Nhà cung cấp dịch vụ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà tây trong bối cảnh mở cửa thị trường ngân hangf (Trang 56 - 62)

II. Thực trạng hoạt động dịch vụ của NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây.

1.Nhà cung cấp dịch vụ

Trong những năm gần đây, số lƣợng các ngân hàng liên tục tăng lên, kể cả ngân hàng thƣơng mại cổ phần trong nƣớc lẫn chi nhánh của các ngân hàng nƣớc ngoài. Đặc biệt từ thời điểm 1/4/2007, ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc phép thành lập ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam theo cam kết gia nhập WTO. Tính đến thời điểm cuối năm 2008 theo thống kê của ngân hàng nhà nƣớc, tại Việt Nam có 6 ngân hàng thuộc sở hữu nhà nƣớc, 38 ngân hàng thƣơng mại cổ phần đô thị, 42 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài, 17 công ty tài chính, 15 công ty cho thuê tài chính, và 54 văn phòng đại diện của ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam. Trong số đó, trên địa bàn Hà Tây có 6 ngân hàng thuộc sở hữu nhà nƣớc và 15 ngân hàng thƣơng mại cổ phần đô thị hoạt động nhƣ: Ngân hàng TMCP ngoại thƣơng Việt Nam, ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh, ngân hàng TMCP kỹ thƣơng, ngân hàng TMCP quân đội, ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam, ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam…

So với số lƣợng ngân hàng hiện đang hoạt động trong nƣớc, con số các ngân hàng mở chi nhánh và phòng giao dịch tại địa bàn còn khá nhỏ, chƣa có sự xuất hiện của các chi nhánh, văn phòng đại diện hay phòng giao dịch của các ngân hàng nƣớc ngoài. Nhƣng trên thực tế, địa bàn Hà Tây mặc dù diện tích lớn (chiếm 65,5% diện tích Hà Nội mới) nhƣng 90% dân số ở nông thôn. Tổng vốn huy động 16 nghìn tỷ đồng và dƣ nợ cho vay 13.8 nghìn tỷ đồng tính đến hết tháng 7/2008, mới đạt khoảng 4.1% tổng vốn huy động và 5.7% tổng dƣ nợ cho vay của toàn thành phố Hà Nội mới. Nhƣ vậy, con số ngân hàng hoạt động trên địa bàn khá lớn tính trên tổng nguồn vốn huy động và tổng dƣ nợ của địa bàn. Mặt khác, ngoài các ngân hàng quốc doanh thì các

ngân hàng thƣơng mại cổ phần hoạt động tại địa bàn đều thuộc “top” những ngân hàng cổ phần có chất lƣợng tốt. Nhƣ vậy, Chi nhánh NHNo&PTNT không những vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng quốc doanh, các ngân hàng thƣơng mại cổ phần đang và mới hoạt động trên địa bàn mà còn cả những ngân hàng cổ phần chƣa thành lập chi nhánh tại địa bàn và các ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài đƣợc phép thành lập chi nhánh và phòng giao dịch.

2.Khách hàng sử dụng dịch vụ.

Đối tƣợng khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng tƣơng đối đa dạng, có thể chia làm hai loại chính đó là hộ sản xuất, cá nhân và doanh nghiệp.

Bảng 6: Kết quả tín dụng của NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây năm 2008.

Đơn vị: Tỷ VNĐ.

Đối tƣợng

Chỉ tiêu Hộ sản xuất và cá nhân Doanh nghiệp

Doanh số cho vay 14.461 8.194

Doanh số thu nợ 13.900 8.301

Dƣ nợ 4.681 2.530

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Tây năm 2008.

Theo bảng trên, ta thấy rằng đối tƣợng hộ sản xuất và cá nhân vẫn là khách hàng chiếm tỷ trọng lớn. Cho vay kinh tế hộ chiếm 61.91% tổng dƣ nợ, và chiếm 63.83% tổng doanh số cho vay của cả ngân hàng. Ngân hàng nông nghiệp Hà Tây xác định rõ cho vay kinh tế hộ là một trong những mục tiêu trọng tâm hàng đầu trong hoạt động tín dụng.

Khi phân đối tƣợng hộ sản xuất và cá nhân theo các lĩnh vực ngành nghề, đối tƣợng chủ yếu của ngân hàng là các hộ sản xuất cá nhân thuộc lĩnh vực nông nghiệp, thƣơng nghiệp dịch vụ và các làng nghề truyền thống.

Bảng 7: Kết quả hoạt động cho vay hộ sản xuất và cá nhân theo đối tượng năm 2008. Đối tƣợng Tổng số hộ còn dƣ nợ (hộ) Tổng dƣ nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Nông nghiệp 55.608 1.247 27.2 Lâm nghiệp Thuỷ sản 1.250 65 1.4 Diêm nghiệp

Cho vay đời sống 15.420 387 8.4 Tiểu thủ công nghiệp 3.015 201 4.4 Làng nghề truyền thống 9.050 700 15.3 Thƣơng nghiệp dịch vụ 22.510 1.356 29.6 Cho vay xuất khẩu lao động 609 11 0.2

Khác 2000 714 13.5

Tổng cộng 109.462 4.681 100.0

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây năm 2008

Dƣ nợ cho vay hộ sản xuất phân bố tƣơng đối phù hợp với sự phát triển kinh tế hộ nhƣ chăn nuôi 681 tỷ chiếm 55% so với tổng dƣ nợ cho vay ngành nông nghiệp, ngành tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống 901 tỷ chiếm 19.7%, ngành thƣơng mại dịch vụ 1.356 tỷ đồng chiếm 29.6%... từ đó giúp hàng triệu hộ có vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, tỷ trọng cho vay hộ sản xuất cao nhất so với các tổ chức tín dụng cùng trên địa bàn kinh doanh. Có thể khẳng định nguồn vốn vay của ngân hàng đã giúp nhiều hộ làng nghề không còn sản xuất thủ công nhƣ trƣớc, mà đã đầu tƣ mua sắm máy móc thiết

bị, mở rộng nhà xƣởng.. từ đó nâng cao năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm. Sản phẩm làng nghề khu vực Hà Tây sản xuất không những có chỗ đứng trên thị trƣờng nội địa mà còn phục vụ xuất khẩu nhƣ: Làng nghề chế biến nông sản huyện Hoài Đức, sản phẩm lụa tơ tằm Vạn Phúc-Hà Đông, mây tre đan Chƣơng Mỹ, Phú Xuyên, đồ gỗ cao cấp Vạn Điểm-Thƣờng Tín góp phần quan trọng vào phát triển tiểu thủ công nghiệp toàn địa bàn.

Xét về phía khách hàng là doanh nghiệp, dƣ nợ cho vay doanh nghiệp lớn đến hết 31/12/2008 là 151 tỷ đồng, chỉ chiếm tỷ lệ 5.96% so với dƣ nợ cho vay doanh nghiệp. Trong khi đó, dƣ nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tính đến hết 31/12/2008 là 2.379 tỷ đồng, chiếm 94.04%. Nhƣ vậy, khách hàng chủ yếu của ngân hàng đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm 746 trên tổng số 770 doanh nghiệp là khách hàng của ngân hàng.

Bảng 8: Kết quả cho vay doanh nghiệp theo thành phần kinh tế tính đến hết 31/12/2008.

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Dƣ nợ DN 2008 Dƣ nợ DNNVV Tỷ trọng (%)

Nông nghiệp nông thôn 246 246 10.35

Công nghiệp 169 96 4.03

Xây dựng 265 242 10.17

Thƣơng mại dịch vụ 1.850 1.795 75.45

Tổng 2.530 2.379 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây năm 2008.

Nhƣ vậy, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ vẫn là khách hàng chủ yếu của ngân hàng chiếm 75.45% tổng dƣ nợ. Tiếp đó là doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn 10.35% và xây dựng 10.17%. Điều này hoàn toàn phù hợp với cơ cấu ngành kinh tế trong địa bàn.

3. Giá cả dịch vụ ngân hàng.

Giá cả phản ánh giá trị của sản phẩm, giá cả có vai trò quan trọng đối với quyết định của khách hàng. Đối với ngân hàng, giá cả chính là lãi suất và mức phí áp dụng cho các dịch vụ cung ứng cho các khách hàng của mình. Trong việc xác định mức phí và lãi suất, ngân hàng gặp phải mâu thuẫn: nếu quan tâm đến mở rộng thị phần thì cần xác định mức phí và lãi suất ƣu đãi cho khách hàng, tuy nhiên điều này làm giảm thu nhập ngân hàng; nhƣng nếu chỉ chú trọng đến thu nhập, ngân hàng có thể đƣa ra mức lãi suất và phí sao cho đáp ứng mục tiêu tăng thu nhập nhƣng điều này có thể dẫn đến tình trạng ngân hàng dễ mất dần khách hàng. Vì vậy, ngân hàng phải định giá theo đúng ngàng giá thị trƣờng sẽ cho phép ngân hàng giữ đƣợc khách hàng.

Trên thực tế, trong những năm vừa qua, trên thị trƣờng tài chính ngân hàng có nhiều biến động. Giai đoạn đầu năm 2008, cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng cổ phần nhằm hút vốn đã đẩy lãi suất huy động và cho vay tăng lên rất cao. Các ngân hàng quốc doanh trong đó có ngân hàng nông nghiệp mặc dù không tham gia vào cuộc chạy đua này nhƣng cũng bị ảnh hƣởng khá nhiều: phải tăng lãi suất theo xu hƣớng thị trƣờng, tình trạng rút vốn ồ ạt và đổi sổ tiết kiệm… đã gây khá nhiều rắc rối và ảnh hƣởng trực tiếp đến chi phí và lợi nhuận của ngân hàng. Ngƣợc lại, giai đoạn cuối năm 2008 và đầu năm 2009, tình hình thị trƣờng lãi suất lại diễn biến theo chiều ngƣợc lại. Lãi suất huy động của khối các ngân hàng cổ phần liên tục giảm và sát với thậm chí là thấp hơn khối ngân hàng quốc doanh. Việc cạnh tranh lãi suất có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào từng thời điểm. Nhƣ vậy ngân hàng phải có những phản ứng linh hoạt trƣớc diễn biến thị trƣờng để có thể định ra một tỷ lệ lãi suất phù hợp nhất.

Về mặt phí dịch vụ, tỷ trọng trong thu nhập của ngân hàng ngày càng tăng. Việc xác định giá dịch vụ sao cho phù hợp còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhƣng đối với sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới triển khai, có thể mức phí

đƣa ra chỉ đủ hoà vốn hoặc thậm chí là lỗ. Ví dụ nhƣ phí ATM ở giai đoạn đầu bằng 0 nhƣng khi ngân hàng đã chiếm lĩnh đƣợc một thị phần đáng kể ngân hàng có thể tăng mức phí đến một tỷ lệ phù hợp.

Mặt khác, lãi suất và phí còn là tín hiệu phản ánh tình hình biến động của thị trƣờng. Nó có thể là một thông số qua đó ngân hàng có thể nắm bắt khả năng thanh toán của khách hàng cũng nhƣ khả năng cạnh tranh của các đối thủ trên thƣơng trƣờng.

4. Môi trƣờng pháp lý và hệ thống quản lý của nhà nƣớc đối với hoạt động dịch vụ ngân hàng.

Khung pháp lý không ngừng đƣợc đổi mới và hoàn thiện theo hƣớng nới lỏng kiểm soát thƣơng mại dịch vụ, kể cả dịch vụ ngân hàng và thị trƣờng tài chính. Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi bổ sung năm 2004, Luật công cụ chuyển nhƣợng, luật chứng khoán, luật giao dịch điện tử, pháp lệnh Ngoại hối mới, nghị định về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng…đã đƣợc Quốc hội và Chính phủ ban hành. Đặc biệt Luật Ngân hàng Nhà nƣớc đƣợc ban hành từ năm 1997 và Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 sau hơn 10 năm đã có những điểm không còn phù hợp với xu hƣớng hội nhập hiện nay. Chính vì vậy, Quốc hội đang trong quá trình dự thảo và hoàn thiện hai luật này. Cùng với đó, Luật Doanh Nghiệp và Luật Đầu Tƣ có hiệu lực 1/7/2006…đã tạo ra khung pháp lý cơ bản, là nền tảng hình thành nên hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của các tổ chức tín dụng. Các văn bản này sẽ tạo hành lang pháp lý cơ sở để ngân hàng triển khai các dịch vụ ngân hàng cũng nhƣ hỗ trợ khách hàng trong trƣờng hợp phát sinh tranh chấp với ngân hàng. Hệ thống chính sách và pháp luật tiếp tục có những điều chỉnh phù hợp với các yêu cầu thực hiện cam kết trong khuôn khổ WTO và yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trƣờng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà tây trong bối cảnh mở cửa thị trường ngân hangf (Trang 56 - 62)