Những nhân vật điển hình đặc sắc trong Số đỏ

Một phần của tài liệu Dạy học Hạnh phúc của một tang gia Trích Số đỏ Ngữ văn 11-Ban Cơ bản) từ thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng (Trang 58 - 63)

Phần mộ t : Mở đầu

7. Cấu trúc của luận văn

2.1 Tìm hiểu thi pháp tiểu thuyết của tác giả Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết Số đỏ là

2.1.3.2 Những nhân vật điển hình đặc sắc trong Số đỏ

Một tác phẩm hiện thực xuất sắc là một tác phẩm phải xây dựng được những điển hình bất hủ .Trong trào lưu hiện thực phê phán Việt Nam , những tác giả như Nguyễn Công Hoan , Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng đều đã thành công trong việc xây dựng những tính cách điển hình bất tử trong văn học , những Chí Phèo, Bá Kiến , Chị Dậu, Nghị Quế, Nghị Lại, Nghị Hách, Xuân tóc đỏ….luôn lừng lững trong những trang sách , nó là hình ảnh phản chiếu những lớp người, những kiểu người trong một giai đoạn lịch sử nhất định của đất nước. Những “người lạ quen biết” này luôn tạo nên những ám ảnh nghệ thuật bởi họ như những con người thật ngoài cuộc sống nhưng lại không phải một riêng ai cả. Bởi tính cách điển hình là sự thống nhất hài hòa cao độ giữa tính riêng sắc nét và tính chung có ý nghĩa khái quát cao . Bên cạnh những nét chung đại diện cho một lớp người , những tính cách điển hình còn mang những nét riêng không lẫn với ai như hình dáng, cử chỉ , ngôn ngữ….Một đặc điểm quan trọng khác của những tính cách điển hình hiện thực chủ nghĩa là nó không đứng ở trạng thái tĩnh , bất động , nó sẽ luôn luôn phát triển , biến đổi do sự phát triển của môi trường và hoàn cảnh, nghĩa là số phận nhân vật không tuân theo ý muốn chủ quan của tác giả mà nó phải được đặt trong một hoàn cảnh nhất định, có sự phát triển hợp logic nội tại của nhân vật. Tiểu thuyết hiện thực đã xây dựng được mối liên hệ chặt chẽ giữa tính cách và hoàn cảnh, một tính cách điển hình luôn phải được đặt trong một hoàn cảnh điển hình.

Cùng với hai tiểu thuyết Giông tố, Vỡ đê, tiểu thuyết Số đỏ là một trong những tác phẩm có giá trị nhất của Vũ Trọng Phụng , bên cạnh những thành công về nghệ thuật trào phúng đặc sắc , trong tác phẩm nhà văn đã xây dựng được nhiều nhân vật điển hình có sức sống lâu bền trong văn học , có thể kể đến những điển hình trong tiểu thuyết hoạt kê này như : Xuân tóc đỏ , cố Hồng và bà Phó Đoan.

Xuất thân là một cây bút phóng sự tài năng , vì thế trong thể tài tiểu thuyết vũ Trọng Phụng đã dụng công rất có hiệu quả lợi thế của phóng sự. Minh chứng cho điều này là trong quá trình xây dựng hoàn cảnh điển hình của tác phẩm, nhà văn luôn bám sát hiện thực, đưa vào tác phẩm những sự kiện thời sự nóng hổi của xã hội đương thời, có ý kiến cho rằng Số đỏ là tiểu thuyết nhại phong trào văn minh Âu hóa . Thứ hai là việc xây dựng những tính cách điển hình nhà văn cũng thường mượn những nguyên mẫu thật ở ngoài

đời , hư cấu thêm để tạo thành những nhân vật của mình, điều này cũng chứng minh cho quan niệm nghệ thuật của nhà văn : Văn chương là chiến đấu cho lẽ phải , mũi nhọn châm biếm , đả kích không phỉa nhắm vào một đối tượng vu vơ , chung chung mà phải chĩa vào những “thằng”, những “con” ,đóng đinh chúng nó vào văn học để người người người muôn đời nguyền rủa. Nhân vật bà Phó Đoan khiến người ta liên tưởng tới bà Bé Tý ở Hàng Bạc ( gần nhà Vũ Trọng Phụng ). Bà này từng lấy một người Pháp là Betty , sau giàu lớn, xây một ngôi nhà đồ sộ trong chứa đủ thứ đồ đạc quý giá , cây vàng , cây bạc , chim hiếm hoa lạ , lại nuôi hai vợ chồng người lùn gác cửa , ai muốn vào xem phải nịnh bà chủ là “bà chúa Hàng Bạc ” thì mới được vào xem . Có lần bà đã ra Sở Cẩm xin tha cho một thanh niên , chuyện đó cũng giống như chuyện bà Phó Đoan xin tha cho Xuân tóc đỏ. Nhân vật bà Phó Đoan là điển hình cho những me Tây dâm đãng , khi xây dựng nhân vật này Vũ Trọng Phụng tập trung khắc họa nét tính cách thể hiện bản chất của nhân vật , đó là sự thèm khát cái dâm một cách bệnh hoạn. Trong Số đỏ nhà văn thường dùng nhiều chi tiết cùng loại để làm nổi rõ nét riêng của từng nhân vật, chẳng hạn khi miêu tả cái dâm của bà Phó Đoan, Vũ Trọng Phụng thường chú ý vào việc miêu tả sự ám ảnh đối với những khát khao thể xác của me Tây này như : “Từ khi bị hiếp , những cảm giác tê mê hiếm có rất khó tả , rất kì quái , cứ theo mãi bà như bóng theo người , lâu dần , việc ấy thành một sự ám ảnh ”. Bà ta sốt sắng khi nghe Văn Minh kể có một ông bác sĩ nào đó toan hiếp bệnh nhân, rồi bà thèm khát được làm bệnh nhân của ông đốc tờ đó . Bà cứu Xuân ra khỏi Sở Cẩm cũng vì cái lí do mà Xuân bị bắt : Nhìn trộm một cô đầm đang thay váy . Khi Xuân lần đầu tiên vào nhà , Phó Đoan đã tìm mọi cách khêu gợi Xuân bằng cách vỗ bì bạch vào bụng và đùi và nhòm qua khe của xem động tĩnh thế nào. . Cứ nghe thấy chỗ nào , ở đâu có thể thỏa mãn được cái dâm là bà tìm đến . “Sau khi đọc bộ Kim Anh lệ sử , thấy nói ở cái chùa tỉnh ấy , sư mô cứ giả vờ là Phật để xuống bán con cho những đàn bà cầu tự ”, bà Phó Đoan “tức khắc dò hỏi, rồi đi . Bà đã bị tẽn ”, bà “nuốt sự thất vọng đánh ực một cái ”. Bằng những chi tiết điển hình như thế , Vũ Trọng Phụng đã phơi bày bản chất dâm đãng của bà Phó Đoan , một kẻ luôn rêu rao chuyện thủ tiết , được ban tặng “Tiết hạnh khả phong”[ 34; 379]

Cụ cố Hồng qua vài chi tiết của Vũ Trọng Phụng cũng đã lộ rõ nét tính cách lố lăng, rởm hợm , đáng cười. Chí bình sinh của cụ là được làm một cụ cố , nên mới chưa đến 50 tuổi , cụ đã làm ra về già cả sắp chết . “Tuy giữa mùa hè , cụ cũng mặc áo bông và đi giầy da. Cụ vào thì một bầu không khí sặc lên những mùi bạc hà cũng theo cụ mà vào phòng . Trên ngực cụ có mấy cái cuống huy chương… ” . Cụ cố Hồng cứ mở mồm ra là “Biết rồi , khổ lắm , nói mãi !” mặc dầu cụ chả biết gì cả. Một con người vô tích sự, gàn dở, suốt ngày nằm bẹp trên bàn đèn thuốc phiện lại được tặng Long bội tinh .

Còn nhiều tính cách độc đáo trong tiểu thuyết này, tuy nhiên nhân vật Xuân Tóc Đỏ mới là điển hình xuất sắc nhất của Số đỏ. Để khắc họa nhân vật này , tác giả đã dùng một hệ thống những chi tiết để tô đậm bản chất lưu manh , đểu giả , bịp bợm của Xuân tóc đỏ.

Khi xây dựng nhân vật này , Vũ Trọng Phụng đã tuân theo nguyên tắc ngoại hiện và dùng bút pháp biếm họa cùng với thủ pháp phóng đại nhằm tô đậm cái bản chất lưu manh , đểu cáng của hắn , qua đó cũng làm nổi rõ sự giả dối, bịp bợm của những kẻ được coi là thượng lưu trí thức bao quanh hắn [34; 381]. Cái “số đỏ ” của Xuân tóc đỏ thực ra được giải thích bằng hoàn cảnh, dù tác giả có phóng đại bao nhiêu chăng nữa thì bản chất đối tượng vẫn được giữ nguyên , hoàn cảnh thúc đẩy tính cách nó phải thế. Ngay từ nhỏ cái bản chất dâm dật của nó đã thể hiện, lớn lên khi gia nhập vào cuộc sống thành thị mà chủ yếu là không gian vỉa hè , Xuân Tóc Đỏ đã nhiễm cái thói lưu manh , cách hành xử lưu manh, ngôn ngữ lưu manh. Khi làm nghề nhặt ban quần , nó bị bắt quả tang khi đang nhìn trộm cô đầm thay váy giống như ngày xưa nó nhìn trộm bác gái nó tắm. Xuân Tóc Đỏ không “tỏ tình” như những kẻ “bình dân” chân thành, mộc mạc mà sấn sổ “cướp giật ái tình” của cô hàng mía, có cơ hội là nó lả lơi , chòng ghẹo, lợi dụng từ cô gái mới tới bà mệnh phụ. Ngôn ngữ thường trực nơi cửa miệng của Xuân thì sặc mùi lưu manh vỉa hè, ngay cả khi hắn bước vào thế giới thượng lưu nhưng hắn cũng văng ra thoải mái , nào là “nước mẹ gì”, “tình bỏ mẹ ra ấy”. Từ một tên ma cà bông trèo me, trèo sấu, bán phá xa, nhật trình, chạy cờ rạp hát, rao thuốc lậu..nhanh chóng bước vào thế giới thượng lưu và lập tức phất lên như diều gặp gió . Quãng đường đổi đời của nó có vẻ rất vô lý nhưng đặt trong hoàn cảnh thì lại rất có lý. Tưởng là những may mắn của nó là ngẫu nhiên , nhưng thực ra lại là tất yếu mang tính quy luật. Nếu như Xuân không có cái

thói dâm ô thì làm sao lọt được vào tầm ngắm của bà Phó Đoan mà được lôi ra khỏi bóp cảnh sát ? Nếu không có tài thổi loa , quảng cáo thuốc lậu thì nó cũng không dễ gì thành công ở tiệm may Âu hóa . Sở dĩ nó được phong là đốc tờ bởi gia đình cụ cố Hồng đang cần một tay lang băm để cụ cố tổ nhanh chóng ra đi mà còn đem cái di chúc ra mà thực hành. Và nếu như nó không cố tình gây tai tiếng cho Tuyết thì chắc gì nó đã được Văn Minh ra sức nâng đỡ để bảo toàn danh dự cho gia đình . Nhờ được cuộc sống lưu manh vỉa hè rèn luyện , nó trở lên tinh quái và thạo đời, vì thế ngay khi mới bước chân vào thế giới mới này, nó đã nhận ra bản chất của xã hội “Thời này biết làm sao được! Giả dối hết thảy , tân thời cũng giả dối , hủ lậu cũng giả dối”.Xuân tóc đỏ đã nhận ra , tầng lớp “thượng lưu”, xã hội trưởng giả thành thị vừa khing ghét hắn, vừa cần đến hắn, lợi dụng hắn . Thế là từ chỗ bỡ ngỡ , bị động trước hoàn cảnh , Xuân đã nhận ra vận may , “số đỏ” của mình đã đến . Hắn đã mạnh dạn tiến lên, chủ động khai thác cơ hội, biết nắm lấy những cơ hội mà xã hội trưởng giả tạo ra cho hắn để nhanh chóng leo lên tột đỉnh vinh quang , trở thành “vĩ nhân”, “anh hùng cứu quốc” trong cái xã hội đầy giả dối và lừa bịp. Thì ra, cái bản chất lưu manh , láu tôm , láu cá của Xuân Tóc Đỏ lại rất phù hợp với cái bản chất giả dối, bịp bợm , đồi bại của xã hội thượng lưu , trưởng giả của xã hội thực dân phong kiến ngày xưa. Cái xã hội ấy chính là môi trường, là hoàn cảnh thuận lợi để Xuân phát huy cao độ cái bản chất lưu manh, vô lại của mình và đạt được thành công .Ở đây , sự phóng đại của Vũ Trọng Phụng là hết cỡ , là quá sức tưởng tượng , nhưng không vô lí

. Có thể nói , Vũ Trọng Phụng , qua những nhân vật đạt tới giá trị điển hình trong tiểu thuyết Số đỏ , đã giải quyết một cách thiên tài mối quan hệ giữa cái ngẫu nhiên và cái tất yếu , giữa cái vô lý và cái có lý , giữa cái may rủi của cá nhân với cái mang tính quy luật của xã hội bát nháo đầy lừa lọc đương thời- Một xã hội “khốn nạn”, “chó đểu ” như cách gọi của ông [ 34; 384]. Phan Cự Đệ đã nhận xét về nhân vật Xuân Tóc Đỏ : “Xuân tóc đỏ là một điển hình thành công , sinh động, có sự phát triển hợp logic nội tại , một nhân vật được phóng đại nhưng vẫn hoàn toàn chân thật” [ 38; 431].

Xuân Tóc Đỏ là điển hình cho loại người vô học, hạ lưu, cặn bã của xã hội , một kẻ hãnh tiến, nhờ gặp may và biết phát huy cái bản chất rất hợp với môi trường sống đầy giả dối, dâm ô, bịp bợm mà phất lên. Loại người như Xuân thì xã hội nào cũng có , nhưng trong

xã hội đầy những biến động đảo điên trong những diễn biến phức tạp của thời cuộc thì lại càng xuất hiện nhiều. Với cảm hứng về hiện thực xã hội trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng, nhà thơ Xuân Sách viết:

Đã đi qua một thời Giông tố Qua một thời Cơm thầy, cơm cô Còn để lại những thằng Xuân Tóc đỏ Còn nghênh ngang cho đến tận bây giờ

Với Số đỏ , Vũ Trọng Phụng đã cắm một cái mốc quan trọng trong nghệ thuật điển hình hóa hiện thực chủ nghĩa, xứng đáng là cây bút bậc thầy trong nghệ thuật trào phúng của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.[ 34; 385].

Một phần của tài liệu Dạy học Hạnh phúc của một tang gia Trích Số đỏ Ngữ văn 11-Ban Cơ bản) từ thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)