Giọng điệu trào phúng nhiều cung bậc trong Số đỏ

Một phần của tài liệu Dạy học Hạnh phúc của một tang gia Trích Số đỏ Ngữ văn 11-Ban Cơ bản) từ thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng (Trang 84 - 86)

Phần mộ t : Mở đầu

2.1.5.4Giọng điệu trào phúng nhiều cung bậc trong Số đỏ

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.5.4Giọng điệu trào phúng nhiều cung bậc trong Số đỏ

2.1 Tìm hiểu thi pháp tiểu thuyết của tác giả Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết Số đỏ là

2.1.5.4Giọng điệu trào phúng nhiều cung bậc trong Số đỏ

Trong văn học nghệ thuật, tiếng cười được thể hiện một cách rất đa dạng , nhiều cung bậc . Cung bậc của tiếng cười phụ thuộc vào mức độ trào phúng và cường độ trào phúng của tác phẩm đó . Trong từng tác phẩm và ở mỗi tác giả , cung bậc tiếng cười lại được thể hiện khác nhau . Tuy nhiên tựu chung lại có thể chia thành ba loại chính : hài hước, châm biếm, đả kích. Việc thể hiện tiếng cười của mỗi nhà văn còn phụ thuộc vào sở trường của họ. Nếu Nguyễn Công Hoan lấy truyện ngắn để chuyển tải tiếng cười của mình, thì Vũ Trọng Phụng lại chọn tiểu thuyết, chính vì thế việc sáng tạo ra tiếng cười dài, nhiều cung bậc trở thành sở trường của nhà văn này . Số đỏ là tiểu thuyết cười đa thanh, đa điệu , có thể xem xét những cung bậc tiếng cười trong Số đỏ ở những khía cạnh sau

- Tiếng cười hài hước

Khi đánh giá về Số đỏ nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan xếp tác phẩm này thuộc loại tiểu thuyết hoạt kê , tức tiểu thuyết hài hước , Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến nhận xét rằng : “Số đỏ là tác phẩm trào phúng hài hước”[38; 436]. Từ điển thuật ngữ văn học

định nghĩa : “Hài hước còn gọi là umua , một dạng của cái hài , có mức độ phê phán nhẹ nhàng,chủ yếu gây cười, mua vui. Trên cơ sở vạch ra sự mất hài hòa , cân đối giữa nội dung và hình thức , bản chất và hiện tượng , đặc biệt là lí tưởng và thực tế , như dốt mà hay nói chữ , sợ vợ mà lên mặt làm chồng”[9; 136]. Với định nghĩa này ta có thể thấy trong Số đỏ có không ít tiếng cười hài hước , tiếng cười đùa vui thoải mái với mức độ phê phán nhẹ nhàng , có thể kể đến những đoạn Xuân Tóc Đỏ tỏ tình với chị hàng mía, đoạn khẩu chiến giữa Lang Tỳ và Lang Phế, đoạn khánh thành sân quần nhà Phó Đoan với

đoạn đối thoại của Phó Đoan và vú già, đoạn tả cậu Phước đối đáp với bà Phó Đoan và vú em. Trong đoạn Xuân Tóc Đỏ tỏ tình với chị hàng mía, Vũ Trọng Phụng tỏ ra rất thông thạo thứ ngôn ngữ vỉa hè đô thị và vận dụng nó một cách rất tự nhiên và hóm hỉnh . Khi Xuân Tóc Đỏ “cứ sấn sổ đưa tay toan cướp giật ái tình” của cô hàng mía :

“ - …Cứ ỡm ờ mãi !

- Xin một tị ! Một tị tỉ tì ti thôi ! - Khỉ lắm nữa !

- Lẳng lơ thì cũng chẳng mòn …”

Chính cái ngôn ngữ chân thật ngoài vỉa hè đã làm lên tiếng cười thoải mái, nó như cuộc đối thoại giữa những người ngoài đời thực vậy.

Có trường hợp tác giả lại đưa những con số vào tác phẩm để nhằm mục đích tạo hài , mua vui , giọng văn trở lên bông phèng thoải mái . Chẳng hạn “Trong lúc gia đình nhốn nháo , thằng bồi tiêm đã đếm được đúng một nghìn tám trăm bảy mươi hai câu gắt : “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi !” của cụ cố Hồng. ( chương XV). Hoặc “Còn cụ ông thì cụ đã nằm kéo điếu thuốc phiện thứ chín mươi sáu , và nghĩ cách để bị đấm nữa thì mới thật là mãn nguyện” ( chương XX). Hay câu nói ngây ngô của bà vú già khiến ai đọc cũng phải bật cười rất thoải mái “Ai biết đâu đấy ! Gọi là sân quần thì ai chả tưởng là phơi quần”( chương XI).

- Tiếng cười châm biếm , đả kích

Như đã nói tiếng cười trong Số đỏ là tiếng cười rất giàu cung bậc , ngoài tiếng cười hài hước , ở mức độ cao hơn còn là tiếng cười châm biếm , đả kích . Những tiếng cười thiên về dùng lời lẽ sắc sảo , cay độc thâm thúy để vạch trần thực chất xấu xa của đối tượng và cao hơn là chỉ trích, phản đối gay gắt . Trong Số đỏ ngoài việc vạch trần bộ mặt giả dối , rởm hợm của một số đối tượng trào phúng , ông còn đả kích mạnh mẽ những cái xấu xa tội lỗi của con người bằng cách dựng lên những hình tượng nghệ thuật sống động. Chẳng hạn cảnh cha con cụ cố Hồng tìm thầy thuốc để chưa cho cụ cố Tổ làm sao càng chết nhanh càng tốt , và cảnh đám con cháu vui vẻ hạnh phúc khi cụ tổ chết đã khiến cho người đọc phải bất bình , căm phẫn .

Khi đánh giá về những nét đặc sắc nghệ thuật của tiểu thuyết Số đỏ , có lẽ khó có thể tìm hết được những thành công về nghệ thuật của tác phẩm bất hủ này . Do giới hạn của đề tài, chúng tôi cố gắng chỉ nêu những vấn đề cơ bản nhất của thi pháp Số đỏ, tạo nền tảng để nghiên cứu ở phần sau.

Một phần của tài liệu Dạy học Hạnh phúc của một tang gia Trích Số đỏ Ngữ văn 11-Ban Cơ bản) từ thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng (Trang 84 - 86)