Kết cấu hoành tráng trong Số đỏ

Một phần của tài liệu Dạy học Hạnh phúc của một tang gia Trích Số đỏ Ngữ văn 11-Ban Cơ bản) từ thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng (Trang 49 - 51)

Phần mộ t : Mở đầu

7. Cấu trúc của luận văn

2.1 Tìm hiểu thi pháp tiểu thuyết của tác giả Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết Số đỏ là

2.1.2 Kết cấu hoành tráng trong Số đỏ

Khi xem xét về những đặc trưng của tiểu thuyết để phân biệt với những thể loại khác , thì đăc trưng lớn nhất và dễ nhận biết nhất là khả năng phản ánh một cách toàn vẹn và sinh động nhiện thực đời sống theo hướng tiếp xúc hết sức gần gũi . Khi định nghĩa về tiểu thuyết người ta cũng luôn nhấn mạnh đặc trưng này . Từ điển thuật ngữ văn học ( Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi) định nghĩa về tiểu thuyết : Tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian . Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục , đạo đức xã hội , miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp , tái hiện nhiều tính cách đa dạng.[9; 328].

Sách Lí luận văn học ( Hà Minh Đức chủ biên) cũng khẳng định đặc trưng này của tiểu thuyết: Là một hình thức tự sự cỡ lớn , tiểu thuyết có khả năng riêng trong việc tái hiện với một quy mô lớn những bức tranh về hiện thực đời sống , trong đó chứa đựng nhiều vấn đề sâu sắc của đời sống xã hội , của số phận con người, của lịch sử , của đạo đức ,

của phong tục …Nghĩa là tiểu thuyết có khả năng phản ánh hiện thực một cách bao quát và sinh động theo hướng tiếp cận cả bề rộng và chiều sâu của nó.[8; 184].

Là một thể loại lớn tiêu biểu cho phương thức tự sự , tiểu thuyết có khả năng bao quát lớn về chiều rộng của không gian cũng như chiều dài của thời gian. Sự phá vỡ giới hạn này là một ưu thế đặc biệt của tiểu thuyết , tạo điều kiện để nhà văn mở rộng đến mức tối đa tầm vóc hiện thực trong tác phẩm của mình . Những Tấn trò đời của Ban dắc , Những người khốn khổ của Vichto Huy gô , Chiến tranh và hòa bình của L. Tôn xtoi , Sông Đông êm đềm của Sô lô khốp ….là những minh chứng hùng hồn cho sức chứa của thể loại . Nhiều tác phẩm tiểu thuyết được coi là những pho “Bách khoa toàn thư” về đời sống xã hội .

Bức tranh hiện thực toàn cảnh mà tiểu thuyết mang lại cũng bộn bề phức tạp , đa dạng , đa tầng như chính bản thân sự tồn tại của đời sống con người . Từ những vấn đề “khuôn vàng thước ngọc” của triết học , đạo đức đến những lĩnh vực bao la của khoa học nghệ thuật , từ những cuộc giao tranh đẫm máu của lịch sử đến những hình ảnh rực rỡ lấp lánh sắc màu của thiên nhiên , từ những vinh quang chói lọi của đế vương đến kết cục bi thảm của thân phận tăm tối , thấp hèn .. tất cả đều hiện lên với dáng vẻ chân thực và sinh động của nó.[ 8; 190]. Những ý kiến trước đây của Mác, Ăng ghen về Ban dắc hay của Lê nin về L. Tôn xtoi cũng khẳng định ưu thế đặc biệt này của tiểu thuyết: nó góp phần lí giải tại sao tiểu thuyết được coi là thể loại có năng lực phản ánh hiện thực dồi dào nhất , gần gũi nhất với cuộc sống và có tính dân chủ cao nhất trong văn học.

Tuy nhiên ưu thế của thể loại này không phải chỉ bộc lộ ở khả năng mở rộng về không gian , nhân vật , sự kiện mà còn ở khả năng dồn nhân vật , sự kiện vào một khoảng không gian, thời gian hẹp , hoặc khả năng đi sâu khai thác những cảnh ngộ riêng của số ít nhân vật, vì vậy khả năng đi sâu khám phá số phận cá nhân cũng là một phẩm chất tiêu biểu của tiểu thuyết.

Chính vì đặc trưng này mà chúng ta có thể nhận biết được phong cách, sở thích khai thác đời sống của từng nhà văn trong tiểu thuyết của mình. Có nhà văn thích đưa cả một không gian rộng lớn vào tác phẩm với một hệ thống nhân vật đông đúc, nhưng có nhà văn lại chỉ tập trung khai thác số phận của vài cá nhân , nhưng lại mang tính phổ quát của đời sống. Vũ Trọng Phụng là nhà văn có sở thích và sở trường đưa một bối cảnh rộng lớn

của đời sống vào tiểu thuyết . tiểu thuyết Số đỏ là một minh chứng cho xu hướng đó, nó thể hiện qua hai khía cạnh : Không gian vĩ mô và thế giới nhân vật đậm đặc.

Một phần của tài liệu Dạy học Hạnh phúc của một tang gia Trích Số đỏ Ngữ văn 11-Ban Cơ bản) từ thi pháp tiểu thuyết của nhà văn Vũ Trọng Phụng (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)