1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)

31 1,9K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 240 KB

Nội dung

Luận Văn: Nghệ thuật lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)

Trang 1

MỤC LỤC

 Mục lục 1

Lời cảm ơn 3

LỜI MỞ ĐẦU 4

1 Lí do chọn đề tài 4

2 Mục đích nghiên cứu 4

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 5

5 Phạm vi nghiên cứu 5

I BỐI CẢNG LỊCH SỬ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN 6

1 Bối cảnh đất nước 6

2 Bối cảnh quốc tế 8

3 Kẻ thù chính của cách mạng miền Nam là đế quốc Mỹ với chính sách thực dân mới 10

II NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC(1954-1975) 13

1 Kiềm chế Đế quốc Mỹ để thắng chúng một cách có lợi nhất 13

1.1 Kiềm chế Mỹ chậm đưa quân vào trực tiếp tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta 13 1.2 Kiềm chế đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh từng bước 14

1.3 Kiềm chế chiến lược "chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ trên phạm vi chiến trường miền Nam 15

2 Biết giành thắng lợi từng bước 17

3 Sáng tạo nhiều cách đánh, cách thắng đế quốc Mỹ 22

4 Tổ chức và chỉ đạo phối hợp chặt chẽ cách mạng hai miền 24

5 Đoàn kết và tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế cao nhất 26

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Lan 1

Trang 2

-III Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CỦA CUỘC

KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954-1975) 28

1 Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) 28

2 Bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) 29

KẾT LUẬN 30

Mục lục tham khảo 31

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Lan 2

Trang 3

-LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến thầy Trần Như Cương – Giảng viênTrường Đại Học Sư Phạm TPHCM, người đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn

cho em bộ môn “Lịch sử Đảng” đã cung cấp kiến thức giúp em hoàn thành bài

nghiên cứu này Em cũng xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ tận tình của các thầy côcũng như sự cộng tác giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên khoa Toán -Tin học trường Đại Học Sư Phạm TPHCM,

Vì thời gian cũng như kiến thức còn hạn chế nên bài tiểu luận không thể tránhkhỏi những sai sót Kính mong sự góp ý từ phía thầy cô và các bạn Em xin chânthành cảm ơn!

TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 4 năm 2010

Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Xuân Lan

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Lan - 3 -

Trang 4

-LỜI MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Các cuộc chiến tranh đi qua để lại bao đau thương và mất mát Ai cũng biếthậu quả chiến tranh là to lớn biết bao Cho dù đó là chiến tranh phi nghĩa haychiến tranh chính nghĩa thì đất nước đó cũng hứng chịu những tổn thất nặng nề.Song, không phải đất nước nào cũng có quyền chọn cho mình nền hòa bình, tự do

Có những lúc họ không muốn chiến tranh, nhưng họ buộc phải chiến đấu cho nềnđộc lập nước nhà Và Việt Nam - đất nước chúng ta rơi vào tình thế đó

Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ đi qua, chúng ta không khỏi kinhhoàng trước những con số thiệt hại cả về người và của Bây giờ chúng ta đanghưởng nền hòa bình, chúng ta đang độc lập Song, điều đó không có nghĩa làchúng ta quên quá khứ, bởi lẽ không có quá khứ sẽ không có hiện tại và tương lai.Chúng ta đã chiến đấu anh dũng trong các cuộc kháng chiến Chúng ta cónhững người lãnh đạo tài giỏi, chúng ta có Đảng lãnh đạo tài tình, chúng ta có sựđoàn kết đồng lòng của dân tộc và chúng ta đã chiến thắng

Có rất nhiều yếu tố để tạo nên thắng lợi vẻ vang trong các cuộc kháng chiếnchống Pháp và Mỹ, nhưng ở đây tôi xin nêu ra một trong những nguyên nhân dẫnđến thắng lợi trong các cuộc kháng chiến mà ít ai nghĩ đến đó là “nghệ thuật lãnhđạo” Có thể nói vui: “Lãnh đạo là một nghệ thuật và người lãnh đạo là một nghệsĩ”, họ phải cân nhắc, sáng tạo để đưa ra những sách lượt, chiến lược vào các thờiđiểm khác nhau, nhắm đem đến chiến thắng mà ít tổn hại nhất

Người xưa có câu “nước không có vua như rắn mất đầu” để nói rõ tầm quantrọng của người đứng đầu đất nước Ở nước ta cũng vậy, từ khi còn chiến tranhcho đến lúc hòa bình thì Đảng Cộng Sản Việt Nam luôn giữ một vai trò cực kìquan trọng trong tất cả các lĩnh vực của đất nước Bây giờ tôi sẽ hướng các bạnvào quá khứ, vào thời kì kháng chiến chống Mỹ để cùng phân tích nghệ thuật lãnhđạo của đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

Xuất phát từ những vấn đề nói trên, tôi đã chọn đề tài: “Nghệ thuật lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)”.

2.Mục đích nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu quá khứ hào hùng của dân tộc,

ôn lại truyền thống đấu tranh giữ nước của cha ông ta và hơn hết là làm rõ tầmquan trọng của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong việc lãnh đạo nhân dân đấu tranhgiành độc lập dân tộc Từ đó khơi gợi lòng yêu nước, lòng trung thành với Đảng

và rút ra những kinh nghiệm quí báu từ nghệ thuật lãnh đạo của Đảng trong khángchiến chống Mỹ

3.Nhiệm vụ nghiên cứu

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Lan - 4 -

Trang 5

-1 Nghiên cứu tình hình đất nước trong giai đoạn 1954-1975.

2 Phân tích nghệ thuật lãnh đạo của Đảng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ(1954-1975)

3 Bài học kinh nghiệm

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp trò chuyện: trao đổi, tham khảo và ghi nhận ý kiến của các bạn,

thầy cô

- Phương pháp đọc sách và tài liệu: dựa vào một số bài tiểu luận để biết được cấu

trúc, cách hành văn của một bài nghiên cứu và còn dựa vào các tài liệu liên quantrên sách, báo, tạp chí, internet…

5 Phạm vi nghiên cứu

Chỉ nghiên cứu nghệ thuật lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn cuộc khángchiến chống Mỹ (1954-1975) ở Việt Nam ( không nghiên cứu sâu vấn đề trênphạm vi thế giới và trong các cuộc kháng chiến khác)

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Lan - 5 -

Trang 6

-I BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN

1 Bối cảnh đất nước

1.1) Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ở miền Nam (1954-975) là sự tiếp tục cuộc cách mang dân tộc dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng

Từ khi ra đời (3-2-1930), Đảng ta đã chỉ rõ: đất nước ta vốn là một Tổquốc thống nhất và nhân dân ta có truyền thống đoàn kết chống ngoại xâm bảo

vệ bờ cõi và cùng nhau xây dựng đất nước Nhưng từ khi thực dân Pháp xâmlược, chúng đã cùng bọn vua quan phong kiến đầu hàng, thống trị nhân dân ta,

xã hội Việt Nam thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, với hai mâu thuẫn

cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với đế quốc xâm lược và mâu thuẫngiữa nhân dân ta, mà chủ yếu là nông dân, với giai cấp địa chủ phong kiến.Đảng ta gánh vác sứ mệnh lãnh đạo dân tộc giải quyết hai mâu thuẫn trên làthực hiện hai nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân: chống

đế quốc xâm lược, giành độc lập thống nhất Tổ quốc và chống phong kiến,giành lại ruộng đất cho nông dân

Tháng 7-1954, miền Bắc được giải phóng, nhưng miền Nam còn dướiách thống trị của đế quốc và bọn tay sai Đế quốc Mỹ hất cẳng thực dân Pháp,cùng bọn tay sai Ngô Đình Diệm tiếp tục thống trị nhân dân ta ở miền Nam,hai mâu thuẫn cơ bản trên vẫn tồn tại và đất nước tạm thời bị chia cắt Nhândân ta tiến hành kháng chiến chống đế quốc Mỹ và bọn tay sai là tiếp tục cuộccách mạng đã được tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng từ đâu nǎm 1930,nhằm hoàn thành sự nghiệp giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc đểtiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Đây là sự tiếp nối lịch sử tất yếu Đúng nhưĐảng ta đã khẳng định tại Đại hội tân thứ III (tháng 9-1960): "Cuộc đấu tranhcách mạng của nhân dân miền Nam là sự tiếp tục các cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ,khởi nghĩa Ba tơ, tổng khởi nghĩa tháng Tám và cuộc kháng chiến trường kỳcủa nhân dân ta trong điều kiện mới của lịch sử" Từ bối cảnh lịch sử chiến đấu

và chiến thắng ấy, nhân dân ta ở miền Nam bước vào cuộc kháng chiến chống

đế quốc Mỹ xâm lược với tư thế của người chiến thắng và đã kế thừa đượcnhiều kinh nghiệm quý báu của Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chốngthực dân Pháp Đó cũng là nhân tố bảo đảm thắng lợi của cách mạng miềnNam Đồng chí Lê Duẩn nói: Chúng ta thắng Mỹ là nhờ có những kinh nghiệmquý báu của Cách mạng tháng Tám và 9 nǎm kháng chiến chống Pháp Không

có Cách mạng tháng Tám, không có 9 nǎm kháng chiến chống Pháp thì khôngthể có thắng lợi của kháng chiến chống Mỹ

1.2) Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra trong điều kiện đất nước

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Lan - 6 -

Trang 7

-bị chia làm hai miền, phải tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng

Đây là đặc điểm lớn nhất và cũng là nét độc đáo của cách mạng nước ta

từ tháng 7 nǎm 1954 đến tháng 5 nǎm 1975

Trong suốt thời gian đó việc hoạch định đường lối chiến lược và sáchlược cách mạng của Đảng phải phản ánh rõ đặc điểm lớn này Từ mục tiêuchung của cách mạng cả nước và mục tiêu cụ thể của từng miền đến những vấn

đề chủ trương, sách lược và phương pháp tiến hành phải phù hợp với đặc điểmtrên và sát đúng với điều kiện lịch sử cụ thể của từng miền Đồng thời, phải xácđịnh rõ vị trí cách mạng từng miền và mối quan hệ khǎng khít giữa cách mạnghai miền trong thế chiến lược chung của cả nước

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960), xác định đườnglối cách mạng của nước ta:

- Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc

- Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ vàbọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủtrong cả nước

Hai nhiệm vụ chiến lược ấy có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụngthúc đẩy lẫn nhau

Về vị trí chiến lược cách mạng của từng miền, Đảng ta xác định: miềnBắc là cǎn cứ địa chung của cách mạng cả nước và sự nghiệp cách mạng xã hộichủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển cáchmạng cả nước

Cách mạng miền Nam có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệpgiải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai Thông quathực hiện nhiệm vụ cách mạng ở mỗi miền mà góp phần thực hiện nhiệm vụchung của cả nước là hoàn thành độc lập, thống nhất đất nước

Việc xác định đường lối cách mạng tiến hành đồng thời hai chiến lượccách mạng khác nhau ở hai miền là nét độc đáo, chưa có tiền lệ trong lịch sử, làthành công lớn của Đảng ta

Đó là đường lối duy nhất đúng, biểu hiện tinh thần độc lập tự chủ, sángtạo của Đảng ta

Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và

là hậu phương lớn của cả nước, đã tạo cho cách mạng miền Nam có điều kiện -Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Lan - 7 -

Trang 8

thuận lợi mới khác hẳn các thời kỳ lịch sử trước đây Đó là một nguyên nhânchủ yếu để cách mạng miền Nam đánh thắng đế quốc Mỹ và tay sai

Trên thực tế, việc tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khácnhau trên hai miền Nam - Bắc chẳng những không mâu thuẫn, mà lại từngbước đưa cách mạng hai miền cùng phát triển, cùng đi lên trong thế tương hỗ,thúc đẩy nhau phát triển, tạo ra sức mạnh tổng hợp đánh thắng hoàn toàn đếquốc Mỹ xâm lược và chế độ tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, thốngnhất Tổ quốc

2 Bối cảnh quốc tế

Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới lúc này đang ở thời kỳ phát triểnmạnh mẽ, có tác động to lớn tới quá trình phát triển của thế giới Hệ thống xãhội chủ nghĩa thế giới nối liền từ châu á sang châu Âu, không ngừng phát triển

và củng cố về mọi mặt Nếu miền Bắc là hậu phương trực tiếp cho cách mạngmiền Nam, thì hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới lúc này nối liền với miền Bắc

xã hội chủ nghĩa của Việt Nam là hậu phương rộng lớn đáng tin cậy, một thuậnlợi chưa bao giờ có đối với cách mạng nước ta

Cùng với sự lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, phongtràon giải phóng dân tộc cuồn cuộn dâng cao ở châu á châu Phi và châu Mỹlatinh, hệ thống thuộc đia của chủ nghĩa đế quốc bị thu hẹp và đi vào quá trìnhtan rã Cuộc đấu tranh cho dân sinh, dân chủ và hoà bình ở các nước tư bản chủnghĩa phát triển rộng khắp và liên tục So sánh lực lượng trên thế giới lúc đóngày càng thay đổi có lợi cho chủ nghĩa xã hội, cho lực lượng cách mạng Chủnghĩa đế quốc tiếp tục suy yếu và khó khǎn Cách mạng thế giới lúc này đang ởthế tiến công Cách mạng Việt Nam đã hoà được vào trào lưu chung của cáchmạng thế giới

Thời kỳ này cũng cần lưu ý rằng, tuy chủ nghĩa đế quốc đã suy yếunhưng chừng nào còn chủ nghĩa đế quốc thì vẫn còn miếng đất để xảy ra chiếntranh Lực lượng xâm lược gây chiến chủ yếu trên thế giới là đế quốc Mỹ.Chúng đang dẫn đầu các thế lực đế quốc hiếu chiến chạy đua vũ trang, củng cốcác khối liên minh quân sự xâm lược, xây dựng các cǎn cứ quân sự, phục hồichủ nghĩa phátxít ở Tây Đức và quân phiệt ở Nhật Bản, nhóm lên những lò lửachiến tranh ở châu Âu và châu á, ra sức chuẩn bị chiến tranh mới Nguy cơchiến tranh thế giới vẫn tồn tại Nhân dân các nước đang đứng trước sự đe doạhết sức nghiêm trọng của một cuộc chiến tranh hạt nhân Mặt khác, sự tàn sát

và huỷ diệt ghê gớm trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai và hậu quả của

nó còn làm cho nhiều người lo ngại và lẫn lộn giữa chiến tranh chính nghĩa vàchiến tranh phi nghĩa Trong điều kiện đó đã nảy sinh nhiều tư tưởng và

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Lan - 8 -

Trang 9

-khuynh hướng của chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa dân tộc làmcho tình hình thế giới phức tạp

Họ tuyệt đối hoá đường lối chung sống hoà bình, đi vào phòng ngự bịđộng, gây không ít khó khǎn cho phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt vớiphong trào giải phóng dân tộc Trong tình hình đó, nhân dân ta tiến hành cáchmạng giải phóng miền Nam, Đảng và nhân dân ta phải giải quyết thành côngmối quan hệ giữa hoà bình và cách mạng Giải quyết mối quan hệ này, đòi hỏiĐảng ta hết sức sáng suốt và có sách lược đúng đắn Thực tế Đảng ta đã giảiquyết tốt mối quan hệ đó, góp phần bảo vệ hoà bình, đồng thời thúc đẩy sựnghiệp cách mạng tiến lên hoàn thành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc

Khi nhân dân ta tiến hành kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trên thế giớitồn tại bốn mâu thuẫn chủ yếu: mâu thuẫn giữa hệ thống xã hội chủ nghĩa thếgiới với các lực lượng tư bản chủ nghĩa thế giới; mâu thuẫn giữa các nước đếquốc với nhau; mâu thuẫn giữa các dân tộc đòi độc lập với các lực lượng đếquốc thực dân; mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản

Đế quốc Mỹ xâm chiếmvà thiết lập sự thống trị của chúng ở miền Namnước ta đã làm nảy sinh và sâu sắc thêm cả bốn mâu thuẫn trên ở miền Nam

Đế quốc Mỹ thực hiện âm mưu xâm lược lâu dài miền Nam, biến nơi đâythành cǎn cứ quân sự của chúng nhằm ngǎn chặn "làn sóng" cộng sản trànxuống Đông - Nam á, và chuẩn bị tiến công các nước xã hội chủ nghĩa Mỹtuyên bố chiến tranh ở Việt Nam là chiến tranh hệ tư tưởng, giữa hệ tư tưởngcộng sản với hệ tư tưởng "tự do" kiểu Mỹ Đế quốc Mỹ hất cẳng thực dânPháp, độc chiếm miền Nam, đẩy dần các đế quốc châu Âu ra khỏi Đông Nam

á, chèn ép quyền lợi của tư bản thực dân nhiều nước ở vùng này, càng làm chomâu thuẫn giữa Mỹ với các đế quốc khác thêm sâu sắc Đế quốc Mỹ áp đặt chủnghĩa thực dân mới ở miền nam, chia cắt đất nước ta làm cho cả dân tộc ta mâuthuẫn gay gắt với chúng, nhân dân ta đã đồng tâm đứng dậy chống Mỹ xâmlược, kiên quyết giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước Đế quốc Mỹ cốxây dựng ở miền Nam một giai cấp tư sản mại bản làm tay sai cho chúng, làmmâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và tư bản ở miền Nam càng trở nên sâu sắc

Để phục vụ chiến tranh của chúng ở miền Nam, đế quốc Mỹ bóc lột giai cấpcông nhân và nhân dân lao động Mỹ, bắt họ sang miền Nam làm bia đỡ đạn đểbọn tư bản Mỹ thu những món lợi kếch xù tử cuộc chiến tranh này

Mỹ còn lôi kéo các nước tay sai đổ của đổ người vào cuộc chiến tranhcủa chúng ở miền Nam Do vậy, giai cấp công nhân, nhân dân lao động Mỹ vàcác nước chư hầu của Mỹ bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh, ngày càng mâuthuẫn quyết liệt với tư bản Mỹ, với các nhà cầm quyền Mỹ và giai cấp tư bảncác nước chư hầu Mỹ, làm rung chuyển hậu phương của chúng

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Lan - 9 -

Trang 10

-Điều đó nói lên rằng, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta làcuộc đụng đầu lịch sử mang tính thời đại sâu sắc

3 Kẻ thù chính của cách mạng miền Nam là đế quốc Mỹ với chính sách thực dân mới

Chống đế quốc Mỹ với chính sách thực dân mới của chúng là điểm mới,mang tính đặc trưng của cách mạng miền Nam lúc này, khác các thời kỳ trướcđây của cách mạng nước ta là chống chủ nghĩa thực dân cũ của đế quốc Pháp

Đế quốc Mỹ phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, hất cẳng thực dân Pháp, độcchiếm miền Nam nước ta, biến nơi đây thành thuộc đia kiểu mới và cǎn cứquân sự của chúng Từ đây, đế quốc Mỹ đã thành kẻ thù chủ yếu và nguy hiểmnhất của nhân dân ta Từ tháng 7 nǎm 1954, Nghị quyết Ban chấp hành Trungương Đảng lần thứ 6 đã xác định: "Đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dânyêu chuộng hoà bình thế giới và hiện đang trở thành kẻ thù chính, trực tiếp củanhân dân Đông Dương" Do vậy, trong giai đoạn mới phải chĩa mui nhọn vào

đế quốc Mỹ

Chính sách thực dân mới của Mỹ là con đẻ của chủ nghĩa tư bản lũngđoạn, của chính sách đế quốc thực dân Nó ra đời trong cơn tổng khủng hoảng

và trước nguy cơ sụp đổ sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Đảng ta nhận biết sớm bản chất chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ Nghịquyết 9 của Trung ương đã chỉ ra: "Đặc điểm chủ yếu của chính sách thực dân

là đế quốc Mỹ không trực tiếp cai trị mà thông qua chính quyền tay sai, dùngviện trợ kinh tế và quân sự để áp bức, bóc lột nhân dân miền Nam"

Chính sách thực dân mới là hiện tượng mới, do vậy ta chưa thể hìnhdung và thấy rõ, đây đủ ngay trong thời gian đầu của cuộc cách mạng miềnNam Qua thực tiễn đấu tranh với Mỹ, chúng ta ngày càng hiểu đầy đủ bản chất

và thủ đoạn của chính sách thực dân mới của chúng Về chính trị, Mỹ khôngthiết lập bộ máy thực dân thông qua chính quyền tay sai với chiêu bài quốc gia,dân chủ giả hiệu Về quân sự, Mỹ tin dùng và ra sức xây dựng đội quân nguy

đủ mạnh làm lực lượng chiến đấu chiến lược cho chúng Với cả hai mặt chínhtrị và quân sự như vậy, đế quốc Mỹ nhầm một ý đồ nham hiểm là khơi sâu vàlàm đậm nét tính chất nội chiến của cuộc đấu tranh, che đậy bản chất thực dânxâm lược của chúng Về kinh tế, Mỹ dùng viện trợ làm công cụ chủ yếu để cộtgiữ chế độ tay sai ở miền Nam đi vào con đường phát triển tư bản chủ nghĩa,đối lập với miền Bắc, chia cắt lâu dài nước ta Về vǎn hoá - xã hội, chúng rasức du nhập lối sống Mỹ, vǎn hoá Mỹ, hòng làm mất đi tất cả những gì là tinhhoa, truyền thống dân tộc ta

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Lan - 10 -

Trang 11

Ngày càng hiểu sâu sắc bản chất và thủ đoạn xảo quyệt của chính sáchthực dân mới của Mỹ, Đảng và nhân dân ta đã có những chủ trương, phươngpháp đấu tranh sát đúng, thích hợp, từng bước đánh bại chúng Phương phápcách mạng đúng đắn nhất để đánh bại chủ nghĩa thực dân mới là phải kết hợpchặt chẽ lực lượng chính trị với quân sự và hình thức đấu tranh chính trị vớiquân sự Đó là quy luật cơ bản của phương pháp cách mạng bạo lực ở miềnNam.

Quá trình xâm lược và thống trị của đế quốc Mỹ ở miền Nam là quátrình nhất quán thực hiện chủ nghĩa thực dân mới Âm mưu xâm lược nước tacủa đế quốc Mỹ đã có từ lâu

Song, đến giữa nǎm 1954 mới có thời cơ để Mỹ trực tiếp thực hiện âmmưu đồ của chúng Ngày 20-7-1954, Hiệp định Giơnevơ về lập lại hoà bình ởĐông Dương được ký kết Đế quốc Mỹ phá hoại Hội nghị Giơnevơ Chúng đãkhông chịu ký vào bản tuyên bố chung của Hội nghị Giơnevơ Ngày 20-7-

1954, tổng thống Mỹ Aixenhao đã trắng trợn tuyên bố: "Mỹ không ký Hiệpđịnh Giơnevơ nên không bị ràng buộc bởi Hiệp định"

Đế quốc Mỹ ráo riết thực hiện âm mưu của chúng sau Hiệp địnhGiơnevơ là: nhanh chóng hất cẳng Pháp, độc chiếm quyền thống trị ở miềnNam và Đông Dương; đàn áp phong trào cách mạng và áp đặt chủ nghĩa thựcdân mới của Mỹ ở miền Nam nước ta, chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miềnNam thành thuộc địa và cǎn cứ quân sự của chúng ở Đông Nam Á

Sự thật thì Mỹ đã chuẩn bị triển khai chủ nghĩa thực dân mới ở miềnNam từ trước Mỹ đã nuôi dưỡng và đào tạo bọn tay sai ngay từ đầu nhữngnǎm 50 Trước khi Hiệp định Giơnevơ được ký, đế quốc Mỹ đã tìm cách épPháp đưa Ngô Đình Diệm (tay sai của Mỹ) về giành ghế thủ tướng nguy củaBửu Lộc (tay sai của Pháp) vào ngày 7-7-1954, mở đầu quá trình Mỹ hất cẳngPháp và cũng là mở đầu quá trình Mỹ áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở miềnNam nước ta

Ngày 8-9-1954, Mỹ lôi kéo một số nước đế quốc và chư hầu lập ra khốiSEATO, đặt miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia vào khu vực bảo hộ củakhối này Cùng lúc, Mỹ xúc tiến việc mua chuộc và tiêu diệt các lực lượng thânPháp ở miền Nam không chịu hàng phục Mỹ, tǎng cường viện trợ trực tiếp chochính quyền Diệm và điều khiển chúng chống phá cách mạng Ngày 2-12-

1954, Mỹ ép Pháp ký kết việc rút quân Pháp khỏi miền Nam Việt Nam và ngày10-12-1954, thỏa thuận một kế hoạch tổ chức, huấn luyện quân nguy theophương hướng của Mỹ Ngày 23-10-1955, Ngô Đình Diệm tổ chức cái gọi là:

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Lan - 11 -

Trang 12

-"tưng cầu dân ý" phế truất Bảo Đại Sau đó ba ngày, Diệm lên làm tổng thống,tuyên bố thành lập nhà nước "Việt Nam cộng hoà" và đổi "quân đội quốc gia",tay sai của Pháp, thành ", quân lực Việt Nam cộng hoà", tay sai của Mỹ Nhưvậy, bằng tất cả các thủ đoạn ngoại giao, quân sự, chính trị, kinh tế, đế quốc

Mỹ đã thực hiện được âm mưu hất cẳng thực dân Pháp, độc chiếm miền Nam,triển khai chính sách thực dân mới của chúng ở miền Nam nước ta trên cácmặt

Từ đây, dân tộc ta phải trực tiếp đương đâu với chủ nghĩa thực dân mớicủa đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam nước ta Qua 21 nǎm kháng chiến cực kỳgian khổ và oanh liệt, dân tộc ta đã toàn thắng đế quốc Mỹ, chặt đứt một mắtxích trong hệ thống chiến lược toàn cầu phản cách mạng của đế quốc Mỹ vàđẩy chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ thêm một bước suy yếu và khủng hoảng;thực hiện được nguyện vọng thiêng liêng là hoàn thành độc lập, thống nhất đấtnước Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã để lại cho chúng ta nhiều kinhnghiệm quý góp phần tích cực vào phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa đếquốc và bảo vệ hoà bình thế giới

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Lan - 12 -

Trang 13

-II NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC(1954-1975)

1 Kiềm chế đế quốc Mỹ để thắng chúng một cách có lợi nhất

Luôn tìm cách kiềm chế đế quốc Mỹ để tránh thế khó khǎn bất lợi vàthắng chúng một cách có lợi nhất là một chủ trương nhất quán của Đảng ta Chủtrương đó dựa trên cơ sở phân tích chính xác âm mưu, thủ đoạn và khả nǎng hànhđộng của đế quốc Mỹ trong các mối quan hệ quốc tế đương thời; mặt khác thấy rõthế và lực cùng khả nǎng phát triển của ta

Đế quốc Mỹ mang dã tâm xâm lược nước ta, vì vậy, tìm cách kiềm chếnhững âm mưu và hành động của chúng là cần thiết và có thể thực hiện được

Trước hết, tránh những khó khǎn, bất lợi sớm phải đụng đối với một kẻthù lớn mạnh hơn ta nhiều lần, mà lực lượng của ta còn hạn chế Chúng ta cóchính nghĩa và đang ở thế phát triển, nên có khả nǎng tập hợp đông đảo lực lượngcách mạng trong nước và tranh thủ được các lực lượng dân chủ và hoà bình trênthế giới, có khả nǎng ngǎn chặn, phá tan những âm mưu và hành động chiến tranhxâm lược của đế quốc Mỹ

Mặt khác, đế quốc Mỹ xâm lược nước ta là phi nghĩa, không thể lừa bịpđược mãi nhân dân và Quốc hội Mỹ Nước Mỹ tuy giàu có bậc nhất thế giới, songkhông phải bọn xâm lược Mỹ muốn huy động bao nhiêu lực lượng vào cuộc chiếntranh xâm lược nước ta cũng được Mỹ có chiến lược toàn cầu phản cách mạng,nhưng không phải lực lượng của Mỹ ở đâu cũng mạnh, chúng cũng phải tự kiềmchế

1.1) Kiềm chế Mỹ chậm đưa quân vào trực tiếp tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta

Đầu những nǎm 40, đế quốc Mỹ đã có âm mưu xâm chiếm Việt Nam,nhất là từ đầu những nǎm 50 thì Mỹ triển khai ráo riết Phân tích đúng âm mưucủa Mỹ, Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân kiên quyết đứng lên làm Cách mạng thángTám nǎm 1945, giành chính quyền về tay nhân dân trước khi quân Đồng minh kéovào Đông Dương, cũng như đánh bại thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹtrong kháng chiến 9 nǎm, nên đã kiềm chế và chặn đứng Mỹ đưa quân, kéo dài và

mở rộng chiến tranh xâm lược nước ta

Sau Hiệp định Giơnevơ (7-1954), đế quốc Mỹ lấn dần thực dân Pháp,độc chiếm miền Nam nước ta, chúng thiết lập chế độ thực dân mới và dựng nênchính quyền tay sai Ngô Đình Diệm Chế độ Mỹ - Diệm đàn áp dã man phong trào

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Lan - 13 -

Trang 14

-đấu tranh của nhân dân ta ở miền Nam Nhân dân ta không chịu khuất phục đãvùng lên chống lại chúng, Đảng ta đã ra Nghị quyết 15 (1-1959) về cách mạngmiền Nam Nghị quyết ra đời tuy có phần muộn, nhưng cũng đã kịp phát độngquần chúng đấu tranh, đi tới cao trào đồng khởi khắp miền Nam Phong trào đồngkhởi đã đưa cách mạng miền Nam "từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công", là

sự sáng tạo cách mạng của nhân dân ta ở miền Nam, mở đâu cuộc chiến tranh cáchmạng từ thấp lên cao, vừa tầm, vừa sức của lực lượng cách mạng miền Nam mớinổi dậy và đã kiềm chế được đế quốc Mỹ sớm đưa quân vào miền Nam, tránhđược những khó khǎn, bất lợi của cách mạng miền Nam trong buổi ban đầu

1.2) Kiềm chế đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh từng bước

Bước vào những nǎm 60, lực lượng so sánh trên thế giới nghiêng

hẳn về phía cách mạng và hòa bình Khả nǎng ngǎn chặn chiến tranh thế giới ngàycàng nhiều Chính sách "bên miệng hố chiến tranh" của Mỹ cùng chiến lược quân

sự mang tính chất phản công của chúng như "trấn áp ồ ạt", "trả miếng hàng loạt"

đã bị phá sản Để thích ứng với tình hình, đế quốc Mỹ cho ra đời chiến lược quân

sự mới vừa có tính chất tiến công, vừa có tính chất phòng ngự Đó là chiến lược

"phản ứng linh hoạt" với ba loại chiến tranh: "chiến tranh thế giới", "chiến tranhcục bộ", và "chiến tranh đặc biệt"

Ở miền Nam nước ta từ khi có Phong trào Đồng khởi, đế quốc Mỹ đãthực hiện "chiến tranh đặc biệt" nhằm ba mục đích:

- Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, thực hiện chính sách thực

- Xây dựng cǎn cứ quân sự, chuẩn bị tiến công phe xã hội chủnghĩa;

- Ngǎn chặn chủ nghĩa xã hội lan xuống Đông Nam á

Thực hiện ba mục đích trên, đế quốc Mỹ muốn khắc phục nhữngmâu thuẫn đang tồn tại ở miền Nam Việt Nam: mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Namvới đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ phong kiến,mâu thuẫn giữa hệ thống xã hội chủ nghĩa với lực lượng đế quốc chủ nghĩa, vàmâu thuẫn giữa đế quốc Mỹ với các đế quốc khác, nhất là đế quốc Pháp

Nhưng trên thực tế, Mỹ thực hiện "chiến tranh đặc biệt" chống lạinhân dân ta lại càng làm sâu sắc những mâu thuẫn đó

Đảng ta chỉ ra rằng, cách mạng miền Nam đề ra nhiệm vụ chống đếquốc xâm lược giành độc lập dân tộc, dân chủ và hoà bình trung lập là để chủđộng kiếm chế địch trong loại "chiến tranh đặc biệt" và tìm cách hoà hoãn mâuthuẫn giữa lực lượng đế quốc chủ nghĩa với hệ thống xã hội chủ nghĩa trên vấn đề -Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Lan - 14 -

Trang 15

miền Nam Việt Nam, tranh thủ giai cấp tư sản dân tộc ở miền Nam để chống đếquốc Mỹ và tay sai, đồng thời tranh thủ sự đồng tình của các nước dân tộc chủnghĩa và khơi sâu mâu thuẫn giữa đế quốc Mỹ và đế quốc Pháp

Đảng ta khẳng định: Chúng ta cần phải và có khả nǎng kiềm chế vàthắng địch trong loại "chiến tranh đặc biệt" Bởi vì, khả nǎng này sẽ tǎng lênnhiều, nếu chúng ta kiên quyết chống đế quốc Mỹ và tay sai, đồng thời có sáchlược khôn khéo biết lợi dụng hơn nữa mâu thuẫn trong nội bộ địch, giữa đế quốc

Mỹ và các đế quốc khác, nhất là đế quốc Pháp, giữa Mỹ và bọn tay sai ở miềnNam với bọn tư bản cầm quyền ở Đông Nam á, do đó mà làm cho đế quốc Mỹ khó

sử dụng được lực lượng của khối xâm lược Đông Nam á để mở rộng chiến tranh ởmiền Nam Mặt khác, chúng ta phải tranh thủ mở rộng phong trào chống đế quốc

Mỹ gây chiến và xâm lược, làm cho nhân dân thế giới, nhất là nhân dân các nước

xã hội chủ nghĩa, các dân tộc á, Phi và Mỹ latinh, ủng hộ cách mạng miền Namngày càng sâu rộng và thiết thực hơn nữa

Kiềm chế và thắng Mỹ trong "chiến tranh đặc biệt" là chúng ta đãđẩy Mỹ vào thế bị động leo thang chiến tranh từng bước

Nhân dân ta đã thực hiện xuất sắc tư tưởng chỉ đạo trên của Đảng Đó

là quá trình nhân dân ta tiến hành ba mặt trận đấu tranh chính trị, đấu tranh quân

sự chống địch ở miền Nam và đấu tranh ngoại giao để cô lập địch, tranh thủ sựđồng tình và ủng hộ đối với ta trên trường quốc tế, mà đấu tranh chính trị và quân

sự ở miền Nam là cơ bản và đấu tranh ngoại giao là rất quan trọng Thực hiện quátrình đó, nhân dân ta đã phá tan các hành động chiến tranh của Mỹ - ngụy và làmphá sản các chiến thuật tân kỳ của chúng làm cho "chiến tranh đặc biệt" của đếquốc Mỹ bị thất bại

Mặt khác, đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam Việt Nam là nhằm thựchiện một khâu quan trọng trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng,nhằm thiết lập ở miền Nam chế độ thực dân mới Tất cả các âm mưu, thủ đoạnchính trị và quân sự của Mỹ đêu nhằm mục đích đó Do vậy, Mỹ thực hiện "chiếntranh đặc biệt", hay trước thất bại nặng nề mà liều lĩnh tiến hành "chiến tranh cụcbộ" ở miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quâncũng đều nhằm mục đích đó Mỹ không thể liều lĩnh đến mức có thể gây phươnghại đến chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng Điều đó đòi hỏi Mỹ phải

có thời gian để xây dựng ngụy quân, ngụy quyền làm công cụ thực hiện chủ nghĩathực dân mới của chúng, đánh phá lực lượng cách mạng miền Nam bằng nhữngthủ đoạn thâm độc, xảo quyệt hơn Do vậy, Mỹ buộc phải thực hiện chính sách leothang chiến tranh từng bước

1.3) Kiềm chế chiến lược " chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mỹ trên phạm

vi chiến trường miền Nam

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Xuân Lan - 15 -

Ngày đăng: 15/01/2013, 09:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w