Chƣơng III Thực nghiệm
3.2 Thiết kế giáo án
Bài soạn
Hạnh phúc của một tang gia
( Trích Số đỏ )
Vũ Trọng Phụng
GV : Giáo viên HS : Học sinh CH: Câu hỏi
YCCĐ : Yêu cầu cần đạt A. Mục tiêu bài học
Giúp HS :
- Nhận ra bản chất lố lăng , đồi bại của xã hội “thượng lưu” thành thị những năm trước Cách mạng tháng Tám , 1945.
- Thấy được thái độ phê phán mạnh mẽ và bút pháp châm biếm mãnh liệt , đầy tài năng của Vũ Trọng Phụng : vừa xoay quanh mâu thuẫn trào phúng cơ bản, vừa sáng tạo những tình huống trào phúng độc đáo, vừa xây dựng được những chân dung biếm họa xuất sắc để tạo nên một màn hài kịch phong phú, biến hóa .
B. Hƣớng dẫn HS chuẩn bị bài
1. Đọc trước phần tiểu dẫn trong SGK . Dựa vào đó khái quát tiểu sử , sự nghiệp của nhà văn .
2. Đọc kĩ đoạn trích trong sách giáo khoa ( khuyến khích đọc toàn bộ tác phẩm Số đỏ ) 3. Trả lời những câu hỏi trong phần hướng dẫn đọc bài của SGK.
C. Tiến trình tổ chức dạy học
1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới
Lời vào bài : Được mệnh danh là “Ông vua phóng sự đất Bắc ”, “nhà tiểu thuyết trác tuyệt của văn học Việt Nam”, nhà văn tài hoa bạc mệnh Vũ Trọng Phụng luôn người đời phải nhớ tới ông và những tác phẩm bất hủ của ông. Những đóng góp của ông đối với nền văn học hiện đại Việt Nam là vô cùng to lớn , đặc biệt ở thể loại tiểu thuyết. Với những tác phẩm xuất sắc như : Vỡ đê, Giông tố , Số đỏ , trong đó tiểu thuyết Số đỏ được coi là “một cuốn tiểu thuyết ghê gớm, có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học”( Nguyễn Khải ). Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia” (
trích chương XV, Số đỏ ), để hiểu vì sao Vũ Trọng Phụng và tác phẩm của ông lại được đánh giá cao như vậy.
1. Đọc- tìm hiểu tiểu dẫn
GV : Cho học sinh đọc phần tiểu dẫn trong SGK. HS : Đọc
GV : Yêu cầu khái quát những nội dung nội dung sau :
1.1 . Tiểu sử nhà văn Vũ Trọng Phụng
CH : Theo em tiểu sử của nhà văn Vũ Trọng Phụng có những nét đáng chú ý nào để giúp người đọc hiểu thêm về tác phẩm của ông ? ( khuyến khích học sinh giới thuyết những điểm mở rộng ngoài sách giáo khoa từ việc tham khảo các tài liệu khác )
HS : Trình bày những hiểu biết cơ bản về tác giả Vũ Trọng Phụng
YCCĐ :
- Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20- 10- 1912 tại một gia đình “ nghèo gia truyền” ( cách nói của nhà văn Ngô Tất Tố ) ở Hà Nội . Ông quê ở làng Hảo ( Bần Yên Nhân ) , huyện Mĩ Hào , tỉnh Hưng Yên .
- Vũ Trọng Phụng mồ côi cha từ khi lên 7 tuổi , sau khi tốt nghiệp tiểu học năm 1926 , ông đã phải đi làm kiếm sống , nhưng chỉ được một thời gian thì bị đuổi việc vì mê văn chương mà sao nhãng công việc.
- Sau đó Vũ Trọng Phụng bước chân vào làng văn và sống vô cùng chật vật , bấp bênh bằng nghề viết văn viết báo , và khác xa với phần đông thế giới nhân vật của mình , nhà văn là “một con người bình dị...người của khuôn phép , của nề nếp”( Lưu Trọng Lư ) Sống ở giữa đất Hà thành hoa lệ ( phố Hàng Bạc ), “cảnh tượng hàng ngày đập vào mắt ông là sinh hoạt của những tầng lớp thuộc xã hội thành thị trụy lạc hóa lúc bấy giờ ”( Nguyễn Đăng Mạnh ) . Có lẽ vì thế mà nhà văn hết sức căm ghét cái xã hôi tư sản , thực dân nửa phong kiến thối nát, xấu xa đương thời.
- 1938 Vũ Trọng Phụng lập gia đình với cô Vũ Mị Lương và có một con gái.
- Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939 vì căn bệnh lao hiểm nghèo khi mới 27 tuổi.
1.2. Sự nghiệp văn học
HS: Dựa vào sách giáo khoa và những tài liệu khác trả lời câu hỏi
YCCĐ : - Vũ Trọng Phụng bắt đầu có truyện đăng từ 1930. Với bút danh Thiên Hư , Vũ Trọng Phụng cho thấy đây ông là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào . Không đầy 10 năm viết văn , ông đã để lại khối lượng tác phẩm đồ sộ gồm : 6 phóng sự, 9 tiểu thuyết , 22 truyện ngắn , 5 vở kịch , 1 bản dịch. Trong đó có những tác phẩm được liệt vào hàng kiệt tác như các phóng sự : Cạm bẫy người ( 1933), Kĩ nghệ lấy tây ( 1934) , Cơm thầy cơm cô ( 1936) ; các tiểu thuyết : Giông tố , Số đỏ , Vỡ đê ( 1936) . Đặc biệt tiểu thuyết
Số đỏ được đánh giá rất cao , nhà văn Nguyễn Khải khẳng định “Số đỏ là cuốn tiểu thuyết có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học”. Với những thành tựu nghệ thuật của mình , Vũ Trọng Phụng được mệnh danh là “Nhà tiểu thuyết trác tuyệt của văn học Việt Nam”, “Ông vua phóng sự đất Bắc”.
1.3. Tác phẩm
GV: Gọi một học sinh đọc phần tóm tắt tác phẩm và khái quát những thông tin về tác phẩm (Hoàn cảnh sáng tác , nội dung cốt truyện , ấn tượng về các nhân vật , giá trị nội dung, nghệ thuật ). Giáo viên có thể chiếu một đoạn phim Số đỏ để cả lớp cùng xem.
HS : Đọc tiểu dẫn và trình bày những hiểu biết của mình dựa trên yêu cầu của giáo viên
YCCĐ :
- Hoàn cảnh sáng tác: Số đỏ được viết năm 1936 . Đây là năm đầu của Mặt trận dân chủ Đông Dương , không khí đấu tranh dân chủ sôi nổi . Chế độ kiểm duyệt sách báo khắt khe của chính quyền thực dân đã tạm thời bãi bỏ . Bối cảnh ấy đã tạo điều kiện cho nhà văn công khai , mạnh mẽ vạch trần cái thực chất thối nát , giả dối, bịp bợm của các phong trào Âu hóa , Thể thao , Vui vẻ trẻ trung ….được bọn thống trị khuyến khích và lợi dụng , từng lên cơn sốt vào những năm 30 của thế kỉ XX.
- Giá trị nội dung : Qua tác phẩm này , “nhà văn đả kích sâu cay cái xã hội tư sản thành thị đang chạy theo lối sống nhố nhăng đồi bại đương thời ”( Nguyễn Hoành Khung ).
- Giá trị nghệ thuật : Về mặt nghệ thuật , Số đỏ đã thể hiện một trình độ tiểu thuyết già dặn , bút pháp châm biếm đặc biệt sắc sảo. Bằng việc sử dụng một cách tài tình nghệ thuật cường điệu , phóng đại và thủ pháp đối lập .. Mỗi chương truyện trong tiểu thuyết là một tình huống trào phúng, một màn hài kịch đặc sắc, mỗi nhân vật là một chân dung
biếm họa xuất sắc ( thằng Xuân ma cà bông …trở thành nhà cải cách xã hội, tham dự vào cuộc Âu hóa , sinh viên trường thuốc , đốc tờ Xuân , giáo sư quần vợt , anh hùng cứu quốc , cứ mở miệng là “Mẹ kiếp”, “nước mẹ gì” ; bà Phó Đoan “ thủ tiết với hai đời chồng ”; cụ cố Hồng “Biết rồi , khổ lắm , nói mãi !”, sư Tăng Phú “đi hát cô đầu chay” và luôn tự hào vì đã đánh đổ được Hội Phật giáo ; nhà thiết kế TYPN chuyên sáng chế các y phục tối tân nhưng lại mắng vợ là “đĩ thõa” khi vợ muốn tân thời ; ông Văn Minh luôn hô hào thể dục thể thao nhưng bản thân thì chẳng chơi môn thể thao nào và thân hình thì lại là một sự sỉ nhục cho danh từ thể thao. Ông Phán “mọc sừng” lại thuê người gọi mình là “người chồng mọc sừng”..
2. Học văn bản
Hạnh phúc của một tang gia là toàn bộ chương XV của tác phẩm Số đỏ ( lược bỏ một số đoạn). Tiêu đề đầy đủ của chương là Hạnh phúc của một tang gia- Văn minh nữa cũng nói vào – Một đám ma gương mẫu
2.1. Đọc văn bản
GV: Tổ chức việc đọc văn bản , có thể gọi một hoặc hai em thay nhau đọc, chú ý yêu cầu học sinh đọc đúng giọng điệu trào phúng , mỉa mai của tác phẩm. Ở mỗi đoạn trong văn bản, giọng điệu đọc lại khác nhau, ví dụ những đoạn có giọng hài hước như đoạn “Những việc trắc trở như thế đã làm cho ông già hơn tám mươi tuổi phải chết một cách bình tĩnh . Trong lúc gia đình nhốn nháo , thằng bồi tiêm đã đếm được đúng một nghìn tám trăm bảy mươi hai câu gắt : “Biết rồi , khổ lắm, nói mãi !’’của cụ cố Hồng” hay đoạn đa thoại của đám đông đi đưa đám nói thầm với nhau. Tuy nhiên ở chương truyện này giọng điệu chủ đạo là giọng châm biếm , đả kích sâu cay , giọng điệu này tập trung nhất ở cảnh đưa ma , chính vì thế học sinh cần chú ý nhấn mạnh những câu văn có giọng điệu đó, đặc biệt là nhữn câu bình luận đặc sắc của tác giả để làm nổi bật cảm hứng chủ đạo của văn bản.
HS : Đọc văn bản , chú ý đọc theo hướng dẫn của giáo viên
2.2.1. Tìm hiểu tình huống trào phúng qua nhan đề của chương truyện
GV: Đưa ra vấn đề : Theo Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh , phẩm chất của một tác phẩm trào phúng , trước hết phụ thuộc vào chỗ tác giả của nó đã dàn dựng được những tình huống trào phúng và xây dựng được những nhân vật trào phúng thành công đến mức nào . Đọc tiểu thuyết Số đỏ với tư cách là một tác phẩm trào phúng cũng cần xem xét chủ yếu về những yếu tố này. Có thể nói mỗi chương trong Số đỏ là một tình huống trào phúng , được dàn dựng như một màn hài kịch , mỗi màn hài kịch lại chứa đựng những mâu thuẫn trào phúng .
CH: Các em hãy phân tích nhan đề của đoạn trích để tìm hiểu tình huống trào phúng mà tác giả đã dàn dựng, cũng như mâu thuẫn trào phúng cơ bản chứa đựng trong đó ?
HS : Nhan đề của chương truyện quả là rất lạ , rất khó tin. Nó rất gây chú ý cho người đọc . Quả là phi lý và ngược đời khi mà đáng lẽ tang gia là chuyện đau buồn, là sự mất mát ghê gớm, ngoài sự đau đớn , thương tiếc vì mất người thân, những người trong tang quyến không còn tâm trạng để mà nghĩ đến chuyện khác, thế nên người ta mới nói “tang gia bối rối”. Vậy mà ở đây tang gia lại đi liền với hạnh phúc , một bên là “sinh ly, tử biệt” đau thương, một bên là viên mãn , là sung sướng vì được thỏa nguyện. Tưởng như hai thái cực này hoàn toàn đối lập nhau , ấy vậy mà chúng lại song hành gắn kết với nhau. Đúng là mâu thuẫn , thật là bi hài , đáng cười.
YCCĐ: Quả là ngay từ nhan đề tác giả đã xây dựng được một tình huống trào phúng đặc sắc , một loại tình huống mà nhà văn rất hay sử dụng trong tiểu thuyết Số đỏ , đó là tình huống ngược đời hay còn gọi là tình huống phi lý.
Tình huống này chứa đựng mâu thuẫn gây cười mà người đọc đôi khi cho rằng đó chỉ là chuyện đùa , chuyện hoang đường , không có thật. Tuy nhiên nó vẫn diễn ra một cách có logic , dù là tình huống hư cấu nhưng vẫn chứa đựng phần hiện thực trong đó. Như vậy , tiêu đề Hạnh phúc của một tang gia vừa gây chú ý cho người đọc , lại vừa phản ánh một hiện tượng xã hội . Nhan đề đã dự báo một màn bi hài kịch sắp diễn ra với nhiều nghịch lí quái đản trên hai trục mâu thuẫn . Trên sân khấu đó sẽ là một hệ thống những chân dung hí họa , tha hồ diễn những trò đáng cười nhất.
2.2.2.1. Nguyên cớ của tấn bi hài kịch trong gia đình cụ cố Hồng
GV: Nêu tình huống và đặt câu hỏi : Trong cuộc sống , không điều gì là không thể xảy ra, kể cả những điều được coi là phi lý , khó tin nhất . Ở đây điều khó tin lại xảy ra trong gia đình của cụ cố Hồng . Em hãy lí giải căn nguyên của tấn bi hài kịch này . Tại sao nhà có tang mà đại gia đình ấy lại cảm thấy hạnh phúc. Tại sao cụ cố Tổ - là người cha, người ông trong gia đình ấy mất đi , đám con cháu lại vui vẻ , hạnh phúc ?
HS: Sở dĩ có hiện tượng như vậy là vì cụ cố Tổ chết cũng đồng nghĩa với việc tờ di chúc của cụ đã tới lúc được thực thi . Cụ thể hơn là sau khi cụ quy tiên thì cái gia sản kếch xù mà cụ cả đời xây dựng lên mới được đem chia cho đám con cháu , dâu và rể “chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa”. Thế nên cụ vừa “nằm xuống” thì cái gia đình bất hiếu ấy đã sung sướng , vui vẻ ra mặt. Hơn nữa ngoài cái vui vẻ , hạnh phúc chung đó , trong đám con cháu , mỗi người lại có niềm vui riêng.
YCCĐ : Thực ra việc cụ cố Tổ chết không còn là điều quá bất ngờ đối với đám con cháu . Thậm chí đường sống của cụ cố Tổ còn bị chính đám con cháu bày mưu để kết thúc. Bởi lẽ hơn một năm nay cụ cố Tổ đã làm một tờ di chúc là nếu cụ chết thì gia sản của cụ mới được đem ra chia cho đám con cháu . Chính vì vậy ngay từ chương VI , lũ con cháu đã “chủ trương một cuộc mưu sát bằng khoa học ”, rồi dùng cả đòn tâm lý để rồi cụ uất lên mà chết. Thế nên tình huống ở chương XV mới nghe thì cảm thấy bất ngờ , khó tin, nhưng khi biết được căn nguyên thì lại thấy việc đám con cháu cảm thấy hả hê , vui sướng vì ông , cha mình qua đời lại hoàn toàn có cơ sở.
GV: Chuyển ý – Trong sự triển khai mâu thuẫn trào phúng của chương truyện , nhà văn Vũ Trọng Phụng đã khắc họa được một hệ thống những chân dung hí họa vô cùng đặc sắc , đó là hình ảnh lũ con cháu của đại gia đình của cụ cố Hồng , cũng như những nhân vật ngoài tang quyến. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu hệ thống nhân vật đó để thấy được nghệ thuật gây cười của tác giả độc đáo đến mức nào.
2.2.2.2. Những chân dung biếm họa trong và ngoài tang quyến- Niềm hạnh phúc không của riêng ai
GV đưa ra vấn đề : Trong một tác phẩm trào phúng , một trong những yếu tố quyết định tới sự thành công của nó là việc người viết có sáng tạo ra những chân dung trào phúng độc đáo hay không . Và để làm được điều này , mỗi nhà văn cần phải nắm chắc nguyên tắc nghệ thuật của thể loại , đồng thời có những sáng tạo riêng của bản thân để đem lại những hình tượng nghệ thuật độc đáo . Trong văn trào phúng , để tạo hài mỗi nhà văn đều có những bút pháp nghệ thuật riêng , tuy nhiên hầu hết các nhà văn trào phúng đều sử dụng hai bút pháp nghệ thuật chính , đó là nghệ thuật tạo ra sự đối lập và nghệ thuật
cường điệu , phóng đại. Trong chương truyện này nhà văn Vũ Trọng Phụng cũng sử dụng chủ yếu hai thủ pháp này để miêu tả niềm vui sướng của từng người , qua đó dựng nên những chân dung hí họa đặc sắc. Em hãy phân tích từng nhân vật để làm sáng tỏ điều đó? ( Gợi ý : Trong thi pháp văn học hiện thực , các nhà văn thường sử dụng phép đối lập ngoại hiện nghĩa là đối lập giữa hình dung, cử chỉ , ngôn ngữ bên ngoài và nội tâm bên trong nhằm lột mặt lạ của đối tượng, dựa vào gợi ý ,học sinh có thể phân tích các nhân vật theo hướng này .)
HS phân tích dựa trên gợi ý của giáo viên.
YCCĐ :
Có thể thấy sự vận dụng rất rõ hai thủ pháp nghệ thuật này trong việc miêu tả niềm hạnh phúc của từng chân dung trào phúng:
- Cụ cố Hồng cứ mở miệng là “Biết rồi , khổ lắm , nói mãi !”. Tuy mới 50 tuổi nhưng bấy lâu nay cụ chỉ mơ ước được người ta gọi là cụ cố . Cơ hội đã tới , khi mà cụ cố Tổ - thân sinh của cụ quy tiên. Hình ảnh “Cụ cố Hồng nhắm nghiền mắt lại” dễ khiến mọi người nhầm tưởng là cụ đang đau đớn tột cùng vì bố chết , nhưng trớ trêu thay cụ nhắm nghiền mắt để “mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai , lụ khụ chống gậy , vừa ho khạc vừa