1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy học Hạnh phúc của một tang gia Trích Số đỏ Ngữ văn 11-Ban Cơ bản) từ thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng

133 4,5K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 1,1 MB

Nội dung

2.2.2 Những yêu cầu khi dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” dưới 2.2.3.1 Phương pháp đọc sáng tạo là nền tảng để học sinh tiếp cận nội dung và nắm bắt những đặc điểm về nghệ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Trường Đại Học Giáo Dục

NGUYỄN VĂN TUẤN

Đề tài: Dạy học “Hạnh phúc của một tang gia”

(Trích “Số Đỏ”-Ngữ văn 11 ban cơ bản) từ thi pháp

tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng

Luận văn thạc sĩ sư phạm ngữ văn

Mã số : 601410 Hướng dẫn khoa học: PGS-TS Nguyễn Viết Chữ

Hà Nội – 2010

Trang 2

Mục lục

Phần một : Mở đầu……… 4

1 Lí do lựa chọn đề tài ……… 4

2 Lịch sử vấn đề ………6

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……… 10

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……… 11

5 Phương pháp nghiên cứu……….11

6 Đóng góp của luận văn……… 11

7 Cấu trúc của luận văn……… 12

Phần hai : Nội dung Chương I : Dạy học tác phẩm văn chương từ thi pháp của tác giả là một trong những con đường nâng cao hiệu quả của giờ dạy học văn ……….12

1.1 Đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng tiếp cận thi pháp tác giả là nhu cầu bức thiết nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn……… 12

1.1.1Thực trạng dạy học tác phẩm văn chương hiện nay trong nhà trường phổ thông 13 1.1.2 Đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng bám sát thi pháp của tác giả là nhu cầu bức thiết………16

1.2 Một số vấn đề Thi pháp học ………19

1.2.1 Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn chương trong nhà trường……….19

1.2.1.1 Khái niệm về thi pháp học……… 19

1.2.1.2 Thi pháp học và vấn đề giảng dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông……….22

1.2.1.3 Một số vấn đề lý thuyết về thi pháp tiểu thuyết ………28

1.3 Một số vấn đề về cuộc đời và văn nghiệp nhà văn Vũ Trọng Phụng……….32

1.3.1 Vị trí của nhà văn Vũ Trọng Phụng trong lịch sử văn học Việt Nam………… 32

1.3.2 Vũ Trọng Phụng – nhà tiểu thuyết trác tuyệt của văn học Việt Nam………….39

Trang 3

Mục lục

Phần một : Mở đầu……… 4

1 Lí do lựa chọn đề tài ……… 4

2 Lịch sử vấn đề ………6

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……… 10

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……… 11

5 Phương pháp nghiên cứu……….11

6 Đóng góp của luận văn……… 11

7 Cấu trúc của luận văn……… 12

Phần hai : Nội dung Chương I : Dạy học tác phẩm văn chương từ thi pháp của tác giả là một trong những con đường nâng cao hiệu quả của giờ dạy học văn ……….12

1.1 Đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng tiếp cận thi pháp tác giả là nhu cầu bức thiết nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn……… 12

1.1.1Thực trạng dạy học tác phẩm văn chương hiện nay trong nhà trường phổ thông 13 1.1.2 Đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng bám sát thi pháp của tác giả là nhu cầu bức thiết………16

1.2 Một số vấn đề Thi pháp học ………19

1.2.1 Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn chương trong nhà trường……….19

1.2.1.1 Khái niệm về thi pháp học……… 19

1.2.1.2 Thi pháp học và vấn đề giảng dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông……….22

1.2.1.3 Một số vấn đề lý thuyết về thi pháp tiểu thuyết ………28

1.3 Một số vấn đề về cuộc đời và văn nghiệp nhà văn Vũ Trọng Phụng……….32

1.3.1 Vị trí của nhà văn Vũ Trọng Phụng trong lịch sử văn học Việt Nam………… 32

1.3.2 Vũ Trọng Phụng – nhà tiểu thuyết trác tuyệt của văn học Việt Nam………….39

Trang 4

Tiểu kết chương I……….43

Chương II Những biện pháp dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” từ thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng……….43

2.1 Tìm hiểu thi pháp tiểu thuyết của tác giả Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết Số đỏ là cơ sở để dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” theo hướng bám sát thi pháp tác giả ……… 44

2.1.1 Nhan đề “Số đỏ”- một phương diện nghệ thuật quan trọng của tác phẩm……46

2.1.2 Kết cấu hoành tráng trong Số đỏ………47

2.1.2.1 Không gian vĩ mô trong Số đỏ……….49

2.1.2.2 Thế giới nhân vật trong Số đỏ……… 51

2.1.2.3 Kết cấu cốt truyện trong Số đỏ……… 52

2.1.3 Những điển hình bất hủ trong Số đỏ……… 54

2.1.3.1 Hoàn cảnh điển hình trong tiểu thuyết Số đỏ……… 56

2.1.3.2 Những nhân vật điển hình đặc sắc trong Số đỏ……… 57

2.1.4 Nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ………61

2.1.4.1 Nghệ thuật xây dựng chân dung trào phúng……… 62

2.1.4.2 Nghệ thuật xây dựng những tình huống trào phúng……… 71

2.1.5 Đặc sắc của ngôn từ trong Số đỏ………75

2.1.5.1 Xây dựng những màn đối thoại vô nghĩa lý………77

2.1.5.2 Sáng tạo những mệnh đề vô nghĩa lý……… 79

2.1.5.3 Giọng điệu trào phúng : Giễu nhại ……… ……… 79

2.1.5.4 Giọng điệu trào phúng nhiều cung bậc trong Số đỏ………83

2.2 Những biện pháp dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” từ thi pháp tiểu thuyết của tác giả Vũ Trọng Phụng……… 85

2.2.1 Tình hình dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” ở lớp 11 trung học phổ thông……… 85

Trang 5

2.2.2 Những yêu cầu khi dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” dưới

2.2.3.1 Phương pháp đọc sáng tạo là nền tảng để học sinh tiếp cận nội dung và

nắm bắt những đặc điểm về nghệ thuật của đoạn trích ……… 88

2.2.3.2 hướng dẫn học sinh đi tìm những đặc sắc nghệ thuật thể hiện trong đoạn trích trên

cơ sở những đặc trưng cơ bản của thi pháp tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng……91

- Giải mã nét đặc sắc từ nhan đề chương XV đến đoạn trích………91

- Tìm và đánh giá sự thành công của việc xây dựng một tình huống trào phúng đặc

sắc……… 92

- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghệ thuật khắc họa những chân dung hí họa trong đoạn trích………93

- Đánh giá về sự kết hợp tài tình các góc độ quan sát và miêu tả………….98

- Đánh giá về những đặc sắc của ngôn ngữ trào phúng trong đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”………101

2.2.3.3 Kết hợp một cách hợp lý các phương pháp dạy học tác phẩm văn chương nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy……… 104 2.2.3.4 Kết hợp hoạt động liên môn với hội họa và điện ảnh để trực quan hóa một giờ dạy một tác phẩm giàu chất trào phúng như đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”

Tiểu kết chương II………107

Trang 6

Chương III Thực nghiệm……… 107

3.1 Những vấn đề đặt ra khi dạy học “Hạnh phúc của một tang gia” ( trích Số đỏ - Ngữ văn 11- Ban cơ bản ) từ thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng…… 107

3.1.1 Khó khăn……… 108

3.1.2 Thuận lợi………109

3.2 Thiết kế giáo án………110

3.3 Tổ chức thực nghiệm………127

3.3.1 Chọn lớp thực nghiệm và thời gian thực nghiệm……… 127

3.3.2 Dạy thực nghiệm……… 127

3.3.3 Kết quả thực nghiệm……….127

3.3.4 Đánh giá………128

Tiểu kết chương III………129

PHẦN BA : KẾT LUẬN………129

TÀI LIỆU THAM KHẢO……….131

Trang 7

PHẦN MỘT : MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Thế kỉ XXI là thế kỉ của khoa học công nghệ , của sự bùng nổ thông tin , là thế kỉ của

sự hội nhập , hợp tác giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới Để thực sự hội nhập và cạnh tranh một cách bình đẳng trên trường quốc tế, mỗi quốc gia ,mỗi dân tộc đều chịu áp lực rất lớn trong việc đổi mới , hiện đại hóa trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hôị …Ngành giáo dục chính là một trong những ngành có áp lực đổi mới theo hướng hiện đại hóa nhiều nhất Trong thời đại kinh tế tri thức , nhà trường chính là chìa khóa để mở ra sự thành công của mỗi quốc gia.Ý thức được tầm quan trọng của vấn

đề như vậy ,tại Đại hội Đảng cộng sản Việt nam lần thứ IX nhiệm vụ hiện đại hóa giáo dục được đặt ra như một trong những nhiệm vụ cấp thiết và quan trọng nhất của công tác phát triển giáo dục ở nước ta

Không vận động sẽ bị đào thải, đó là quy luật tất yếu Chính vì thế phải mau chóng hiện đại hóa nhà trường.Từng môn học cần phải đổi mới ,đổi mới quan niệm ,đổi mới nội dung chương trình , phương pháp và tận dụng tối đa sự trợ giúp của các phương tiện dạy học hiện đại Được coi là một trong những môn học quan trọng nhất trong nền giáo dục quốc dân cũng như việc phát triển dân trí nước nhà ,môn Ngữ văn mang trong mình trọng trách là luôn luôn phải đổi mới , phải hiện đại hóa để theo kịp tốc độ phát triển của khoa học , nghệ thuật ,đáp ứng những yêu cầu của xã hội

Tuy vậy nhìn vào thực trạng dạy học môn Ngữ văn nói riêng và dạy học văn nói riêng chúng ta không khỏi thấy buồn Thực tế chất lượng giảng dạy , sản phẩm giáo dục của bộ môn và đặc biệt hiện trạng chất lượng trong thi cử đã làm cho cả xã hội phải lo ngại Đặc biệt tâm lý chán học Văn trong học sinh , phủ nhận tầm quan trọng của môn học này đã khiến không ít người thất vọng và hoài nghi về việc dạy học Văn trong các nhà

trường.Tất cả những điều đó khiến xã hội đang hướng những dư luận gay gắt vào dạy và học Văn , đó là sự phản đối vào chương trình sách giáo khoa , và phương pháp giảng dạy

bộ môn , đòi hỏi xem xét lại và cải tiến toàn bộ hệ thống chương trình môn học

Trang 8

Trước những sức ép quá lớn này các nhà các nhà chuyên môn, các nhà phương pháp, đặc biệt là đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy cần phải có những động thái tích cực , toàn diện để khôi phục lại vị trí vốn có trong hệ thống chương trình dạy học trong nhà trường nói riêng và nền giáo dục quốc dân nói chung

Trên thực tế vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn đã được đặt ra từ lâu , cách đây hơn hai thập kỉ trong bài nói chuyện về thực tiễn dạy văn trong nhà trường ,cố

thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói : “ Chúng ta phải xem lại cách giảng dạy văn trong nhà trường phổ thông của chúng ta , không nên dạy như cũ ,bởi vì dạy như cũ không chỉ việc dạy văn không hay mà sự đào tạo cũng không hay Vì vậy dứt khoát chúng ta phải

có cách dạy khác ”.Thủ tướng còn nhấn mạnh “ Phải làm thế nào cho giờ giảng văn trở thành một giờ hấp dẫn , một giờ sôi nổi ,một giờ hứng thú với học sinh ,để sau giờ đó học sinh còn say sưa nghĩ thêm ,tìm tòi và hiểu thêm Phải suy nghĩ ,tìm tòi ,sáng tạo để

có cách dạy văn tốt nhất…”.Trong vòng hơn hai mươi năm trở lại đây Bộ Giáo dục và

Đào tạo đã tổ chức rất nhiều hội thảo bàn về việc đổi mới dạy học Văn ,cải cách sách giáo khoa và tổ chức tập huấn toàn diện cho giáo viên trong cả nước , tuy nhiên hiệu quả của việc ứng dụng phương pháp mới vào giảng dạy chưa cao Giáo sư Phan Trọng Luận cho rằng nguyên nhân của tình trạng này là sự vận dụng một cách máy móc ,mù mờ một

số thủ pháp , biện pháp trong giờ dạy.Chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa thủ thuật là con đẻ của tình trạng mù mờ về lí thuyết cơ bản Vì thế sự nhận thức về phương pháp mới của nhiều giáo viên không khỏi có những chỗ sai lầm cực đoan do không nắm chắc

về lí luận của những phương pháp mới.Trong thực tế nhiều giáo viên cho rằng phương pháp mới hiện đại là ở cách đọc sáng tạo ,chính vì thế có những giờ văn chỉ có đọc , có người thì lại triệt tiêu hoàn toàn vai trò diễn giải của giáo viên , chỉ thấy học sinh làm việc và làm việc ; nào là tưởng tượng , liên tưởng một cách chủ quan từ văn bản ,đứng lên ngồi xuống , giơ tay phát biểu Kết quả giờ học không đọng lại hiểu biết và cảm xúc

gì về bài văn.Có giờ dạy tác phẩm văn mà giáo viên không cần quan tâm đến đặc trưng thể loại mà đơn thuần chỉ là lối phân tích xã hội học tầm thường , biến tác phẩm văn chương thành một đề cương giao huấn , một sơ đồ xã hội học hay một hiện tượng lịch sử cằn cỗi , một phương tiện minh họa giản đơn về bức tranh xã hội….Giờ dạy nhiều khi chỉ

Trang 9

thiên về rung động cảm xúc của học sinh mà coi nhẹ những khái quát nghệ thuật ,những hiểu biết đích đáng về bài văn, chưa bám sát loại thể văn học và đặc trưng thi pháp của tác giả.Dạy học không đi từ khái quát đến cụ thể , dạy một vấn đề cụ thể nhưng không có một cơ sở lí thuyết sẽ đem lại hậu quả là làm mất đi tính khoa học và tính hệ thống, hiệu

quả giảng dạy vì thế mà giảm sút.Chính vì vậy với đề tài “ Dạy học “ Hạnh phúc của một tang gia ”( trích “Số đỏ ”- Ngữ văn 11 ban cơ bản) từ thi pháp tiểu thuyết của nhà văn

Vũ Trọng Phụng ”, chúng tôi muốn tìm đến một cách dạy thích hợp ,mang tính khoa học

và nghệ thuật , góp phần nâng cao hiệu quả một giờ giảng dạy văn chương , hình thành khả năng cảm thụ văn chương một cách toàn diện ,từ đó bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đói với môn học này , chúng tôi mong muốn đề tài sẽ góp một phần nhỏ nhoi vào quá trình hiện đại hóa việc dạy học môn Ngữ văn hiện nay

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Tình hình dạy học văn theo hướng Thi pháp học

Thi pháp học là bộ môn khoa học cũ mà mới Cũ là vì bộ môn này xuất hiện từ thời Hy

lạp cổ đại với tác phẩm đầu tiên là Nghệ thuật thi ca của Aristote Nhưng Thi pháp học

với tư cách là một bộ môn khoa học chỉ hình thành vào thế kỉ XX ở Nga rồi dịch chuyển sang Âu – Mĩ và phổ biến khắp thế giới Ở Việt Nam trước năm 1975 , Thi pháp học đã thâm nhập vào miền Nam nhưng chưa có điều kiện phổ biến ở miền Bắc Nhưng từ sau Đổi mới , bộ môn này nhanh chóng được chú ý và tạo được mối quan tâm đặc biệt của nhiều nhà nghiên cứu văn học

Ở miền Bắc sau 1954 cũng như cả nước , chủ nghĩa hình thức trong nghệ thuật chưa được chú ý do hoàn cảnh chính trị, xã hội Vì thế chỉ có vài công trình lẻ tẻ đề cập tới hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn chương mà thôi Chỉ từ sau Đổi mới nhiều nhà nghiên cứu Ngôn ngữ học , Văn học dân gian và Văn học phương tây đã mở đường cho Thi pháp học tiến vào Việt Nam Một số nhà nghiên cứu đi tiên phong có thể kể đến như :

Phan Ngọc ( dịch cuốn Nghệ thuật thơ ca của Aristote và Văn tâm điêu long của Lưu hiệp , Mĩ học của Hegel), Hoàng Trinh với Thi pháp Đốt –xtôi-ép-xki dưới con mắt Ba- khơ-tin , Đỗ Đức Hiểu cũng có một số bài nghiên cứu về thi pháp đáng chú ý….Đặc biệt

là GS Trần Đình Sử với nhưng nghiên cứu sâu sắc về Thi pháp học ,ông đã trở thành một

Trang 10

trong những chuyên gia hàng đầu về Thi pháp học ở Việt Nam ( Thi pháp thơ Tố hữu (1987), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại( 1993),Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam(1999), Thi pháp Truyện Kiều (2002)….).Ngoài ra còn nhiều nhà nghiên cứu

,dịch thuật đã góp phần giới thiệu Thi pháp học ở Việt Nam như : Nguyễn Phan Cảnh, Nguyễn Hải Hà, Cao Xuân Hạo , Lại Nguyên Ân , Phạm Vĩnh Cư, Đỗ Lai Thúy, Lê Ngọc Trà, Vương Trí Nhàn , Hoàng Ngọc Hiến …

Việc nghiên cứu Thi pháp học đã tạo thành một trào lưu ở Việt Nam những năm 1990 , hàng loạt nhưng nhà nghiên cứu Thi Pháp nổi tiếng thế giới đã được giới thiệu ở Việt Nam như : Aristote, Lưu Hiệp , Viên Mai, Bakhtin, Jakobson, Khrapchenco, Todorov , Meletinski… Số lượng các nhà nghiên cứu Thi pháp học và các công trình nghiên cứu về

bộ môn này không ngừng tăng lên và đến thời điểm hiện nay bộ môn Thi pháp học đã cơ bản trở thành một khoa học không thể thiếu trong việc nghiên cứu và giảng dạy văn chương ở Việt Nam

Trong nhà trường , Thi pháp học được giảng dạy ở bậc đại học và sau đại học Trong chương trình Ngữ Văn phổ thông đã quan tâm nhiều đến Thi pháp học ,nội dung chương trình đã chú ý nhiều đến tri thức về thi pháp Nhiều nhà nghiên cứu và nhà phương pháp

đã và đang có những công trình hướng vào việc tiếp cận tác phẩm văn chương trong nhà trường bằng con đường Thi pháp học Đi tiên phong trong vấn đề này có thể kể tới các Giáo sư như Trần Đình Sử, Phan Trọng Luận , Nguyễn Đăng Mạnh….Một số cuốn sách rất đáng tham khảo đối với đội ngũ giáo viên văn ở nhà trường phổ thông trong việc đổi

mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận Thi pháp học như : Vấn đề giảng dạy văn học theo loại thể ( Trần Thanh Đạm ), Một số vấn đề Thi pháp học hiện đại ( Trần Đình Sử), Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp ( Nguyễn Thị Dư Khánh ), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường ( Nguyễn Viết Chữ ), Thi pháp học

và vấn đề giảng dạy văn học trong nhà trường ( Nguyễn Thị Dư Khánh )……

2.2 Về tác giả Vũ Trọng Phụng và tiểu thuyết “Số đỏ”

Trong lời giới thiệu Tuyển tập Vũ Trọng Phụng (Nxb Văn học , 1987-1988) Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét ; “ Nếu ví dư luận của giới văn học như một dòng nước thì Vũ Trọng Phụng như một vật nổi trong dòng xoáy của nó Vật nổi này cứ trôi nổi dập

Trang 11

dềnh , có khi chìm sâu xuống ,tưởng chừng như đã mất tăm ,ấy thế mà cuối cùng lại hiện lên ,từ tốn , lặng lẽ theo đúng quy luật Acsimet”

Có thể nói với những dòng nhận xét này đã nói lên sự thăng trầm của một trong những

hiện tượng văn học phức tạp nhất trong lịch sử văn học hiện đại Việt Nam nói riêng và lịch sử văn học Việt Nam nói chung.Với 27 tuổi đời ngắn ngủi (1912-1939) và cũng chỉ với khoảng 8 năm tuổi nghề nhưng Vũ Trọng Phụng đã để lại một gia tài văn chương mà bất cứ ai cũng phải ngả mũ kính phục ( 6 phóng sự, 9 tiểu thuyết , 23 truyện ngắn, 5 vở kịch, và dịch một tác phẩm kịch, trong đó có những tác phẩm xứng đáng được liệt vào

hàng kiệt tác như “Giông tố” (1936), “Số đỏ”( 1936) ) Nhưng cũng giống như cuộc đời

nhiều sóng gió và bất hạnh của ông, văn nghiệp của ông như con thuyền trong giông bão

có những lúc tưởng như bị nhấn chìm trong những cơn sóng cả Lúc sinh thời ngay sau khi ba tuyệt tác lần lượt ra đời trong vòng một năm 1936 ( hai tiểu thuyết “Giông tố” và

“Số đỏ” và phóng sự “Cơm thầy cơm cô” ) Vũ Trọng Phụng đã đóng vai trò là một người chiến sĩ bảo vệ cho lí tưởng của chính mình trong những cuộc bút chiến, tranh luận nảy lửa với những nhà văn không cùng quan điểm với ông.Và khi ông mất những gì thuộc về ông cũng làm tốn bao giấy mực của giới nghiên cứu, và có những thời điểm những tác phẩm văn chương của ông không chỉ đơn thuần được xem xét là vấn đề nghệ thuật mà còn là những vấn đề về tư tưởng chính trị vô cùng tế nhị nữa Có những lúc tưởng như không ai có thể bênh vực nhà văn họ Vũ nữa Người ta thi nhau “ vạch lá tìm sâu” ,từ những định kiến về chính trị ,họ muốn triệt tiêu hẳn Vũ trọng Phụng ra khỏi đời sống văn học Nhưng những gì thuộc về chân giá trị thì tự nó luôn biết cách để tồn tại, Vũ Trọng Phụng và văn nghiệp của ông cứ âm thầm lặng lẽ vượt qua hết mọi sóng gió và một cách tự nhiên ,mọi người không thể không nhớ về ông ,không ghen tỵ ông và không kính phục ông Đến nay đã có đến hàng trăm chuyên luận lớn nhỏ, bài báo , khóa luận tốt nghiệp , luận văn thạc sỹ , luận án tiến sỹ nghiên cứu về tác giả , tác phẩm Vũ Trọng Phụng

Một số sự kiện về nhà văn :

- 1949 – Tại hội nghị tranh luận văn nghệ tổ chức ở Việt Bắc cuối tháng 9 , Tố Hữu nhận

định : “Vũ Trọng phụng không phải là cách mạng nhưng cách mạng cảm ơn Vũ Trọng

Trang 12

Phụng đã vạch rõ cái thực xấu xa của xã hội ấy…”( Tạp chí Văn Nghệ số tranh luận

,1949)

-1955- Trên tờ Littesrature Soviettique ( Văn học Xô Viết ) số tháng 9- 1955 Nguyễn

Đình Thi đã giới thiệu gần đầy đủ về Vũ Trọng Phụng và gọi là “Nhà tiểu thuyết trác tuyệt của văn học Việt Nam”

- 1957 – Ông Trường Chinh trong báo cáo tại đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ hai đã xếp Vũ Trọng Phụng bên cạnh tên tuổi những nhà thơ , nhà văn gắn bó hết mình với cách mạng như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan , Nam Cao, Nguyên Hồng, Tố Hữu

- 1960- Viện Văn học tổ chức Hội thảo về Vũ Trọng Phụng trong 2 ngày 10 và

14-6-1960 Nhiều nhà văn, nhà thơ , nhà nghiên cứu lí luận phê bình tham dự

- 1970- Giông tố được chuyển thể thành vở Nghị Hách trình diễn tại Sài Gòn ( 24, 25-12)

- 1982 – Vũ Trọng Phụng trở lại trong chương trình văn học sử thời kì 1930-1945 ở các trường đại học

-1983-Tại Đại hội lần thứ ba Hội nhà văn Việt nam ( 9- 1983) trong báo cáo bổ xung về

văn xuôi , nhà văn Nguyễn Khải đánh giá “Số đỏ” là cuốn sách ghê gớm có thể làm vinh

dự cho mọi nền văn học

- 1987- Kỉ niệm 75 năm ngày sinh Vũ Trọng Phụng tổ chức tại Cung văn hóa lao động Hữu nghị , Hà Nội , 6-12-1987 và tại Thành phố Hồ Chí Minh

- 1989- Hội thảo khoa học kỉ niệm 50 năm ngày mất Vũ Trọng Phụng tổ chức ngày

12-10 tại Văn Miếu , Hà Nội

- 1989- Số đỏ được chuyển thể thành phim

- 1989- Chương XV Hạnh phúc của một tang gia ( Số đỏ) được đưa vào giảng dạy ở

Trang 13

3 – Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1.Mục đích

Vận dụng quan điểm dạy học vận dụng Thi pháp học vào dạy một tác phẩm văn học nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn , nâng cao hiệu quả giảng dạy qua đó bồi dưỡng năng lực nhận thức và tình yêu đối với văn học của học sinh

3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện tốt mục đích nghiên cứu , chúng tôi xác định đề tài có những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau đây:

- Tìm hiểu thực trạng dạy học ,nội dung đổi mới của phương pháp dạy học tác phẩm văn chương

- Giải quyết một số vấn đề lý luận về Thi pháp học, Thi pháp tiểu thuyết của tác giả Vũ Trọng Phụng, Dạy học tác phẩm văn chương theo hướng tiếp cận Thi pháp

- Đề xuất những biện pháp dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia ”( Số đỏ) theo hướng tiếp cận thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng

- Thiết kế thể nghiệm giáo án dạy học đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia ”

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4 1 Đối tƣợng nghiên cứu

+ Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những đặc trưng thi pháp tiểu thuyết của nhà văn

Vũ Trọng Phụng thể hiện trong tiểu thuyết “Số đỏ”

+ Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”

+ Học sinh lớp 11 ban cơ bản THPT

Trang 14

Để thực hiện đề tài này , chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu chính sau đây :

+ Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu các tài liệu lí luận về dạy học tác phẩm văn chương theo hướng Thi pháp học Sử dụng các phương pháp như phân tích , tổng hợp , suy luận , so sánh…

6 Đóng góp của luận văn

+ Khẳng định ưu thế của việc dạy học một tác phẩm văn chương theo hướng tiếp cận

thi pháp tác giả trong việc bồi dưỡng năng lực tiếp nhận và tình yêu đối với văn học của người học

+ Đề xuất những biện pháp dạy học cụ thể đối với việc dạy học một tác phẩm văn chương theo hướng tiếp cận thi pháp tác giả

7 Cấu trúc của luận văn

Luận văn bao gồm ba phần :

1 Phần mở đầu : 8 trang

2 Phần nội dung : 117 trang

Chương I : 30 trang

Chương II: 64 trang

Chương III : 22 trang

3 Phần kết luận : 2 trang

Trang 15

Chương I : Dạy học tác phẩm văn chương từ thi pháp của tác giả là một trong những con đường nâng cao hiệu quả của giờ dạy học văn

1.1Đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng tiếp cận thi pháp tác giả là nhu cầu bức thiết nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn

1.1.1 Thực trạng dạy học tác phẩm văn chương hiện nay trong nhà trường phổ thông

Khi đánh giá về thực trạng dạy học văn trong nhà trường , GS Phan Trọng Luận đã lo

ngại nhận xét rằng “Điều đáng lo ngại đầu tiên là khoảng cách ngày càng rộng giữa văn hóa ngoài xã hội với văn hóa trong nhà trường , Giữa nội dung giảng dạy và tâm lý học sinh ”[12] Điều đó cho thấy rằng trong thực tế nhà trường đang lạc hậu so với sự phát triển của xã hội về mọi mặt , nội dung chương trình lạc hậu , phương pháp dạy học lạc hậu , phương tiện lạc hậu …Cho dù những năm gần đây chúng ta đã cố gắng đầu tư, đổi mới giáo dục theo hướng hiện đại hóa ,nhưng nhìn vào bức tranh toàn cảnh thì thấy chả mấy khả quan Hệ thống các môn học trong đó có môn Văn ở nhà trường phổ thông vẫn

có chu kì thay sách đều đặn ,nhưng dường như nội dung dạy học luôn chạy sau so với thực tế phát triển của xã hội và thời đại Người học luôn cảm thấy giữa nội dung môn học với thực tế luôn khác xa nhau Tâm lý học sinh thì ngày càng dữ dội hơn, các em rất cá tính và thẳng thắn , các em dám bày tỏ những điều các em suy nghĩ với giáo viên Tuy nhiên vấn đề xã hội, chính trị trong sách đã quá cũ kĩ và xa lạ với cuộc sống của các em ,

Trang 16

nhưng các em không được phép lựa chọn và phản đối, các em buộc phải như những tín

đồ sùng đạo luôn luôn phải lí tưởng hóa và ca ngợi những điều mà đôi khi các em không hiểu bản chất của nó là gì Chính vì tâm lý chán học Văn nảy sinh từ đây Vẫn biết là không thể không thể bỏ qua những giá trị của những cái đã qua , những cái đã thuộc về lịch sử nhưng có lẽ nên cân bằng giữa những nội dung hiện đại và những nội dung

truyền thống không thể thiếu

Mặt khác lâu nay cách giảng dạy văn của chúng ta đều quá thiên về phương diện giai cấp , xã hội mà coi nhẹ phương diện nhân văn- điều qua trọng nhất trong dạy học Văn Chính vì thế để thực sự để môn Văn trở về đúng thiên chức của nó thì phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các nghành khoa học như Lí luận văn học, nghiên cứu văn học và các khoa học liên ngành khác

Tuy vậy vấn đề nhức buốt nhất trong thực trạng đáng buồn của dạy học Văn lại đến từ

phương pháp giảng dạy Chưa bao giờ chúng ta lại nhắc nhiều đến cụm từ Đổi mới

phương pháp nhiều như hiện nay Có thể nói nhà trường đang đứng trước sự khủng

hoảng về phương pháp Nhất là trong thời đại ngày nay khi sự phát triển của khoa học kĩ thuật được tính bằng ngày ,thì phương pháp lai càng có vai trò quan trọng Vậy mà trong giảng dạy Văn có cách dạy vẫn tồn tại cách dạy từ Cách mạng tháng Tám đến nay Chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa công thức , lối giảng dạy áp đặt vẫn rất thịnh hành trong dạy học Văn.Dường như quan niệm giờ dạy học Văn là giờ biểu diễn của giáo viên đã in sâu vào tâm thức của biết bao nhiêu thế hệ của những người dạy Văn Giáo viên Văn lên lớp

để truyền thụ kiến thức, để “rung cảm hộ” học sinh, học sinh chỉ đóng vai trò là thính giả

, là cái “phễu ” để giáo viên “nhồi nhét ” , “Đôi khi giống như chim non há to miệng , còn giáo viên thì nhai tất cả và mớm cho các em các món ăn đã chuẩn bị sẵn …Các em

không biết làm việc tự lực một cách thực sự, không thể đặt ra câu hỏi nếu không có người hướng dẫn , không biết nêu lên những câu hỏi đã làm mình băn khoăn” ( N.K

Crupxcaia).Cách dạy này tuy tồn tại từ rất lâu và đã bộc lộ rất nhiều hạn chế nhưng cho đến bây giờ rất nhiều giáo viên vẫn lạm dụng và coi đó là lối mòn trong công việc của mình Cách đây mấy chục năm trong những lần dự giờ Văn , cố thủ tướng Phạm Văn

Đồng đã rất lo lắng bởi cách dạy này “Phải nói rằng tôi ngạc nhiên cao độ lúc chỉ nghe

Trang 17

thầy nói, trò chép trong gần một tiếng đồng hồ , không nghe thầy giảng , cũng không thấy đối thoại giữa thầy và trò”[7;2].Cách dạy này làm cho người học mất dần tính chủ động

sáng tạo ,không bồi dưỡng được cảm xúc, sự nhạy cảm trong tâm hồn các em Nguy hiểm hơn là làm cho các em trở lên lười tư duy, có tâm lý ỷ lại , rất không tốt cho cuộc sống lao động học tập của các em

Ý thức được điều đó , tại Khoản 2 Điều 4 Luật Giáo dục Nước cộng hòa XHCN Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 02 tháng 12 năm 1998 đã chỉ rõ yêu cầu và nội dung

phương pháp giáo dục : “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực , tự giác , chủ động , tư duy sáng tạo của người học ,bồi dưỡng năng lực tự học , lòng say mê học tập và ý chí vươn lên ” Chính vì vậy trong những năm gần đây nhiệm vụ đổi mới

phương pháp được phát động trong toàn ngành giáo dục Đối với môn Ngữ văn cũng vậy

ở bất cứ nhà trường phổ thông nào trên đất nước, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học luôn là mối quan tâm hàng đầu của đội ngũ lãnh đạo và giáo viên Những buổi tập huấn , những hội thảo, những văn bản hướng dẫn về đổi mới phương pháp đã được gửi tận tay giáo viên, những buổi dạy thử nghiệm phương pháp mới liên tục được tổ chức ở mọi nhà trường Một số cá nhân giáo viên do có ý thức đổi mới cộng với nắm vững chuyên môn

và tinh thần đổi mới đã có những giờ dạy thử nghiệm khá thành công , tuy nhiên khi nhìn vào đại thể , bức tranh đổi mới phương pháp dạy học văn còn quá nhiều điều bất cập Nhìn nhận một cách khách quan , những giờ học văn theo phương pháp mới thường lộ diện những hạn chế sau :

Hiện tượng thứ nhất là do chưa có ý thức đổi mới thực sự cho lên giờ dạy còn mang nặng tính hình thức , đơn thuần là chắp vá một vài thủ pháp vặt vãnh Đổi mới theo

hướng tích cực hóa người học nhưng thực chất giáo viên chỉ đưa ra nhiều câu hỏi để học sinh trả lời , hoặc là áp dụng một vài thao tác để giờ học mang hình thức đổi mới Nói như J Vial là thêm vào một vài chút “gia giảm” nhưng thực chất là vẫn dùng phương pháp cũ.Nó chỉ là sự trang điểm để bao che phương pháp cũ mà thôi chính vì vậy hiệu quả giờ dạy không được nâng cao mà giờ học lại càng trở lên khiên cưỡng và vụn vặt Hiện tượng thứ hai là việc áp dụng một cách cực đoan một số biện pháp dạy học , ví dụ

có những giờ dạy giáo viên lạm dụng phương pháp đọc sáng tạo , cả tiết học chỉ có đọc

Trang 18

và đọc, lại có giáo viên lại thủ tiêu hoàn toàn vai trò diễn giải, hướng dẫn của mình mà chỉ để học sinh làm việc ,hết cảm nhận chủ quan về tác phẩm lại liên tưởng, tưởng tượng giơ tay phát biểu …Kết quả là giờ học không đọng lại tri thức và cảm xúc nào hết

Qua một thời gian áp dụng những phương pháp mới , GS Phan Trọng Luận đã tổng kết những hạn chế sau :

Do thiếu hiểu biết có hệ thống về phương pháp dạy học văn mới nên đã có khuynh

hướng:

- Tuyệt đối hóa hay cô lập một vài biện pháp , tưởng thế đã là đổi mới phương pháp

- Phiến diện hóa nội dung phát triển ở học sinh qua giờ văn ( thiên về rung cảm chủ quan , coi nhẹ hiểu biết)

- Đối lập việc cảm thụ của giáo viên với sự cảm thụ của học sinh trong giờ học tác phẩm văn chương

- Đối lập hoặc tách biệt phương diện nghệ thuật ngôn từ với phương diện môn học

- Đơn giản hóa quá trình học tác phẩm văn chương vốn là một quá trình tổng hợp nhiều quá trình ngôn ngữ, văn học , tâm lý, giáo dục Đa số thiên về phương diện tâm lý cảm thụ mà coi nhẹ quá trình khác

- Cô lập các mặt chức năng giờ dạy ( thẩm mĩ , nghệ thuật , giáo dục )[244]

Qua những đánh giá sơ bộ như vậy có thể nhận thấy phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông hiện nay chưa thoát khỏitình trạng khủng hoảng , bế tắc Cần phải có một sự đổi mới đồng bộ và triệt để về chiến lược dạy học văn trong nhà trường nhằm hướng vào học sinh , giúp học sinh tham gia khám phá tác phẩm để họ thực sự tự phát triển

1.1.2 Đổi mới phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng bám sát thi pháp của tác giả là nhu cầu bức thiết

Trong các nhân tố của quá trình dạy học , phương pháp chính là khâu đột phá cho chất lượng đào tạo Để nâng cao hiệu quả dạy học không còn con đường nào khác là phải có

phương pháp dạy học đúng đắn và khoa học Khẩu hiệu “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo ” của Giáo sư Tạ Quang Bửu cách đây mấy chục năm chính là định

Trang 19

hướng, gợi ý cho một phương pháp dạy học hiện đại Trong thời đại mà khoa học kĩ thuật

có tốc độ phát triển chóng mặt , thành tựu khoa học mới được cập nhập trong từng ngày,

từng giờ thì “Điều quan trọng không phải dạy cái gì mà là dạy như thế nào ”(

Mikhancop- viện sĩ Liên Xô)[21;24] Bởi nếu cứ dạy theo cách nhồi nhét kiến thức thì chắc chắn những kiến thức học được ở nhà trường sẽ lạc hậu so với sự phát triển của xã hội, dù có nhạy bén và có ý thức đổi mới đến mấy thì nội dung dạy học trong nhà trường cũng không thể bắt kịp với với tốc độ vũ trụ của sự tăng trưởng thông tin khoa học, kĩ thuật trên thế giới Chính vì vậy thay thế phương pháp dạy học trang bị kiến thức bằng việc vũ trang phương pháp tự nghiên cứu, tự bổ xung kiến thức chính là cung cấp cho người học những năng lực mà thế giới hiên đại cần ở mỗi cá nhân

Dạy học văn trong nhà trường phổ thông cũng vậy, lâu nay chúng ta vẫn quen cách dạy là trang bị những kiến thức trong sách giáo khoa cho học sinh, lượng kiến thức học và thi cử chỉ gói gọn trong chương trình học , và hậu quả của cách dạy này chúng ta đã thấy rất rõ trong khâu kiểm tra đánh giá Khi thi cử học sinh chỉ cần học thuộc những kiến thức đã được học như những cái máy, nếu cho một vấn đề mở rộng ngoài chương trình thì đại đa

số học sinh đều không thể giải quyết được Gần đây trên báo chí và Internet có đăng tải một số đề thi môn Văn của Trung Quốc, Nga , Mĩ…, khi đọc chúng những người làm giáo dục chúng ta không khỏi giật mình Ngoài những kiến thức trong nội dung chương trình, họ còn đưa một tỉ lệ không nhỏ những vấn đề mới , thậm chí học sinh chưa từng học vào trong đề thi Để giải quyết được những vấn đề này thì người học bên cạnh phải nắm vững nội dung kiến thức cơ bản trong sách mà còn phải có năng lực tự giải quyết những vấn đề mới một cách sáng tạo dựa trên năng lực của bản thân Như vậy nói một cách bóng bẩy là cách dạy của họ dựa trên nguyên tắc “cho cần câu chứ không cho cá”, luôn chú ý giữa nhiệm vụ cung cấp kiến thức và nhiệm vụ dạy cách tự tìm kiến thức dựa trên những phương pháp khoa học Sẵn sàng giải quyết những vấn đề mới mà không cảm thấy lúng túng

Sách giáo khoa môn Ngữ văn hiện hành đã bước đầu được biên soạn theo hướng mới Bên cạnh những nội dung truyền thống là những tác phẩm văn học kinh điển thì những người biên soạn đã đưa những văn bản mới vừa mang kiến thức thuộc môn Văn ,vừa

Trang 20

chứa đựng những kiến thức của các khoa học liên ngành , và các thông tin ở mọi lĩnh vực đời sống Đó là những văn bản nhật dụng Trong phân môn Làm văn cũng đã đưa nội dung mới vào giảng dạy , đó là kiểu văn nghị luận xã hội Đây là những thay đổi mang tính cách mạng nhằm hiện đại hóa môn học này trong hệ thống giáo dục quốc dân

Nội dung dạy học thay đổi tất yếu phải kéo theo sự thay đổi của phương pháp dạy học Bởi nội dung hiện đại mà phương pháp lạc hậu thì chất lượng dạy học cũng không thể cải thiện.Tuy nhiên để xây dựng một hệ thống những phương pháp dạy học Văn không hề dễ dàng bởi , môn Ngữ văn ngoài tư cách là một môn khoa học như những môn học khác nó còn mang những đặc thù riêng của một môn nghệ thuật- nghệ thuật ngôn từ Tác phẩm

văn học là “Công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân hoặc tập thể sáng tạo nhằm thể hiện những khái quát bằng hình tượng về cuộc sống con người , biểu hiện tâm tư, tình cảm,thái độ của chủ thể trước thực tại ” … Bản thân tác phẩm văn học là một chỉnh thể thẩm mĩ vô cùng phức tạp, ở chỗ tính phức tạp của tác phẩm văn học không chỉ biểu hiện qua cấu trúc nội tại của nó , mà nó còn biểu hiện qua hàng loạt quan hệ khác.Với người sáng tạo, tác phẩm văn học là nơi kí thác , nơi khẳng định quan điểm nhân sinh ,lí tưởng thẩm mĩ Vì vậy người ta nói đến “tấc lòng”của tác giả gửi gắm trong tác phẩm Với hiện thực khách quan, tác phẩm văn học là hình ảnh phản ánh đới sống,là tấm gương ghi giữ diện mạo lịch sử của một thời kì một đi không trở lại và dự báo tương lai Với người đọc, tác phẩm văn học là đối tượng tích cực của cảm thụ thẩm mĩ…Dĩ nhiên ,trong thực tế ,những quan hệ phức tạp ấy luôn xuyên thấm lẫn nhau, không thể tách rời một cách máy móc.” ( Từ điển thuật ngữ văn học ) Như vậy có thể hiểu khi xem xét một tác

phẩm văn học ta phải xem xét cả những yếu tố trong văn bản và yếu tố ngoài văn

bản.Nếu không có một quan điểm tiếp cận đúng đắn và khoa học dẫn đường thì phương pháp dạy học văn chắc chắn sẽ gặp những sai lầm và thiếu sót Thực tế dạy học văn đã cho thấy những thiếu sót đó Hiện nay những nhà phương pháp , đi đầu là GS Phan Trọng

Luận đã nêu ra khái niệm “Tiếp cận đồng bộ ” đối với tác phẩm văn chương Đó là sự

vận dụng hài hòa các phương pháp lịch sử phát sinh ( các yếu tố ngoài văn bản như : Bối cảnh lịch sử xã hội, văn hóa cụ thể…) , cấu trúc văn bản, và lịch sử chức năng khi tiếp cận văn chương

Trang 21

“Một phương pháp tiếp cận khoa học như vậy được xây dựng từ nhận thức đúng đắn về nguồn gốc của văn học, về bản chất cấu trúc và sinh mệnh của tác phẩm văn chương và

đó cũng là sự vận động nhuần nhuyễn của những quan điểm khách quan và khoa học về sáng tác và tiếp nhận văn chương vào việc tìm hiểu một tác phẩm văn chương cụ thể” [

21; 250] Trong khuôn khổ đề tài chúng tôi nghiên cứu một cách tiếp cận trong quan

điểm “Tiếp cận đồng bộ” đó là quan điểm tiếp cận văn bản mà cụ thể là nghiên cứu văn

bản văn học từ khía cạnh thi pháp Với đề tài này chúng tôi mong muốn từ việc nghiên cứu một văn bản cụ thể để bổ xung vào một phương pháp dạy mới khắc phục sự lệch lạc

và thiếu sót của cách dạy học văn cũ Đó là cách dạy chủ yếu đi vào nội dung, coi nhẹ hình thức , làm mất đi tính nghệ thuật và tính chỉnh thể của tác phẩm văn học Cô lập hóa kiến thức , dạy văn theo kinh nghiệm chủ nghĩa sẽ làm mất đi tính khoa học của bộ môn Cách dạy tác phẩm văn chương từ thi pháp loại thể và thi pháp tác giả nhằm trang

bị cho học sinh những tri thức lí thuyết văn học, giúp các em tiếp cận văn bản văn học một cách bài bản , thấy hết được cái hay cái đẹp của một chỉnh thể thẩm mĩ , từ đó hình thành năng lực giải mã các tác phẩm văn chương ,bồi dưỡng khả năng tự học và niềm đam mê đối với văn chương ngay cả khi các em không còn ngồi trên ghế nhà trường Thiết nghĩ đây là một việc làm cấp thiết và đầy ý nghĩa

1.2 Một số vấn đề về thi pháp học

1.2.1 Thi pháp học và vấn đề giảng dạy tác phẩm văn chương trong nhà

trường

1.2.1.1 Khái niệm về thi pháp

Thi pháp học là một danh từ mới nhưng không xa lạ , là một bộ môn khoa học hiện đại chỉ mới bắt đầu hình thành và phát triển từ đầu thế kỉ XX Nhưng nếu nhìn vào lịch sử

thì Thi pháp học đã bắt xuất hiện ở Hi lạp thời kì cổ đại với công trình đầu tiên là Nghệ thuật thi ca “Poetika” của Aristote cách đây 2300 năm Thi pháp học trở thành một trong

những hướng chủ yếu của nghiên cứu văn học thế kỉ XX và vẫn đang phát triển mạnh mẽ

ở thế kỉ XXI Thi pháp học đã trải qua những bước thăng trầm và đang hồi sinh Viện sĩ

Trang 22

Khrapchenco xác nhận “Trong thời đại ta ( thế kỉ XX- TĐS) hứng thú về Thi pháp học ngày càng tăng ” Nhà nghiên cứu Pháp Jean- Yves Tadie nói “Từ chủ nghĩa hình thức Nga , thi pháp học bắt đầu phục hưng”

Cần phân biệt hai khái niệm Thi pháp học cổ điển và Thi pháp học hiện đại , Thi pháp học hiện đại nghiên cứu nghệ thuật xuất phát từ những nguyên tắc khác so với Thi pháp học cổ điển , Nếu Thi pháp học truyền thống xuất phát từ đối tượng , từ chân lý tự nhiên khi bàn về nghệ thuật thì Thi pháp học hiện đại xuất phát từ bản chất sáng tạo của chủ thể Nếu Thi pháp học truyền thống xuất phát từ những yếu tố nhỏ nhất rồi xem xét nghệ thuật như là sự tổng cộng của các yếu tố đó , Thi pháp học hiện đại xuất phát từ qua niệm cấu trúc , tính chỉnh thể và tính hệ thống , xem nghệ thuật là một tổ chức siêu tổng cộng Nếu Thi pháp học truyền thống xem nghệ thuật như những vật sáng tạo tinh xảo bằng chất liệu ,thì Thi pháp học hiện đại xem nghệ thuật là một hoạt động giao tiếp , một

hệ thống kí hiệu mà sản phẩm của nó là một khách thể thẩm mỹ ,một sáng tạo tinh thần tồn tại vừa trong văn bản vừa trong văn bản vừa trong cảm thụ người đọc Thi pháp học truyền thống thích đưa ra lời khuyên bảo về sáng tạo nghệ thuật , nhà văn phải thế này thế kia ,thì Thi pháp học hiện đại là khoa học đúc kết bản chất và quy luật nghệ thuật từ trong bản thân các sáng tạo nghệ thuật ,để hiểu nghệ thuật sâu hơn , đúng hơn Nếu Thi pháp học truyền thống xem nghệ thuật như những nguyên lý nghìn năm bất biến thì Thi pháp học hiện đại xem nghệ thuật là sản phẩm của lịch sử , cùng vận động và phát triển với lịch sử trong ngữ cảnh văn hóa Nếu Thi pháp học truyền thống chỉ quan tâm tới quy tắc sáng tác thì Thi pháp học hiện đại còn quan tâm tới cách đọc , cách giải mã văn bản [31;8 ]

Khi nghiên cứu về Thi pháp học , có rất nhiều cách hiểu khác nhau, cách tiếp cận khác nhau, có cách hiểu Thi pháp như là nguyên tắc , biện pháp chung làm cho văn bản , phát ngôn trở thành tác phẩm nghệ thuật Có cách hiểu Thi pháp như là những nguyên tắc , biện pháp nghệ thuật cụ thể , tạo thành đặc sắc nghệ thuật của một tác phẩm , tác giả, thể loại , trào lưu Nếu nhìn vào mục đích nghiên cứu nhiều người dễ nhầm Thi pháp học là ngành Lí luận văn học , nhưng thực ra nó chỉ là một bộ phận của ngành Lí luận văn học ,

bởi lý luận văn học nghiên cứu tất cả các quy luật chung của hiện tượng văn học , còn Thi

Trang 23

pháp học chỉ nghiên cứu các nguyên tắc đặc thù tạo thành văn học như một nghệ thuật

mà thôi, phạm vi của nó thường đóng khung trong việc nghiên cứu tác phẩm , thể loại, phong cách, ngôn ngữ Tuy vậy Thi pháp học với tư cách là khoa học ứng dụng cũng không đồng nhất với phê bình , phân tích tác phẩm văn học cụ thể , bởi vì phân tích có thể xuất phát từ nhiều quan điểm ,góc độ, đặc biệt là phát hiện, đánh giá nội dung, còn Thi pháp học nghiêng về phát hiện , khám phá bản thân các quy luật hình thức.Vì thế có thể xác định Thi pháp học là một bộ phận chuyên biệt của nghiên cứu văn học , chuyên nghiên cứu tính đặc thù và các nguyên tắc nghệ thuật của văn học Tuy nhiên , dù nhiều người nói về Thi pháp học , song để định nghĩa Thi pháp học là gì thì những ý kiến đưa

ra đều chưa thống nhất Nhà lí luận ,phê bình văn học Nga V Girmunxki định nghĩa :

“Thi pháp học là khoa học nghiên cứu văn học với tư cách là một nghệ thuật ” [32; 7 ], còn M Bakhtin trong công trình Những vấn đề thi pháp Đo xtoiepxki tuy không nêu ra định nghĩa về Thi pháp học , nhưng nội dung nghiên cứu của ông là “Nhà nghệ sĩ

Đotxtoiepxki” với “Cái nhìn nghệ thuật độc đáo” ,và “Hình thức tiểu thuyết đa thanh”,

“Ngôn từ đa giọng” đã xác nhận nội dung thi pháp của nó Nhà nghiên cứu Roman

Giacopson trong công trình “ngôn ngữ và thi pháp học ” (1960) định nghĩa thi pháp là

một bộ phận của ngôn ngữ học , chuyên nghiên cứu “chức năng thơ của phát ngôn thơ” , tức là nghiên cứu những cách thức làm cho phát ngôn thơ trở thành lời thơ Nhà nghiên

cứu Pháp Ts Todorop trong công trình Thi pháp học (1975) định nghĩa thi pháp là nhưng quy tắc chung mà người ta sử dụng để sáng tác ra tác phẩm văn học cụ thể Cụ

thể hơn là nghiên cứu tính văn học , chất văn học của tác phẩm văn học nói chung

Viện sĩ người Nga V.V Vinogradop xác định “Thi pháp học là một khoa học nghiên cứu các hình thức , các dạng thức , các phương tiện , phương thức tổ chức tác phẩm sáng tác ngôn từ, các kiểu cấu trúc, các thể loại loại tác phẩm nhằm nắm bắt …không chỉ là các hiện tượng của ngôn từ văn học , mà còn là bản thân các phương diện hình tượng khác nhau nhất của cơ cấu tác phẩm văn học và sáng tác văn học dân gian”( Phong cách học,

Lí luận ngôn từ văn học, Thi pháp học M.,1963) Tổng hợp từ rất nhiều ý kiến trên GS

Trần Đình Sử đã đưa ra định nghĩa về Thi pháp học như sau : “Thi pháp học là bộ môn

Trang 24

nghiên cứu tất cả mọi phương diện của hình thức nghệ thuật , mọi nguyên tắc , phương tiện tạo thành nghệ thuật cũng như sự vận động , phát triển lịch sử của chúng” [32; 8 ]

Từ điển thuật ngữ văn học ( Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi) định nghĩa

“Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp , tức là hệ thống các phương thức ,

phương tiện , thủ pháp biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học Mục đích của thi pháp học là chia tách và hệ thống hóa các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự cấu thành thế giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mĩ và chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ thuật”[9; 304]

1.2.1.2 Thi pháp học và vấn đề giảng dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông

Không đi sâu vào lí thuyết Thi pháp học , trong nhà trường chúng ta chỉ cần hiểu Thi pháp học là cách thức tiếp cận tác phẩm bám vào văn bản là chính, ít đi sâu vào những vấn đề nằm ngoài văn bản như : Tiểu sử nhà văn, hoàn cảnh sáng tác, nguyên mẫu nhân vật, tác dụng xã hội Thi pháp học chỉ chú ý đến những yếu tố hình thức nghệ thuật như : Không gian , thời gian, nhân vật, kết cấu ,cốt truyện, điểm nhìn, ngôn ngữ… của tác phẩm văn học Để giải mã được nội dung, tư tưởng của tác phẩm cần phải tiếp cận hình thức nghệ thuật của nó Bởi tác phẩm văn học là chỉnh thể thống nhất của hai mặt hình thức và nội dung, Hình thức là sự biểu hiện của nội dung, là cách thể hiện nội dung Nội dung trong tác phẩm văn học cần phải được suy ra từ hình thức, đó là “Hình thức mang

tính nội dung” ( Trần Đình Sử ) Hình thức như là phương thức hình thành xuất hiện trong một nội dung nhất định Hình thức có mặt trong toàn tác phẩm cũng như nội dung được biểu hiện trong toàn tác phẩm [28;253] Vì vậy phương pháp chủ yếu của Thi pháp học là phương pháp hình thức , có thể hiểu “Phương pháp hình thức là phương pháp phân tích các khía cạnh hình thức của tác phẩm văn học nghệ thuật để rút ra ý nghĩa thẩm mĩ của nó” ( Nguyễn Văn Dân ) Khi tìm hiểu một tác phẩm văn học chủ thể tiếp nhận cần phải nắm vững mối quan hệ biện chứng giữa hình thức và nội dung bởi “Trong tác phẩm nghệ thuật , tư tưởng và hình thức phải hòa hợp với nhau một cách hữu cơ như

là tâm hồn và thể xác , nếu hủy diệt hình thức thì cũng có nghĩa là hủy diệt tư tưởng và

Trang 25

ngược lại cũng vậy ” và “Khi hình thức là biểu hiện của nội dung thì nó gắn chặt với nội dung tới mức là nếu tách nó khỏi nội dung có nghĩa là hủy diệt bản thân nội dung và ngược lại tách nội dung ra khỏi hình thức , có nghĩa là tiêu diệt hình thức ” ( Belinxki)

[28;256 ] Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy văn , không ít cách dạy , cách học vi phạm nguyên tắc tách nội dung ra khỏi hình thức Học tác phẩm văn học nhưng thoát ly văn bản , đặc biệt là trong nhà trường đại học còn phổ biến hiện tượng không tiếp xúc với văn bản ( nhất là với các tác phẩm dài ) Trong nhà trường phổ thông cũng vậy có rất nhiều hiện tượng dạy tác phẩm văn chương nhưng lại tìm hiểu qua loa văn bản, học sinh học

đôi khi chỉ học lướt qua văn bản, giáo viên thì chỉ coi trọng tìm “ý”, vì thế mới có tình trạng dạy thơ không cần thuộc , dạy truyện không không cần kể mà chỉ nêu ý chính (

Nguyễn Viết Chữ) [4;9 ]

Việc tìm hiểu tác phẩm quá chú trọng nội dung tư tưởng tác phẩm trong dạy học văn trong một thời gian dài đã gây hậu quả nghiêm trọng Chất nghệ thuật, chất văn đã bị thủ tiêu, giờ văn như một giờ giảng đạo đức, một giờ bàn luận về những vấn đề lịch sử , chính trị , xã hội …người học trở lên chán học, người dạy thì quen với cách dạy như vậy ,

ít chịu tìm tòi, khám phá , sáng tạo mà coi đó là những lối mòn trong đời dạy học Chất lượng giờ dạy vì thế mà ngày càng đi xuống, môn Văn ngày càng mất đi vị thế quan trọng của mình trong việc trang bị kiến thức khoa học, nghệ thuật , và quan trọng hơn là thiên chức giáo dục nhân cách đạo đức cho học sinh

Nội dung sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành đã chú ý đến vấn đề thi pháp thể loại khi dạy học tác phẩm văn chương Bởi yếu tố loại thể chính là cơ sở lý thuyết để giải mã chính xác tác phẩm văn học, nó chi phối tất cả các yếu tố hình thức của tác phẩm

Bakhtin nói “Thi pháp phải bắt đầu với thể loại ” Mỗi loại thể có một đặc điểm riêng và

có một cách tiếp cận riêng Không phải ngẫu nhiên mà sách giáo khoa thường sắp xếp tác phẩm theo loại thể Chẳng hạn , trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 ,nâng cao, tập1 ,

học sinh được đọc và học thêm liền mạch các tác phẩm truyện như : Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù, Số đỏ, Việc làng , Chí Phèo , Tinh thần thể dục , Đời thừa đi kèm với bài

“Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn” Mỗi khi dạy tác phẩm thuộc thể loại nào sách giáo

khoa thường giới thiệu về đặc trưng của thể loại đó Bên cạnh những phần giới thiệu

Trang 26

khái quát về thể loại có thể học lướt qua thì cũng có những thể loại phải học kĩ lưỡng tại

lớp Lấy ví dụ như bài Luật thơ Đường ( lớp 10), Luật thơ ( lớp 12) …Sách giáo khoa

lớp 10 ( nâng cao ) có một số câu hỏi về thể loại như : Anh (chị) hiểu thế nào là văn biền ngẫu ? , Anh (chị) hiểu thế nào về thể loại truyền kì qua tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản viên” …Dạy thể loại còn phải chú ý tới “Tính nội dung của thể loại” Như một bài thơ thất ngôn bát cú mang tính sang trọng, cổ kính, thơ lục bát đậm đà tính dân tộc,

…nhiều nhà văn thích sử dụng một thể loại nhất định và chính điều này đã làm lên phong cách của nhà văn đó

Dạy văn theo hướng thi pháp học cần chú ý những vấn đề sau:

- Nhân vật là hình tượng trung tâm của tác phẩm Thi pháp học xem xét nhân vật ở ba khía cạnh : Tính cách nhân vật, quan niệm nghệ thuật về con người, nghệ thuật miêu tả nhân vật

- Không gian và thời gian nghệ thuật

Thi pháp học chỉ chú ý những chi tiết không gian và thời gian nào có ý nghĩa, góp phần phản ánh cuộc sống theo những ý đồ nghệ thuật riêng,chúng vừa mang tính quan niệm, lại như một thủ pháp nghệ thuật Không gian thời gian thường gắn liền với nhau, chi

phối , cộng hưởng lẫn nhau tạo ra một “Thế giới mang tính quan niệm” ( Phạm Ngọc

Hiền) Cần chú ý đặc điểm của chung của chúng trong mỗi thể loại , mỗi giai đoạn văn học, mỗi tác giả, tác phẩm

Không gian nghệ thuật gồm có : Không gian sự kiện, không gian bối cảnh, không gian tâm lý, không gian kể chuyện

Thời gian kể chuyện gồm có : Thời gian được trần thuật ( hình tượng thời gian), và thời gian trần thuật ( thời gian kể chuyện ).Tìm hiểu hình tượng thời gian , cần quan tâm ý nghĩa của các thời : quá khứ, hiện tại, tương lai, độ đo thời gian của các nhân vật…Tìm hiểu thời gian trần thuật, cần lưu ý cấp độ thời gian như : trật tự kể với thời gian sự kiện, thời lưu ( độ dài các sự kiện được tính bằng câu ) , tần xuất ( số lần lặp lại) Các thủ pháp thời gian như : trì hoãn, gián cách, đảo tuyến, chêm xen , hoán vị , đồng hiện, bỏ lửng , che giấu, đón trước

Trang 27

- Kết cấu văn bản: Trong giảng dạy văn , giáo viên và học sinh thường có thao tác tìm hiểu bố cục của văn bản tác phẩm văn chương để dễ giải mã tác phẩm Bố cục tác phẩm

có khi nằm trong kết cấu quy phạm của thể loại , ví dụ kết cấu Đề, Thực ,Luận, Kết trong thơ Đường , kết cấu của các thể loại Hịch, Cáo …,bố cục đã thể hiện tính nghệ thuật rất cao, bản thân nó đã mang tính hùng biện Đó là tính nội dung của hình thức nghệ thuật

mà phần trên đã nêu Tuy nhiên với các tác phẩm nghệ thuật mang trật tự tuyến tính thì tìm bố cục khá dễ dàng , nhưng đối với truyện hiên đại, nhiều tác phẩm thường theo lối trần thuật phi tuyến tính nên rất khó xác định bố cục.Lấy ví dụ ,trong truyện Chí Phèo không thể chia bố cục tác phẩm theo trình tự thời gian mà phải chia theo hình tượng nhân vật ,bởi yếu tố thời gian trong tác phẩm này không theo trật tự tuyến tính

-Chi tiết nghệ thuật : Hình tượng nghệ thuật được dệt lên bằng các chi tiết lớn nhỏ Chi tiết là bộ phận nhỏ ,tự nó không có ý nghĩa độc lập, nhưng lại biểu hiện được ý nghĩa của các chỉnh thể mà chúng thuộc vào.Nói đơn giản hơn, chi tiết nghệ thuật tạo thành những điểm nhìn vào đối tượng , thể hiện cái nhìn và quan niệm về đối tượng , thể hiện tâm hồn của tác giả khi cảm nhận về đối tượng ấy thi pháp học hiện đại khám phá tính quan niệm qua hệ thống các chi tiết nghệ thuật của thế giới nghệ thuật

Các chi tiết nghệ thuật bao gồm các loại màu sắc , âm thanh, đồ vật, đường nét, chất liệu…tạo thành các thế giới nghệ thuật khác nhau về chất Chi tiết nghệ thuật biểu hiện phẩm chất thẩm mĩ của thế giới nghệ thuât và cũng biểu hiện niềm rung cảm của tác giả

- Ngôn ngữ là một trong những yếu tố đáng chú ý nhất trong Thi pháp học Không phải ngẫu nhiên mà những người khởi xướng Thi pháp học chủ yếu là những nhà ngôn ngữ học R Jakobson chủ trương đi tìm “chất văn ” đích thực của ngôn ngữ thơ ca, còn V Shkolovski chú trọng thủ pháp “lạ hóa ”, nhòe nghĩa của nghệ thuật ngôn từ Ngôn từ nghệ thuật có tính tổ chức cao, giàu hình ảnh, đa nghĩa và mang dấu ấn riêng của mỗi tác giả Ngôn từ nghệ thuật là thứ ngôn ngữ đặc biệt , được chưng cất từ hiện thực ngôn ngữ của toàn dân

Người nghệ sĩ ngoài năng khiếu nghệ thuật bẩm sinh, còn phải trải qua một quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, và gian khổ để chắt lọc ra những tinh túy cho đời, đúng như Maiacopxki từng viết :

Trang 28

Hãy luyện đến hàng ngàn quặng chữ

Mới thu về một chữ mà thôi

Khi phân tích ngôn ngữ thơ , cần lưu ý nhạc điệu, các phương tiện và biện pháp tu từ, cách dùng từ…Mỗi thể thơ đều có những quy định riêng về bút pháp thể hiện, Ví dụ trong thơ Đường luật đặc biệt là thơ Thất ngôn tứ tuyệt, do đặc trưng là dung lượng ngắn nên ngôn ngữ cực kì hàm súc, và thường có hiện tượng “nhãn tự” ( con mắt thơ- từ ngữ hay, “đắt”) thường nằm ở cuối bài ,ví dụ :

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng

( Mộ - Hồ Chí Minh)

Khi phân tích truyện cần chú ý cách sử dụng các kiểu câu ,chủ thể phát ngôn, giọng điệu

kể, sự cá thể hóa ngôn ngữ của nhân vật và tác giả.Ví dụ trong Văn học hiện thực phê phán (1930- 1945) , Vũ Trọng Phụng có giọng trào phúng ,sâu cay, mãnh liệt, Nam Cao

có giọng lạnh lùng , tỉnh táo, Nguyễn Công Hoan có giọng hóm hỉnh …

Mỗi thể loại đều có những quy tắc sử dụng ngôn ngữ riêng , mỗi giai đoạn , mỗi nhà văn cũng có những văn phong riêng , điều đó làm nên sự đa dạng của ngôn ngữ văn học -Hệ thống điểm nhìn trong tác phẩm văn học

Điểm nhìn còn được hiểu là điểm quan sát , vị trí người kể chuyện, nhãn quan , cách nhìn nhận về hiện thực Điểm nhìn nghệ thuật có quan hệ với mọi yếu tố trong tác phẩm nên

ta có các loại điểm nhìn sau:

1 Điểm nhìn tác giả: Được thể hiện ở ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba

vô nhân xưng và ở cách tác giả xưng hô

2 Điểm nhìn nhân vật : Là cách mà nhân vật , đánh giá sự việc , có khi , nhân vật được trao điểm nhìn trần thuật

Trang 29

3.Điểm nhìn tâm lý : Tức là nói đến điểm nhìn bên trong hay bên ngoài , chủ quan hay khách quan

4 Điểm nhìn tư tưởng : Là thái độ ,lập trường ,cách nhìn đời của tác giả hay nhân vật

5 Điểm nhìn không gian : Gồm có vị trí nhìn, khoảng cách nhìn, trường nhìn, cách nhìn

6 Điểm nhìn thời gian : Nhìn liền mạch hay đứt quãng , nhìn kĩ hay nhìn lướt , cách sắp xếp các thời quá khứ- hiện tại – tương lai…

7 Điểm nhìn tu từ : Là cách nhìn độc đáo mang tính phát hiện của tác giả về sự vật hiên tượng

Ranh giới của các loại điểm nhìn trên chỉ mang tính tương đối và trong một tác phẩm có thể có nhiều điểm nhìn khác nhau Điểm nhìn có thể làm thành kết cấu và chủ đề của tác

phẩm ( ví dụ truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao )

- Thi pháp học cũng nghiên cứu cả hình tượng của tác giả Người xưa nói “Văn như kì nhân ”( Văn như con người), hay ở phương Tây thế kỉ XVIII, Buffon đã nói “Phong cách, ấy là con người”, xem văn là biết được người, tác phẩm nói lên phần nào con người

của nhà văn , bởi tác phẩm là đứa con tinh thần , là “gan ruột ” của người nghệ sỹ , nó thể hiện nhân sinh quan và thế giới quan của tác giả.Nhà văn có thể xuất hiện trong tác phẩm qua cách xưng “tôi” hoặc có thể ẩn mình Để biết được phong cách của nhà văn , có thể căn vào cách sử dụng ngôn ngữ , giọng điệu, cảm hứng đề tài, không gian- thời gian , sự kiện , cách bố cục, và cách sử dụng chi tiết trong tác phẩm Nhà văn trong tác phẩm có thể không đồng nhất với nhà văn ở ngoài đời Để nắm bắt được một cách chính xác , ta cần bám vào văn bản là chính

Qua các tác phẩm ta có thể nghiên cứu được phong cách của các nhà văn lớn , có đặc điểm riêng , rõ nét như : Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử…Vì thê ta sẽ xác định được những đặc trưng thi pháp của mỗi tác giả qua hệ thống các tác phẩm Đây là một yêu cầu vô cùng cần thiết với chuyên ngành nghiên cứu văn học nói chung và việc dạy học văn nói riêng

Trên đây là các thành tố tạo nên cấu trúc tác phẩm văn học Tuy nhiên trong một giờ giảng dạy văn không phải bài nào ta cũng phải đi phân tích tất cả các yếu tố trên mà chỉ

Trang 30

chú trọng những yếu tố nào quan trọng , đặc sắc , thể hiện rõ ý đồ nghệ thuật của tác giả ,

ví dụ khi phân tích những bài thơ Đường luật như Thất ngôn bát cú ,chúng ta thường đi

sâu vào kết cấu thể loại, Phân tích những truyện ngắn hiện đại như Đôi mắt của nhà văn Nam Cao có thể tập trung tìm hiểu điểm nhìn của nhân vật, truyện ngắn Hai đứa trẻ của

Thạch Lam lại phải chú ý bước đi của yếu tố không gian và thời gian Cũng có khi ta lại

kết hợp tìm hiểu nhiều yếu tố thi pháp trong một bài văn , ví dụ dạy tác phẩm Thuốc của

Lỗ Tấn ta có thể tìm hiểu ở các khía cạnh như ; Điểm nhìn nhân vật, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, chi tiết nghệ thuật, Ý nghĩa nhan đề tác phẩm

Một giờ dạy văn cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau nhưng quan trọng nhất là hai phương pháp hình thức và xã hội học Tùy vào đặc điểm bài học mà chú trọng phương pháp nào Tuy nhiên cần khẳng định một điều đã là một giờ dạy tác phẩm văn chương thì chắc chắn phải sử dụng phương pháp hình thức để tìm hiểu những đặc sắc trong hình thức nghệ thuật của văn bản đó

Việc dạy học văn theo hướng tiếp cận thi pháp là xu hướng chung của dạy học trên thế giới Trong nhà trường Việt Nam hiện nay đã có nhiều điều kiên thuận lợi để thực hiện điều này Đội ngũ những nhà nghiên cứu Thi pháp học nước ta đã khá mạnh, các nhà lí luận phương pháp dạy học thì rất nhiệt huyết về vấn đề này, sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành đã đưa khá nhiều tri thức về Thi pháp học vào chương trình Xu hướng dạy học này

có thành công hay không phụ thuộc vào ý thức đổi mới, ý thức học tập và vận dụng của đội ngũ giáo viên và tinh thần học tập, nghiên cứu nghiêm túc của các em học sinh

1.2.1.3 Một số vấn đề lý thuyết về thi pháp tiểu thuyết

Ngay từ thế kỉ XIX , tiểu thuyết đã được coi là “hình thái chủ yếu của nghệ thuật ngôn từ”( Nguồn gốc tiểu thuyết- Cô –di-nốp)[8;84] Từ đó đến ngày nay, thể loại văn học này

vẫn đứng trên vị trí then chốt trong đời sống văn học toàn nhân loại Là một hình thức tự

sự cỡ lớn, tiểu thuyết có khả năng riêng trong việc tái hiện với một quy mô lớn những bức tranh hiện thực đời sống , trong đó chứa đựng nhiều vấn đề sâu sắc của đời sống xã hội , của số phận con người, của lịch sử, của đạo đức , của phong tục Nghĩa là tiểu thuyết

Trang 31

có năng lực phản ánh hiện thực một cách bao quát và sinh động theo hướng tiếp cận cả bề

rộng và chiều sâu của nó.Như vậy có thể hiểu tiểu thuyết là “Tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục , đạo đức

xã hội , miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp , tái hiện nhiều tính cách đa dạng”

[9;328]

Tiểu thuyết là thể loại luôn có những thay đổi về diện mạo , Bakhtin cho rằng , tiểu

thuyết là “thể loại duy nhất đang hình thành và chưa xong xuôi” , các yếu tố cơ bản mà

tác phẩm tự sự nào cũng có như nhân vật, cốt truyện, hoàn cảnh, chi tiết, kết cấu, lời văn đến tiểu thuyết lại được phát triển phong phú nhất và không ngừng thay đổi Đối với vấn

đề thi pháp tiểu thuyết , Đỗ Đức Hiểu cho rằng, Thi pháp tiểu thuyết miêu tả các cấu trúc , các yếu tố hợp thành ngôn từ tiểu thuyết [ 15; 18] Vậy thi pháp tiểu thuyết biểu hiện ở

những vấn đề sau:

- Nhân vật trong tiểu thuyết: Nhân vật tiểu thuyết được miêu tả nhiều mặt, tinh tế chi tiết như con người sống Từ tính cách , cá tính , đến số phận , từ hành động đến tâm lý , từ các loại quan hệ đến ngôn ngữ đều được các nhà tiểu thuyết quan tâm khám phá Các thuộc tính của nhân vật được miêu tả trong quá trình , trong tổng hòa mọi bình diện , từ ý thức đến vô thức, từ tư tưởng đến bản năng, từ mặt xã hội đến mặt sinh học…Điểm nổi bật của nhân vật tiểu thuyết là có tính cách, cá tính, tính chỉnh thể và có quá trình phát triển Nhân vật tiểu thuyết là một chủ thể sống động Về mặt nhận thức cần và có thể đạt

đến tính điển hình, một người lạ quen biết ( Bielinski)

Tiểu thuyết không chỉ viết về một số người mà còn viết về cả gia tộc, cả thế hệ, thậm chí nhiều thế hệ Bức tranh trong tiểu thuyết là không giới hạn Số lượng nhân vật có thể

lên tới vài trăm ( các tiểu thuyết như : Chiến tranh và hòa bình,

( L Tolstoi), Hồng lâu mộng ( Tào Tuyết Cần), Tam quốc diễn nghĩa ( La Quán

Trung)… )

Cách tiếp cận nhân vật cũng hết sức đa dạng Nhà tiểu thuyết có thể miêu tả nhân vật qua hành động và tâm lý như tiểu thuyết thế kỉ XIX , nhưng cũng cố thể miêu tả thuần túy qua hồi ức hay dòng ý thức như tiểu thuyết thế kỉ XX Nhân vật tiểu thuyết cũng có thể là

Trang 32

con người khách thể đầy đặn , có thể chỉ là dòng nội tâm , có thể chỉ là tượng trưng , kí hiệu ( tiểu thuyết của F Kafka)

- Hoàn cảnh của tiểu thuyết được khắc họa , phân tích rất chi tiết Đó có thể là hoàn cảnh

xã hội , hoàn cảnh tự nhiên , hoàn cảnh chiến tranh, môi trường phong tục , văn

hóa…Chức năng của hoàn cảnh trong tiểu thuyết cũng rất đa dạng Ngoài việc cung cấp không gian cho nhân vật hoạt động , hoàn cảnh có tác dụng thúc đẩy nhân vật hành động, làm phương tiện bộc lộ tính cách , phân tích tâm lý , phân tích xã hội , tạo không khí chung cho tác phẩm

- Cốt truyện của tiểu thuyết: So với các thể loại văn học khác , cốt truyện của tiểu thuyết

là phức tạp nhất Cốt truyện tiểu thuyết có thể đơn tuyến hay đa tuyến, đan bện nhiều quãng thời gian Cốt truyện có thể giàu kịch tính, cũng có thể pha loãng để thể hiện chất triết lý hoặc chất trữ tình Cách trần thuật của tiểu thuyết cũng đa dạng : có thể kể theo ngôi thứ nhất, thứ hai, thứ ba Có thể sử dụng nhiều điểm nhìn để khắc họa nhân vật từ nhiều góc độ Nhìn chung , cốt truyện tiểu thuyết hiện đại khá tự do , linh hoạt trong việc chọn điểm mở đầu và điểm kết thúc

- Kết cấu trong tiểu thuyết chủ yếu là tổ chức điểm nhìn và trật tự sự kiện để đưa người đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, là xác lập quan hệ giữa người kể chuyện với nhân vật và với người đọc Tiểu thuyết hiện đại sử dụng điểm nhìn linh hoạt và đa dạng Ngoài điểm nhìn của người trần thuật, điểm nhìn nhân vật được sử dụng trong các tiểu thuyết bằng thư, tiểu thuyết bằng nhật kí, bằng các ngôn ngữ nửa lời trực tiếp hoặc độc thoại nội tâm Các hình thức trần thuật đó làm cho người đọc dễ dàng thâm nhập vào thế giới nội tâm đầy bí ẩn của nhân vật

-Ngôn từ trong tiểu thuyết : Ngôn từ trong tiểu thuyết là một hiện tượng rất phong phú Lời trần thuật trong tiểu thuyết mang tính chất đối thoại , nó có nhiều hình thức đa giọng ,

đa thanh như lời văn nhại, lời mỉa mai, lời văn nửa lời trực tiếp…Trong tiểu thuyết , ngôn

từ trở thành đối tượng miêu tả của nhà văn Nhà văn miêu tả ngôn từ của nhân vật như những sản phẩm cá thể hóa cao độ , phù hợp với đặc điểm cá nhân của từng nhân vật , ứng với nhu cầu miêu tả tính cách của nhân vật Các đặc điểm nói trên làm cho hình thức tiểu thuyết đạt được trình độ phát triển cao nhất trong loại văn học tự sự

Trang 33

Tuy nhiên những đặc điểm hình thức này thuộc về tiểu thuyết cổ điển thế kỉ XIX Từ đầu thế kỉ XX trở đi bên cạnh những dòng tiểu thuyết tiếp tục phát huy phong cách của truyền thống , lại có những dòng tiểu thuyết , do thay đổi về quan niệm thế giới cũng như quan niệm về văn học đã tạo lên những thay đổi lớn về hình thức Những trào lưu tiểu thuyết mới xuất hiện như , trào lưu tiểu thuyết “hướng nội” , sử dụng điểm nhìn nhân vật, hình thức độc thoại nội tâm, liên tưởng tự do , khám phá nội tâm con người, dòng tiểu thuyết huyền thoại, tiểu thuyết phi lý ….Với những dòng tiểu thuyết mới này , hình thức nghệ thuật có những thay đổi lớn Nhất là phương diên nhân vật, những vấn đề liên quan tới bề ngoài không còn là yếu tố quá quan trọng, mà yếu tố tâm hồn nhân vật được khám phá nhiều hơn trước Và vì lấy tâm hồn làm trọng tâm thì kết cấu có thể tự do , tùy ý

Virginia Woolf viết “ Tâm hồn tiếp nhận vô số ấn tượng – vụn vặt, kì dị , lạ lùng , có cái thoáng qua rồi mất,có cái khắc sâu vào lòng Chúng đập vào giác quan từ mọi phía , giống như vô vàn các nguyên tử đập vào không ngừng Các ấn tượng làm cho cuộc sống ngày thứ hai, thứ ba khác vỡi những ngày trước, vị trí các thời khắc quan trọng cũng khác nhau Nhà văn là một người tự do,tự tại, không phải nô lệ , nếu anh ta muốn viết gì thì viết, nếu cơ sở tác phẩm cuả anh ta là tình cảm của mình chứ không phải là tập tục truyền thống , thì làm gì còn những quy định về cốt truyện, hài kịch , bi kịch, tình yêu hay tai nạn Đời sống là một cái vầng sáng , một cái bao kín đục mờ vây bọc lấy chúng ta từ khi ý thức nảy sinh cho đến khi kết thúc Đem thế giới tinh thần biến hóa khôn lường , chưa từng nghe thấy , không thể xác định được – bất kể nó khác thường , phức tạp như thế nào mà truyền đạt ra , đồng thời cố pha trộn cái dị kỉ và cái tạp chất ngoại tại vào ,

lẽ nào đó không phải là nhiệm vụ của nhà tiểu thuyết hay sao ? ”[33;312]

Đó chính là qua niệm đem lại những thay đổi về hình thức tiểu thuyết

1.3 Một số vấn đề về nhà văn Vũ trọng Phụng

1.3.1 Vị trí của nhà văn Vũ Trọng Phụng trong lịch sử văn học Việt Nam

Trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, giai đoạn văn học 1930-1945 chiếm một vị trí

vô cùng quan trọng Đó là thời kì bùng nổ mãnh liệt của nền văn học dân tộc trên con đường hiện đại hóa, hàng loạt những nhà văn tên tuổi xuất hiện, cùng với những thành

Trang 34

tựu trên hầu hết các thể loại : Truyện ngắn , thơ ca, kịch , tiểu thuyết, phóng sự…Một trong những dòng văn học đạt được nhiều thành tựu nhất là dòng văn học hiện thực, hàng

chục nhà văn đã khẳng định được tài năng của mình trong lịch sử văn học dân tộc Vũ Trọng Phụng ( 1912-1939) là một trong những tài năng lớn đó Nhà văn tài hoa bạc mệnh , hưởng dương chỉ được 27 năm ngắn ngủi Ông sống nghèo túng và hoạt động sôi nổi trọn ba thập niên của nửa đầu thế kỉ XX Và như một ngôi sao băng bừng sáng rực

rỡ khác thường rồi tắt , tuy cầm bút sáng tác hối hả như rút ruột , như muốn vắt kiệt sức trai trẻ của mình trong vòng chưa đày 10 năm , song Vũ Trọng Phụng đã để lại một số lượng tác phẩm không nhỏ mà chân giá trị của nó góp phần thúc đẩy tiến trình văn học dân tộc- hiện đại của nước ta.[38; 15]

Tài năng của Vũ Trọng Phụng nở rộ từ rất sớm khi ông chưa tròn 20 tuổi, và bút lực ấy

đã nảy nở nhanh chóng , sung mãn , trải rộng trên nhiều lĩnh vực và thể loại văn học : truyện ngắn, kịch, phóng sự , tiểu thuyết, văn dịch, nghị luận văn học…

Đã hơn 70 năm từ ngày ông mất , nhưng cuộc đời và văn nghiệp của ông chưa bao giờ không thu hút được sự quan tâm của công chúng, đặc biệt là giới nghiên cứu văn học Mặc dù trải qua bao sóng gió , thăng trầm, ngay cả lúc còn sống và khi đã mất, như cách

ví von của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh , Vũ Trọng Phụng như một vật nổi dập dềnh trong dòng nước văn học, có những lúc chìm sâu xuống, tưởng như mất tăm, nhưng cuối cùng lại nổi lên Người ta không thể quên được ông, những gì liên quan tới ông đều như

có một ma lực mãnh liệt cuốn hút cả những người yêu quý ông và những người chống đối lại ông, để rồi trong một chặng đường dài của lịch sử văn học hiện đại, vấn đề Vũ Trọng Phụng luôn là một hiện tượng phức tạp nhất, thú vị nhất, và được nhiều người quan tâm nhất

Ngay từ những sáng tác đầu, nhất là cá phóng sự Cạm bẫy người, Kĩ nghệ lấy tây , ngòi bút “Tả chân ” sắc sảo của Vũ Trọng Phụng đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của công chúng Đến năm 1936 các tác phẩm Giông tố , Số đỏ, Cơm thầy cơm cô…lần

lượt ra đời và đã gây chấn động dư luận Ngay từ khi mới bước chân vào đời sống văn học, xung quanh vấn đề Vũ Trọng Phụng đã có rất nhiều những cuộc tranh luận sôi nổi,

kẻ khen cũng lắm mà người chê cũng nhiều Nhà phê bình Mai Xuân Nhân, trong bài viết

Trang 35

trên tờ Tràng An đã gọi Vũ Trọng Phụng là “Ông vua phóng sự đất Bắc” Nhà văn Phùng

Tất Đắc đã nhiệt liệt cổ vũ và trực tiếp viết lời giới thiệu cuốn Kĩ nghệ lấy tây,và xếp Vũ

Trọng Phụng vào hàng những cây bút phóng sự xuất sắc nhất, đồng thời hết lời ca ngợi

nhà văn trẻ này “Cuốn sách này , tôi không chỉ muốn coi là một thiên phóng sự Tôi muốn đặt nó vào hàng những công trình có ảnh hưởng xa rộng hơn, những công trình có thể vạch hướng cho văn nghệ , những công trình giúp được tài liệu cho đời sau khảo sát

về buổi này”[39;10].Nguyễn Triệu Luật cũng đã ghi lại không khí văn học và dư luận thời ấy “Kĩ nghệ lấy tây, Cạm bẫy người,Cơm thầy cơm cô….được khắp ba kì hoan

nghênh nhiệt liệt” [39; 10]

Tam Lang một nhà phóng sự nổi tiếng , là thế hệ đàn anh của Vũ Trọng Phụng cũng phải

thật lòng ca ngợi người đồng nghiệp trẻ của mình “Đọc những thiên phóng sự ấy , tôi nhận thấy rằng Vũ Trọng Phụng về mặt phóng sự , một lối văn do tôi khởi xướng ra đầu tiên – đã bỏ tôi xa lắm” ( Tao đàn , số đặc biệt về Vũ Trọng Phụng, tháng 12-1939) Vũ Ngọc Phan thì đánh giá về xu hướng văn chương của Vũ Trọng Phụng “Cây bút của Vũ Trọng Phụng trong những năm đầu là cây bút phóng sự, một cây bút phóng sự sắc sảo và khôn ngoan, sau ông luyện nó ra một cây bút tiểu thuyết , nhưng cái giọng phóng sự vẫn còn”( Nhà văn hiện đại -tập 1) Ở phía bên kia là những ý kiến phản đối , thậm chí có

phần gay gắt và phủ định hoàn toàn giá trị các tác phẩm văn chương của họ Vũ Thái Phỉ

, trên báo Tin Văn số 25 ( ra ngày 1-9-1936), với bài Văn chương dâm uế

đã lớn tiếng cảnh báo “nhiều nhà cầm bút” , nhưng thực ra là thóa mạ Vũ Trọng Phụng

-“Hoặc là cố nhồi nhét cái dâm uế vào bất cứ việc gì mình viết, hoặc viện cái chủ nghĩa tả chân, dụng tâm tả cái dâm uế một cách quá táo bạo và vì thế thành ra sống sượng , khó coi, cố làm rung động giác quan người đọc hơn là nghĩ đến nghệ thuật”.Sau đó trên tờ Ngày nay của nhóm Tự lực văn đoàn , số 51, ra ngày 13-3-1937, đăng bài Dâm hay không dâm kí tên Nhất Chi Mai đã lên án đích danh Vũ Trọng Phụng với những lời lẽ nặng nề “Văn Vũ Trọng Phụng có nhiều chỗ nhơ nhớp , nhiều câu thực sống sượng , trần truồng….phải chăng đó là tấm gương phản chiếu tính tình , lý tưởng của nhà văn nhìn thế giới qua cặp kính đen , một bộ óc đen và một văn càng đen nữa”

Trang 36

Lê Thanh cũng phụ họa trên tờ Đời Mới để ám chỉ “Tôi còn nhớ đến với tất cả sự ghê tởm , cái trào lưu văn chương dâm uế đã xuất hiện ở văn chương xứ ta …” Thực ra bên

cạnh những ý kiến phản đối này, phần đông dư luận lúc đó cũng không đồng tình với lối viết về cái dâm có phần quá bạo của tác giả Nhiều nhà phê bình có tên tuổi như Lan Khai , Trương Chính, Vũ Ngọc Phan, Lương Đức Thiệp, Mộng Sơn …tuy ca ngợi Vũ Trọng Phụng về nhiều mặt nhưng cũng không tán thành việc ông miêu tả cái dâm trong một số tác phẩm “Đơn thương độc mã” đối mặt với “búa rìu dư luận” nhưng Vũ Trọng

Phụng không hề nao núng, trong cuộc tranh luận , mặc dù đơn độc , Vũ Trọng Phụng không những dõng dạc tự biện hộ mà còn đanh thép tấn công đối phương với tư thế của người nắm lẽ phải và sức mạnh.[38;50].Thực chất cuộc tranh luận là sự đụng độ giữa hai

khuynh hướng văn học lúc bấy giờ là khuynh hướng lãng mạn tư sản đứng đầu là nhóm

Tự lực văn đoàn đang bị dư luận tiến bộ phê phán và một bên là khuynh hướng “Tả chân xã hội ” đang thắng thế khi đó Vì vậy trong những bài tranh luận của mình , Vũ Trọng Phụng luôn có ý thức nhân danh khuynh hướng này để phê phán những yếu tố tiêu

cực của nhóm Ngày nay Trong một bài báo , có những câu nói có tính chất như một tuyên ngôn nghệ thuật của ông “…Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời ”, “….nếu các ông không muốn sờ gáy thì thôi , bao nhiêu chuyện thanh cao, tao nhã, cao thượng của loài người, xin các ông cứ cố mà hương hoa khấn khứa Tôi xin để lại cái phần ấy cho các ông Riêng tôi, xã hội này tôi chỉ thấy khốn nạn , quan tham nhũng, đàn bà hư hỏng, đàn ông dâm bôn, một tụi văn sĩ đầu cơ xảo quyệt mà cái xa hoa chơi bời của bọn nhà giàu thì thật là những câu chửi rủa vào cái xã hội dân quê, thợ thuyền lầm than , bị bóc lột Lạc quan được , cho đời là vui, là không cần cải cách, cho cái xã hội chó đểu này hay ho tốt đẹp , rồi ngồi mà đánh phấn bôi môi hình quả tim để đi đua ngựa,chợ phiên , khiêu

vũ, theo ý tôi thế là tự lừa dối mình và di họa cho đời, nếu không là vô liêm sỉ một cách thành thực…”[38;

Ném ra những lời gay gắt để lên án thứ văn chương giả dối của tầng lớp tư sản, kết án cái

xã hội khốn nạn, “chó đểu’’, Vũ Trọng Phụng đã chiến đấu hết mình cho nghệ thuật vị

Trang 37

nhân sinh, tuy rằng do hạn chế phần nào về mặt tư tưởng , văn chương của ông vẫn tồn tại những hạn chế , đó là tư tưởng định mệnh, bi quan chủ nghĩa

Ngày 13-10-1939 Vũ Trọng Phụng qua đời ở tuổi 27, cái tuổi mà bút lực đang ở độ sung sức, hứa hẹn nhiều thành công Đây là cú “sốc ” lớn đối với dư luận văn chương đặc biệt với những văn hữu cùng thời Hàng chục văn nghệ sỹ đã viết bài thể hiện sự tiếc thương

vô hạn với một tài năng văn học nhưng yểu mệnh, đồng thời ca ngợi và khẳng định tài năng đích thực của nhà văn Có thể kể đến Lê Tràng Kiều, Nguyễn Tuân, Ngô Tất Tố, Đồ Phồn, Lưu Trọng Lư, Trương Tửu….Có thể nói trong mắt của những bạn bè văn sĩ , Vũ Trọng Phụng được đề cao hơn bất cứ nhà văn đương thời nào Người ta so Vũ Trọng

Phụng với Banzac ( Lưu Trọng Lư) , “Nhà văn của thời đại”, “người chiến sỹ đã tranh đấu đến phút cuối cùng ” và đặt ông vào vị trí “vinh quang của những người bất tử” [

Vũ Trọng Phụng đi vào cuộc đời cách mạng thì anh đã thành công”.Nguyễn Đình Thi thì cho rằng “Vũ trọng Phụng cũng như Banzac , chép đúng được thực tại nên có giá trị cách mạng”

( Tạp chí văn nghệ -số tranh luận 1940) Do yêu cầu thảo luận xây dựng văn nghệ cách

mạng , khẳng định chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa , cần một một dẫn chứng về chủ nghĩa hiện thực và Vũ Trọng Phụng được nêu ra Đó chỉ là những yếu tố lướt qua, không

có điều kiện tìm hiểu sâu, tuy nhiên điều đó chứng tỏ rằng Vũ Trọng Phụng đã gây ấn tượng đậm sâu đối với giới văn học,kể cả giới văn học cách mạng Giá trị hiện thực , ý nghĩa tố cáo của tác phẩm Vũ Trọng Phụng đều được mọi người khẳng định và đương nhiên nhà văn được coi là đại biểu của dòng văn học hiện thực phê phán trước Cách mạng tháng Tám

Trang 38

Sau khi hòa bình lập lại( 1954) , nhất là khoảng 1956-1958 , do yêu cầu của công tác biên soạn sách giáo khoa, sách lịch sử văn học , tái bản những tác phẩm có giá trị trước cách mạng Vũ Trọng Phụng lại được chú ý đến nhiều Khuynh hướng chung là đề cao, coi Vũ Trọng Phụng là cây bút tiêu biểu nhất của văn học hiện thực phê phán trước cách mạng

Nguyễn Đình Thi trong bài Nhất lãm về văn học Việt Nam trên một tờ báo của Liên Xô (

Tờ Văn học Xô Viết xuất bản bằng tiếng Pháp số 9-1955) , đã gọi Vũ Trọng Phụng là

“Tiểu thuyết gia trác tuyệt của văn học Việt Nam” Nguyễn Tuân giới thiệu tiểu thuyết Giông tố , đã cho rằng tác giả “đường hoàng đi vào cõi bất diệt của văn xuôi Việt Nam”

và tác phẩm đã “nói một cái gì rất lớn và nói lên cái hoài bão rất lành, rất đẹp của tác giả”( Nguyễn Tuân – Đọc lại truyện Giông tố, Nhân dân, số 966, ra ngày 27-10-1956)

[38; 53] Giáo sư Đào Duy Anh nhắc lại một cuộc gặp gỡ với một nữ giáo sư Xô Viết ,

với những tình cảm tốt đẹp về Vũ Trọng Phụng : “Chỉ trong khoảng chín năm trời, Vũ Trọng Phụng mà tội ác của xã hội đã cướp mất sớm của chúng ta , đã để lại một sự nghiệp lớn lao, nêu lên nhiều vấn đề xã hội căn bản, phản ánh những mâu thuẫn sâu sắc của một thời kì lịch sử phong phú nhất, đồng thời in sâu trong tâm trí chúng ta nhiều nhân vật điển hình và nhiều lối nói đã trở thành tục ngữ” , Ông Phan Khôi còn đánh giá cao hơn nữa khuynh hướng sáng tác tiến bộ của nhà văn : “Có thể nói Vũ Trọng Phụng là nhà tiểu thuyết hiện thực phê phán có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa của đêm trước Cách mạng tháng Tám ” Nhà thơ Hoàng Cầm nói : “Tôi cảm ơn Vú Trọng Phụng đã giúp tôi biết được cái xấu trước để đánh giá cái tốt ngày nay …Không đọc Số đỏ, Giông

tố , Vỡ đê và hàng loạt tác phẩm khác của Vũ Trọng Phụng, không sống với cái xã hội cũ , thì việc đánh giá cái chế độ vinh quang của chúng ta ngày nay nhất định là thiếu một phần sâu sắc” [ 39; 23]

Và còn rất nhiều ý kiến đánh giá rất cao tài năng và những đóng góp to lớn của Vũ Trọng Phụng đối với văn học Việt Nam Tuy nhiên một rắc rối lớn đã xảy ra đối với những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng , khi mà nhóm Nhân văn- Giai phẩm cũng ra sức đề cao Vũ Trọng Phụng ,thì vấn đề chuyển sang hướng khác , nó không đơn thuần chỉ là câu chuyện văn học mà còn liên quan tới một lĩnh vực hết sức tế nhị : Vấn đề chính trị.Người ta cho

rằng sự đề cao của nhóm Nhân văn- Giai phẩm có “cái dã tâm dùng văn học đả kích vào

Trang 39

Đảng , vào chế độ”[38; 53].Và khi mà cuộc đấu tranh chống nhóm này nổ ra cũng là lúc

vấn đề Vũ Trọng Phụng được xem xét lại người ta cho rằng vừa qua đã đề cao quá đáng

về Vũ Trọng Phụng , và bắt đầu tìm những ý kiến của ông mà họ coi là phản động Do thiếu sự tỉnh táo cần thiết và không tìm hiểu thấu đáo bản chất vấn đề , người ta đã vội nghĩ nhà văn họ Vũ có vấn đề về chính trị nghiêm trọng Chính vì vậy đã có những ý kiến hầu như phủ nhận hoàn toàn giá trị sự nghiệp văn học của ông Tuy vấn đề chưa ngã ngũ, nhưng những tác phẩm của Vũ Trọng Phụng không được in lại và lưu hành, bị đưa ra khỏi chương trình nhà trường và liệt vào danh mục “sách cấm” Trước tình hình như vậy , một thời gian dài sau đó cung có những cuộc hội thảo đánh giá lại vấn đề Vũ Trọng Phụng nhưng đều không thể thống nhất được Trước một hiện tượng văn học phức tạp nhường ấy , giới nghiên cứu trở lên dè dặt và vấn đề gần như bị bỏ lửng, tuy vẫn được đề cập trong mấy bài viết , mấy chương sách phần lớn nặng về phê phán Chỉ đến khi công cuộc đổi mới ở nước ta diễn ra, hiện tượng Vũ Trọng Phụng mới thự sự được nhìn lại và tên tuổi của ông đã được phục hồi và đặt đúng vị trí.Hàng loạt những sự kiện, những

đánh giá được nêu ra về vấn đề này.Năm 1982 tiểu thuyết Vỡ đê được tái bản, Vũ Trọng Phụng được đưa vào Từ điển Văn học, các tác phẩm của ông lại được đua vào giảng dạy

rằng “Trong các nhà văn hiện thực của nước ta trước cách mạng, Vũ Trọng Phụng là một người có địa vị không ai tranh giành được” ( Nhóm Lê Quý Đôn) [ 39; 25] Người

Trang 40

“giữ riêng một ngọn cờ , chiếm riêng được một ghế ngồi”( Trương Tửu- Địa vị của Vũ Trọng Phụng trong văn học Việt Nam cận đại )[38; 30]

Dứt tình (1934), Giông tố (1936) , Số đỏ (1936) , Vỡ đê (1936), Làm đĩ (1936) , Lấy nhau

vì tình ( 1937), Quý phái ( đăng dở dang trên Đông Dương tạp chí) (1937), Trúng số độc đắc ( 1938) , Người tù được tha ( Di cảo)

- Truyện ngắn

Cuộc vui ít có, Hai hộp xì gà, Sư cụ triết lý , Bà lão lòa , Một cái chết , Lỡ lời , Tết ăn mày , Bộ răng vàng , Hồ sê líu, hồ líu sê sàng, Con nghười điêu trá , Cái ghen đàn ông , Lòng tự ái , Đi săn khỉ , Máu mê, Lấy vợ xấu , Một con chó hay chim chuột, Cái chết bí mật của người trúng số độc đắc , Từ lí thuyết đến thực hành , Một đồng bạc, Đời là một cuộc chiến đấu, Đoạn tuyệt ( di cảo) , Gương tống tiền

- Kịch Không một tiếng vang (1931) , Tài tử ( 1934) , Hội nghị đùa nhả ( 1938), Phân bua (1939) , Tết cụ Cố ( di cảo )

Dịch

Giết mẹ ( dịch vở kịch Luc rèce Borgia của Victo Hugo) ( 1936)

1.3.2 Vũ Trọng Phụng – nhà tiểu thuyết trác tuyệt của văn học Việt Nam

Ngày đăng: 17/03/2015, 07:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân . Vũ Trọng Phụng , tài năng và sự thật . NXB Văn học . Hà Nội 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Trọng Phụng , tài năng và sự thật
Nhà XB: NXB Văn học . Hà Nội 1999
2. Bakhtin . Những vấn đề thi pháp Đốt xtoiiepxki . NXB Giáo dục . Hà Nội . 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Đốt xtoiiepxki
Nhà XB: NXB Giáo dục . Hà Nội . 1998
3. Lê Bảo . Cảm nhận vẻ đẹp tác phẩm văn học Ngữ văn 11. NXB Giáo dục .Hà Nội 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cảm nhận vẻ đẹp tác phẩm văn học Ngữ văn 11
Nhà XB: NXB Giáo dục .Hà Nội 2009
4. Nguyễn Viết Chữ . Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương . NXB Giáo dục. Hà Nội . 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương
Nhà XB: NXB Giáo dục. Hà Nội . 2009
5. Nguyễn Văn Dân . Phương pháp luận nghiên cứu văn học . NXB Khoa học xã hội. Hà Nội . 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận nghiên cứu văn học
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội. Hà Nội . 2009
6. Phan Cự Đệ ( chủ biên ) . Văn học Việt Nam ( 1900- 1945) . NXB Giáo dục . Hà Nội. 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam ( 1900- 1945)
Nhà XB: NXB Giáo dục . Hà Nội. 2003
7. Đinh Văn Đoàn . Luận văn thạc sỹ . Đại học sư phạm Hà Nội . 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận văn thạc sỹ
8. Hà Minh Đức ( chủ biên ) . Lí luận văn học . NXB Giáo dục . Hà Nội . 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Nhà XB: NXB Giáo dục . Hà Nội . 2001
9. Lê Bá Hán , Trần Đình Sử , Nguyễn Khắc Phi ( đồng chủ biên ). Từ điển thuật ngữ Văn học . NXB Giáo dục . Hà Nội . 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ). Từ điển thuật ngữ Văn học
Nhà XB: NXB Giáo dục . Hà Nội . 2009
10. Nguyễn Thái Hòa . Những vấn đề thi pháp của truyện . NXB Giáo dục . Hà Nội. 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp của truyện
Nhà XB: NXB Giáo dục . Hà Nội. 2000
11. Nguyễn Trọng Hoàn . Tiếp cận văn học . NXB Khoa học xã hội . Hà Nội . 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận văn học
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội . Hà Nội . 2002
12. Hoàng Ngọc Hiến . Văn học và học văn . NXB Văn học . Hà Nội. 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học và học văn
Nhà XB: NXB Văn học . Hà Nội. 1997
13. Trần Văn Hiếu . Ba phong cách trào phúng trong văn học Việt Nam ( 1930- 1945)Nguyễn Công Hoan , Nam Cao , Vũ Trọng Phụng . NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ba phong cách trào phúng trong văn học Việt Nam ( 1930- 1945)Nguyễn Công Hoan , Nam Cao , Vũ Trọng Phụng
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 2005
14. Vương Trung Hiếu . Tư tưởng nhân loại . NXB Thanh niên. Hà Nội . 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng nhân loại
Nhà XB: NXB Thanh niên. Hà Nội . 2001
15. Đỗ Đức Hiểu . Thi pháp học hiện đại . NXB Hội nhà văn. 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp học hiện đại
Nhà XB: NXB Hội nhà văn. 2000
16. Hồ Sĩ Hiệp . Tủ sách văn học trong nhà trường . NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh. 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tủ sách văn học trong nhà trường
Nhà XB: NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh. 1997
17. Nguyễn Thanh Hùng . Đọc- hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường . NXB Giáo dục. Hà Nội .2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc- hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường
Nhà XB: NXB Giáo dục. Hà Nội .2008
18. Nguyễn Thị Thu Hường . Luận văn thạc sỹ . Đại học sư phạm Hà Nội. 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận văn thạc sỹ
19. Nguyễn Thị Dƣ Khánh . Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn chương trong nhà trường . NXB Giáo dục. Hà Nội. 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn chương trong nhà trường
Nhà XB: NXB Giáo dục. Hà Nội. 2009
20. Khrapchenko . Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học . NXB Đại học quốc gia Hà Nội . 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội . 2002

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w