I. Tổng quan về dịch vụ của ngân hàng thƣơng mại
2.4.4. Tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong bối cảnh mở
Trong bối cảnh mở cửa, ngân hàng vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của rất nhiều các tổ chức tài chính nhƣ các ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh,chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài và các tổ chức tín dụng khác cùng hoạt động đang ngày càng mở rộng về quy mô cũng nhƣ chất lƣợng dịch vụ. So với các ngân hàng thƣơng mại hiện đại trên thế giới, các sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng Việt Nam còn rất đơn giản và ít ỏi, chất lƣợng phục vụ khách hàng còn hạn chế. Mặt khác, khách hàng có thể tự do lựa chọn ngân hàng nào đáp ứng đƣợc tốt nhất nhu cầu của mình. Vì vậy, muốn lôi kéo khách hàng, muốn tồn tại, phát triển và đạt đƣợc lợi nhuận cao đồng thời tạo dựng vị thế cho riêng mình thì bản thân ngân hàng phải thay đổi, cải tiến sao cho đáp ứng đƣợc nhu cầu phong phú của khách hàng và gợi mở nhu cầu mới cho khách hàng. Muốn làm đƣợc điều này ngân hàng không còn cách nào khác phải đa dạng và phát triển sản phẩm dịch vụ của mình.
Việc phát triển sản phẩm dịch vụ của ngân hàng ở cả hai khía cạnh là phát triển sản phẩm hiện có và phát triển sản phẩm mới. Trong mỗi sản phẩm cũng cần đa dạng hoá để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, đồng thời nâng cao chất lƣợng sản phẩm để thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, để giữ chân khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của mình và lôi kéo những khách hàng tiềm năng khác. Đồng thời với đó là phải phát triển thêm nhiều sản phẩm mới tăng thêm sự thuận tiện của khách hàng, tránh tình trạng một
khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng khác nhau. Nhƣng phát triển dịch vụ không có nghĩa là dàn trải đều nguồn lực của ngân hàng mà phải xác định loại sản phẩm dịch vụ chiến lƣợc sao cho phù hợp với những điều kiện riêng có của mình để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh.