Nghệ thuật lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình Đặng Tiểu Bình - nhà lãnh đạo kiệt xuất của Trung Quốc, được xem là vị “tổng công trình sư” khai sáng và đặt nền móng cho thời đại mở cửa, cải cách
Trang 1Nghệ thuật lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình
Đặng Tiểu Bình - nhà lãnh đạo kiệt xuất của Trung Quốc, được xem là
vị “tổng công trình sư” khai sáng và đặt nền móng cho thời đại mở cửa, cải cách của đất nước này
Phẩm chất lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình
Trong đời, Đặng Tiểu Bình đã trải qua "ba nổi ba chìm"
Lần "chìm" đầu tiên là vào năm 1933, trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc có nảy sinh một số mâu thuẫn, cùng với Mao Trạch Đông, ông đã
bị khai trừ khỏi Đảng, mất chức Trưởng phòng tuyên truyền của Đảng
uỷ tỉnh Giang Tây Tháng 6 năm đó, ông được chuyển tới Tổng cục
chính trị, phục vụ trong vai trò Tổng cục trưởng và đây là lần "nổi" đầu tiên
Lần "nổi - chìm" thứ hai là vào năm 1966 Không lâu sau khi cuộc đại cách mạng văn hoá được tiến hành, Đặng Tiểu Bình và Lưu Thiếu Kỳ trở thành mục tiêu công kích Đặng Tiểu Bình bị chỉ trích và bị khai trừ khỏi đảng và đến tận năm 1974 ông mới quay trở lại trong vai trò Phó Thủ tướng
Trang 2Một lần nữa ông bị sa thải vào năm 1976, nhưng sau khi Mao Trạch Đông qua đời, ông được phục hồi vị trí và đây là lần "chìm - nổi" thứ ba Khi đối mặt với những lần công kích và thất bại như vậy, ông không bao giờ đổ lỗi cho bất kỳ ai hoặc điều gì Ông nói: "Tôi là đứa con của người Trung Quốc" Ông đã đặt tương lai và vận mệnh của đất nước vào vị trí quan trọng nhất và không quan tâm đến lợi ích cá nhân Không chùn bước trước khó khăn là cơ sở cho những thành công của Đặng Tiểu
Bình
Tầm nhìn về tương lai
Đặng Tiểu Bình là một nhà chính trị có tầm nhìn, ông nghĩ đến mọi việc dựa trên tổng thể phức tạp của nó, từ các khía cạnh của sự tồn vong và phát triển của toàn bộ quốc gia để đưa ra những quyết định sáng suốt
Đặng Tiểu Bình phát biểu tại Tiệc trà mừng năm mới đầu năm 1980 Tháng 10/1976, Bè lũ bốn tên tan rã và cuộc cách mạng văn hoá 10 năm cuối cùng đã kết thúc Tuy nhiên, hoàn cảnh Trung Quốc lúc này rất đáng lo ngại Hàng trăm vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp Trung Quốc nên đi theo con đường nào?
Trang 3Là một nhà lãnh đạo, Đặng Tiểu Bình nhanh chóng hiểu rằng chìa khóa
là ở hệ tư tưởng đúng đắn Ông nhấn mạnh sự cần thiết phải tìm ra sự thật từ thực tế, và theo đó, ông phản đối kịch liệt quan điểm "hai điều bất kể" - quan điểm cho rằng bất kể quyết định chính sách nào và bất kể chỉ thị nào của Chủ tịch Mao đưa ra cũng phải được làm theo y nguyên
Năm 1978, Đặng Tiểu Bình khuyến khích một cuộc thảo luận về tiêu chuẩn của sự thật, kết quả là đã phá bỏ được các ràng buộc cứng nhắc từng làm thui chột suy nghĩ của mọi người lâu nay Mọi người bắt đầu kiểm tra một cách nghiêm túc tình trạng hiện tại để đối mặt với các vấn
đề họ phát hiện ra Sự chuyển đổi vĩ đại nhằm giải phóng đầu óc của mọi người đã dẫn tới phiên họp toàn thể lần ba của Uỷ ban Trung ương Đảng lần thứ 11
Năm 1985 Đặng Tiểu Bình xem xét tình hình thế giới từ một vị trí thuận lợi có tính chiến lược và rút ra kết luận rằng, hoà bình và sự phát triển là hai vấn đề quan trọng của thế giới đương đại Với sự hướng dẫn từ học thuyết của ông, Trung Quốc tự cam kết phát triển mối quan hệ hữu nghị với các nước và tạo ra một môi trường quốc tế an toàn cho việc hiện đại
Trang 4hoá xã hội chủ nghĩa
Đặng Tiểu Bình cũng nâng trọng tâm việc của Đảng thành việc hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa cũng như tập trung vào việc phát triển lực lượng sản xuất Ông đã đưa ra câu trả lời có hệ thống về việc xây dựng, củng
cố và phát triển xa hơn ở một nước đang phát triển như Trung Quốc và đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mở đầu Ông xác định mục tiêu "ba bước" đầy tham vọng của chủ nghĩa xã hội với đặc điểm của Trung Quốc Điều này đã mở ra một kỷ nguyên mới của việc cải cách và mở cửa ra thế giới bên ngoài cũng như đưa Trung Quốc vào con đường hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa
22/8/1904: Đặng Tiểu Bình sinh ra tại tỉnh Tứ Xuyên, tên khai sinh là
Đặng Hỷ Tiên
1920 - 1925: Ông đã học ở Pháp, ở đây ông tham gia Đảng Cộng sản
Pháp và sau đó là Liên bang Xô Viết 1 năm
Tháng 3/1927:ông trở về Trung Quốc Sau khi Tưởng Giới Thạch đàn án phong trào cách mạng tại Thượng Hải, Đặng Hỷ Tiên đổi tên thành Đặng Tiểu Bình.1931: Đặng Tiểu Bình cùng Mao Trạch Đông thành lập
căn cứ của Hồng Quân tại tỉnh Giang Tây
Trang 51933: Tưởng Giới Thạch tấn công căn cứ của Mao Trạch Đông tại tỉnh Giang Tây Lúc này, trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc có nảy sinh một số mâu thuẫn Cùng với Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình bị
khai trừ khỏi ban lãnh đạo Đảng
1950: Mao Trạch Đông trở thành người lãnh đạo Trung Quốc Đặng
Tiểu Bình được giao nhiệm vụ tại Tây Tạng
1952: Ông trở về Bắc Kinh và được bổ nhiệm giữ chức Phó Thủ tướng
1956: Đặng Tiểu Bình trở thành Uỷ viên Bộ Chính trị
1966: Mao Trạch Đông chỉ thị tiến hành cuộc Đại cách mạng văn hoá
Do mâu thuẫn trong nội bộ Đảng và những tư tưởng thực tế trong cải cách kinh tế, Đặng Tiểu Bình bị khai trừ khỏi Đảng lần thứ hai 1973: Mao Trạch Động cho phép Đặng Tiểu Bình quay trở lại Bắc Kinh
để giúp ông kiểm tra mức độ ảnh hưởng của Quân đội Giải phóng Nhân
dân Đặng Tiểu Bình tiếp tục giữ chức Phó Thủ tướng
1976: Đặng Tiểu Bình lại bị khai trừ khỏi Đảng lần ba sau khi chỉ trích
cuộc Cách mạng Văn hóa Mao Trạch Đông từ trần
1977: Ngày 22/7, Đặng Tiểu Bình được phục chức Phó Thủ tướng
Trang 6Sau năm 1978,ông đưa Trung Quốc vào thời kỳ tái thiết nhanh chóng và thành công trong việc thiết lập nhà nước Trung Quốc theo con đường
hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa
1997 ông qua đời ở tuổi 93 vì bệnh Parkinson