Hoạt động huy động vốn và cho vay bằng ngoại tệ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà tây trong bối cảnh mở cửa thị trường ngân hangf (Trang 46 - 48)

II. Thực trạng hoạt động dịch vụ của NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây.

3.1.Hoạt động huy động vốn và cho vay bằng ngoại tệ

3. Sản phẩm dịch vụ thanh toán và kinh doanh ngoại hối

3.1.Hoạt động huy động vốn và cho vay bằng ngoại tệ

Góp phần trong việc quản lý nguồn ngoại tệ ra vào Việt Nam và đảm bảo nguồn ngoại tệ cho hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp có quan hệ buôn bán với nƣớc ngoài, chi nhánh đã cung cấp các sản phẩm huy động và cho vay bằng ngoại tệ. Trong 5 năm triển khai thực hiện hoạt động ngoại tệ, chi nhánh đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định.

Bảng 4: Kết quả hoạt động huy động vốn và cho vay bằng ngoại tệ năm 2004 -2008.

Đơn vị: Quy đổi triệu USD.

Năm

Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Nguồn vốn 35.00 42.40 52.00 53.67 45.52 Dƣ nợ 2.75 3.36 5.23 12.34 6.55

Nguồn: Báo cáo kết quả triển khai thực hiện đề án phát triển hoạt động ngoại tệ 5 năm từ 2004 đến 2008 của NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây.

Nếu lấy năm 2004 làm gốc ta thấy rằng tốc độ tăng nguồn vốn và dƣ nợ ngoại tệ nhƣ sau:

Đồ thị 1: Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn và dƣ nợ giai đoạn 2004-2008

100 121 148 153 130 100 124 190 449 238 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 2004 2005 2006 2007 2008 Năm % Nguồn vốn Dư nợ

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh Hà Tây từ năm 2004 đến 2008.

Nhƣ vậy, nếu xét giá trị tuyệt đối thì cả nguồn vốn và dƣ nợ đều có xu hƣớng tăng cho thấy sự chuyển biến tích cực trong hoạt động này. Tuy nhiên, so với các chi nhánh khác trong cùng hệ thống và các ngân hàng khác trong cùng địa bàn thì vẫn còn khá khiêm tốn. Năm 2007, tổng dƣ nợ ngoại tệ là 12.34 triệu USD so với năm 2006 là 5.23 triệu USD, gấp hơn 2 lần so với năm 2006 và 4.49 lần so với năm gốc 2004. Sự gia tăng đột biến trong nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ cũng theo xu hƣớng chung của các ngân hàng thƣơng mại gặp phải trong thời điểm này. Nguyên nhân chính là do năm 2007 các ngân hàng chạy đua lãi suất khiến cho cả lãi suất huy động lẫn lãi suất cho vay VNĐ đều tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu về vốn, các doanh nghiệp chạy sang vay bằng USD với lãi suất “mềm” hơn. Mặt khác, theo Quyết đinh

966/2003/QĐ-NHNN chủ trƣơng mở rộng đối tƣợng vay, những khác hàng không có nguồn thu ngoại tệ cũng đƣợc phép vay, dẫn đến thời điểm này các doanh nghiệp ồ ạt chuyển sang vay bằng USD mạnh hơn. Trong khi đó tốc độ gia tăng của tổng nguồn vốn khá ổn định.

Sang năm 2008, ta thấy có một sự chuyển biến khá đặc biệt đó là sự suy giảm trong cả nguồn vốn và dƣ nợ ngoại tệ. Nguyên nhân chính dẫn đến nguồn vốn năm 2008 giảm so với năm 2007 là do tình hình kinh tế thế giới biến động ảnh hƣởng đến tỷ giá USD với VNĐ. Đặc biệt là trong quý II và III năm 2008, tỷ giá USD thị trƣờng tự do cao hơn tỷ giá liên ngân hàng từ 10% đến 20% nên khách hàng gửi tiết kiệm, kỳ phiếu bằng ngoại tệ rút ra nhiều, kiều hối chuyển về đại bộ phận cũng đƣợc rút ra bằng ngoại tệ. Mặt khác lãi suất tiền gửi VNĐ lớn hơn lãi suất tiền gửi ngoại tệ do vậy một bộ phận lớn khách hàng bán ngoại tệ để gửi tiết kiệm, kỳ phiếu VNĐ.

Dƣ nợ ngoại tệ năm 2008 giảm là do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là do khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực làm cho hoạt động xuất, nhập khẩu bị co hẹp dẫn đến nhu cầu vay ngoại tệ giảm. Thứ hai là do chính phủ, Ngân hàng nhà nƣớc và NHNo&PTNT Việt Nam nghiêm cấm cho vay bằng ngoại tệ bán thành nội tệ đối với các đơn vị làm hàng xuất khẩu, thực hiện 8 nhóm giải pháp chống lạm phát, khắc phục nhập siêu. Thứ ba là do biến động giá xăng dầu, sắt thép và các nguyên liệu chủ yếu khác phục vụ sản xuất kinh doanh. Thứ tƣ là do nguồn vốn ngoại tệ giảm dẫn tới việc quản lý điều hành dƣ nợ ngoại tệ cũng phải giảm theo.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà tây trong bối cảnh mở cửa thị trường ngân hangf (Trang 46 - 48)