I. YÊU CẦU CHI TIẾT: 1 Công tác chuẩn bị thi công
4. Công tác xây
4.1. Yêu cầu chung
- Quy cách xây tường theo tiêu chuẩn Việt Nam. Các mẫu loại gạch hoặc vật liệu đưa vào sử dụng phải theo đúng thiết kế, dự toán và hồ sơ mời thầu. Khi có yêu cầu Nhà thầu cần tiến hành các thí nghiệm xác định chất lượng các loại gạch hoặc vật liệu mình cung cấp.
- Tiêu chuẩn áp dụng:
+ TCVN 6477:2011 Gạch bê tông
+ TCVN 6355:2009 Gạch xây. Phương pháp thử
+ TCVN 4085:2011 Kết cấu gạch đá. Quy phạm thi công và nghiệm thu + TCVN 4459:1987 Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa xây dựng + TCVN 1770:1986 Cát xây dựng. Yêu cầu kĩ thuật
4.2. Vật liệu
- Các yêu cầu chung đối với vật liệu sử dụng trong công trình. Ví dụ: chủng loại, quy cách, chất lượng, hồ sơ đi kèm, kết quả thử nghiệm, việc xem xét phê duyệt của chủ đầu tư, công tác vận chuyển, tập kết, bảo quản và lưu kho đối với vật tư, vật liệu.
- Kỹ sư tư vấn giám sát quy định các yêu cầu nghiệm thu vật liệu; việc thay thế những vật liệu không đạt yêu cầu.
4.2.2. Xi măng
Phù hợp yêu cầu nêu trong Phần II, mục 3.1.2.
4.2.3. Cát
Phù hợp yêu cầu nêu trong Phần II, mục 3.1.3.
4.2.4. Nước
Phù hợp yêu cầu nêu trong Phần II, mục 3.1.4.
- Dùng bờ lô có kích thước tiêu chuẩn theo qui định trong thiết kế. Cường độ tối thiểu không nhỏ hơn 75 kg/cm2, phải đảm bảo không có vết nứt rạn.
- Tiêu chuẩn áp dụng. TCVN 5573:2011 Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép-Tiêu chuẩn thiết kế, mục 2.1, điều 2: Vật liệu.
- Kỹ sư tư vấn giám sát quy định các yêu cầu về nguồn gốc, xuất xứ, tính năng của gạch đá.
- Kỹ sư tư vấn giám sát quy định các yêu cầu tuân thủ TCVN về cường độ gạch đá (cường độ nén, uốn, cắt,…).
- Kỹ sư tư vấn giám sát quy định các yêu cầu tuân thủ TCVN về thí nghiệm kiểm tra chất lượng gạch đá, tiêu chuẩn áp dụng.
- Kỹ sư tư vấn giám sát quy định các cách bảo quản gạch đá tại công trường. - Nêu yêu cầu đối với việc kiểm tra của kỹ sư tư vấn và việc xét duyệt của chủ đầu tư đối với gạch đá được sử dụng tại công trình.
- Kỹ sư tư vấn giám sát quy định các yêu cầu về độ ẩm của gạch đá sử dụng trong khối xây.
Gạch bê tông
- Yêu cầu kỹ thuật của gạch bê tông theo TCVN 6477:2011 “Gạch bê tông“ - Nhà thầu phải xây một mảng tường (bằng 1 lưới cột) làm tường mẫu để Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát kiểm tra trước khi thi công hàng loạt.
Vữa
- Xi măng tương tự qui định trong mục 3.1.2 của "Công tác bê tông".
- Nước để trộn phải là nước sạch. Vữa được trộn theo mác tương ứng chỉ ra trong bản vẽ thiết kế cho từng loại công việc cụ thể và phải tuân theo các qui định trong TCVN 4314:1986. Vữa không được phép sử dựng sau khi trộn quá 2 giờ.
- Kỹ sư tư vấn giám sát nhà thầu tuân thủ TCVN về kỹ thuật đối với cấp phối vữa. như: Cường độ yêu cầu, Lượng xi măng, tỷ lệ nước/ ximăng.
- Kỹ sư tư vấn giám sát nhà thầu tuân thủ TCVN về độ dẻo của cấp phối vữa. - Nhà thầu có trách nhiệm đối với cấp phối và cường độ vữa cung cấp.
- Kỹ sư tư vấn giám sát nhà thầu tuân thủ TCVN về quy định các đặc tính quan trọng của hỗn hợp vữa. như: độ lưu động, độ phân tầng, độ nước (khả năng giữ nước) và phương pháp xác định.
- Kỹ sư tư vấn giám sát nhà thầu tuân thủ TCVN về quy định độ bền chịu nén của vữa.
- Kỹ sư tư vấn giám sát nhà thầu tuân thủ TCVN về yêu cầu cho việc chế tạo, dưỡng hộ và phương pháp thử mẫu vữa.
- Kỹ sư tư vấn giám sát quy định việc kiểm tra bằng các mẫu vữa lấy ngay tại hiện trường thi công.
- Nhà Thầu có trách nhiệm thuyết minh về việc sử dụng các phụ gia.
- Khối xây gạch phải đảm bảo những nguyên tắc kĩ thuật thi công sau: Ngang - bằng; đứng - thẳng; góc - vuông; mạch không trùng; thành một khối đặc chắc.
- Vữa xây dựng phải có cường độ đạt yêu cầu thiết kế và có độ dẻo theo độ sụt của côn tiêu chuẩn như sau:
+ Đối với tường và cột gạch: từ 9 cm đến 13 cm; + Đối với lanh tô xây vỉa: từ 5 cm đến 6 cm;
+ Đối với các khối xây khác bằng gạch: từ 9 cm đến 13 cm.
+ Khi xây dựng trong mùa hè hanh khô, cũng như khi xây dựng các kết cấu cột, tường gạch phải chịu tải trọng lớn, yêu cầu mạch vữa phải no và có độ sụt 14 cm. Phần tường mới xây phải được che đậy cẩn thận, tránh mưa, nắng và phải được tưới nước thường xuyên.
- Kiểu cách xây và các hàng gạch giằng trong khối xây phải làm theo yêu cầu của thiết kế. Kiểu xây thường dùng trong khối xây là một dọc - một ngang hoặc ba dọc - một ngang.
- Trong khối xây gạch, chiều dày trung bình của mạch vữa ngang là 12 mm. Chiều dày từng mạch vữa ngang không nhỏ hơn 8 mm và không lớn hơn 15 mm. Chiều dày trung bình của mạch vữa đứng là 10 mm, chiều dày từng mạch vữa đứng không nhỏ hơn 8 mm và không lớn hơn 15 mm. Các mạch vữa đứng phải so le nhau ít nhất 50 mm.
- Tất cả các mạch vữa ngang, dọc, đứng trong khối xây phải đầy vữa (trừ khối xây mạch lõm).
Trong khối xây mạch lõm, chiều sâu không chét vữa của mạch phía mặt ngoài được quy định như sau:
+ Không lớn hơn 15 mm - đối với tường. + Không lớn hơn 10 mm - đối với cột.
- Phải dùng những viên gạch nguyên đã chọn để xây tường chịu lực, các mảng tường cạnh cửa và cột. Gạch vỡ đôi chỉ được dùng ở những chỗ tải trọng nhỏ như tường bao che, tường ngăn, tường dưới cửa sổ.
Không được dùng gạch vỡ, gạch ngói vụn để chèn, đệm vào giữa khối xây chịu lực.
- Cho phép dùng cốt thép đặt trước trong tường chính và cột để giằng các tường, móng (1/2 và một viên gạch) với tường chính và cột, khi các kết cấu này xây không đồng thời.
- Trong khối xây, các hàng gạch đặt ngang phải là những viên gạch nguyên. Không phụ thuộc vào kiểu xây, các hàng gạch ngang này phải đảm bảo:
+ Xây ở hàng đầu tiên (dưới cùng) và hàng sau hết (trên cùng); + Xây ở cao trình đỉnh cột, tường v.v…
+ Xây trong các bộ phận nhô ra của kết cấu khối xây (mái đua, gờ, đai). Ngoài ra phải đặt gạch ngang nguyên dưới đầu các dầm, dàn, xà gồ, tấm sàn, ban công và các kết cấu lắp đặt khác.
- Phải xây mặt đứng phía ngoài của tường không trát, không ốp bằng những viên gạch nguyên đặc chắc, có lựa chọn màu sắc, góc cạnh đều đặn. Chiều dày các mạch vữa phải theo đúng thiết kế.
- Sai số trong mặt cắt ngang của các gối tựa dưới xà gồ và các kết cấu chịu lực khác theo bất kì một hướng nào so với vị trí thiết kế phải nhỏ hơn hoặc bằng 10 mm.
- Khi ngừng thi công do mưa bão, phải che kín trên khối xây cho khỏi bị ướt. - Các khối xây phải đặc chắc không trùng mạch. Các mạch đứng phải so le nhau. Mặt xây phải ngang bằng. Mặt phẳng của khối xây cả hai mặt phải thẳng đứng theo phương dây dọi, không được lồi lõm, vặn vỏ đỗ hay nghiêng. Các hàng ngang bắt buộc phải xây đúng ở các vị trí trong bản vẽ thiết kế qui định.
- Với khối xây ≥2lớp gạch (tường dày ≥20cm) hàng đầu tiên là lớp gạch câu giữa các lớp gạch và khoảng cách giữa các hàng gạch câu tiếp theo là ≤40cm.
- Nhà thầu phải xây một mảng tường (bằng 1 lưới cột nhà) làm tường mẫu để Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát kiểm tra trước khi thi công hàng loạt.
- Khối xây mới làm xong phải được bảo dưỡng bằng cách tưới nước 3 lần một ngày trong thời gian 3 ngày đêm.
- Trước khi đặt gạch cần phải đảm bảo đã định vị tất cả các lỗ chờ... theo thiết kế. Gạch phải được nhúng nước trước khi xây.
- Các mặt tiếp giáp giữa các lần xây phải được tưới nước và làm sạch. Gạch phải được đặt nằm ngang, đầy vữa ở các mạch và bề dày của các mạch không kém hơn 10 mm. Tường phải có sai số không vượt quá qui định trong tiêu chuẩn TCVN 4085:2011. Tại các góc phải sử dụng dọi và thước góc khi xây.
- Các hàng ngang không được xây bằng gạch vỡ. Khi xây cần căng giây hai mặt tường, sử dùng thước tầm để đảm bảo độ phẳng của hai mặt tường.
- Xây hết các cổ móng, khối xây cần được kiểm tra cao độ bằng máy thuỷ bình. Tường mới xây xong không được va chạm, đặt vật liệu hay dụng cụ lên trên. Vào mùa hè, mùa hanh khô cần phải được che đậy.
- Ở những vị trí tiếp giáp giữa hai kết cấu bằng vật liệu khác nhau, trước khi trát phải được gắn một lớp lưới thép phủ kín chiều dầy mạch ghép và phải trùm về hai bên ít nhất một đoạn từ 15 cm đến 20 cm. Kích thước của ô lưới thép không lớn hơn 3 cm.