Phần mộ t : Mở đầu
7. Cấu trúc của luận văn
2.1 Tìm hiểu thi pháp tiểu thuyết của tác giả Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết Số đỏ là
2.1.5.1 Xây dựng những màn đối thoại vô nghĩa lý
Cũng giống như Nguyễn Công Hoan , Vũ Trọng Phụng thường khắc họa tính cách nhân vật trào phúng qua bút pháp ngoại hiện. Nhưng Nguyễn Công Hoan thiên về kể tả những
cử chỉ , hành động của nhân vật , còn Vũ Trọng Phụng lại thiên về miêu tả ngôn ngữ nhân vật , đặc biệt là ngôn ngữ đối thoại. Đối thoại trong sáng tác văn học không chỉ đơn giản là tái tạo sự giao tiếp bằng lời nói của các nhân vật mà còn là phương tiện nghệ thuật nhằm khám phá, thể hiện cuộc sống qua cái nhìn độc đáo của nhà văn. Ngôn ngữ đối thoại chính là một phương tiện khắc họa tính cách, bản chất của từng nhân vật. Đọc Số đỏ
, thấy tác giả đã dựng nhiều màn đối thoại vô nghĩa lý hết sức sống động và đầy tính hài hước . Qua những tình huống đó những chân dung trào phúng hiện lên thật sắc nét, chân thật, tự nó bóc mẽ nó, hiệu quả gây hài vì thế được nâng cao.
Những màn đối thoại vô nghĩa lý này thường được đặt trong một tình huống nào đó ( ở
Số đỏ là những tình huống vô nghĩa lý ). Được đặt trong tình huống này , các nhân vật thường nảy sinh xung đột thể hiện ở những lời thoại , hoặc là trống rỗng, vô nghĩa, hoặc là bộc lộ tính phi lý nào đó của sự việc , con người. Logic thông thường , đạo lý thông thường bị đảo ngược hết thảy qua những màn đối thoại này. Chẳng hạn ở chương III , trước sự chứng kiến của ông thầy số và Xuân Tóc Đỏ , hai mẹ con bà Phó Đoan đối thoại với nhau một cách rất vô nghĩa lý. Bà mẹ thì hỏi thăm “ông con ” hết điều này đến điều kia , nhưng cậu Phước chỉ đáp lại một điệp khúc hết sức vô nghĩa “Em chã !”. Tương tự là cuộc đối thoại rất hài hước của cố Hồng ông và cố Hồng bà , bà thì cứ việc bàn chuyện mời thầy thuốc chữa bệnh cho cụ Tổ , đồng thời lo trước việc ma chay “theo cả lối cổ và lối mới” còn cụ Hồng thì cứ việc đáp lại bằng điệp khúc bất hủ của cụ mà không cần phải suy nghĩ : “ Biết rồi ! Biết rồi, khổ lắm , nói mãi !” Nhưng sau khi cụ bà chán không thèm nói nữa thì cụ ông lại hỏi một câu rất ngớ ngẩn : “Thế sao nữa hở bà ?”( chương VII). Câu nói này đã vạch ra cái vô nghĩa lý của nhân vật này . Suốt ngày kêu biết rồi nhưng thực ra chả biết gì cả. Rồi màn đối thoại vô nghĩa lý giữa Văn Minh , Xuân Tóc Đỏ với hai cảnh sát Min Đơ và Min Toa khi họ “đâm sầm” vào nhau ở Tổng cục thể thao hội quán. Một cảnh sát giở sổ định phạt , sau một hồi đôi co với Văn Minh , viên cảnh sát nói :
- Mặc kệ ! Các ngài đã có lỗi vấp phải người Nhà nước , làm ngăn trở người Nhà nước trong lúc thừa hành chức vụ …
- Me sừ Xuân , giáo sư quần vợt, cái hy vọng của Bắc Kỳ !
Hai thầy nhìn nhau sợ hãi …một thầy cũng ưỡn ngực vênh váo nói :
- Me sừ Min Đơ ! Lính cảnh sát hạng tư, chiến công bội tinh, giải nhất Hà Nội – Hà Đông , giải nhì Hà Nội – Đồ Sơn , một cái tương lai của cảnh sát giới.
Thầy kia cũng theo gương bạn , vênh váo nói:
- Me sừ Min Toa , cảnh binh hạng năm, giải nhất vòng quanh Hà Nội- Nam Định , cúp Boy Lanđry , cúp Melia Jane, một vẻ vang của Sở cẩm Hà Nội, một cái tương lai của Đông Dương !” ( chương XVI)
Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết Số đỏ rất sinh động thể hiện rõ tính cách nhân vật và giàu kịch tính . Ngôn ngữ đối thoại trong Số đỏ được cá tính hóa cao độ , mỗi con người , mỗi tính cách có một tiếng nói riêng , đúng nhân vật nào, ngôn ngữ ấy. Vũ Trọng Phụng đã lột tả được cái thần của mỗi nhân vật thông qua ngôn ngữ của nó , “nhà văn đã không chỉ “đi guốc ” vào trong bụng nhân vật của mình mà còn buộc nhân vật phải nói bằng cái giọng thật của nó, như nó từng nói vậy trong cuộc đời này”[34; 512]
Đối thoại trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng nói chung và tiểu thuyết Số đỏ nói riêng thật phong phú và đa dạng . Nhà văn vận dụng rất thành công các kiểu đối thoại : song thoại , tam thoại , đa thoại . Với khả năng khái quát hiện thực ở tầm vĩ mô , Vũ Trọng Phụng rất thành công xây dựng những cuộc đa thoại sinh động . Ấy là một kiểu đối thoại đám đông , xô bồ , hỗn loạn; có khi xác định được chủ thể lời nói , nhiều khi chỉ là những lời thoại được tung ra liên tiếp , rất khó và cũng không cần thiết phải xác định rõ chủ thể là ai. Đối thoại này có thể làm rõ tính cách của một nhân vật nào đó, nhưng chủ yếu là thể hiện một nét thuộc về bản chất của một nhóm người. Trong Số đỏ có một cuộc đa thoại “kinh điển” , đó là cuộc nói chuyện của những nhân vật trong đám tang cụ cố Tổ.