1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ngoại giao của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1954 - 1975

23 2,3K 18
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 109 KB

Nội dung

Luận Văn: Ngoại giao của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1954 - 1975

Trang 1

Đề tài: ngoại giao can Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1954-1975.

MỤC LỤC trang

I.GIỚI THIỆU……… 2

II QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI, NGOẠI GIAO Bối cảnh lịch sử đầu những năm1954: ……… …….3

Tình hình quốc tế……… …….4

Chủ trương của Đảng……….………7

Chủ trương của Đảng……….……8

Quá trình hình thành đường lối đối ngoại………… … …8

Ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa anh em………16

III.KẾT LUẬN……… ….18

Trang 2

I.GIỚI THIỆU

Việt Nam ta là quốc gia văn hiến có một nền lịch sử ngoại giao lâu đời và phong phú Trong đó nổi bật nhất là nền ngoại giao trong giai đoạn nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do chủ tịch Hồ CHí Minh lãnh đạo , nay làcộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.lịch sử nước ta đã trải qua biết bao nhiêu lần kháng chiến chống quân xâm, lược ngoại bang, từ chống quân Tống thời Lý Thường Kiệt, chống quân xâm lược Nguyên Mông thời trần vàmới đây chưa đầy nửa thế kỉ, chúng ta lại phải đương đầu với thế lực

phương tây vô cùng hung mạnh, đặc biệt là Mỹ, một nước đế quốc hùng mạnh cả về kinh tế lẫn quân sự trên thế giới Nhưng chính nghĩa luôn luôn dành thắng lợi, bằng lòng yêu nước truyền thống từ trước tới nay của ông cha ta, sự dẫn dắt của các nhà lãnh đạo kiệt xuất, sự đoàn kết một lòng can nhân dân ta, sự ngoại giao tài tình,… đã dần dần đẩy lùi bước xâm lăng kẻ thù ra khỏi bờ cõi

Trong nội dung của bài tiểu luận này chúng ta sẽ tìm hiểu về cuộc kháng chiến của nhân dân ta bằng sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam tiến tới giải phóng hoàn toàn đất nước khỏi tay đế quốc Mỹ xâm lược giai đoạn từ 1954-1975

Tháng 7 năm 1954,sau hiệp định Gionevo,đất nước ta bị chia cắt ra thành 2 miền: miền Bắc, hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ đi

Trang 3

lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; trong lúc đó Mỹ đặt chân vào Miền Nam chiếm đóng, âm mưu biến khu vực này thành căn cứ quân sự lâu dài.

Do mới kết thúc chiến sự, nên tình hình thế giới lúc này đang có nhiềudiễn biến phức tạp, xu thế hòa hoãn giữa các nước lớn, gây cho chúng ta nhiều khó khăn

Trong tình hình đó , đảng ta đã đề ra những sách lược đúng đắn, phát huy tinh thần độc lập tự cường dân tộc lịch sử nước ta giai đoạn này đã chứng kiến quá trình nhận thức yêu cầu của lịch sử, hình thành về cơ bản đường lối đối ngoại của đảng ta, đồng thời từng bước triển khai thực hiện đường lối đó, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống đế quốc Mỹ ở miền Nam

Chính trong quá trình này đã hình thành đường lối ,sách lược đúng đắn của đảng, những kinh nghiệm quý báu, tạo tiền đề và là cơ sở vững chắccho mặt trận ngoại giao sau này

II.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI, NGOẠI GIAO

Bối cảnh lịch sử đầu những năm1954:

Bối cảnh trong nước

Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được ký kết đã kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đối với ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia

sau hiệp định chúng ta đã thực hiện nghiêm chỉnh những điều khoản quy định về đình chiến, tập kết chuyển quân và chuyển giao khu vực Nhưng phía Pháp chỉ thực hiện khi có những đấu tranh mạnh mẽ và kiên quyết của nhân dân ta

Ngày 10-10-1954, quân Pháp rút khỏi Hà Nội Cùng ngày, quân ta tiến vào

Trang 4

tiếp quản Thủ đô Hà Nội Ngày 1-1-1955, tại quảng trường Ba Đình lịch sử

đã diễn ra cuộc mít tinh trọng thể của hàng chục vạn nhân dân Hà Nội chào mừng Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh về Thủ đô Khi rút quân, Pháp mang theo hoặc trước đó đã phá hỏng nhiều máy móc, thiết bị, tài sản để gây khó khăn cho ta Pháp còn cùng với Mỹ và Ngô Đình Diệm chỉ đạo bọn phản động tiến hành dụ dỗ, cưỡng ép nhiều đồng bào công giáo vào Nam để thực hiện ý đồ chống phá cách mạng về sau Trong khi đó, ở miền Nam, thực dân Pháp cũng có những hành động phá hoại Hiệp định mới được ký kết

Quân Pháp rút toàn bộ khỏi miền Nam Việt Nam khi còn nhiều điều khoản Hiệp định có liên quan đến trách nhiệm của họ chưa được thi hành, trong đó

có điều khoản về việc tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử hai miền Bắc-Nam Việt Nam Pháp trút bỏ trách nhiệm thi hành những điều khoản còn lại của Hiệp định cho Mỹ-Diệm, người kế tục chúng ở miền Nam

Đế quốc Mỹ ra sức thực hiện ý đồ đã vạch ra từ trước nhằm độc chiếm miền Nam Việt Nam, tiến tới độc chiếm toàn Đông Dương

Tháng 9-1954, Mỹ lôi kéo được một số đồng minh như Pháp, Anh và một

số nước Đông Nam Á lập ra khối "Liên minh quân sự Đông - Nam Á"

(SEATO) và ngang nhiên đặt miền Nam Việt Nam dưới sự bảo trợ của khối này

Đưa được tay sai lên nắm chính quyền ở miền Nam Việt Nam, gạt hết quân Pháp và tay sai của chúng ra khỏi miền Nam, Mỹ đã thực hiện được bước đầu ý đồ độc chiếm miền Nam Việt Nam

Chính quyền Ngô Đình Diệm, với sự giúp đỡ và có sự chỉ đạo của Mỹ, ra sức phá hoại Hiệp định Giơnevơ, từ chối hiệp thương với Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà về việc tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả nước để thống nhất Việt Nam trong thời hạn hai năm theo điều khoản của Hiệp định

Trang 5

Đến hạn hai năm, tháng 7-1956, Diệm tuyên bố "Sẽ không có hiệp thương tổng tuyển cử, vì chúng ta không ký Hiệp định Giơnevơ, bất cứ phương diệnnào chúng ta cũng không bị ràng buộc bởi Hiệp định đó" Bằng một loạt hành động trái với hiệp định, như bầy trò "trưng cầu dân ý" để phế truất Bảo Đại rồi suy tôn Ngô Đình Diệm làm Tổng thống (tháng 10-1955), tổ chức bầu cử riêng rẽ, lập quốc hội lập hiến (tháng 5 -1956), ban hành hiến pháp của cái gọi là "Việt Nam cộng hoà" (tháng 10-1956), Diệm đã trắng trợn từ chối và phá hoại việc thống nhất Việt Nam

Cùng với sự giúp đỡ dưới hình thức "viện trợ" quân sự, chính trị, kinh tế, miền Nam Việt Nam được xây dựng thành căn cứ quân sự, thành cơ sở kinh

tế thực dân kiểu mới của Mỹ

Tất cả việc làm trên của Mỹ - Diệm không ngoài mục đích tách hẳn một phần lãnh thổ của Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào để lập ra một quốc gia riêng biệt, thậm chí là một phần lãnh thổ của nước Mỹ Tháng 5-1957, Ngô Đình Diệm tuyên bố tại Washington "Biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vĩ tuyến

17 "

Tình hình quốc tế.

Chủ nghĩa xã hội thời kì này liên tục phát triển mạnh.chủ nghĩa xã hội nhanhchóng lan rộng từ Châu Âu sang Châu Á Liên Xô là một nước đi đầu trongcác nước xã hội chủ nghĩa càng phát triển mạnh hơn trước nữa Năm 1955,Liên Xô đã hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ năm (1950-1955) trước thờihạn Tổng sản lượng công nghiệp tăng mạnh so với lúc trước chiếntranh.Ngành nông nghiệp cũng có những bước phát triển đáng kể, mạng lướigiao thông được mở rộng, việc Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạotạo nên uy tín mạnh

Các nước đồng minh của Liên Xô ở Đông Âu cũng được Liên Xôgiúp sức và ra sức phát triển kinh tế, nền kinh tế ở các nước này cũng có

Trang 6

những chuyển biến tích cực rõ rệt.Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoacũng có nhiều phát triển vượt bậc, từ một nước nông nghiệp ngèo nàn , kémphát triển đã tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội

phong trào giải phóng dân tộc có những bước phát triển mới, bao trùmcác nước Trung Đông, lan nhanh sang Châu Phi và Mỹ Latinh, làm tan rãtừng mảng hệ thống thuộc địa, đưa nhiều quốc gia bước vào thời kỳ độc lập

về chính trị, thoát khỏi tình trạng lệ thuộc về kinh tế Tháng 4-1955, Hộinghị Băngđung được triệu tập với sự tham gia của 29 nước Á, Phi Hội nghị

đã đánh dấu việc các nước Á, Phi quyết định bước lên vũ đài lịch sử, đoànkết với nhau từ những phong trào lẻ tẻ, tách rời, liên kết với nhau trong mộtmặt trận thống nhất của các dân tộc bị áp bức chống chủ nghĩa đế quốc thựcdân Sau Hội nghị Băngđung, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh

mẽ như vũ bão, nhiều nước Á, Phi, Mỹ Latinh giành độc lập ở mức độ khácnhau

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã gợi lên cho nhân dân, trước hết là cáclực lượng cách mạng ở các nước châu Phi những suy nghĩ mới về đường lối

và phương pháp đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân Tháng 8-1954, ĐảngCộng sản Marốc ra tuyên bố đòi chính phủ Pháp phải chấm dứt các hànhđộng đàn áp, khủng bố những người yêu nước, phải thả tù chính trị Theokinh nghiệm của nhân dân Việt Nam, nhân dân Marốc đã cầm vũ khí, kiêntrì cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc Ở các nước châu Phi khác như:Tuynidi, Angiêri, Mali phong trào đấu tranh giành độc lập cũng phát triểnmạnh mẽ với khí thế sôi nổi Điển hình là phong trào giải phóng ở Angiêri.Mặt trận giải phóng dân tộc Angiêri ra đời được sự hưởng ứng của phần lớncác đảng phái và tổ chức yêu nước, đại diện cho các giai cấp công nhân,nông dân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản, và các tầng lớp khác trong xã hội Cuộcchiến đấu của nhân dân Angiêri bắt đầu nổ ra ngày 1-11-1954 và được sự

Trang 7

ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới Tiếp đó, năm 1956, 3 nướcBắc Phi: Tuynidi, Marốc, Xuđăng giành độc lập Tháng 3-1957, nước cộnghoà Gana ra đời, mở đầu thời kỳ vùng dậy của các nước Tây Phi, để rồi đếnnăm 1960 - có 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập và đi vào lịch sử với têngọi “Năm Châu Phi”.

Châu Á - đối tượng xâm lược của các đế quốc châu Âu và Bắc Mỹ từhàng trăm năm, cuộc đấu tranh của nhân dân các dân tộc ở đây được tiếpthêm sức mạnh rõ rệt, đặc biệt là ở Đông Dương, sự đoàn kết gắn bó giữanhân dân ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia càng thêm chặt chẽ, đểchuẩn bị đối phó với những thủ đoạn xâm lược kiểu thực dân mới mà đếquốc Mỹ đang triển khai tích cực

Đặc biệt, ngày 1-1-1959, cách mạng Cuba giành thắng lợi và tháng5/1960, Chính phủ Cuba tuyên bố gia nhập hệ thống các nước xã hội chủnghĩa, bất chấp sự ngăn chặn thù địch của Mỹ Cách mạng Cuba thành côngtrên một đất nước nằm ngay ở cửa ngõ nước Mỹ đã xua tan ấn tượng về sứcmạnh của bọn tư bản thống trị, củng cố lòng tin vào sức mạnh của quầnchúng nhân dân, làm cho nhân dân các nước Mỹ Latinh càng giác ngộ vềnhiệm vụ đấu tranh giành quyền sống và độc lập tự do cho dân tộc mình.Cuba đã trở thành ngọn cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở MỹLatinh Bằng việc công nhận hàng loạt các nước Á, Phi, Mỹ Latinh giànhđộc lập, các nước đế quốc phương Tây phải thừa nhận sự sụp đổ của chủnghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới

Thêm vào đó là sự phát triển mạnh mẽ của phong trào vì hoà bình dânchủ và tiến bộ của giai cấp công nhân ở các nước tư bản “Nếu phong tràogiải phóng dân tộc ở thuộc địa có tác dụng đánh phá các hậu phương của chủnghĩa đế quốc thì phong trào cách mạng của giai cấp công nhân ở chínhquốc có tác dụng công phá vào sào huyệt của CNTB.Sau chiến thắng Điện

Trang 8

Biên Phủ ở Việt Nam, cuộc đấu tranh giữa các lực lượng dân chủ với các lựclượng phản động ở các nước tư bản ngày càng phát triển với quy mô rộnglớn, phong phú và linh hoạt Ở Pháp, Italia, nhiều cuộc đấu tranh để bảo vệchế độ dân chủ, chống chế độ phản động của nền chuyên chế cá nhân cũngphát triển bằng nhiều hình thức Ở nhiều nước Mỹ Latinh, giai cấp cầmquyền vẫn tiếp tục đi theo con đường cai trị của thực dân Tây Ban Nha hoặc

Bồ Đào Nha đã bị lật đổ, làm cho đời sống nhân dân vẫn chịu cảnh cơ cực,

xã hội càng suy thoái Lạm phát, nợ nần, đói rách là những vấn đề nhức nhốikéo dài mà chính quyền không giải quyết được Nhân dân đã nổi dậy lật đổchính quyền ở nhiều nước Ở Châu Á, cuộc đấu tranh của nhân dân lao độngchống sự hà khắc của chính quyền tư sản cũng không kém phần sôi nổi,quyết liệt

Chủ trương của Đảng

Trong tình hình đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền, Đảng và Chính phủ đề ra cho cách mạng mỗi miền những nhiệm vụ chiến lược phù hợp với đặc điểm tình hình và yêu cầu của cách mạng từng miền, nhằm chấm dứt tình trạng đất nước bị chia cắt

Ở miền Bắc, sau khi kháng chiến chống Pháp kết thúc, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân căn bản hoàn thành, Đảng chủ trương chuyển sang xâydựng chủ nghĩa xã hội

Trước khi bắt đầu những nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Bắc phải trải qua giai đoạn đấu tranh đòi phía Pháp thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ, tiếp quản vùng mới giải phóng, hoàn thành cải cách ruộng đất, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế Trong quá trình này,

Mỹ đã mở rộng hoạt động ném bom bắn phá, nên miền Bắc phải kết hợp cả với cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, nhằm bảo vệ miền Bắc và phối hợp với cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam Xây dựng chủ nghĩa xã

Trang 9

hội còn nhằm xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa cách mạng của cả nước

và là hậu phương cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của toàn dân tộc

Ở miền Nam, do vẫn còn dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai,Đảng chủ trương tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Mở đầuthời kỳ ta đấu tranh đòi Mỹ-Diệm thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ

1954 về Việt Nam Trong quá trình diễn biến, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân phát triển thành cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng dân tộc chống cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ, nhằmgiải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, phối hợp với cuộc chiến đấu của nhân dân hai nước Lào và Campuchia

Hai miền đồng thời thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu chung của cách mạng cả nước là đánh Mỹ và bọn tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước, tạo điều kiện để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần bảo vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới

Trong việc thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu chung của cách mạng cả nước, cách mạng mỗi miền có vị trí và vai trò khác nhau Miền Bắc là hậu phương nên nó có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng cả nước và sự nghiệp thống nhất đất nước Miền Nam là tiền tuyến nên nó có vai trò quyết định trực tiếp trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Hậu phương và tiền tuyến, cách mạng hai miền Bắc-Nam, do đó, có quan hệ gắn bó với nhau, phối hợp với nhau, tác động qua lại và thúc đẩy lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển

Quá trình hình thành đường lối đối ngoại.

Trang 10

Yêu cầu bức thiết đặt ra đối với đảng lúc này là phải đề ra được đườnglối và sách lược đúng đắn, vừa phải phù hợp với mỗi miền vừa phù hợp với

xu thế chung của thời đại

7-1954 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp hội nghị lần thứ 6đánh giá sự chuyển biến tình hình và vạch ra nhiệm vụ mới, quyết định chủtrương, phương châm, sách lược đấu tranh của cách mạng Việt Nam Tại hộinghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định “Đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhândân yêu chuộng hoà bình thế giới và hiện đang trở thành kẻ thù trực tiếp củanhân dân Đông Dương’’.với khẩu hiệu đấu tranh “Hoà bình, thống nhất, độclập, dân chủ” Những chuyển hướng của hội nghị Ban chấp hành Trungương Đảng lần thứ 6 tuy mới vạch ra những nét chung nhất song nó có ýnghĩa quan trọng đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới

Tuy chúng ta giành thắng lợi ở hiệp định Giownevo nhưng Mỹ vẫnkhông từ bỏ ý định độc chiếm Đông Dương Âm mưu chia cắt đất nước,bành trướng thế lực ra toàn đông dương

Sau 2 tháng, ngày 5-9-1954, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họpHội nghị bổ sung và cụ thể hoá Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 của Ban chấphành Trung ương Đảng Hội nghị chỉ rõ 5 đặc điểm của cách mạng ViệtNam từ sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, trong đó, 2 đặc điểm lớnảnh hưởng đến đường lối, chủ trương cách mạng của nước ta là Việt Namđang trong giai đoạn “từ chiến tranh chuyển sang hoà bình” và “Nam Bắctạm thời phân làm 2 vùng” Vì vậy, nhiệm vụ chung của Đảng là “đoàn kết

và lãnh đạo nhân dân đấu tranh thực hiện Hiệp định đình chiến, đề phòng vàkhắc phục mọi âm mưu phá hoại Hiệp định đình chiến để củng cố hoà bình,

ra sức hoàn thành cải cách ruộng đất, phục hồi và nâng cao sản xuất, tăngcường xây dựng quân đội nhân dân để củng cố miền Bắc, giữ vững và đẩymạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam, đặng củng cố hoà

Trang 11

bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân tộc, dân chủ trong toànquốc” Hội nghị xác định nhiệm vụ cụ thể của cách mạng miền Nam “lãnhđạo nhân dân miền Nam thực hiện Hiệp định đình chiến, củng cố hoà bình,thực hiện tự do dân chủ (tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do

đi lại ), cải thiện dân sinh, thực hiện thống nhất và tranh thủ độc lập Đồngthời, phải lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống hoạt động khủng bố, đàn áp,phá cơ sở của ta, bắt bớ cán bộ ta và quần chúng cách mạng, chống nhữnghoạt động tiến công của địch, nguỵ, giữ lấy quyền lợi quần chúng đã giànhđược trong thời kỳ kháng chiến, nhất là ở những vùng căn cứ địa và vùng dukích cũ của ta” với phương châm đấu tranh: Kết hợp công tác hợp pháp vàcông tác không hợp pháp, lợi dụng các hình thức tổ chức hoạt động hợppháp để tập hợp và lãnh đạo quần chúng đấu tranh

Như vậy, lúc này chúng ta phải chủ trương tạm thời giữ cách mạngmiền Nam ở thế giữ gìn lực lượng Điều đó có nghĩa là: Trong hoàn cảnhhiện tại cần phải hết sức bình tĩnh để phân tích tình hình, trên cơ sở nhữngphân tích khoa học trước yêu cầu của thực tiễn mới có thể có được đối sáchthích hợp Cuộc đấu tranh ở Việt Nam đến thời điểm đó đã không còn mang

ý nghĩa đơn thuần của một cuộc chiến tranh cục bộ nữa mà ngày càng có ýnghĩa của sự đối đầu mang tính chất quốc tế Chính vì vậy mà Việt Nam đã

và đang trở thành điểm nhạy cảm trong quan hệ của các nước, đặc biệt là củacác cường quốc Những khó khăn trong nước cùng với những điều kiện bấtlợi khác của tình hình cách mạng trên thế giới lúc này chưa thể cho phépĐảng ta phát động một cuộc chiến tranh mới để thống nhất đất nước Tuynhiên, giữ gìn lực lượng không có nghĩa là thủ tiêu đấu tranh, mà vẫn tiếnhành đấu tranh liên tục trong khuôn khổ của Hiệp định Giơnevơ đã được kýkết Theo đó thì hình thức đấu tranh chính trị là chủ yếu nhằm duy trì vàcủng cố lực lượng cách mạng

Ngày đăng: 15/01/2013, 09:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w