Nâng cao năng lực tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà tây trong bối cảnh mở cửa thị trường ngân hangf (Trang 83 - 84)

II. Các giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ của NHNo&PTNT ch

6. Nâng cao năng lực tài chính

Việc tăng cƣờng tiềm lực tài chính cho ngân hàng có thể thông qua việc tăng cƣờng vốn bằng cách phát hành các chứng từ có giá nhƣ chứng chỉ tiền gửi hay tận dụng ƣu thế nguồn vốn từ hội sở…

Tiếp theo là phải đẩy mạnh việc giải quyết nợ tồn đọng để nâng cao chất lƣợng tài sản có. Đối với nợ tồn đọng nhóm 1 ( nợ tài sản có đảm bảo), do có tài sản đảm bảo nên việc xử lý thông qua việc thanh lý tài sản, khai thác tài sản, bù đắp bằng nguồn dự phòng rủi ro…Ngân hàng có thể thanh lý tài sản công khai ra thị trƣờng, qua trung tâm giao dịch bán đấu giá tài sản, bán cho công ty mua bán nợ nhà nƣớc. Quan trọng là khi chấp nhận tài sản đảm bảo, ngân hàng phải định giá hợp lý tài sản theo giá trị thời gian và khả năng thanh khoản của tài sản. Đối với nợ tồn đọng nhóm 2 (nợ không có tài sản đảm bảo và con nợ không tồn tại), kiến nghị với nhà nƣớc xoá nợ bằng nguồn quỹ dự phòng. Đối với nợ tồn đọng nhóm 3 (nợ không có tài sản đảm bảo nhƣng con nợ tồn tại và đang hoạt động), nên xử lý bằng cách bán nợ cho công ty mua bán nợ hoặc tổ chức kinh tế khác thu hồi nợ, chuyển thành vốn góp vào doanh nghiệp để kinh doanh, cơ cấu lại nợ bằng cách giãn nợ, miễn lãi suất hoặc đầu tƣ thêm vốn để doanh nghiệp tăng doanh số hoạt động.

Tiếp đến là phải nâng cao mức sinh lời bằng biện pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng nói riêng, tài sản nói chung cũng nhƣ các hoạt động kiểm soát tín dụng là một việc làm rất quan trọng. Ngân hàng nên xây dựng những hƣớng dẫn chi tiết về quy trình thẩm định, chấm điểm tín dụng, xét duyệt cho vay phù hợp với chuẩn mực quốc tế để đảm bảo sự áp dụng nhất quán và chặt chẽ chính sách tín dụng của ngân hàng. Nâng cao chất lƣợng của công tác kiểm soát nội bộ thong qua việc kiểm tra tính tuân thủ các quy trình, các thủ tục đề ra. Kiểm soát tốc độ tăng trƣởng tín dụng trong mối tƣơng quan với các nguồn lực và khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng của mình. Rà soát lại về số lƣợng và trình độ đội ngũ cán bộ thực hiện công tác tín dụng, tránh tình trạng

quá tải công việc dễ dẫn đến sự cẩu thả trong thẩm định phê duyệt các khoản vay. Nâng cao chất lƣợng hệ thống quản lý và báo cáo thông tin khách hàng để góp phần nâng cao chất lƣợng thẩm định và xét duyệt tín dụng.

Cuối cùng là tích cực tạo nguồn thu từ việc mở rộng và đẩy mạnh các

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà tây trong bối cảnh mở cửa thị trường ngân hangf (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)