Theo Stogdill 1974, nhà lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùng với sự ràng buộc của tính cách , cách ứng xử, ảnh hưởng đối với người khác, các chuỗi hoạt động tương tác, quan hệ, vị trí
Trang 1Một người nào đó có thể tạo ra sự khác biệt trong một tổ chức hay không? Các nghiên cứu từ những năm 1930 đã bắt đầu dựng lên một hình ảnh, một chân dung và nêu lên khái niệm cho người đứng đầu, hàng loạt tranh luận về một người được gọi là nhà lãnh đạo
Dù nhìn nhận theo cách nào, thì một nhà lãnh đạo phải đảm bảo được 3 yếu tố: khả năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng Hiểu một cách đơn giản, nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầm nhìn cho một tổ chức hay một nhóm và biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho những người đi theo thực hiện tầm nhìn đó Tùy theo từng khía cạnh nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu
có các định nghĩa khác nhau về nhà lãnh đạo
Theo Stogdill (1974), nhà lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùng với sự ràng buộc của tính cách , cách ứng xử, ảnh hưởng đối với người khác, các chuỗi hoạt động tương tác, quan hệ, vị trí quản lý, và nhìn nhận của người khác về tính hợp pháp của quyền lực và sự tạo dựng ảnh hưởng House (2004) định nghĩa rằng nhà lãnh đạo là cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu quả và thành công của tổ chức họ trực thuộc.Theo Maxwell thì định nghĩa nhà lãnh đạo là người có khả năng gây ảnh hưởng
Trong bất cứ tình huống nào, một nhóm từ hai người trở lên luôn luôn có một người có ảnh hưởng nổi bật, người đó là lãnh đạo Vì vậy mỗi chúng ta đều gây ảnh hưởng và bị ảnh hưởng từ người khác Điều này có nghĩa là: tất cả chúng ta lãnh đạo người khác trong một vài lĩnh vực; ngược lại ở một số lĩnh vực khác chúng ta được người khác dẫn dắt Không ai nằm ngoài quy luật này: hoặc là nhà lãnh đạo hoặc là người bị lãnh đạo
Nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi vị trí , từ những người có chức vụ quan trọng đến những người có vị trí bình thường như chủ tịch nước, tổng thống, vua, các bộ trưởng, chủ tịch các tập đoàn đa quốc gia, giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng, nhân viên, thuyền trưởng, cha xứ, giáo chủ một giáo phái, hay thậm chí là đội trưởng đội bóng, cha
mẹ trong gia đình, trưởng nhóm trong một nhóm bạn học Có thể thấy lãnh đạo luôn xuất hiện trong các nhóm hoặc tổ chức với tư cách là người đại diện, dẫn đầu, có khả năng đề xướng hướng đi cho mọi người, và quyết định cho các hoạt động nội bộ
Trang 2- Chúng ta nên chú ý tới hai cụm từ: “lãnh đạo” và “Nhà lãnh đạo” Lãnh đạo là động từ, chỉ hoạt động, còn nhà lãnh đạo là danh từ chỉ chủ thể thực hiện hành động Nhưng lãnh đạo và nhà lãnh đạo không phải bao giờ cũng gắn với nhau Đôi khi người được mệnh danh là nhà lãnh đạo thì không thực hiện được công việc lãnh đạo Vì vậy, trong thực tế, thường có hai kiểu nhà lãnh đạo: nhà lãnh đạo chức vị và nhà lãnh đạo thật sự
Nhà lãnh đạo chức vị có quyền hành do vị trí, nghi thức, truyền thống và các cơ cấu tổ chức đem lại Nhà lãnh đạo này sử dụng chức vụ để gây ảnh hưởng lên người khác khi mất chức rồi thì không còn gây ảnh hưởng lên người khác được nữa Mọi người sẽ không phục tùng nhà lãnh đạo này nếu sự việc nằm ngoài thẩm quyền của ông ta
Nhà lãnh đạo thât sự là nhà lãnh đạo dùng tài năng, phẩm chất của mình để gây ảnh hưởng tới mọi người, lôi cuối mọi người đi theo con đường của họ Đây mới là những nhà lãnh đạo có giá trị bền vững, sức mạnh của họ đến tự nhiên xuất phát từ con người họ chứ không phải từ cái gì bên ngoài họ
1.LÝ THUYẾT ĐẶC ĐIỂM NHÀ LÃNH ĐẠO:
Việc tìm kiếm tính cách, xã hội, vật chất hoặc thuộc tính tri thức mô tả các nhà lãnh đạo
và phân biệt họ với những người không pphải là lãnh đạo đã quay trở lại vào những năm 1930
Nghiên cứu này cố gắng phân biệt các đặc điểm lãnh đạo đã đưa đến một số những điểm kết thúc hết hiệu lực Nếu nghiên cứu có ý định xác định một loạt những đặc điểm phân biệt các nhà lãnh đạo hiệu quả và không hiệu quả thì nghiên cứu đó thất bại
Tuy nhiên nếu nghiên cứu có ý định xác định những đặc điểm có liên quan một cách phù hợp với sự lãnh đạo thì các kết quả có thể giải thích theo một hướng gây ấn tượng hơn.Nói chung các kết quả tổng hợp từ hơn nữa thế kỷ nghiên cứu đã đưa chúng ta đến
Trang 3Trong thuyết trên có ít nhất 4 hạn chế: không có đặc điểm nào tiên đoán sự lãnh đạo tất cả các tình huống Thứ 2, các đặc điểm tiên đoán hành vi ở trong các tình huống “yếu” hơn các tình huống “mạnh” Thứ 3, không có bằng chứng rõ ràng trong việc phân biệt nguyên nhân và hậu quả Và cuối cùng, các đặc điểm thực hiện tốt việc tiên đoán bề ngoài của sự lãnh đạo hơn là phân biệt giữa các nhà lãnh đạo hiệu quả và không hiệu lực
2 THUYẾT HÀNH VI
Nếu phương pháp hành vi đối với lãnh đạo thành công thì sẽ có những hàm ý rất khác so với hàm ý phương pháp đặc điểm nếu việc nghiên cứu đặc điểm thành công thì có thể cung cấp một nền tảng cơ bản cho việc lựac chọn đúng người đảm nhiệm các vị trí trong nhóm và tổ chức đang cần Ngược lại, néu các nghiên cứu hành vi tạo ra các yếu tố quyết định hành vi của nhà lãnh đạo thì chúng ta có thể đào tạo mọi người thành nhà lãnh đạo
Sự khác nhau của thuyết đặc điểm và thuyết hành vi nằm ở các giả thuyết bên trong Nếu thuyết đặc điểm có giá trị thì các nhà lãnh đạo được sinh ra hơn được tạo ra Mặt khác, nếu có những hành vi cụ thể thiết kế các chương trình cụ thể xác định các nhà lãnh đạo thì chúng ta có thể đào tạo sự lãnh đạo-thiét kế các chương trình in sâu vào những mẫu hành vi này đối với các cá nhân có mong muốn trở thành nhà lanbhx đạo hiệu quả Đây chắc chắn là con đường thú vị hơn vì nó có ý nghĩa mở rộng nguồn cung cấp các nhà lãnh đạo hiệu quả
Trong lý thuyết này có ba nghiên cứu của bang Ohio vào cuối những năm 1940, nghiên cứu hai khía cạnh khởi xướng công việc và chú trọng mối quan hệ Và nghiên cứu của họ cho rằng nhà lãnh đạo cần là người két hợp 2 khả năng này ở mức độ “cao-cao” Còn một nghiên cứu thứ hai là của trường đại học Michigan, nghiên cứu khả năng hướng đến nhân viên và hướng đến năng suất và kết luận của họ ủng hộ cao các nhà lãnh đạo hướng đến nhân viên trong hành vi của họ sẽ có năng suất nhóm cao hơn và sự thỏa mãn nhiều hơn đối với công việc.Trong lý thuyết hành vi còn có thuyết lưới quản trị, đuwocj Blake và Mouton triển khai, họ đưa ra hệ thống quản lý dựa trên phong cách “quan tâm đến con người” và “quan tâm đến năng suất” và nghiên cứu của họ cho rằng nhà quản lý được nhận thấy tốt nhất ở mức 9.9 Trong nghiên cứu này mạng lưới nghiên cứu đưa ra một khuôn khổ rõ ràng về khái niệm kiểu lãnh đạo hơn là trình bày bất cứ thông tin mới rõ ràng nào về việc làm rõ tình huống khó kăhn của việc lãnh đạo bởi vì có ít bằng chứng thất sự nào để hỗ trợ cho kết luận của họ và đây là nhược điểm trong nghiên cứu
3.LÝ THUYẾT LÃNH ĐẠO THEO TÌNH HUỐNG
Một nhà lãnh đạo thành công là người biết đưa ra những quyết định quản trị đúng lúc, đúng thời điểm và một điều quan trọng nữa là phải tùy thuộc vào những tình hống cụ
Trang 4thể.Có thể trong tình huống này phong cách lãnh đạo đó là phù hợp và mang lại hiệu quả nhưng trong tình huống khác thì phong cách lãnh đạo đó lạicos tác động tiêu cực ,gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của một tổ chức
Do vậy có thể kết luận được rằng:Tính hiệu quả của lãnh đạo thì phụ thuộc vào tình huống và những yếu tố khác có thể phân biệt các điều kiện tình huống đó
5 phương pháp để phân biệt sự khác nhau về tình huống then chốt:
♦-Mô hình Fiedler
♦-Thuyết tình huống của Hersey và Blanchard
♦-Thuyết trao đổi thành viên lãnh đạo
♦-Thuyết đường dẫn-mục tiêu
A- Mô hình Fiedler:Fiedler đưa ra rằng thành quả nhóm có hiệu quả hay không thì phụ
thuộc vào sự kết nối phù hợp giữa phong cách của nhà lãnh đạo và tình huống mà nhà lãnh đạo gặp phải
* Xác định kiểu lãnh đạo:
Fiedler tin rằng một nhân tố then chốt đối với sự thành công của việc lãnh đạo là kiểu lãnh đạo cơ sở của cá nhân.Fiedler lập ra bảng điều tra bao gồm 16 cặp tính từ trái ngược nhau đối với đồng nghiệp ít được ưa thích nhất.Nếu như người đồng nghiệp ít được ưu thích được mô tả bằng những giới hạn tương đối tích cực (tỷ lệ LPC cao) thì người trả lời
là người theo định hướng quan hệ.Ngược lại nếu người đồng nghiệp ít được ưa thích đó
có tỷ lệ LPC thấp thì người được phỏng vấn chủ yếu ưa thích năng suất cà họ được xem
là người có định hướng nhiệm vụ.Còn nếu điểm nằm ở khoảng giữa thì không thể phân loại họ vào nhóm định hướng quan hệ hay nhóm định hướng nhiệm vụ và do đó họ nằm bên ngoài những sự tiên đoán của thuyết này
* Xác định tình huống:
Sau khi đã xác định phong cách lãnh đạo cơ bản của cá nhân thông qua LPC thì cần phải kết hợp người lãnh đạo với tình huống.Theo ông có 3 khía cạnh ngẫu nhiên, xác định các nhân tố tình huống then chốt quyết định tính hiệu quả của sự lãnh đạo
+.Các mối quan hệ nhà lãnh đạo-thành viên:Mức độ tự tin,thành thật và sự tôn trọng của các thành viên đối với người lãnh đạo của mình
Trang 5+Quyền lực vị trí:Phạm vi ảnh hưởng mà một nhà lãnh đạo có đối với những sự khác nhau về quyền lực
Đánh giá:Các mối quan hệ lãnh đạo-thành viên tốt (xấu) thì cơ cấu việc càng cao (thấp);nhà lãnh đạo có vị trí quyền lực mạnh (yếu)
* Kết hợp nhà lãnh đạo với các tình huống:
Có hai cách để cải thiện tính hiệu quả của việc lãnh đạo trong trường hợp kiểu lãnh đạo của cá nhân là cố định:
+Thay đổi nhà lãnh đạo để phù hợp với hoàn cảnh:Nếu một tình huống nhóm được xếp vào vị trí rất bất lợi nhưng hiện tại được điều hành bởi một nhà lãnh đạo theo định hướng quan hệ thì thành quả của nhóm có thể được cải thiện bằng việc thay thế người lãnh đạo theo hướng nhiệm vụ
+Sự lựa chọn thứ hai là thay đổi tình huống cho phù hợp với người lãnh đạo:Có thể làm điều náy bằng việc hạn chế các nhiệm vụ hoặc là tăng giảm quyền lực của nhà lãnh đạo
* Đánh giá:
+Ưu điểm:Đã đưa đến một kết luận tích cực tổng quát
+Nhược điểm:Sự hợp lý ở bên trong của LPC thì không được hiểu rỏ và điểm số LPC của người được phỏng vấn thì không ổn định.Các biến số ngẫu nhiên thì phức tạp và khó khăn để đánh giá
B-Thuyết tình huống của Hersey và Blanchard:
Paul Hersey và Ken Blanchard phát tiển thuyết lãnh đạo theo tình huống.Đây là thuyết ngẫu nhiên tập trung vào những người cấp dưới.Việc nhấn mạnh đến những người cấp dưới trong tính hiệu quả của sự lãnh đạo thì phản ánh thực tế rằng chính những người cấp dưới là người sẽ chấp nhận hoặc là phản đối nhà lãnh đạo
Những điều mà Hersey và Blanchard tranh luận là ngẫu nhiên ở mức độ sẵn sàng của các nhân viên.Theo 2 ông thì thuật ngữ sẵn sàng phản ánh mức độ mà mọi người có khả năng
và sự sẵn long để hoàn thành một nhiệm cụ cụ thể
4 hành vi cụ thể của nhà lãnh đạo:
♦ Nhân viên không có khả năng và không sẵn lòng thực hiện nhiệm vụ:Nhà lãnh đạo cần đưa ra định hướng công việc rõ ràng, cụ thể
Trang 6♦ Nhân viên không có khả năng nhưng sẵn lòng thực hiện nhiệm vụ:Nhà lãnh đạo cần có định hướng nhiệm vụ cao để bù đắp cho thiếu khả năng của nhân viên và có định hướng quan hệ cao để làm cho các nhân viên thực hiện mong muốn của nhà lãnh đạo
♦ Nhân viên có khả năng và không sẵn lòng thực hiện nhiệm vụ:Nhà lãnh đạo càn sử dụng một kiểu hỗ trợ và tham gia
♦ Nhân viên có khả năng và sẵn long thực hiện nhiệm vụ:Nhà lãnh đạo không cần phải làm nhiều,
C-Thuyết trao đổi lãnh đạo-thành viên (LMX):
Thuyết trao đổi lãnh đạo-thành viên tranh luận rằng do các áp lực về thời gian nên các nhà lãnh đạo thiết lập mối quan hệ đặc biệt với một nhóm nhỏ các nhân viên của mình.Các nhân viên này hình thành nên nhóm trong-họ sẽ được tin cậy, có được sự chú ý không cân xứng của nhà lãnh đạo, và dường như có được những quyền lợi đặc biệt.Những nhân viên khác thì ở bên ngoài-họ ít được nhà lãnh dạo quan tâm, có được ít các bổng lộc và có những mối quan hệ lãnh đạo-nhân viên dựa trên những sự tương tác quyền lực chính thức
Khi nhà lãnh đạo bắt đầu tương tác với một nhân viên thì nhà lãnh đạo đã đưa nhân viên vào nhóm trong hoặc nhóm ngoài và mối quan hệ đó tương đối ổn định theo thời gian.Các nhà lãnh đạo có xu hướng chọn các thành viên nhóm trong bởi vì họ có thái độ
và đặc điểm cá nhân tương tự với đặc điểm của nhà lãnh đạo hoặc họ có mức độ cạnh tranh cao hơn là các thành viên nhóm ngoài.Do đó có thể thấy rằng mặc dù người lãnh đạo là người lựa chọn nhưng chính các đặc điểm của nhân viên là nhân tố đưa đến quyết định chọn nhóm của nhà lãnh đạo
D-Thuyết đường dẫn-mục tiêu:(Robert House)
Điều quan trọng trong thuyết này là việc nhà lãnh đạo sẽ có trách nhiệm hỗ trợ nhân viên trong việc đạt được mục tiêu và cung cấp hướng đi hoặc hỗ trợ để đảm bảo rằng các mục tiêu của họ phù hợp với mục tiêu chung của nhóm hoặc tổ chức
Thuật ngữ đường dẫn-mục tiêu bắt nguồn từ sự tin tưởng rằng các nhà lãnh đạo sẽ làm rõ con đường bằng cách làm giảm đi những chướng ngại vật trên đường đi để giúp cho nhân
viên đạt được các mục tiêu trong công việc và bước tới dễ dàng hơn
* Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo, tác nhân môi trường và kết quả công việc như
sau:
Trang 7♦ Lãnh đạo chỉ huy sẽ làm tăng hài lòng cho nhân viên khi nhiệm vụ mơ hồ hay mức
căng thẳng xung đột trong nhóm cao,khả năng tự chủ của cấp dưới thấp.Hành vi này sẽ
có thể thừa khi cấp dưới có kinh nghiệm nhiều và có khả năng nhận thức cao
♦ Lãnh đạo hỗ trợ sẽ làm tăng kết quả công việc và sự hài lòng của nhân viên cấp dưới
khi họ thực hiện những nhiệm vụ có tính rõ ràng, các mối quan hệ quyền lực chính thức
rõ ràng
♦ Lãnh đạo tham gia khi cấp dưới có tính tự chủ cao
♦ Lãnh đạo theo hướng thành tựu sẽ tăng kì vọng của cấp dưới và giúp họ nỗ lực để tăng kết quả công việc khi nhiệm vụ có cơ cấu mơ hồ
4-CÁC LÝ THUYẾT LÃNH ĐẠO NỔI TIẾNG HIỆN NAY:
A-Lãnh đạo kiểu người hùng:
Những nhà lãnh đạo “người hùng’ là người có thể làm chuyển biến mọi tình huống
♦Thuyết lãnh đạo người hung của House
+Về tính cách :Họ là những người rất tham vọng về quyền lực,tự tin và tin vào những điều mà mình tin tưởng
+Có cái nhìn cao vọng:Họ rất dễ thu phục người khác
+Có những hành động đáng ngưỡng mộ
+Thổi hy vọng vào nhân viên.Hành động dấn than và hoa fminhf với cấp dưới
→Những nhà lãnh đạo anh hùng này thích hợp xuất hiện trong hnuwngx tình huống hết sức căng thẳng và mức độ bất ổn cao
♦Thuyết lãnh đạo anh hùng của Conger và Kanunho:
Những người cấp dưới đánh giá và gọi hành động của những người này:
+Nhìn xa trong rộng
+Hành động vượt ra ngoài khuôn sáo,thói lề không giáo điều
+Biết hy sinh và chấp nhận rủi ro
+Bản than có sức thuyết phục
Trang 8+Tin tưởng hoàn toàn vào những điều mình nói ra
+Gây ảnh hưởng lên trên những người thuộc cấp thông qua sự nhìn nhận bản sắc của từng cá nhân tạo sự than phục, ngưỡng mộ nơi nhân viên
+Tạo sự tin tưởng vào những giá trị-xét về mặt tâm lý của hân viên, nhất là khi nhân viên không hài lòng với hiện trạng
B-Lãnh đạo “chuyển hóa”:
Lãnh đạo chuyễn hóa là truyền cảm hứng cho những người cấp dưới vượt lên trên nhưngz tư lợi vì lợi ích của tổ chức.Một người lãnh đạo kiểu chuyển hóa là người có khả năng gây ảnh hướng sâu sắc một cách kỳ lạleen trên những người thuộc cấp của mình Theo Bass và Avolio,một nhà lãnh đạo kiểu chuyển hóa có bốn thành tố hành vi:
♦Người hùng:Để đánh thức được cảm xúc nơi nhân viên
♦Tạo sự thôi thúc hoặc khơi nguồn cảm hứng
♦Kích thích tinh thần:Khuyến khích nhân viên trở thành những người giải quyết vấn đề một cách sang tạo
♦Quan tâm tới từng cá nhân:Nâng đỡ nhân viên
→Những hành vi này có tác dụng làm cho nhân viên biết tầm quan trọng của các mục tiêu và các kết quả của công việc.Bên cạnh đó còn làm cho nhân viên nâng cao vai trò của mình
II-DONALD TRUMP, THÀNH CÔNG VỚI TÍNH CÁCH QUYẾT ĐOÁN PHI
THƯỜNG
Cách đây không lâu, một tờ báo có tiếng của New York đã công bố hai danh sách trưng cầu về nhà doanh nghiệp đang được biết đến nhiều nhất và nhà doanh nghiệp đang được coi trọng, tôn vinh nhất Kết quả là trong cả hai danh sách này, Donald Trump
đều đứng đầu, vượt xa các doanh nhân khác Cùng chung bảng xếp hạng với Donald Trump, chỉ có một người duy nhất là Bill Gates của Microsoft
Donald Trump sinh năm 1946 tại New York Cha của Donald, ông Fred Trump, là một doanh nhân buôn bán bất động sản
Trang 9có tiếng ở New York Cách đây 50 năm, gia đình Trump đã có nhiều triệu USD với những tòa nhà chung cư cho thuê ở các quận Brooklyn, Queens và State Island
Học hết phổ thông, Donald Trump đăng ký học kinh tế tại trường Đại học tổng hợp Fordham Sau đó ông chuyển trường và lấy bằng cử nhân kinh tế của trường Tổng hợp Pennsylvania Donald Trump đã lớn lên và trưởng thành trong “lò” kinh doanh bất động sản của người cha Tốt nghiệp đại học, đầu tiên Donald Trump làm việc ngay tại công ty của cha mình Đến năm 1974 Donald Trump quyết định mở công ty riêng, cũng kinh doanh địa ốc như cha mình
Năm 1975, Donald lao vào mặt trận địa ốc với những dự án khá lớn Đầu tiên là khách sạn Commodore Hotel Sau đó là Grand Hyatt Hotel New York và hàng loạt công trình lớn khác Phần lớn tiền đầu tư của Donald đều vay từ ngân hàng Khi đó Donald mới chỉ 30 tuổi và ông đã sớm nổi danh là một người dám mạo hiểm, chấp nhận phiêu lưu trong kinh doanh
Ngay từ thuở hàn vi, dù chưa hề giàu có nhưng Donald từng còn có biệt danh là
“vua tiền mặt” Ông được biết đến là một doanh nhân có tính cách quyết đoán phi thường, nhiều khi được đánh giá là rất liều lĩnh Khi đã thấy một cơ hội kinh doanh là Donald Trump quyết ngay lập tức Không ít đối thủ cạnh tranh đã bị sốc bởi Donald Trump đã hớt tay trên trong nhiều phi vụ bất động sản
Nhiều người cho rằng kiểu kinh doanh của Donald là kiểu “mạnh vì gạo, bạo vì tiền” Thực ra điều đó chỉ đúng một phần Tiền của ông là tiền ngân hàng nhưng Donald lại rất bạo chi tiền mặt Khi thì để trả trước, khi thì để đặt cọc Miễn là chớp bằng được hợp đồng có giá trị Khi cơ hội đến ông đều quyết ngay lập tức và chứng minh luôn bằng hàng bao tải tiền mặt được chuẩn bị sẵn
Vào đầu những năm 80, Donald Trump đã thực sự trở thành một ông trùm bất động sản khi tất cả các dự án khách sạn, nhà cửa và bất động sản lớn đều tập trung về một tập đoàn kinh doanh bất động sản của ông Tiếng tăm càng trở nên nổi hơn khi năm 1983 ông cho khánh thành tòa nhà Trump Tower nguy nga và tráng lệ tại khu phố Manhattan sang trọng nhất của nước Mỹ Người dân New York đều tự hào về tòa nhà này và coi đó
là một biểu tượng của sự phồn vinh và tiềm lực kinh tế của mình
Vinh quang là thế, nhưng không phải ai cũng đều biết rằng vào cuối những năm 80 Donald Trump đã có những lúc sa cơ lỡ vận thảm hại với gần 5 tỷ USD nợ nần Thị trường bất động sản đóng băng, văn phòng nhà ở, khách sạn không cho thuê được Trong khi đó các ngân hàng, nhà đầu tư ráo riết đòi nợ và Donald Trump- ông “vua tiền mặt” ngày nào giờ không còn một xu dính túi
Trang 10Tất cả các bất động sản có thể bán được ngay như New York Plaza Hotel, rất nhiều nhà nghỉ, tàu thuyền sang trọng nhất đều phải bán để trả nợ mà vẫn không đủ Hãng hàng không Eastern Airlines mà Donald Trump mới mua đầu năm 1989 cũng phải bán đi sau chưa đầy 3 năm hoạt động Tưởng như Donald Trump chỉ còn nước bỏ trốn mới mong thoát khỏi các chủ nợ
Donald Trump cho biết, tình cảnh hồi đó bi đát đến nỗi những người ăn mày, không nhà cửa trên đại lộ số 5 nổi tiếng của New York vẫn giàu có hơn ông nhiều vì tiền trong túi Trump lúc bấy giờ chỉ là con số âm trên 5 tỷ USD Thời gian này ông cũng phải
ra tòa li hôn với tổng chi phí hơn 20 triệu USD
"Cuộc đời là thế", Donald Trump nhớ lại Nhiều khi hàng loạt khó khăn đổ ập đến cùng lúc Nhưng ngay cả vào những thời điểm khó khăn như vậy, ông vẫn luôn hi vọng vào những cơ hội may mắn, thậm chí nhiều may mắn cùng đến
Sự thành công trở lại của Donald Trump là cả một kỳ tích pha lẫn cả sự bí hiểm Càng sa cơ ông lại càng mạo hiểm đến liều lĩnh Ông có thể vay chỗ này để trả nợ chỗ kia Ông thế chấp để vay ngân hàng rồi lại phải để cho ngân hàng phát mại Trước rất nhiều sức ép của các ngân hàng chủ nợ nhưng Donald Trump vẫn khôn khéo đàm phán, thương thuyết để giữ lại cho riêng mình bằng mọi giá một bất động sản mà ông đang đầu
tư dở dang với một ngân sách khổng lồ Đó là hệ thống sòng bạc Casino ở Atlantic City mang tên “Trump - Taj Mahal” Và cuối cùng ông đã được đền đáp xứng đáng Donald Trump đã đúng bởi đấy chính là con “gà” đẻ trứng vàng cho ông
Các sòng bạc này ngày càng phát đạt và đem lại những món lợi nhuận khổng lồ cho Trump Mỗi năm ông thu về 5,7 tỷ USD từ hệ thống sòng bạc Casinos ở Atlantic City Có tiền, Donald Trump lại tiếp tục đầu tư bất động sản, lại xây dựng những công trình thế kỷ ở khắp mọi nơi
Ngoài ra, ông còn có các nguồn thu tiền cho thuê tòa nhà Trump Tower, tiền thu từ các casino ở New Jersey, Florida và vô số các nhà nghỉ, các cửa hàng kinh doanh khác Tổng giá trị tài sản của ông trùm Donald Trump hiện nay được đánh giá là trên 3 tỷ USD Donald Trump làm nhiều tiền nhưng cũng tiêu nhiều Ông là một ông chủ, một ông trùm kinh doanh theo đúng nghĩa của nó Đi đâu cũng có vệ sỹ bảo vệ Ông luôn đòi hỏi những
gì sang trọng nhất, quyền quí nhất, kể cả trong những thời kỳ sa cơ lỡ vận Chỉ cần nhìn tòa nhà Trump Tower ở Manhattan là có thể biết phần nào về phong cách của tỷ phú Donald Trump Tòa nhà được ốp gạch Marmor (cẩm thạch) sang trọng, được dát vàng một cách lộng lẫy Những tầng dưới là các cửa hiệu Boutique cao cấp Khu phía