Giọng điệu trào phúng: Giễu nhại

Một phần của tài liệu Dạy học Hạnh phúc của một tang gia Trích Số đỏ Ngữ văn 11-Ban Cơ bản) từ thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng (Trang 80 - 84)

Phần mộ t : Mở đầu

7. Cấu trúc của luận văn

2.1 Tìm hiểu thi pháp tiểu thuyết của tác giả Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết Số đỏ là

2.1.5.3 Giọng điệu trào phúng: Giễu nhại

Số đỏ là một tiếng cười dài nhiều sắc thái cung bậc , được kết bằng nhiều giọng điệu trào phúng, trong đó giọng giễu nhại là một đặc trưng ngôn ngữ của tác phẩm. Giáo

sư Đỗ Đức Hiểu gọi nó là tiếng cười nhại , và định nghĩa nó như sau : “Nhại ai , nhại cái gì là bắt chước người ấy bằng những điệu bộ , ngôn ngữ trào lộng , nhằm mục đích chế nhạo, gây (…) . Cái cười nhại chồng cái kính lúp , hoặc tấm gương cong trào phúng trên cái bị nhại mang tính nghiêm túc, đứng đắn . Cái “nghiêm túc ”, “đứng đắn”, “quan trọng” bị nhại và trở thành cái buồn cười, lố bịch”[40; 142]. Vũ Trọng Phụng đã dùng tiếng cười nhại để “lộn trái” đối tượng , bắt đối tượng phải trơ ra bộ mặt thật đằng sau cái mặt lạ . Thủ pháp nhại được sử dụng ở mọi cấp độ nghệ thuật , nó trở thành giọng điệu bao trùm của Số đỏ . Có thể thấy Vũ Trọng Phụng tập trung giễu nhại ba phong trào văn hóa tư tưởng đang lên cơn sốt ở xã hội thành thị bấy giờ , đó là : Phong trào Âu hóa , phong trào thể dục, phong trào văn chương lãng mạn.

- Giễu nhại phong trào Âu hóa.

Phong trào Âu hóa , về phương diện nào đó , có những yếu tố tích cực đối với sự phát triển của xã hội . Tuy nhiên , không phải không có những mặt tiêu cực, hình thức giả tạo, đáng phê phán . Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng , cùng một số nhà văn hiện thực phê phán đã nhìn thấy những mặt tiêu cực của các phong trào này và vạch trần nó trong tác phẩm của mình. Đối với Vũ Trọng Phụng , Âu hóa là trụy lạc hóa . Sự trụy lạc do phong trào Âu hóa đem lại là căn bệnh mang tính thời đại . Nó ảnh hưởng tới hầu hết mọi thành phần trong xã hội , thậm chí gõ cửa cả nhà chùa , nơi thường được coi là không liên quan đến chuyện thế tục. Có thể nói Số đỏ giễu nhại cả một xã hội vô nghĩa lý , nhưng điểm tập trung nhất là là nhại cái xã hội thành thị Việt Nam thời Âu hóa với hàng loạt cái cải cách , những thói rởm hợm chạy theo mốt để cho “hợp thời trang” rất lố bịch , rất nực cười : nào là mốt bình dân ( ai cũng tự xưng là bình dân , xuất thân từ bình dân, không bình dân là không “hợp thời trang” ( Xuân Tóc Đỏ là một trong những “mẫu mực ” của bình dân), nào là mốt tín ngưỡng theo lối cải cách Phật giáo cho hợp thời trang ( kiểu sư đi hát cô đầu , ăn thịt chó hầm rựa mận và bút chiến theo lối nhà Phật , nghĩa là “nguyền rủa nhau là ghẻ ruồi, ghẻ tàu , ghẻ lào, hắc lào , hòa hủi”, bút chiến cho những kẻ phản đối mình phải thua “hộc máu mồm”…., nào là mốt phụ nữ phải có “hai cái tình” nghĩa là “ có chồng thôi mà không có nhân tình , thế là hèn , là xấu , là không có đức hạnh gì cả , không có thông minh nhan sắc gì cả , nên chẳng ma nào nó thèm chim ! Nếu tôi không có nhân tình thì bạn hữu tôi thì bạn hữu tôi sẽ khinh bỉ tôi , tôi còn sống với đời sao được

( lời Hoàng Hôn , vợ Phán dây thép ), nào là mốt khai trí quốc dân theo cách xin Xuân Tóc Đỏ vào tự điển Hội Khai trí Tiến Đức những từ như “mẹ kiếp”, “nước mẹ gì” , nào là mốt lịch thiệp trong giao tiếp ( với cử chỉ cúi thấp đầu rất thấp theo phong cách Âu châu mà rằng : chúng tôi rất được hân hạnh ) , nào là mốt nói tiếng Tây làm sang khi giao tiếp , hoặc xưng với nhau bằng “Toa”, “Moa”, “Me sừ” một cách rởm hợm.

- Giễu nhại phong trào thể dục thể thao.

Thể dục thể thao vốn rất cần thiết cho cuộc sống con người. Đặc biệt trong xã hội hiện đại , khi cuộc sống con người ngày càng được cải thiện thì tập luyện thể thao lại càng là một nhu cầu chính đáng nhằm nâng cao thể lực và tinh thần cho con người.Tuy nhiên thể

thao chân chính thì thật đáng khuyến khích , song thể dục thể thao một cách “giả vờ” hoặc là lợi dụng thể dục thể thao để làm những việc không lành mạnh thì điều đó là đáng cười , đáng phê phán , lên án. Các nhà văn hiện thực thường dùng tiếng cười để châm biếm, đả kích phong trào mang tính hình thức này. Nhà văn Nguyễn Công Hoan sáng tác truyện ngắn “Tinh thần thể dục” để vạch trần cái bộ mặt thật của phong trào này , Vũ Trọng Phụng thì nhiều trang của tiểu thuyết Số đỏ đã giễu nhại một cách sâu cay phong trào thể dục thể thao, nhất là của phong trào phụ nữ tập thể thao thể dục. Linh hồn của phong trào này phải kể đến Văn Minh và bà Phó Đoan , những kẻ lớn tiếng hô hào , nhưng chính bản thân mình thì chẳng bao giờ tập thể thao và có thân hình chẳng thể thao chút nào ( Phó Đoan thì quá béo, Văn Minh thì quá gầy ). Vợ Văn Minh cũng là một tín đồ của phong trào này , cô này có một niềm say mê với việc đánh quần , nhưng tiện thể khoe luôn những y phục thể thao tân tiến , với chiếc đùi trắng đúng mốt, cô đã làm cho “giáo sư” quần vợt Xuân Tóc Đỏ , huấn luyện viên của cô phải đánh hỏng mấy quả ban vì cặp đùi của mình. Ông “giáo sư ” này về sau còn trở thành “gia sư ” của bà Phó Đoan , người đàn bà luôn lo lắng “dễ tôi cũng phải tập thể thao mới được , không có chả mấy lúc mà già” nên đã sẵn lòng bỏ tiền ra xây sân quần khuyến khích phong trào thể thao phát triển , nhưng ngày khánh thành chỉ thấy phơi toàn đồ lót phụ nữ , vì bà vú già tưởng : “Sân quần là để phơi quần”. Đối với người đàn bà lạ dòng, đang hồi xuân này , thể dục thể thao là để trẻ trung mãi mãi và cũng là để có điều kiện “chinh phục” trái tim của chàng Xuân Tóc Đỏ “trẻ trung”, “dại dột” hơn là để rèn luyện sức khỏe cho bản thân. Như vậy , trong Số đỏ , thể dục thể thao , một chính sách mà chính quyền thực dân dựng lên để mị dân, làm dịu đi những đấu tranh của nhân dân dưới con mắt của Vũ Trọng Phụng trở thành một trò hề không hơn không kém.

- Giễu nhại phong trào văn chương lãng mạn

Trào lưu văn chương lãng mạn ở nước ta thời kỳ 1930- 1945 có nhiều điểm tích cực , đặc biệt là góp phần hiện đại hóa nền văn học. Tuy nhiên trong hoàn cảnh đất nước thời đó nó cũng chứa đựng rất nhiều yếu tố tiêu cực. Bằng thủ pháp giễu nhại , Vũ Trọng Phụng xoáy sâu vào nét tiêu cực ấy của phong trào văn chương lãng mạn , trước hết là tiểu thuyết tình lãng mạn . Trong Số đỏ có hai nhân vật mà tác giả tập trung xây dựng để

châm biếm phong trào văn chương lãng mạn , mà nhân vật chính thường là những tiểu thư khuê các, đó là Tuyết và Hoàng Hôn. Tuyết và Hoàng Hôn là hai cô gái mới thời Âu hóa, mang những triết lý sống rất mới, mang tư tưởng tự do trong yêu đương một cách thái quá . Cũng giống như các nhân vật nữ trong văn xuôi Tự lực văn đoàn, Tuyết rất lãng mạn , thậm chí còn lãng mạn hơn thế vì Tuyết đã trở thành “một trang bán sử nữ , nghĩa là demi vierge , nghĩa là còn tân một nửa”, Người phụ nữ “tân tiến” muốn “cách mệnh cái gia đình hủ lậu và khốn nạn để được tự do ”, Tuyết còn nói những lời đầy lãng mạn với Xuân Tóc Đỏ : “Em sung sướng quá ! Em muốn chết anh ạ ! Em muốn tự tử …Nếu cả hai ta cùng nhảy xuống lớp sóng bạc kia ( hồ Trúc Bạch ) mà chết thì có phải cả nước sẽ bàn tán mãi về cuộc tình duyên của chúng ta không !”.

Cùng với tiểu thuyết tình lãng mạn , thơ lãng mạn cũng trở thành một đối tượng giễu nhại của Vũ Trọng Phụng . Trong Số đỏ , tác giả dựng lên chân dung một thi sĩ lãng mạn với những nét vẽ rất khôi hài : dáng người “bé nhỏ , mặt hốc hác như những nhà thi sĩ có tên tuổi , đôi mắt lờ đờ , cái thân thể ốm o lẫn trong bộ Âu phục quần chân voi ”. Thi sĩ đọc những vần thơ cực kì ướt át :

Chẳng được như hoa vướng gót ai Lòng ta man mác tả tơi thay Vội vàng nhặt lấy bông hoa nát Để ép cho lòng nỗi đắm say

Tuy nhiên những vần thơ này so với thơ “cảm cúm nhức đầu ” của Xuân Tóc Đỏ thì chả có nghĩa lý gì . Đến nỗi Tuyết phải reo lên “Giời ơi anh là một bậc kì tài ! Thật là xuất khẩu thành chương . Mà thơ như thế thì thật là trào phúng lắm không kém gì Tú Mỡ ”. Còn nhà thi sĩ lãng mạn thì chỉ còn một cách là “thán phục” và “cúi đầu ” kính cẩn chào Xuân rồi chuồn mất với cái mặt đỏ những hổ thẹn.

Ngoài ra tác giả còn giễu nhại cách đặt bút danh nhố nhăng như TYPN ( tôi yêu phụ nữ ) giễu nhại bút danh NGYM ( người yêu mợ ) của một họa sĩ thời đó .

Nhìn một cách tổng hợp , Vũ Trọng Phụng giễu nhại cả một xã hội : không chỉ nhại Thơ mới, nhại Tự lực văn đoàn , nhại cả phong trào Âu hóa , phong trào thể dục thể thao , nhại cả cái thời ngôn ngữ hổ lốn , tạp nham tiếng tây giả cầy cũng bị giễu nhại …Toàn bộ

Số đỏ là tiếng cười nhại tầm cỡ lớn đối với cả xã hội đang quay cuồng , cả một lịch sử ở cái buổi giao thời mà sự lai tạp giữa văn hóa văn minh Đông –Tây chỉ đẻ ra những kiểu người lố lăng , rởm hợm , cơ hội . Nó là mảnh đất tốt để những kẻ lưu manh như Xuân Tóc Đỏ leo lên địa vị cao chót vót của xã hội cũng từ sự giả dối của cái xã hội đó.

Một phần của tài liệu Dạy học Hạnh phúc của một tang gia Trích Số đỏ Ngữ văn 11-Ban Cơ bản) từ thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)