I. YÊU CẦU CHI TIẾT: 1 Công tác chuẩn bị thi công
12. Công tác an toàn lao động, vệ sinh, phòng chống cháy nổ:
12.4. Đối với việc điều khiển vận hành máy móc, thiết bị:
- Trước khi tiến hành thi công phải kiểm tra lại toàn bộ hệ thống an toàn của xe, máy, thiết bị, dàn giáo và trang bị phòng hộ lao động, đảm bảo an toàn mới tổ chức thi công. Khi thi công về ban đêm phải đảm bảo đủ ánh sáng. Đối với công nhân xây dựng không chuyên về điện phải được phổ biến để có một số hiểu biết an toàn về điện.
- Nơi có biển báo nguy hiểm nếu có việc cần phải tuân theo sự hướng dẫn của người có trách nhiệm. Trong quá trình thi công trình người sử dụng các loại máy móc cần được phổ biến đầy đủ các quy định về an toàn theo luật hiện hành.
12.4.1 Đường đi lại vận chuyển:
Tại các đầu mối giao thông trên công trường phải có sơ đồ chỉ dẫn rõ ràng từng tuyến đường cho các phương tiện vận tải cơ giới, thủ công. Trên các tuyến đường của công trường phải đặt hệ thống biển báo giao thông đúng với các quy định của luật an toàn giao thông hiện hành của Bộ Giao thông vận tải;
Đường vận chuyển cắt qua các hố rãnh phải lát ván dày 5cm(khi có hố rãnh có chiều rộng nhỏ hơn 1.5m và dùng phương tiện vận chuyển thủ công để vận chuyển). Đầu ván phải gối lên thành đất liền của bờ hố rãnh ít nhất là 50cm, và có cọc giữa giữ chắc chắn. Làm cầu, hoặc cống theo thiết kế(khi có hố rãnh có chiều rộng lớn hơn 1.5m hoặc chiều rộng nhỏ hơn 1.5m nhưng dùng phương tiện cơ giới vận chuyển);
Chiều rộng đường ô tô tối thiểu là 3.5m khi chạy một chiều và rộng 6m khi chạy hai chiều. Bán kính vòng tối thiểu là 10m.
Chế độ đặt biển báo, trạm gác phải theo đúng quy định của Bộ giao thông vận tải;
Đường dây điện có bọc cao su đi qua đường vận chuyển phải mắc lên cao hoặc luồn vào ống bảo vệ được chôn sâu dưới mặt đất ít nhất là 30cm;
12.4.2 Xếp đặt nguyên vật liệu:
Kho bãi để sắp xếp và bảo quản nguyên vật liệu, cấu kiện, thiết bị phải được định trước trên mặt bằng công trường với số lượng cần thiết cho thi công. Địa điểm các khu vực này phải thuận tiện cho việc vận chuyển và bốc dỡ.
Trong các kho bãi chứa nguyên vật liệu, nhiên liệu, cấu kiện, thiết bị phải có đường vận chuyển. Chiều rộng của đường phải phù hợp với kích thước của các phương tiện vận chuyển và thiết bị bốc xếp;
Không được sắp xếp bất kỳ một vật gì vào những bộ phận công trình chưa ổn định hoặc không đảm bảo vững chắc;
Giữa các chồng vật liệu phải chừa lối đi lại cho người, rộng ít nhất là 1m. Các nguyên vật liệu lỏng và dễ cháy phải bảo quản trong kho riêng theo đúng các quy định phòng chống cháy hiện hành;
Vật liệu cách nhiệt xếp thành chồng cao không quá 1.2m và được bảo quản trong kho kín, khô ráo;
Thép tấm, thép hình, thép góc xếp thành từng chồng nhưng không cao quá 1.5m;
12.4.3 Lắp đặt và sử dụng điện trong thi công:
Khi lắp đặt, sử dụng, sửa chữa các thiết bị điện và mạng lưới điện thi công trên công trường, ngoài những quy định trong phần này còn phải tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn TCVN 4063-85 An toàn điện trong xây dựng.
12.4.5 Dàn giáo – yêu cầu về an toàn:
Yêu cầu chung:
Trong công tác xây lắp phải dùng các loại dàn giáo và giá đỡ được làm theo thiết kế, thuyết minh tính toán đã được cấp thẩm quyền xét duyệt. Khi dựng lắp sử dụng và tháo dỡ nhất thiết phải theo đúng quy định, yêu cầu kỹ thuật của thiết kế(kể cả chỉ dẫn, quy định, yêu cầu kỹ thuật được ghi hoặc kèm hộ chiếu của nhà máy chế tạo dàn giáo chuyên dùng. Không được dựng lắp hoặc sử dụng bất kỳ một kiểu loại dàn giáo, giá đỡ nào khi không đủ các điều kiện nêu trên;
Dựng lắp tháo dỡ dàn giáo, giá đỡ trên sông nước phải trang bị cho công nhân các loại dụng cụ cấp cứu theo quy định hiện hành;
Cấm sử dụng dàn giáo, giá đỡ, thang nôi không đúng chức năng của chúng, cấm sử dụng dàn giáo, giá đỡ, thang nôi được lắp kết hợp từ các loại, dạng khác nhau hoặc sử dụng nhiều loại mà không có thiết kế riêng.
Cấm sử dụng giàn giáo, giá đỡ, nôi khi:
- Không đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật và điều kiện an toàn lao động nêu trong thiết kế hoặc trong hộ chiếu của chúng; nhất là khi không đầy đủ các móc, neo, dây chằng hoặc chúng được neo vào các bộ phận kết cấu kém ổn định như lan can, mái đua, ban công.... cũng như vào các vị trí như tính toán để chịu lực neo giữ;
- Có biến dạng, rạn nứt, mòn gỉ hoặc thiếu các bộ phận;
- Khe hở giữa các sàn công tác và tường nhà hoặc công trình lớn hơn 0.05m khi xây và lớn hơn 0.2m khi hoàn thiện;
- Khoảng cách từ mép biên giới hạn công tác của giàn giáo, giá đỡ, nôi tới mép biên liền kề của phương tiện vận tải nhỏ hơn 0.6m;
- Các cột giàn giáo, và các khung đỡ đặt trên nền kém ổn định có khả năng bị trượt, lở, hoặc đặt trên những bộ phận hay kết cấu nhà, công trình mà không được xem xét, tính toán đầy đủ để đảm bảo chịu lực ổn định cho chính bộ phận, kết cấu đó và cho cột giàn giáo, khung đỡ; Cấm xép tải lên giàn giáo, giá đỡ, nơi ngoài những vị trí đã được quy định hoặc vượt tải trong theo thiết kế hoặc hộ chiếu của nó.
Cấm xếp chứa bất cứ một loại tải trọng nào lên trên các thang của giàn giáo, sàn công tác.
Khi giàn giáo cao hơn 6m phải làm ít nhất hai sàn công tác. Sàn làm việc bên trên, sàn bảo vệ bên dưới. Khi làm việc đồng thời trên hai sàn thì vị trí giữa hai sàn này phải có sàn hay lưới bảo vệ.
Cấm làm việc đồng thời trên hai sàn trong cùng một khoang mà không có biện pháp bảo đảm an toàn;
Khi dàn giáo cao hơn 12m phải làm cầu thang, chiếm hẳn một khoang giàn giáo. Độ dốc cầu thang không được lớn hơn 60độ; khi giàn giáo không cao qua 12m có thể dùng thang tựa hay thang dây. Lỗ hổng ở sàn công tác để lên xuống phải có lan can bảo vệ ở ba phía;
Ván lát sàn công tác phải có chiều dày ít nhất là 3cm không bị mục mọt hay nứt gãy. Ván lát phải ghép khít, bằng phẳng; khe hở giữa các tấm k hông được lớn hơn1cm. Khi dùng ván rời đặt theo phược di chuyển thì các tấm ván phải đủ dài để các được trưc tiếp hai đầu ván lên thanh đà, mỗi đầu ván phải chìa ra khỏi thanh đà một đoạn ít nhất bằng 20cm và được buộc hay đóng định ghim chắc vào thanh đà. Khi dùng các tám ván ghép phải nẹp bên dưới để giữ ván khỏi bị trượt;
Khi làm sàn công tác thì phải có lan can bảo vệ. Lan can bảo vệ phải làm cao ít nhất 1m và có ít nhất 2 thanh ngang có khả năng giữ người khỏi bị ngã.
Các lối đi qua lại phía dưới giàn giáo và giá đỡ phải có che chắn bảo vệ phía trên;
Giàn giáo,giá đỡ có độ cao đến 4m chỉ được phép đưa vào sử dụng sau khi được đội trưởng nghiệm thu và ghi vào nhật ký thi công, còn trên 4m thì sau khi được Hội đồng kỹ thuật do lãnh đạo đơn vị xây lắp cử ra nghiệm thu và lập biên bản đưa vào hồ sơ kỹ thuật thi công của đơn vị. Trong thành phần của Hội đồng nghiệm thu có đại diện của bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách an toàn lao động của đơn vị tham dự. Nội dung nghiệm thu được căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật của thiết kế hoặc hộ chiếu của giàn giáo, giá đỡ và các quy định hiện hành. Cần lưu ý đến kiểm tra tính ổn định của nền, các mối liên kết, sàn công tác, biện pháp an toàn lao động khi làm việc trên cao và khi sử dụng điện.
Hàng ngày trước ki làm việc, cán bộ kỹ thuật phụ trách thi công hoặc đội trưởng phải kiểm tra lại tình trạng của tất cả các bộ phận kết cấu của giàn giáo và giá đỡ. Kiểm tra xong(có ghi vào nhật ký thi công) mới để công nhân làm việc. Trong khi đang làm việc bất kỳ công nhân nào phát hiện thấy tình trạng hư hỏng của giàn giáo, giá đỡ có thể gây nguy hiểm phải ngừng làm việc và báo cho cán bộ kỹ thuật phụ trách thi công hoặc đội trưởng biết để tiến hành sửa chữa bổ sung. Sau khi tiến hành sửa chữa xong, lập biên bản theo quy định mới được để công nhân trở lại làm việc.
Sau khi ngừng thi công trên giàn giáo một thời gian dài(trên một tháng) nếu muốn trở lại thi công tiếp tục phải tiến hành nghiệm thu lại và lập biên bản nghiệm thu theo quy định mới được tiếp tục sử dụng.
Tháo dỡ giàn giáo, giá dỡ phải tién hành theo trình tự hợp lý và theo chỉ dẫn trong thiết kế hoặc hộ chiếu.
Khu vực đang tháo dỡ phải có rào ngăn, biển cấm người và phương tiện qua lại. Cấm tháo dỡ giàn giáo bằng cách giật đổ. Các bộ phận liên kết đã tháo dời phải hạ xuống an toàn, không để rơi tự do. Phỉ duy trì sự ổn định của phần dàn giáo chưa tháo dỡ cho đến khi tháo xong.
Không được dựng lắp, tháo dỡ hoặc làm việc trên giàn giáo, giá đỡ khi trời mưa to, giông bão hoặc gió cấp 5 trở lên. Khi tạnh mư, muốn làm việc trở lại phải kiểm tra lại giàn giáo, giá đỡ như quy định đã nêu ở trên.
Giàn giáo thép:
Các ống thép dùng làm giàn giáo và các loại đai thép liên két không bị cong, lõm, nứt, thủng và các khuyết tật khác. Các chân cột của giàn giáo phải được lồng vào chân đế và được kê đệm ổn định, chắc chắn theo quy định;
Dựng giàn giáo cao đến đâu phải neo chắc vào công trình đến đó. Vị trí đặt móc neo phải theo thiết kế. Khi vị trí móc neo trùng với lỗ tường phải làm hệ giằng phía trong để neo, các đai thép phải liên kết chắc chắn để đề phòng thanh đà trượt trên cột đứng.
Khi dựng giàn giáo thép cao hơn 4m phải làm hệ thống chống sét theo chỉ dẫn của thiết kế. Trừ trường hợp giàn giáo dựng lắp trong phạm vi được bảo vệ của hệ thống chống sét đã có.
Giàn giáo phải đủ khả năng chịu lực mà không bị phá hoại bởi tải trọng bản thân và ít nhất bốn lần tải trọng tính toán. Riêng đối với hệ thống lan can an toàn, cáp treo và các cấu kiện gỗ được áp dụng theo yêu cầu riêng;
Sàn công tác phải chắc chắn, bảo đảm chịu được tải trọng tính toán. Vật liệu được lựa chọn làm sàn phải có đủ cường độ, đáp ứng các yêu cầu thực tế, không bị ăn mòn hoá học và chống được xâm thực của khí quyển;
Sàn công tác(trừ khi được neo chặt) phải đủ độ dài vượt qua thanh đỡ ngang ở cả hai đầu một đoạn không nhỏ hơn 0.2m và không lớn hơn 0.5m;
Các ván gỗ phải được thiết kế sao cho độ võng ở giữa nhịp theo tải trọng tính toán không vượt quá 1/60 nhịp giàn giáo;
Bàn giáo chế tạo sẵn phải có chiều rộng nhỏ nhất của bàn giáo không nhỏ hơn 0.3m; chiều dài tiêu chuẩn từ 1.8m đến 3.0m;
Độ hở bàn giáo: độ hở lớn nhất giữa bàn giáo với mỗi thanh chắn biên và giữa các tấm ván không quá 1cm. Bề mặt bàn giáo có thể đặt thấp hơn mặt trên của thanh chắn biên. Mặt bàn giáo kim loại phải có biện pháp bảo đảm chống trượt;
Giàn giáo đơn:
Giàn giáo thép ống và bộ nối chịu tải trọng nhẹ có các thanh dứng, thanh ngang, thanh dọc và các thanh giằng bằng thép ống có đường kinh ngoài là 50mm. Các thanh đứng đặt cách nhau không quá1,2m theo chiều ngang và 3m dọc theo chiều dài của giáo. Các kết cấu kim loại khác khi sử dụng phải thiết kế chịu tải trọng tương đương;
Giàn giáo thanh thép ống và bộ nội chịu tải trong trung bình có các thanh đứng, thanh dọc và các thanh giằng bằng thép ống có đường kinh ngoài 50mm.
Khi các thanh đứng đặt cách nhau không quá 1,8m theo phương ngang và 2,4m theo phương dọc giàn giáo phải cso các thanh ngang bằng thép ống đường kinh ngoài 64mm. Khi các thanh đứng đặt cách nhau không quá 1m theo phương ngang và 2,4m theo phương dọc giàn giáo phải có cá thanh ngang bằng thép ống đường kính ngoài 50mm, các kết cấu kim loại khác khi sử dụng phải thiết kế chịu tải trọng tương đương;
Giàn giáo thép ống và bộ nối chịu tải trọng nặng có các thanh đứng, thanh ngang, thanh dọc và các thanh giằng bằng thép ống đường kinh ngoài 64mm với các thanh đứng đặt cách nhau không quá 1,5m theo phương ngang và 1,5m theo phương dọc của giàn giáo. Các kết cấu kim loại khác khi sử dụng phải thiết kế chịu tải trọng tương đương;
Các thanh dọc được lắp theo chiều dài của giàn giáo tại các cao độ xác định. Nếu thanh trên và thanh giữa của hệ lan can dùng thanh thép ống thì chúng được dùng thay cho các thanh dọc. Khi di chuyển hệ lan can tới cao độ khác, cần bổ sung các thanh dọc để thay thế. Các thanh dọc dưới cùng cần đặt sát với mặt nền. Các thanh dọc đặt cách nhau không quá 1,8m theo chiều đứng tính từ điểm giữa.
Các thanh ngang đặt theo phương ngang giữa các thanh đứng và gắn chặt với các thanh đứng bằng các bộ nối nằm trên bộ nối thanh dọc. Các thanh ngang đặt cách nhau không quá 1,8m theo chiều đứng tính từ điểm giữa;
Thanh giằng chéo theo phương dọc giáo phải đặt ở hàng thanh đứng phía ngoài có góc nghiêng từ 40độ đến 50độ bắt đầu từ điểm sát nền của thanh đứng đầu tiên hoặc cuối cùng hướng lên giữa đỉnh của giàn giáo. Nếu giàn giáo quá dài, phải bố trí thanh giằng tiếp theo như đã quy định;
Giàn giáo thanh thép ống khi hoạt động phải đựoc liênkết chặt với tường hoặc kết cấu khi có chiều cao lớn hơn 4 lần kích thước nhỏ nhất chân giáo. Thanh neo đứng đầu tiên và thanh neo chéo dọc giáo phải bắt đầu cùng một điểm. Thanh neo đứng được đặt tiếp theo tại các vị trí cách nhau không quá 7,5m. Thanh neo đỉnh đặt tại chỗ không thấp hơn 4 lần kích thược nhỏ nhất chân giáo tính từ đỉnh của giàn giáo. Các thanh neo dọc đặt tại các điểm cuối và các vị trí cách nhau không quá 9m, bảo đảm không cho giàn giáo bị xoay hay bị tách khỏi tường nhà hoặc kết cấu.
Tổ hợp giàn giáo thanh thép ống:
Tất cả các bộ phận của hệ giàn giáo gồm thanh đứng, thanh ngang, thanh dọc, thanh dàn, bộ nối đai ốc, thanh giằng và cửa đi lại phải được tính toán đủ khả năng chịu lực mà không bị phá hoại bởi tải trọng bản thân và tối thiểu phải bằng 4 lần tải trọng tính toán lớn nhất. Nhịp giữa các thanh đứng và thanh dọc phải phù hợp với tải trọng yêu cầu theo quy định của nhà chế tạo để không làm quá tải trên thanh ngang;
Khi tổ hợp giàn giáo thanh thép ống nối, các bộ phận phải gắn chặt với các thanh giằng chéo đứng để tạo ra một khối cố định. Các giằng chéo ngang hoặc các biện pháp phù hợp được dùng tạo cho giàn giáo vuông góch với mặt nền và tạo ra các đỉem neo cứng theo chỉ dẫn của nhà chế tạo.
Tất cả các liên kết trên một tầng của giàn giáo phải được làm chắc chắn trước khi lắp dựng một tầng tiếp theo;
Các bộ phận giàn giáo do các nhà sản xuất khác nhau chế tạo không được lắp vào cùng một hệ giàn giáo;
Tổ hợp giàn giáo thanh thép ống nối có chiều cao vượt quá 37.5m đặt trên chân đế có điều chỉnh phải do các chuyên gia kỹ thuật thiết kế. Cần sao chụ lại bản vẽ và các đặc điểm kỹ thuật tại chỗ để phục vụ công tác kiểm tra;
Giàn giáo khung thép chế tạo sẵn:
Khoảng cách các khung phaả thích hợp với tải trọng tác động. Nhà chế tạo