nhi tri tân, kinh nghiệm lịch sử đó luôn nhắc nhở mỗi chúng ta cần phải biết trân trọng quá khứ, kế thừa những giá trị mang tính thời đại để vận dụng và phát triển vào bối cảnh hiện tại một cách hiệu quả nhất. Tìm hiểu nhận thức về biển trong tƣ tƣởng một số nhà cải cách Việt Nam cuối thế kỷ XIX cũng không ngoài ý nghĩa đó.

3.3. Lựa chọn đối tác chiến lƣợc - nhận thức có tính thời đại

Cuối thế kỷ XIX, trƣớc thách thức mạnh mẽ, ngày càng quyết liệt của các thế lực đại dương, nền độc lập của các quốc gia châu Á bị đe dọa nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, Nhật Bản và Thái Lan trở thành hai quốc gia duy

114

nhất thoát khỏi ách đô hộ của các cƣờng quốc phƣơng Tây. Chúng tôi cho rằng, có nhiều nguyên nhân để tạo nên thành công của hai quốc gia đó và lựa chọn đối tác chiến lược đƣợc xem là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất.

Nhìn lại lịch sử, ngƣời Nhật (giới cầm quyền) luôn có những đánh giá chính xác về sức mạnh văn hóa cùng với tiềm lực kinh tế, quân sự của từng cƣờng quốc thế giới trong những thời kỳ cụ thể. Quan điểm đó hoàn toàn đúng với Nhật Bản. Nhƣ chúng ta biết, vào thế kỷ VII-IX, Trung Quốc là một trung tâm văn minh lớn với nhiều thành tựu văn hóa rực rỡ. Do đó, Nhật Bản đã hƣớng về lục địa Trung Hoa, quyết định mở cửa với Trung Quốc. Đây là sự lựa chọn sáng suốt và duy nhất đúng của giới cầm quyền Nhật Bản trong bối cảnh chính trị - xã hội khu vực Đông Bắc Á thời bấy giờ.

Trƣớc chuyến thăm của hạm đội Hoa Kỳ do đô đốc M. C. Perry đến Nhật Bản vào năm 1853 thì trƣớc đó, Nhật Bản đã có 200 năm Hà Lan học. Đó là sự thay đổi mang tính chiến lƣợc, thể hiện năng lực nhận thức thời cuộc và tƣ duy lãnh đạo của chính quyền Minh Trị khi lựa chọn Hoa Kỳ - tân thế lực đại dương làm đối tác thay thế Hà Lan - cựu thế lực đại dương. Điều đó đã đƣợc Fukuzawa Yukichi khẳng định trong thuyết Thoát khỏi châu Á nhƣ sau: Ngày nay sự ―an nguy tồn vong của một nƣớc‖ là dựa trên ―sự mạnh yếu của lực lƣợng đất nƣớc‖, tức là ―có khéo lợi dụng điện lực không và lợi dụng nhiều hay ít‖. Từ ngày mở nƣớc đến nay sở dĩ Nhật Bản ―duy trì độc lập‖ là do nó đã ―hoàn toàn sử dụng lợi khí của văn minh phƣơng Tây, không lơ là trong việc lợi dụng lợi khí đó‖. Nhƣ vậy, tuy đất nƣớc Nhật ―ở trong châu Á‖ mà ―tinh thần quốc dân Nhật Bản‖ đã thoát ra khỏi cái miếu cổ châu Á, chuyển sang nền văn minh phƣơng Tây‖ [97, tr. 472].

Từ việc lựa chọn đối tác chiến lƣợc, chính quyền Minh Trị đã chủ động và tích cực phái cử những thanh niên ƣu tú sang Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Hà Lan để học tập văn minh khoa học kỹ thuật phƣơng Tây. Và bằng những lợi ích

115

thu đƣợc trong quan hệ hợp tác với chính phủ Minh Trị, các quốc gia phƣơng Tây đã trực tiếp đào tạo nên một đội ngũ trí thức Tây học ngƣời Nhật tài năng và chính đội ngũ Tây học này, sau khi về nƣớc đã góp phần quan trọng vào việc đƣa Nhật Bản trở thành cƣờng quốc số một ở Viễn Đông vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Không có đƣợc thế mạnh và thành tựu lớn lao nhƣ Nhật Bản, nhƣng Xiêm (Thái Lan) đã đạt đƣợc mục đích trong vấn đề lựa chọn đối tác chiến lược để hợp tác. Chính điều đó đã đem lại sự độc lập dù là tƣơng đối cho vƣơng quốc này. Chính phủ của Chulalongkorn đã tiến hành chính sách ngoại giao mềm dẻo và linh hoạt, biết tận dụng lợi thế vùng đệm lãnh thổ của vƣơng quốc trong việc ứng phó với Anh và Pháp. Sự khống chế lẫn nhau, không một cƣờng quốc đại dƣơng nào đủ sức độc chiếm Thái Lan và nhờ đó đã tạo ra cơ hội cho chính phủ Chulalongkorn có những bƣớc đi thích hợp để duy trì nền độc lập dân tộc. Về điểm này, tƣ tƣởng của Nguyễn Trƣờng Tộ thể hiện sâu sắc hơn các nhà cải cách Việt Nam cùng thời. Di thảo số 55 (Nên mở cửa chứ không nên khép kín), ông nói rõ: ―… đối diện với nƣớc ta là Xiêm La. Nƣớc ấy trƣớc đây vốn chẳng có thế lực to lớn hùng mạnh gì. Nhƣng từ khi ngƣời phƣơng Tây quấy động khiến họ chợt thức tỉnh, bèn lấy Anh Pháp làm bạn, lấy Y, Bồ làm khách, mời hết các nƣớc trên thế giới đến buôn bán, du lịch, còn nƣớc ấy thì nghiễm nhiên làm một ông chủ nhà lớn đàng hoàng, khiến nƣớc lớn thì làm khách nƣớc nhỏ thì làm bạn, thiên hạ quây quần gọi là ông Đông,… Mặc dầu Anh Pháp muốn phân chia quyền lợi ở đó nhƣng cũng không thể làm sao ỷ mạnh mà đánh kẻ tƣơi cƣời với mình, nên cũng phải phó mặc chẳng biết làm sao‖ [13, tr. 485]. Nguyễn Trƣờng Tộ đánh giá quả là xác đáng về vai trò của chính sách ngoại giao Xiêm cuối thế kỷ XIX và thực tế lịch sử đã khẳng định thành công lớn mà nền ngoại giao Xiêm giành đƣợc trong thời kỳ này.

Ngƣợc lại với thành công của Nhật Bản và Thái Lan, trong vấn đề lựa chọn đồng minh chiến lược là thất bại của Trung Quốc và Việt Nam. Do

116

nhiều nguyên nhân chi phối, đặc biệt là ―ánh hào quang của quá khứ‖ đã trói buộc tƣ tƣởng hợp tác với ―ngoại di‖ của chính phủ Mãn Thanh. Và hệ quả mang tính tất yếu là Trung Quốc đã bị biến thành nƣớc nửa thuộc địa, nửa phong kiến.

Việt Nam dƣới triều Tự Đức có phần nặng nề hơn, không chỉ bị tƣ tƣởng truyền thống chi phối mà trong vấn đề lựa chọn đối tác chiến lược

chính quyền Tự Đức đã không có đủ nhận thức và dũng cảm thi hành một chính sách đối ngoại vƣợt trên chính quyền B ắc Kinh để hội nhập với thế giới nhƣ kiến nghị trong điều trần của Nguyễn Trƣờng Tộ, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ Trạch và Bùi Viện. Cuối cùng, sự bất lực của triều đình Tự Đức trƣớc cuộc chiến tranh xâm lƣợc của thực dân Pháp đã đẩy Việt Nam vào vòng nô lệ trong suốt hơn 80 năm. Vì vậy, sự thất bại trong vấn đề lựa chọn đối tác chiến lƣợc của triều Nguyễn cuối thế kỷ XIX sẽ là m ột trong những nhân tố cần đƣợc nói đến khi lý gi ải cho nguyên nhân mất nƣớc dƣới thời Tự Đức. Mă ̣c dù trong nhâ ̣n thƣ́c của Nguyễn Trƣờng Tô ̣ và mô ̣t số nhà cải cách cùng thời chƣa nhận ra đƣợc sức mạnh có ý nghĩa quyết định tới việc chấn hƣng đất nƣớc và khôi phục đô ̣c lâ ̣p dân tô ̣c nằm trong chính bản thân dân tô ̣c mình, nhƣng kiến nghi ̣ dƣ̣a vào sƣ́c ma ̣nh của các thế lực đại dương để yên trong (dẹp nạn giặc cỏ ), mở cƣ̉a giao thƣơng với nƣớc ngoài ... đối với triều đình Huế thì quả thƣ̣c là hƣ̃u dụng .

Trong bối cảnh quan hệ khu vực và quốc tế phức tạp hiện nay, đặc biệt là những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải giữa các nƣớc lân cận, bài học về lựa chọn đối tác chiến lược càng có ý nghĩa thời đại sâu sắc. Sự ràng buộc giữa các quốc gia ngày càng chặt chẽ, yêu cầu đặt ra cho đất nƣớc hiện nay là không thể và không đƣợc tách khỏi xu thế hội nhập quốc tế, hợp tác sâu rộng với thế giới. Đƣơng nhiên, chúng ta sẽ chỉ đƣợc tôn trọng và đối xử bình đẳng khi thực lực của chúng ta mạnh và đối phƣơng cũng chỉ hợp tác với ta khi họ cần ta hoặc khi sức mạnh của ta vƣợt trên họ. Điều đó đã đƣợc

117

lịch sử khẳng định, đối với bất cứ quốc gia nào cũng vậy, lợi ích dân tộc là cao hơn hết thảy, nó cao hơn cả ý thức hệ và vƣợt trên mọi mƣu đồ vị kỷ. Nhận thức đƣợc điều đó sẽ giúp ta có cái nhìn khách quan và sâu sắc hơn khi đánh giá về ý nghĩa của sự lựa chọn đối tác chiến lƣợc trong tƣ tƣởng và nhận thức của một số nhà cải cách Việt Nam cuối thế kỷ XIX.

Tuy nhiên, đối với các vấn đề liên quan đến chính sách của quốc gia thì vai trò của chính quyền nhà nƣớc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Với tƣ cách là ngƣời đứng đầu quốc gia, lãnh đạo toàn dân, trách nhiệm của triều đình Tự Đức trong vấn đề mất nƣớc cần phải đƣợc khẳng định. Sự yếu kém của chính quyền Tự Đức không chỉ đƣợc thể hiện ở việc triều đình đã bỏ qua các đề nghị canh tân đầy ý nghĩa của những trí thức cấp tiến giàu lòng yêu nƣớc mà còn đƣợc thể hiện rất rõ ở sự chia rẽ trong nội bộ triều đình, nhân tâm phân tán, triều đình không tập hợp đƣợc sức mạnh đoàn kết của dân chúng cùng đứng lên đánh đuổi quân xâm lƣợc. Trái lại, thất bại từ việc chống trả yếu ớt lúc đầu đến việc nhờ ngƣời Thanh (Trung Quốc) giúp cũng không đạt kết quả, triều đình Tự Đức từng bƣớc xa rời cuộc đấu tranh của nhân dân và cuối cùng đã phản bội lại phong trào quần chúng, đầu hàng giặc một cách hèn nhát. Do đó, việc để mất nƣớc và đẩy dân ta vào vòng nô lệ của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ, trách nhiệm của vua Tự Đức và bộ máy đình thần thủ cựu không gì có thể bào chữa.

Cũng cần phải nói thêm rằng, đây là thời kỳ khủng hoảng và bế tắc của lịch sử nƣớc ta. Mặc dù đã xuất hiện nhiều trí thức cấp tiến, thức thời, nhƣng thực tế lịch sử cho thấy nƣớc ta lúc này chƣa xuất hiện ―tinh hoa dân tộc‖ - Ngƣời có thể tập hợp và lãnh đạo toàn dân theo một học thuyết cách mạng, tiến lên đánh đuổi quân xâm lƣợc, giành lại độc lập cho Tổ quốc và tự do cho dân tộc. Cá nhân lỗi lạc, Ngƣời hội tụ đầy đủ ―tinh hoa dân tộc‖ chỉ xuất hiện vào những thập niên thế kỷ XX.

118

PHẦN KẾT LUẬN

Đến thế kỷ XIX, loài ngƣời đã trải qua hai đợt sóng thay đổi lớn. Đợt sóng thứ nhất: sự ra đời của nông nghiệp và cùng với nó, nền văn minh nông

Một phần của tài liệu Nhận thức về biển và sức mạnh của các thế lực đại dương trong tư tưởng một số nhà cải cách Việt Nam cuối thế kỷ XIX (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)