1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tìm hiểu phong cách lãnh đạo của nhân vật điển hình mà bạn biết và phân tích về phong cách đó

34 6,3K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 74,74 KB

Nội dung

Trong môi trường kinh tế toàn cầu và mang tính cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, sự thành công của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào phong cách lãnh đạo của nhà lãnh đạo, chứ không chỉ phụ thuộc vào việc thay đổi kỹ thuật, công nghệ, đầu tư vốn…như trước kia. Vì vậy, bản thân mỗi nhà lãnh đạo phải xây dựng được cho mình một phong cách lãnh đạo phù hợp và phải biết vận dụng ưu thế của từng kiểu phong cách lãnh đạo trong từng hoàn cảnh cụ thể. Có thể khẳng định rằng phong cách lãnh đạo sẽ là chìa khoá của 90% thành công trong việc vận hành của một doanh nghiệp.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO 3

1.1 Khái niệm về phong cách lãnh đạo 3

1.1.1 Khái niệm lãnh đạo 3

1.1.2 Khái niệm phong cách lãnh đạo 3

1.2 Các mô hình phong cách lãnh đạo 4

1.2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán 4

1.2.3 Phong cách lãnh đạo tự do 6

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phong cách lãnh đạo 7

CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA STEVE JOBS VÀ BILL GATES 8

2.1 Phong cách lãnh đạo của Steve Jobs 8

2.1.1 Sơ lược về tiểu sử của Steve Jobs 8

2.1.2 Phong cách lãnh đạo của Steve Jobs 9

2.1.3 Ảnh hưởng phong cách lãnh đạo của Steve Jobs tới Apple 13

2.1.4 Ưu, nhược điểm trong phong cách lãnh đạo của Steve Jobs 15

2.2 Phong cách lãnh đạo của Bill Gates 17

2.2.1 Sơ lược về tiểu sử của Bill Gates 17

2.2.2 Phong cách lãnh đạo của Bill Gates 20

2.2.3 Ảnh hưởng trong phong cách của Bill Gates tới Microsoft 22

2.2.4 Ưu, nhược điểm trong phong cách lãnh đạo của Bill Gates 31

KẾT LUẬN 33

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Bước vào thế kỉ XXI, thế giới đã có nhiều sự thay đổi mang tính toàn cầu Và vai tròcủa con người được đề cao hơn bao giờ hết Những nhân tố lãnh đạo tuyệt vời dường nhưbất biến về mặt thời gian và không ngừng được mở rộng về mặt không gian Từ thờithượng cổ, cả thế giới luôn khát khao tìm kiếm những nhà lãnh đạo lớn Trong quãng thờigian chiến tranh và hỗn loạn, các nhà lãnh đạo lớn thường xuất hiện để vạch ra con đườngdẫn đến hoà bình Trong quãng thời gian của sự hoà bình và thịnh vượng, các nhà lãnhđạo lớn vẫn cần để duy trì hệ thống trật tự hay tìm ra các hướng đi phát triển mới Phongcách lãnh đạo hợp lý là phong cách mà ở đó người lãnh đạo vừa đáp ứng được các nhucầu khác nhau của người lao động, vừa phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể ngườilao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Trong môi trường kinh tế toàn cầu và mang tính cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, sựthành công của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào phong cách lãnh đạo của nhàlãnh đạo, chứ không chỉ phụ thuộc vào việc thay đổi kỹ thuật, công nghệ, đầu tư vốn…như trước kia Vì vậy, bản thân mỗi nhà lãnh đạo phải xây dựng được cho mình mộtphong cách lãnh đạo phù hợp và phải biết vận dụng ưu thế của từng kiểu phong cách lãnhđạo trong từng hoàn cảnh cụ thể Có thể khẳng định rằng phong cách lãnh đạo sẽ là chìakhoá của 90% thành công trong việc vận hành của một doanh nghiệp

Để nghiên cứu rõ về các phong cách lãnh đạo này nhóm 12 đã lựa chọn đề tài: “Tìmhiểu phong cách lãnh đạo của nhân vật điển hình mà bạn biết và phân tích về phong cáchđó” Trong quá trình nghiên cứu do một vài yếu tố khách quan cũng như sự giới hạn vềhiểu biết nên không thể tránh khỏi những sai sót Mong cô giáo góp ý để bài thảo luận củanhóm được hoàn thiện hơn

Trang 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO

1.1 Khái niệm về phong cách lãnh đạo

1.1.1 Khái niệm lãnh đạo

Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của một cá nhân hoặc một nhóm,nhằm đạt được mục đích trong những điều kiện cụ thể nhất định Lãnh đạo là khả năng lôicuốn người khác đi theo mình, là biết tạo ra mối ràng buộc giữa người và công việc bằngcách quan tâm cả hai

Lãnh đạo là khả năng thuyết phục và gây ảnh hưởng trên người khác để hoàn thànhnhững mục tiêu mong muốn Nói cách khác, lãnh đạo thiên về khía cạnh nhân bản vànhắm đến “người” để nối kết họ thành một đội ngũ và động viên họ tiến tới mục tiêumong muốn

Có hai loại lãnh đạo là lãnh đạo chính thức và lãnh đạo không chính thức Lãnh đạochính thức là người lãnh đạo có thực quyền Người lãnh đạo có thực quyền là người lãnhđạo đồng thời đóng vai trò quản trị viên trong một tổ chức, được trao ban quyền hạn vàchức năng hành xử trên người khác để thi hành một công tác theo hoạch định Người lãnhđạo không chính thức hay còn gọi là lãnh đạo tự nhiên, là người lãnh đạo do thiên phú vớiphong cách lôi cuốn người khác Tuy họ không có quyền hạn chính thức để sai khiến,nhưng lời nói của họ có giá trị, được người khác lắng nghe và thực hiện Những ngườilãnh đạo tự nhiên này thường được người khác ngưỡng mộ như một chứng nhân gươngmẫu về cách tổ chức và thực hiện đối với đời sống cá nhân cũng như xã hội

1.1.2 Khái niệm phong cách lãnh đạo

Phong cách lãnh đạo là những phương pháp hoặc cách thức nhà lãnh đạo thường dùng

để gây ảnh huởng đến đối tượng bị lãnh đạo

Xét trên phương diện cá nhân, phong cách lãnh đạo chính là cách thức làm việc củanhà lãnh đạo Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi của người đó thể hiệncác nỗ lực ảnh huởng tới họat động của những người khác

Trang 4

Xét trên phương diện tổng thể, phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưngcủa họat động và quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi đặc điểm nhân cách của họ.

1.2 Các mô hình phong cách lãnh đạo

1.2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán

1.2.1.1 Khái niệm

Phong cách lãnh đạo độc đoán còn được gọi là phong cách lãnh đạo chuyên quyền,phong cách lãnh đạo theo hành chính xử phạt, phong cách lãnh đạo theo chỉ thị, phongcách lãnh đạo cương quyết Ở đây nhà lãnh đạo sẽ áp đặt nhân viên; các nhân viên nhậnlệnh và thi hành mệnh lệnh Nhà lãnh đạo sẽ tập trung hết quyền lực vào tay của mình Lãnh đạo độc đoán là sự áp đặt công việc với sự kiểm soát và giám thị chặt chẽ Quảntrị viên độc đoán thường lấy mình làm thước đo giá trị Họ không quan tâm đến ý kiếncủa người khác dù là đồng đội hay nhân viên mà chỉ hoàn toàn dựa vào kiến thức và kinhnghiệm của chính mình Hình thức này thường phù hợp với lối quản trị cổ điển, hoặc khi

tổ chức đang trong tình trạng canh tân nội bộ để loại trừ những phần tử làm lũng đoạnsinh hoạt chung, vv… Nhất là khi tinh thần kỷ luật và trật tự của tổ chức lỏng lẻo cần sửađổi

Phong cách này xuất hiện khi các nhà lãnh đạo nói với nhân viên chính xác những gì

họ muốn các nhân viên làm và làm ra sao mà không kèm theo bất kỳ lời khuyên hay chỉdẫn nào

1.2.1.2 Ưu điểm

Thứ nhất, được nhà lãnh đạo sử dụng thành công trong một tập thể mới thành lập,

chưa thiết lập được nguyên tắc hoạt động… hoặc trong các tập thể đang mất phươnghướng hoạt động, không khí trong tổ chức là gây hấn…

Thứ hai, sự thành công của tổ chức phụ thuộc vào vai trò cá nhân của nhà quản trị.

Nếu nhà quản trị giỏi sẽ mang lại nhiều thành công cho tổ chức

Thứ ba, trong các trường hợp khẩn cấp thì sự độc đoán chuyên quyền của lãnh đạo đôi

khi mang lại những hiệu quả bất ngờ

1.2.1.3 Nhược điểm

Trang 5

Thứ nhất, người lãnh đạo không quan tâm đến suy nghĩ cũng như ý kiến của nhân

viên nên không tận dụng được sự sáng tạo của nhân viên dưới quyền

Thứ hai, quyết định của người lãnh đạo chuyên quyền thường ít được cấp dưới chấp

nhận, đồng tình và làm theo, thậm chí còn dẫn đến sự chống đối của cấp dưới

Thứ ba, với phong cách này, nhân viên ít thích lãnh đạo, hiệu quả làm việc cao hơn

khi có mặt lãnh đạo, thấp khi không có mặt lãnh đạo

Thứ tư, không khí trong tổ chức phụ thuộc vào định hướng cá nhân.

1.2.1.4 Áp dụng

Phong cách lãnh đạo độc đoán rất thích hợp khi có một mệnh lệnh từ cấp trên mô tảnhững gì cần phải làm và phải làm như thế nào Phong cách quản lí này cũng thích hợptrong trường hợp các nhân viên còn hạn chế về kinh nghiệm hoặc thiếu những kĩ năng cầnthiết để hoàn thành công việc Cần độc đoán với những người ưa chống đối, những ngườikhông có tính tự chủ, thiếu nghị lực và kém tính sáng tạo

1.2.2 Phong cách lãnh đạo dân chủ

1.2.2.1 Khái niệm

Là kiểu phong cách được đặc trưng bằng việc người quản lý biết phân chia quyền lựccủa mình, tham khảo ý kiến cấp dưới, bàn bạc, lắng nghe ý kiến cấp dưới trước khi ra cácquyết định

Quản trị viên theo đường lối lãnh đạo dân chủ là người biết tạo ra những cuộc thảoluận giữa đội ngũ để tìm một quyết định chung Một khi đã quyết định dù là ý kiến củabất cứ thành viên nào trong đội ngũ, công tác sẽ được thực hiện theo quyết định đó Lốilãnh đạo này đem lại sự nhất trí trong tổ chức và giúp cộng tác viên hay nhân viên nắmquyền chủ động trong việc thi hành công tác Nhân viên trong các tổ chức với lối lãnh đạonày thường có cơ hội phát huy sáng kiến cao Do đó, tinh thần làm việc cũng cao và đạthiệu năng

1.2.2.2 Ưu điểm

Thứ nhất, nhà lãnh đạo tạo điều kiện cho nhân viên của mình được phát huy sáng

kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, tạo cho cấp dưới sự chủ độngcần thiết

Trang 6

Thứ hai, với phong cách này, nhà lãnh đạo tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong

quá trình quản lí, nhân viên thích lãnh đạo hơn, năng suất làm việc cao kể cả khi không cómặt lãnh đạo, không khí làm việc trong nhóm cởi mở hơn

Thứ ba, hơn nữa, các quyết định của nhà lãnh đạo được cấp dưới ủng hộ và làm theo.

Thứ nhất, trong một tập thể có bầu không khí tốt đẹp, có tinh thần đoàn kết, có khả

năng tự quản, tự giác cao

Thứ hai, đối với những người có tinh thần tập thể, lối sống tập thể, có tinh thần hợp

1.2.3.2 Ưu điểm

Thứ hai, mỗi thành viên trong nhóm đều có thể trở thành chủ thể cung cấp những ý

tuởng, ý kiến giải quyết, những vấn đề cốt lõi do thực tiễn đặt ra

Thứ ba, các nhân viên có thể tham gia vào các dự án của tổ chức nên tính sáng tạo

được phát huy tối đa

Thứ tư, phong cách này tạo cho nhân viên sự thỏai mái, tự do, không bị gò bó nên

hiệu quả làm việc cao hơn

Trang 7

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phong cách lãnh đạo

Mỗi phong cách lãnh đạo có những ưu, nhược điểm riêng và việc lựa chọn phong cáchlãnh đạo phù hợp là rất quan trọng đối với nhà lãnh đạo trong quản lí, điều hành côngviệc

Việc lựa chọn phong cách có thể phụ thuộc vào bản thân nhà lãnh đạo: tuổi tác, tínhcách, kinh nghiệm, trình độ, năng lực, trạng thái tâm lí, nghề nghiệp, vị trí công tác, đặcđiểm ngành nghề và mục tiêu của bản thân họ

Ngoài ra việc lựa chọn phong cách lãnh đạo còn phụ thuộc vào các yếu tố tác động từbên ngoài: hoàn cảnh lãnh đạo, các tình huống quản trị, văn hóa quản lí của đối tượng, ;dựa trên mối quan hệ với nhân viên và giữa các nhân viên, mức độ sức ép công việc vànăng lực làm việc của nhân viên

Trang 8

CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA STEVE JOBS VÀ BILL GATES

2.1 Phong cách lãnh đạo của Steve Jobs

2.1.1 Sơ lược về tiểu sử của Steve Jobs

Steve Jobs có tên đầy đủ là "Steven Paul Jobs" Ông sinh ra vào ngày 24/2/1955 tại

San Francisco, bang California, Mỹ Steve Jobs được nhận nuôi bởi cặp vợ chồng người

Mỹ là Paul Reinhold Jobs (1922–1993) và Clara Jobs (1924–1986)

Jobs theo học trường trung học Cupertino và Homestead tại thành phố Cupertino, tiểubang California Năm 1972, Jobs tốt nghiệp trung học và ghi danh học tại Reed College,một trong số 10 đại học mỹ thuật hàng đầu của Hoa Kỳ ở thành phố Portland, tiểu

bang Oregon Mặc dù Steve Jobs bỏ học sau chỉ một học kì bán niên (semester) vì học phí

đại học tư quá cao, ông vẫn tiếp tục dự thính các lớp học tại Reed trong khi phải ngủ dướisàn nhà của những người bạn, đổi lon nước ngọt để lấy tiền ăn và nhận các suất ăn miễnphí mỗi tuần tại đền Hare Krishna Mùa thu năm 1974, Jobs quay trở lại California và bắtđầu tham dự các buổi gặp mặt của câu lạc bộ Homebrewe Computer cùng với Wozniak.Ông làm kĩ sư cho hãng Atari, một nhà sản xuất trò chơi điện tử, đồng thời tích góp tiềnbạc cho chuyến đi thần thánh sang Ấn Độ

Steve Jobs là một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất đến thế giới công nghệ

nói chung và Apple nói riêng Steven Jobs là doanh nhân và nhà sáng chế người Mỹ Ông

là đồng sáng lập viên, chủ tịch, và cựu tổng giám đốc điều hành của hãng Apple,là mộttrong những người có ảnh hưởng lớn nhất ở ngành công nghiệp vi tính Trước đây ôngtừng là tổng giám đốc điều hành của xưởng phim hoạt hình Pixar; sau đó trở thành thànhviên trong ban giám đốc của công ty Walt Disney năm 2006, sau khi Disney mua lại

Pixar Ông được công nhận là điều hành sản xuất của bộ phim Toy Story (1995).

Cuối những năm 1970, Steve Jobs cùng nhà đồng sáng lập Apple Steve Wozniak, MikeMarkkula, và một số người khác, thiết kế, phát triển và đưa ra thị trường một trong nhữngdòng máy tính cá nhân thành công thương mại đầu tiên, dòng Apple II Đầu những năm

1980, Jobs là một trong những người đầu tiên nhìn thấy tiềm năng thương mại của giao

Trang 9

diện người dùng điều khiểng đồ họa bằng cách sử dụng chuột dẫn đến việc rađời Macintosh.Sau khi thất bại trong một cuộc đấu tranh quyền lực với ban giám đốc vàonăm 1984, Jobs rút khỏi Apple và sáng lập NeXT, một công ty phát triển nền tảng máytính chuyên về giáo dục và kinh doanh cao hơn Việc Apple mua lại NeXT vào năm 1996đưa Steve Jobs trở lại công ty mà ông là đồng sáng lập, sau đó làm việc ở đó trong vai tròtổng giám đốc điều hành từ năm 1997 cho đến năm 2011 Năm 1986, ông mua lại bộ phận

đồ họa vi tính của công ty Lucasfilm, sau đó tách ra thành hãng phim hoạt hình Pixar Ngày 24 tháng 8 năm 2011, Steve Jobs tuyên bố từ chức tổng giám đốc điều hành củaApple Trong thư từ chức, Jobs mạnh mẽ gửi gắm rằng Tim Cook là người kế nhiệm ông

Do yêu cầu này, Jobs được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng quản trị của Apple Ngày 5tháng 10, 2011, Apple loan tin Steve Jobs đã qua đời ở tuổi 56

2.1.2 Phong cách lãnh đạo của Steve Jobs

2.1.2.1 Phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs.

Thứ nhất, là một người cầu toàn, tinh tế và yêu thích sự sáng tạo

Ông luôn yêu cầu nhân viên tỉ mỉ và không được có bất kì một sai xót nào, sự khaokhát hoàn hảo và yêu thích sáng tạo thể hiện ngay những đoạn quảng cáo và sự quyến rũcủa những thiết kể sản phẩm đem đến những thành công của Apple do vậy ông thườnghay dồn ép và yêu cầu làm lại hầu như tất cả đối với những thiết kế, sản phẩm không hoànhảo theo cách nhìn của ông Ví dụ như: việc rọi đèn vào iMac trong buổi ra mắt sản phẩm(6/1998) cũng tốn không ít thời gian chuẩn bị của Jobs, cho đến khi ánh đèn soi vào sảnphẩm hợp với ý của ông

Các sản phẩm của Apple theo ý của Jobs phải quan tâm tới những chi tiết nhỏ nhất, kể

cả những chiếc ốc vít ở mặt sau của sản phẩm Thậm chí có người phải thốt lên rằng “Jobs muốn kiểm soát đến cả đến hạt cát trong vi mạch” Các dòng sản phẩm nỗi tiếng nhưiPod, iPhone, iPad từ kiểu dáng bên ngoài cho đến phần cừng và phần mềm đều đồng bộ

và thể hiện nét tinh tế, sáng tạo và sự khát khao hướng tới sự hoàn hảo không ngừng

Thứ hai, là dễ nỗi nóng với mọi người

Vào những lúc áp lực công việc lên cáo, ví dụ như khi hạn chót việc hoàn thành mẫuiMac tới gần, tính khí nóng nảy của Jobs lại càng dễ nhận thấy, đặc biệt là trong lúc ông

Trang 10

phải đối mặt với những vấn đề sản xuất Trong một cuộc họp đánh giá sản phẩm, ông biếtđược rằng quy trình sản xuất đang chậm trễ Steve Jobs tỏ thái độ giận dữ khủng khiếp, vànỗi tức giận ấy tuyệt đối thành thực Ông đã nỗi giận với cả nhóm làm sản phẩm vớinhững lời lẽ rất nặng nề, bắt đầu với Rubinstein: “Các người biết là chúng ta đang cố cứu

cả công ty cơ mà,” ông ta thét lên: “và các người đang làm hỏng bét mọi sự!” Bản tínhnỏng nảy cũng dễ nhận thấy khi Lee Clow - giám đốc sáng tạo của Chiat/Day, đã chuẩn

bị một loạt các mẫu quảng cáo đầy màu sắc trên tạp chí và khi ông gửi cho Jobs các trang

in thử, Lee Clow đã nhận hồi đáp là một cuộc điện thoại điên cuồng tức giận Màu xanhdương trong mẫu quảng cáo, Jobs khẳng định, khác với màu xanh của chiếc iMac và Jobs

đã hét vào Lee Clow: “Các người chẳng hề biết các người đang làm gì!” Jobs thét lên:

“Tôi sẽ bảo người khác nhận phần quảng cáo, vì mấy thứ này thật khốn kiếp”

Thứ ba, là con người có tham vọng, muốn kiểm soát mọi thứ

Sau khi được bổ nhiệm làm chuyên viên tư vấn cho Amelio, Jobs ngay lập tức đẩynhững người ông tin tưởng vào những vị trí cấp cao ở Apple Jobs cần đảm bảo chắc chắnrằng những người thực sự giỏi đến từ NeXT không bị “đâm sau lưng” bởi những kẻ kémhơn đang giữ những vị trí cốt cán ở Apple Để điều hành mảng phần mềm, ông sử dụngngười bạn Avie Tevanian của mình Để nắm mảng phần cứng, ông đã chọn JonRubinstein, người đã nắm vị trí tương tự ở bộ phận phần cứng của NeXT Tất các nhómlàm sản phẩm, từ công đoạn thiết kế cho đến hoạt động quảng bá cho sản phẩm đều đượcSteve Jobs kiểm soát chặt chẽ theo những tiêu chuẩn của ông

Khi Jobs quay về Apple với vai trò là người cố vấn dẫn dắt Apple vực dậy, chỉ trong

90 ngày để tìm kiếm CEO mới cho Apple , Jobs tiếp tục sôi lên khi phải trả lời trước banquản trị mà ông không tôn trọng “Hãy dừng đoàn tàu lại, nó sẽ không có kết quả,” ôngnói với Woolard “Công ty này đang phải vật lộn để tồn tại, và tôi không có thời gian đểlàm vú nuôi cho ban quản trị Vì vậy tôi cần tất cả các ông rút lui Hoặc tôi sẽ rút lui vàkhông quay trở lại vào thứ hai tới” Và sau đó, ông buộc họ phải từ chức, rút lui và ôngkiếm người vào các vị trí đó

Thứ tư, là người quyết đoán

Trang 11

Jobs vô cùng quyết đoán và mạnh mẽ với các quyết định của mình Khi ông thấy gìđúng, ông sẽ bỏ mặc tất cả sự phản đối hay những chê trách của người ngoài để dự tìnhcủa mình Khi Jobs vừa trở lại Apple trong thời kì đen tối nhất của Apple - giá cổ phiếutrượt giá liên tiếp và không phanh, quyết định đầu tiên của ông là phải hạ giá cổ phiếu ưuđãi, tất cả các bộ phận tài chính đều phản đối ông, họ nói cần 2 tháng để họ nghiên cứuvấn đề này nhưng ông nhất quyết làm và” Phải làm ngay” và ông đã thành công khi giá côphiếu từ 13 đôla tăng lên 20 đôla chỉ trong cùng một tháng.

Quyết định chỉ tập trung sản xuất hai dòng sản phẩm máy để bàn, xách tay theo haidòng là phổ thông và cao cấp, mặc dù các kỹ sư của ổng khá giận dữ nhưng đa phần họ đã

bị Jobs thuyết phục.Kết quả là các kỹ sư và quản lý ở Apple lập tức chỉ tập trung cao độvào bốn lĩnh vực Với mảng máy để bàn cao cấp, họ phát triển Power Macintosh G3 Vớimảng máy xách tay cao cấp họ phát triển PowerBook G3 Với máy để bàn phổ thông, họbắt đầu với thứ sau này trở thành iMac Và cuối cùng với máy xách tay phổ thông, họ tậptrung vào thứ sẽ trở thành iBook Chữ “i”, Jobs giải thích, là để nhấn mạnh các thiết bịnày sẽ được tích hợp chặt chẽ với Internet Sau 2 năm gây sửng sốt với việc thua lỗ,Apple lại có thể vui vẻ với một quý lợi nhuận, kiếm được 45 triệu đô la Trong cả năm tàichính 1998, nó trở thành 309 triệu đô la lợi nhuận Jobs đã quay trở lại, và Apple cũngthế Đó là minh chứng cho sự quyết đoán và khả năng năm bắt vấn đề “cốt lõi” nhanh củaSteve Jobs Ngoài ra sau khi cải tiến cho iMac, Jobs quyết định sẽ không gắn kèm cả ổ đĩamềm vốn thông dụng Jobs trích dẫn câu cách ngôn của siêu sao khúc côn cầu WayneGretzky, “Hãy trượt đến chỗ trái banh văng tới, chứ không phải chỗ nó đã từng xuấthiện.” Jobs có phần đi quá thời cuộc, nhưng cuối cùng đa phần máy tính đều đã loại bỏ ổđĩa mềm

Thứ năm, ở một số thời điểm khác nhau, Jobs thể hiện sự trộn lẫn lạ thường giữa tính

cáu bẳn và sự thiếu thốn Ông thường không mảy may quan tâm tới người khác nghĩ gì vềmình; ông có thể đoạn tuyệt với người khác và không bao giờ nhìn tới họ lần nữa Một sốthời điểm khác, ông lại cảm thấy sự ép buộc phải giải thích về mình Ví dụ: Buổi tối ngàyhôm Amelio bị sa thải bởi hội đồng quản trị Apple, Jobs đã gọi và giải thích : “Gil, tôi chỉmuốn anh biết, tôi đã nói chuyện với Ed hôm nay về chuyện này và tôi cảm thấy thực sự

Trang 12

tòi tệ về nó Tôi muốn anh biết tôi không có liên quan gì tới chuỗi sự kiện này, đó là quyếtđịnh ban quản trị đã đưa ra, tuy nhiên họ có mời tôi với vai trò tư vấn.” Jobs nói vớiAmelio rằng mình tôn trọng ông vì là “người chính trực nhất mà tôi từng được gặp,” vàtheo đó là một số lời khuyên một cách tự nguyện “Hãy nghỉ ngơi 6 tháng,” Jobs nói vớiông ta “Khi tôi bị ném khỏi Apple, tôi lập tức quay lại với công việc, và tôi lấy làm tiếc

vì điều đó.” Jobs ngỏ lời sẽ là người lắng nghe bất cứ khi nào Amelio cần thêm lờikhuyên

2.1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc hình thành nên phong cách của Steve Jobs

Thứ nhất, tính cách của Steve Jobs xuất hiện một phần có nguồn gốc từ khuynh hướng

nhìn thế giới theo hai cực khác nhau của Jobs Một con người hoặc là một anh hùng nếukhông chỉ là một gã khờ, một sản phẩm phải là tuyệt vời còn không chỉ là thứ rác rưởi Do

đó, trong ông luôn khao khát sự hoàn hảo và không chấp nhận những thiếu xót của nhânviện cấp dưới Tuy nhiên ông cũng thường lúng túng với những vấn đề như: lập gia đình,mua một chiếc sofa phù hợp, cam kết điều hành một công ty

Thứ hai, bị bỏ rơi và được lựa chọn Đặc biệt, những khái niệm đó đã trở thành một

phần con người Jobs và phong cách sống của ông.Chính tuổi thơ của Jobs với ý nghĩmình bị cho đi làm con nuôi đã để lại những tổn thương trong ông nhưng lại cho ông sứcmạnh vượt lên số phận và cuộc sống tự lập Nên Jobs sớm trưởng thành và là con người

không bao giờ chịu phục tùng với nghị lực phi thường Steve lớn lên song song với cảm

giác của một đứa trẻ bị bỏ rơi và sự quan tâm của cha mẹ nuôi làm cho ông cảm thấymình trở nên đặc biệt Điều đó đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nên tínhcách của Jobs Chính vậy, ông luôn muốn là một người khác biệt hay thích những gì khácbiệt, lạ thường

Thứ ba, trước khi bắt đầu đi học cấp một, Jobs đã được mẹ dạy đọc Tuy nhiên, chính

những điều này đã khiến Jobs gặp một số rắc rối khi đến trường, ông không dễ dàng chấpnhận sự áp đặt và kiểm soát của thầy cô và nội quy nhà trường Điều này cũng phần nàogiải thích được tính cách khó chịu và cái tôi lớn của ông luôn xuất hiện trong mọi cáchứng xử tại Apple Tuy nhiên, ngay từ nhỏ, Jobs là một người rất thông minh và đã đượccác thầy cô giáo cũng như cha mẹ ông xác nhận

Trang 13

Thứ tư, sau khi trở về từ Ấn độ, ông chịu ảnh hưởng nhiều bởi nền văn hoá này, từ tư

tưởng của Phật Giáo, Đạo Hindu cho đến cách sống của người dân Ấn Độ đã làm Jobskhao khát đi tìm “bản ngã” của mình- ông tự hướng mình vào lối sống chậm rãi để có thểsuy nghĩ tỉ mỉ vấn đề Con người ông trở nên trầm hơn, hướng vào “trực giác” hơn là vào

“lý trí” Con người ông trở nên trầm hơn, khác so với thời đoạn ông sống lập dị trước đâynhưng nét tính cách yêu thích sự khác biệt, lạ thường vẫn còn tồn tại trong ông cho đếnnhững giai đoạn sau này

2.1.3 Ảnh hưởng phong cách lãnh đạo của Steve Jobs tới Apple

2.1.3.1 Văn hóa

Luật im lặng: Do Steve Jobs đặt ra Luật này quy định nghiêm ngặt về việc tuyệt đối

bảo mật mọi thông tin liên quan đến Apple đối với khách hàng, đối thủ cạnh tranh vàthậm chí đối với chính các nhân viên và cổ đông của mình

Biện pháp trừng phạt của Apple là hết sức nghiêm khắc

- Với bất kỳ ai vi phạm nguyên tắc im lặng, dù là vô tình hay chỉ là sự vi phạm “chútxíu” đều phải nhận án phạt thường là sa thải ngay lập tức

- Điển hình là Edward Eigerman- một người đã từng có 4 năm kinh nghiệm làm kỹ

sư cho Apple đã bị đuổi khỏi hẳn hồi năm 2005 khi đồng nghiệp của anh dính líuvào việc tiết lộ một vài phác thảo về phần mềm mới cho khách hàng Mặc dùkhông liên quan nhưng Edward Eigerman bị đuổi vì là bạn thân của thủ phạm

Không khí làm việc

- Bí mật tuyệt đối- đó là nguyên tắc đầu tiên cũng là nguyên tắc quan trọng nhất đốivới tất cả những ai đang làm việc tại Apple bất kể đó là một nhân vật bình thườnghay là một quản lý cấp cao

- Những người có cơ hội từng làm việc tại Apple không ngần ngại gọi đó là thứ vănhóa doanh nghiệp có phần “kỳ cục”

Thái độ của nhân viên

“Luật im lặng” của Apple khắc nghiệt đến nỗi ngay cả những quản lý cấp cao cũngcảm thấy rất sợ khi phải đối diện hay chỉ là “đi ngang” qua Steve Jobs Một nhân viên caocấp hiện nay đang làm việc cho Apple, vốn rất cởi mở và hay nói chuyện cũng “tái mặt”

Trang 14

và chối đây đẩy khi được hỏi về tình trạng sức khỏe của Jobs mặc dù những thông tin đó

đã được công bố trên báo chí Vị quản lý nói: “đừng nói về chuyện đó, vấn đề này quánhạy cảm”

Cách vận hành của các phòng ban

Steve Jobs lãnh đạo công ty theo kiểu “ai làm việc nấy” và mọi người phòng này không

hề biết những đồng nghiệp phòng bên đang làm gì

2.1.3.2 Sự thành công của Apple dưới sự lãnh đạo của Steve Jobs

Trên thị trường máy tính

- Phải kể đến là sự trở lại “ đường đua” trên thị trường máy tính của Apple khi SteveJobs tiếp quản lại vào những năm 1997-1998 với các dòng máy tính được thay đổikiểu dáng và được sản xuất với nhiều màu sắc khác nhau Hệ điều hành Mac OSXcủa Apple cũng được hoàn thiện không ngừng với giao diện người dùng còn ấntượng hơn cả Window

- Với những cách tân liên tục, các dòng máy tính của Apple ngày càng được tiêu thụnhiều như máy tính xách tay Power Book, máy tính để bàn iMac G5

- Với dòng iMac, ngành máy tính thế giới phải sững sờ trước óc sang tạo và ý tưởngtáo bạo của Steve Jobs: máy với kiểu dáng ấn tượng và một hệ điều hành cao khảnăng hỗ trợ tất cả các ứng dụng quan trọng

- Trong năm 2007, Apple cũng cho ra mắt hệ điều hành Leopard và được đánh giá làđối thủ xứng tầm của Window Vista

Thị trường điện tử giải trí

- Cột mốc đầu tiên là năm 2001, Steve và Apple tung ra sản phẩm thiết bị nghe nhạc

số iPod làm cả thế giới phải chú ý với những tính năng vượt trội như: dung lượngnhớ 30G, có thể chứa 7500 bài hát, 2500 bức hình và 75 giờ xem video,…iPod đãngay lập tức chiếm lĩnh hầu hết thị trường

- Không dừng lại đó, Steve lại làm cả thế giới âm nhạc xôn xao khi cho ra đời dịch

vụ tải nhạc số iTunes trên Internet với hàng triệu bài hát được download mỗi tuần.Hiện nay, chính là ông trùm dẫn đầu thị trường download nhạc hợp pháp trênInternet

Trang 15

- Năm 2007, Steve tiếp tục tung ra thị trường sản phẩm đầu thu kĩ thuật số iTV với

ổ cứng lên đến 40G, cho phép lưu tới 50 giờ xem phim cho phép người dùngdownload video từ mạng Internet về máy tính và bắn clip lên màn hình tivi thôngthường

- Cuối năm 2007, với quả bom tấn iPhone, Steve Jobs đã làm cho cả thế giới thánphục về sức sáng tạo Iphone – chiếc điện thoại di động kết hợp với máy nghe nhạciPod, tính năng xem phim, duyệt Internet, check mail,…với kiểu dáng mỏng,không có phím bấm thông thường mà là màn hình cảm ứng là mẫu điện thoại đượcchờ đợi nhất trong lịch sử và sau vài tháng đã nhanh chóng bỏ xa tất cả các mẫuđiện thoại thông minh khác đã có mặt trên thị trường Mỹ với tốc độ chưa từng cótrong lịch sử thị trường di động

- Năm 2010, Apple ra dòng máy tính bảng iPad tạo nên một cơn sốt mới trong giớicông nghệ và cũng hình thành nên một dòng sản phẩm mới của hãng

2.1.4 Ưu, nhược điểm trong phong cách lãnh đạo của Steve Jobs

2.1.4.1 Ưu điểm

- Thứ nhất, phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs rất thích hợp ở công ty

Apple, nơi mà tập trung khá nhiều nhân tài về mọi mặt (kinh tế, kĩ thuật, quânsự…) với nhiều tính cách khá lập dị và có cá tính Sự độc đoán sẽ giúp công nhânviên công ty có được sự tập trung tư tưởng làm việc một cách ổn định

- Thứ hai, khi công ty gặp khó khăn (giai đoạn 1996), hàng hóa ứ đọng nhiều Tinh

thần nhân viên giảm sút và bị ảnh hưởng bởi tình trạng của công ty Không khí làmviệc căng thẳng ở cả ban quản trị lẫn đội ngũ công nhân Để có thể giải quyết tìnhhình lúc này, yêu cầu người lãnh đạo của công ty cần có quyền lực tập trung để cóthể giải quyết hết mọi vấn đề trong công ty Đây là điều kiện thích hợp để SteveJobs chứng tỏ được năng lực bản thân với tính cách rất phù hợp với phong cáchlãnh đạo độc đoán

- Thứ ba, việc Steve Jobs áp đặt những suy nghĩ của mình lên nhân viên và đưa ra

những quyết định độc đoán trong chớp mắt giúp Jobs tận dụng được thời gian, giúpgiải quyết nhanh chóng những việc khẩn cấp mà nếu chần chừ sẽ gây hậu quả

Trang 16

nghiêm trọng cho công ty, giúp nhà lãnh đạo tận dụng được thời cơ, tránh đượcnhững bàn cãi không cần thiết Đặc biệt áp đặt toàn bộ những suy nghĩ khác ngườicủa ông lên toàn bộ công ty, hàng loạt sản phẩm độc đáo mang tính đột phá cao đã

ra đời Sản phẩm của Apple là sự đẳng cấp trong thiết kế và không giống một sảnphẩm nghe nhìn điện tử giải trí nào

- Thứ tư, phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs giúp cho công nhân viên

trong công ty có được sự áp lực cần thiết để hoàn thành công việc đúng thời hạn vàđạt hiệu quả cần thiết, đôi khi tạo ra những thành quả vượt ngoài mong đợi Ônggiúp cho đội ngũ nhân viên đạt được đến những giới hạn của bản thân mà chính họcũng không thể nào biết được Khả năng động viên nhân viên của ông không biểuhiện một cách rõ ràng, mà chỉ là những cuộc trò chuyện một chiều (tức là bắt buộc

họ thực hiện cho được những ý tưởng của Steve Jobs, dù ban đầu nghe có vẻ rất vô

lý và khó thực hiện Tuy nhiên, khi thực hiện được, đội ngũ nhân viên mới cảmnhận được rằng Jobs luôn đúng trong mọi quyết định, điều này khiến họ thêm phầnthán phục vị thuyền trưởng tài ba của mình Chính phong cách này ngày càng giúpông có được sự yêu mến và tin tưởng của nhân viên trong công ty, khiến cho côngtác cải tổ và phát triển Apple được thực hiện nhanh chóng

- Thứ năm, việc tham gia và giám sát đến từng chi tiết nhỏ nhất của Steve Jobs góp

phần giảm thiểu đến mức tối đa những sai sót, tiết kiệm được chi phí, tạo ra nhữngsản phẩm tương đối hoàn hảo, mang tính vượt trội của Apple so với các đói thủcạnh tranh

2.1.4.2 Nhược điểm

- Thứ nhất, lối áp đặt suy nghĩ lên người khác và đưa ra những quyết định mang

tính độc đoán mà không bàn bạc, tham khảo ý kiến của bất kỳ ai, sẽ làm tăng tínhrủi ro trong những quyết định và xác suất xảy ra sai lầm là rất lớn

- Thứ hai, Việc Steve Jobs tự đưa ra quyết định và áp đặt ý kiến cho nhân viên

khiến họ bất mãn và khó chịu vì ý kiến của mình không được tôn trọng Hơn nữa,điều này làm cho họ cảm thấy nhà lãnh đạo không hiểu được tâm tư và nguyệnvọng của họ, từ đó mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới ngày càng xa cách Nhân

Trang 17

viên không còn hứng thú đóng góp ý kiến cho công việc Hậu quả là công ty bỏ phínguồn ý tưởng dồi dào từ nhân viên của mình.

- Thứ 3, những đòi hỏi quá khắt khe của Jobs trong công việc sẽ tạo áp lực lớn lên

nhân viên, khiến nhân viên dễ xảy ra tình trạng bị stress, không khí làm việc lúcnào cũng đầy căng thẳng, nhân viên đôi lúc sẽ không có được môi trường làm việcthoải mái Hiệu quả làm việc bị giảm sút

- Thứ tư, việc Jobs can thiệp vào công việc từ nhỏ đến lớn khiến nhân viên cảm thấykhó chịu, không thoải mái Hơn nữa, việc này làm cho ông không có thời giancũng như sự tập trung cần thiết để giải quyết những vấn đề quan trọng

- Thứ năm, phong cách lãnh đạo độc đoán của Steve Jobs làm cho ông có tầm ảnhhưởng quá lớn đối với Apple đến nỗi bất cứ một động tĩnh nào của ông cũng dẫnđến một hệ quả rất lớn đối với công ty, chẳng hạn như khi nghe tin ông bị ung thưthì giá cổ phiếu của Apple sụt giảm nhanh chóng,…

2.2 Phong cách lãnh đạo của Bill Gates

2.2.1 Sơ lược về tiểu sử của Bill Gates

Bill Gates sinh ra ở Seattle, Washington, bố là William H.Gates, Sr và mẹ Maxwell

Gates, là những người gốc Anh, Đức vàScotland-Ailen.Ông sinh ra và lớn lên trong giađình khá giả; bố ông là một luật sư có tiếng, mẹ ông thuộc ban giám đốc của công ty tàichính First Interstate BancSystem và United Way of America, và ông ngoại ông, J W.Maxwell là chủ tịch của một ngân hàng liên bang Gates có chị gái Kristi (Kristianne), vàmột em gái là Libby Ông là đời thứ tư trong gia tộc, nhưng người ta biết đến ông như làWilliam Gates III hay "Trey" (ba) do bố ông đã bỏ hậu tố "III" trong tên gọi.Khi còn nhỏ,nghề nghiệp của bố mẹ Bill Gates đã làm cho ông có ước mơ trở thành luật sư

Năm 13 tuổi, ông vào học trường Lakeside, một trường dự bị cho các học sinhgiỏi Khi ông học lớp 8, câu lạc bộ các bà mẹ (phụ huynh-Mothers Club) ở trường này đãdùng một khoản tiền nhờ việc bán các đồ dùng đã qua sử dụng để mua một máy đánh chữ

cơ điện Model 33 ASR và một máy tính của hãng General Electric (GE) cho các học sinhcủa trường Gates thấy thích thú khi lập trình trên máy tính của GE bằng ngôn

Ngày đăng: 30/12/2015, 19:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w